Hồng Tú Toàn và hoạt động của hội Thượng đế
Những chi phí về Chiến tranh thuốc phiện và những khoản tiền bồi thường đều đổ lên đầu nông dân. Thuế má tăng, quan lại và quân lính nhưng nhiều, bọn địa chủ bóc lột tổ nặng nề làm cho nông dân không còn đường sống. Thêm vào đó nạn mất mùa liên tiếp xảy ra, nông dân phải bỏ nhà cửa, quê hương đi kiếm kế sinh nhai. Phong trào đấu tranh của nông dân nổi dậy khắp nơi. Từ năm 1841 đến 1851, trong vòng 10 năm có đến hơn 100 cuộc khởi nghĩa lớn. Đặc biệt vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Hổ Nam, phong trào nông dân nổi dậy thường xuyên với quy mô đáng kể. Trong toàn quốc những hội kín xuất hiện ở khắp nơi như : Tam điểm hội, Thiên địa hội, Hội cướp gạo, Tiểu đạo hội..Nông dân tập hợp dưới ngọn cờ tôn giáo để chống phong kiến Mãn Thanh, chống bọn quan lại địa chủ địa phương đòi lập một xã hội trật tự và công bằng hơn.
Ở Quảng Tây, phong trào nông dân phát triển mạnh mẽ. Hội Thượng đế của Hồng Tú Toàn đã tập hợp nông dân tiến hành một cuộc đấu tranh rộng lớn và lan rộng 18 tỉnh, kéo dài trong 14 năm. Đó là phong trào nông dân to lớn nhất trong thời kì lịch sử cận đại Trung Quốc.
Hồng Tú Toàn sinh ngày 1-1-1814 ở tỉnh Quảng Đông trong một gia đình nông dân. Hồng Tú Toàn là người rất thông minh, nhưng thi mãi không đậu. Mộng công danh bị vỡ, ông bất mãn với xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Năm 1843 đọc cuốn – “Những lời dạy thế của đạo Cơ đốc”, ông nhận thấy quan hệ bất công của xã hội phong kiến đương thời cần phải đánh đổ. Ông đứng ra thành lập Hội Thượng đế.
Hội Thượng đế dùng hình thức tôn giáo để tổ chức lực lượng và là chỗ dựa tư tưởng chống lại ý thức hệ phong kiến. Mùa xuân năm 1844, Hồng Tú Toàn đến huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Bạn của ông là Phùng Văn Sơn cũng đến vùng Tử Kinh Sơn, tỉnh Quảng Tây tuyên truyền và tổ chức lực lượng.
Cuối năm 1844, Hồng Tú Toàn trở về quê viết sách : Nguyên đạo cứu thế ca, Nguyên đạo tỉnh thể huấn, Bách chính ca, Nguyên đạo giáo thế huấn. Các sách trên, sau phần giáo lí có tính chất tôn giáo, đều chứa đựng cả một cương lĩnh hành động lớn lao, một lí luận cho cuộc đấu tranh của nông dân.
Tác phẩm Nguyên đạo cứu thể ca phản ánh tư tưởng chống chế độ đẳng cấp phong kiến, yêu cầu một nền chính trị bình đẳng. Hội Thượng đế cho rằng mọi người đều là con của thượng đế và mọi người đều như nhau, không thể có người được trọng và kẻ bị coi khinh trong xã hội.
Trong Nguyên đạo tỉnh thể huấn, tư tưởng bình đẳng về kinh tế được để ra rõ ràng :
Con trai đều là anh em, con gái đều là chị em thì sao lại có giới hạn “của anh” của tôi, sao còn phải anh cướp tôi giật của nhau ? “Bạn địa chủ quan lại, thương nhân cướp đất đai đều là phản bội lại Thượng đế, cần phải giết hết”.
Cương lĩnh đấu tranh của phong trào nông dân đã phản ánh mơ ước từ ngàn xưa của họ, muốn xây dựng một xã hội “bốn biển một nhà cùng hưởng hòa bình hạnh phúc. Với hệ thống lí luận đấu tranh và cương lĩnh hoạt động Hội Thượng đế đã vượt xa những hội kín của phong trào nông dân miền Nam Trung Quốc khi trước.