Hậu quả của cuộc chiến tranh thuốc phiện đối với tình hình kinh tế xã hội Trung Quốc 

Trung Quốc là một nước có diện tích gần 10 triệu cây số vuông. đông dân nhất thế giới, nên không một đế quốc nào có thể một mình chiếm đoạt thị trường này. Chính vì lí do trên, Trung Quốc bị nhiều nước xâu xé. Sau Chiến tranh Thuốc phiện, các nước để quốc vội và xây dựng các cứ điểm. Chúng thuê đất của Trung Quốc, lập “tổ giới”, thực chất là những vùng lãnh thổ đặc biệt, hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài. 

Năm 1845, đế quốc Anh lập tổ giới bên sông Hoàng Phố ở Thượng Hải. 

Năm 1847, đế quốc Mĩ cũng xây dựng tổ giới ở Thượng Hải. Sau đó, hầu hết các thành phố buôn bán lớn vùng duyên hải Trung Quốc, đều bị đế quốc khoanh vùng tỏ giới. Hương Càng và những vùng tỏ giới khác thành những vùng đất riêng của chúng và trở thành những cứ điểm xâm lược về kinh tế, quân sự, những sào huyệt của thực dân đế quốc phương Tây. 

Cùng với sự hình thành những vùng tô giới, một số ngành công nghiệp mới cũng được xây dựng. Năm 1845, Anh lập xưởng đóng tàu ở bên sông Hoàng Phố, Quảng Châu. Nam 1852, Mĩ lạp xưởng sửa chữa tàu ở Thượng Hải. Các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất diêm, xà phòng v.v.. được xây dựng ở vùng tô giới. 

Bọn thực dân mở cửa Trung Quốc, nhằm biến Trung Quốc thành thị trường tiêu thụ. Với tỉ lệ thuế thấp, hàng hóa của đế quốc tràn vào Trung Quốc, việc nhập thuốc phiện trước kia chịu thuế 24%, nay xuống còn 5%. Các loại hàng hóa vải vóc chịu thuế từ 50% nay còn 12%. 

Số thuốc phiện nhập vào Trung Quốc sau chiến tranh năm 1842 đã lên 33.508 hòm, so với năm 1839 tăng gấp 1,5 lần, đến năm 1850 lại tăng lên 52.927 hòm. Lợi nhuận thuốc phiện của Anh ngày càng tăng, năm 1856 là 25 triệu livrd, chiếm tỉ lệ lớn so với thu nhập buôn bán với nước ngoài. Ngoài thực dân Anh, hầu như tất cả các nước đế quốc đều tham gia buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc. 

Hàng hóa ngoại quốc tràn vào, đặc biệt là vải vóc làm cho nghề dệt ở Trung Quốc bị phá sản. Vài ngoại quốc rẻ, đẹp, bến đã cạnh tranh làm cho hàng đặt cổ truyền của Trung Quốc bị mất khả năng tiêu thụ. 

Do việc buôn bán bất bình đẳng với nước ngoài, bạc trắng của Trung Quốc chạy ra nước ngoài ngày càng nhiều. Nông dân phải nộp thuế bằng bạc trắng rất nặng. Họ phải bán lúa lấy tiền rồi mua bạc trắng của bọn nhà giàu với giá cắt cổ để nộp thuế. Địa chủ bất nông dân nộp tô bằng bạc trắng. Gánh nặng bởi thường chiến tranh đổ lên đầu nông dân. Lúc giáp hạt, mất mùa, người nông dân còn bị bọn cho vay nặng lãi bóc lột thêm. 

Những biến động về kinh tế làm cho xã hội Trung Quốc phân hóa nhanh chóng. Về mặt giai cấp, nó đã đẻ ra một giai cấp công nhân làm thuê, trong đó một bộ phận công nhân công nghiệp tiên tiến cũng ra đời như công nhân đóng tàu, công nhân các xưởng máy v.v.. Ở Hương Cảng, Quảng Châu, Thượng Hải, Phúc Châu… đã xuất hiện bộ phận công nhân hiện đại đầu tiên của Trung Quốc. Nền kinh tế thực dân cũng đẻ ra một giai cấp tư sản mại bản, tiếp tay cho bọn tư bản nước ngoài. Họ thu mua hàng của Trung Quốc, vận chuyển cho đế quốc và mua hàng nước ngoài bán ở thị trường trong nước. Họ dựa vào đế quốc cả về thế lực quân sự, chính trị, kinh tế để làm ăn, trở thành đồng bọn với đế quốc trong mục tiêu lợi nhuận và do đó quên mất quyền lợi của dân tộc. 

Tóm lại, cuộc Chiến tranh Thuốc phiện là một cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây để tìm kiếm thị trường Trung Quốc. 

Về phía Trung Quốc, cuộc chiến tranh tự vệ của nhân dân diễn ra rất quyết liệt nhưng cuối cùng bị thất bại. Phong kiến Mãn Thanh quá yếu đuối không gánh nổi sứ mạng cứu dân tộc. Chúng coi quyền lợi giai cấp, ngai vàng của chúng lớn hơn quyền lợi dân tộc. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm do thiếu lãnh đạo thống nhất, nên diễn ra một cách tản mạn và tự phát, cuối cùng đi đến thất bại. 

Sự thâm nhập của chủ nghĩa thực dân đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc, nhất là nông dân chịu mọi hậu quả nặng nề của chính sách nô dịch. Đời sống khổ cực, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, nông dân Trung Quốc không ngừng nổi dậy chống lại bọn phong kiến Mãn Thanh.