Những hậu quả của cuộc công nghiệp cách mạng

1. Sự biến đổi trong công nghiệp và các thành thị 

Đến cuối thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp vẫn chưa kết thúc. Phải trải qua một thời gian dài chuyển biến trong các ngành giao thông vận tải và chế tạo máy móc nó mới hoàn thành vào những năm 60 của thế kỉ XIX. Tuy mới là bước đầu, nó cũng đã góp phần rất lớn trong sự phát triển các ngành công nghiệp. Khối lượng hàng hóa do máy móc chế tạo tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là khối lượng bông nhập cảng để cung cấp cho công nghiệp dệt tăng lên gấp nhiều lần. 

Đầu thế kỉ XVIII, nước Anh nhập không quá 1 triệu livra bông. Vậy mà đến năm 1764 đã nhập 38 triệu và 1789 lên tới 32,4 triệu. Về đạ, sinh riêng một trung tâm Lancasia, năm 1788 sản xuất 79 nghìn lãm và đến năm 1817 lên tới 490 nghìn lầm. Tốc độ phát triển. của các ngành công nghiệp năng cũng tăng lên nhanh chóng. Về gang, năm 1720 chỉ sản xuất 18 nghìn sẵn, đến 1802 dà lên 250 nghìn tấn. Về than đá, năm 1750 là hơn 4 triệu tấn, đến 1795 lên tới 10 triệu tấn.

 Sự phát triển của công nghiệp làm thay đổi bản đồ địa lí kinh tế của nước Anh. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân, là thành phố đầu tiên của châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hóa và trở thành thị trường của thế giới. Nếu trước đây, phần lớn trung tâm công thương nghiệp và các vùng đồng dân cư tập trung ở miền Đông Nam thì trong thời gian cách mạng công nghiệp, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế được chuyển về phía tây bắc. Ở đó nhiều nhà máy được xây dựng gần mỏ than và mỏ sắt, dần dần hình thành những thành phố mới, Manxexte, Biêcminhham, Livecpun và nhiều thành phố khác trở thành những trung tâm công nghiệp mới của nước Anh. 

2. Sự ra đời của giai cấp và sản và cuộc đấu tranh ban đầu

Cuộc cách mạng công nghiệp không chỉ làm thay đổi lực lượng sản xuất mà còn gây nên một sự chuyển biến sâu sắc trong quan hệ xã hội. Ngay nội bộ giai cấp tư sản cũng bị phân hóa dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng này. Trong thời kỳ công trường thủ công, chiếm ưu thế trong giai cấp tư sản là các nhà kinh doanh thương nghiệp và vàng bạc liên minh với quý tộc mới. Cùng với sự phát triển của việc sử dụng máy móc, giai cấp tư sản công nghiệp trưởng thành, có quyền lợi mâu thuẫn với tư sản và quý tộc trên như đời hỏi bỏ chế độ công ti độc quyền, chế độ quan thuế, đòi tự do mậu dịch và cải cách chế độ tuyển cử. 

Những biến đổi xã hội cơ bản nhất là sự ra đời của giai cấp vô sản công nghiệp. Trong thời kì công trường thủ công, công nhân công trường thủ công, thợ thủ công gia đình và những người nửa vô sản khác chưa hình thành một giai cấp. Họ chưa thoát lì khỏi thủ công nghiệp cũng như nông nghiệp. Họ phân tán trong nhiều phường hội và nhiều địa phương nhỏ hẹp. Quyền lợi của các phường hội và các địa phương lại tách rời nhau. Chỉ từ khi xây dựng nên công nghiệp đại cơ khí, trong các nước tư bản chủ nghĩa mà trước hết là nước Anh, giai cấp và sản công nghiệp mới hình thành. Họ thường tập trung trong các thành thị, các công xưởng, không có liên hệ với thủ công nghiệp và nông nghiệp, quyền lợi khác xa với phường hội. Sự hình thành một giai cấp vô sản cách mạng nhất và có tổ chức nhất trong lịch sử phải trải qua một quá trình lâu dài. Đến cuối thế kỉ XVIII quá trình đó cũng chỉ mới bắt đầu ở nước Anh. 

Khi máy có thể giảm bớt lao động bằng cơ bắp thì lao động phụ nữ và trẻ em được sử dụng rộng rãi. Tiền lương của họ rất thấp so với lương nam giới. Chủ nghĩa tư bản với những ống khói ngất trời, những thành phố sầm uất cũng không làm cho đời sống của người lao động tốt đẹp hơn. Phần lớn công nhân đến 40 tuổi đều bị mất khả năng lao động, cũng có người đến 45 tuổi nhưng hầu như không ai sống tới 50. 

Chính vì vậy, họ phải đứng lên đấu tranh đòi hỏi quyền lợi và địa vị con người. Ban đấu, họ rất căm thù máy móc, tiến hành phá máy, phá xưởng Họ không hiểu rằng nguồn gốc của mọi sự đau khổ không phải là máy mà là chủ nghĩa tư bản sử dụng máy. Từ những hành động phá máy lẻ tẻ ban đầu, họ dẫn dán tập hợp đông đảo và có tổ chức hơn. Vào những năm 70 của thế kỉ XVIII, hàng ngàn công nhân ở các trung tâm Manxextơ, Bôxtơn, Blêchkbo. tham gia đấu tranh. Nhưng những cuộc đấu tranh đó còn mới ở giai đoạn sơ khai, tự phát. Giai cấp thống trị tìm mọi cách trấn áp. Năm 1769, nghị viện ban hành sắc lệnh xử từ tất cả những người phá máy và phá xưởng Nhưng những biện pháp đó không thể nào ngăn nổi quá trình phân hóa ngày càng rõ rệt giữa hai giai cấp lớn đối lập nhau trong xã hội : tư sản và vô sản. Do địa vị kinh tế và ý thức chính trị, giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh và đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp họ.