Sự thiết lập chính quyền mới của Thiên hoàng Minh trị
1. Shôgun buộc phải trao trả quyền hành cho Thiên hoàng
Năm 1866 nạn mất mùa và đói kém gây nên cuộc khủng hoảng lớn. Thị dân nổi dậy đòi lúa gạo ngay trong các thành phố quan trọng như Edô, Osaka v.v. Còn nông dân thì có phong trào phân phong đòi giải phóng khỏi sự ràng buộc đất đai của chế độ phong kiến. Thái độ xấc xược của bọn nước ngoài càng tăng thêm lòng cảm phần của nhân dân. Và do đó, phong trào chống ngoài vẫn không mất đi trong nhân dân, mặc dù lực lượng chống Shogun trong số các Daimy, đã bắt tay với các nước đế quốc.
Cuộc nổi dậy của nông dân chứng tỏ nhân dân đang muốn thay đổi một thể chế xã hội đã không còn có khả năng làm cho đất nước phát triển. Phong trào đòi bình đẳng, đòi cung cấp thóc gạo và giảm tổ lan rộng.
Vào năm 1865 quyền hành ở Choshu thuộc phái chống Shogun mạnh lên. Choshu tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, không phân biệt võ sỉ hay nông dân đều dùng súng và trang bị tàu chiến. Họ dùng chuyên gia người Anh và Omura Yasujiro một quý tộc quân sự có tài đã lãnh đạo xây dựng quân đội cận đại cho Choshu.
Satsuma là công quốc mạnh ở phía Nam đã liên minh với Choshu chống lại Shogun. Như vậy lực lượng của phe chống đối dần dần chiếm thế mạnh. Tháng 6-1866 cuộc chinh phạt của Shogun nhằm khuất phục Choshu bị thất bại, những ngày cuối của chính quyền Shogun da den.
Ngày 9 – 11 – 1867 trước thế lực của các công quốc Choshu, Satsuma cùng Thiên hoàng. Shogun Keiki đã xin trao trả quyền cho Thiên hoàng Mutsuhito, vừa lên ngôi mới 15 tuổi.
2. Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền
Như vậy, quyền lực Shogun của dòng họ Tokugawa kéo dài 265 năm đã kết thúc, lịch sử Nhật Bản sang một trang mới. Ngày 3-1-1868 Thiên hoàng ra lệnh truất quyền Shôgun và thành lập Chính phủ mới. Các lực lượng quân sự của Satsuma và Choshu được giao phó bảo vệ chính phủ hoàng triều.
Shôgun Keiki sau khi bị tước bỏ quyền lợi liên nổi dậy kéo quân về Kyoto. Nhưng lực lượng quân sự của Thiên hoàng cùng với các phiên Satsuma, Choshu đã đánh tan đạo quản của Keiki. Bị thất bại. Keiki chạy về Edô, sau đó đầu hàng. Nhà vua tha cho trở về lãnh địa, nhưng vẫn được lãnh tước hiệu quý tộc cao nhất.
Cuộc đấu tranh chuyển quyền lực từ Shogun sang Minh Trị, thực ra không phải là cuộc trả lại quyền bính”, mà đã đánh dấu một bước đi lên, đổi mới có ý nghĩa cách mạng.
Một chính quyền mới được thành lập do Thiên hoàng đứng đầu tuyên bố sẽ lập một nghị viện có khả năng phản ánh ý kiến rộng rãi của quần chúng nhân dân. Đảng cấp quý tộc tư sản hóa (Samurai) là lực lượng chủ yếu trong chính quyền mới mong muốn canh tân đất nước, mặc dầu còn nhiều hạn chế.
Cuộc cải cách hành chính được thực thi ngay vào giữa tháng 6-1869. Các công quốc trao trả quyền quản lí đất đai và cùng với cư dân trong lãnh địa tạo nên hệ thống hành chính thống nhất trong cả nước. Thiên hoàng nắm quyền lãnh đạo tối cao, các lãnh chúa được bổ nhiệm chức vụ tri huyện. Xóa bỏ tước hiệu Daimyo, đổi thành Kadoku (quý tộc cấp cao) và tầng lớp Samurai là Shidoku (sỉ tộc) và Xô Sudoku (tốt tộc), các tầng lớp khác là bình dân. Chế độ đảng cấp của Nhật Bản bước đầu thay đổi. Chế độ thu tô lãnh địa thay bằng chế độ lương bổng. Tháng 7-1869 tiến hành cải cách quan chế, thành lập các bộ và cử các bộ trưởng
Tiếp theo là sự biến đổi về quan hệ trong nông nghiệp. Minh Trị muốn giải phóng sức sản xuất và ổn định cuộc sống nông thôn, nhưng Nhật Bản không giải quyết theo kiểu Anh hoặc Pháp mà chỉ quyết định cho phép ruộng đất trở thành hàng hóa, được tự do mua bán. Đất ruộng được định giá và căn cứ vào giá để đánh thuế. Thuế đất là 3% giả đất và nộp bằng tiền. Về kinh doanh, chủ đất có quyền tự do trồng trọt các loại cây có lãi nhất. Việc cho phép tự do mua bán ruộng đất và giải phóng sức lao động khỏi ruộng đất đã tạo nên khả năng bổ sung nguồn nhân lực cho thành thị và đưa kinh doanh nông nghiệp vào quỹ đạo của kinh tế thị trường.
Chính quyền Minh Trị nhận thức một cách đúng đắn tầm quan trọng của công thương nghiệp. Ngay khi lên nắm chính quyền. Minh Trị đã khuyến khích phát triển công thương nghiệp. Ngoài việc tạo điều kiện thiết lập một thị trường thống nhất trong nước, nhà nước còn tính tới thị trường quốc tế và du nhập kĩ thuật tiên tiến. Việc thực hiện chế độ tiền tệ thống nhất, đo lường thống nhất, quan thuế thống nhất đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Ngành công nghiệp được coi trọng, đặc biệt là công nghiệp quân sự. Chính phủ tiếp thu những cơ sở súng đạn của các công quốc và mở rộng với quy mô lớn. Các ngành khai thác mỏ, luyện kim, đóng tàu cũng được chú ý.
Để có thể nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu tiếp thu kỹ thuật và phát triển xã hội. Minh Trị chú ý tới cải cách giáo dục và thi hành chế độ cưỡng bức giáo dục.
Nhìn chung chế độ Nhà nước của Minh Trị Thiên hoàng ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, dựa vào lực lượng tầng lớp võ sĩ và các lãnh chúa có tư tưởng cải cách. Tư tưởng của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đã quyết định con đường phát triển của Nhật Bản. Đây là một cuộc cải cách duy tân mang tính chất quy luật thời đại, nhằm đưa đất nước tiến lên con đường phát triển, tạo cơ sở cho một nước Nhật giàu mạnh, thoát khỏi tình trạng bị phụ thuộc để quốc phương Tây.
Nước Nhật thời Minh Trị, với lực lượng xã hội có tư tưởng canh tân đã làm nên kì tích một thời trong lịch sử châu Á : giữ được nền độc lập và trở thành một nước tư bản trên thế giới.