Nguồn gốc và sự phát triển ban đầu của Nghĩa hòa đoàn 

Sau chiến tranh Giáp Ngọ (1894 – 1895), các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc và bọn đế quốc ngày càng gay gắt. Nhân dân Trung Quốc khắp nơi tự động đứng dậy chống đế quốc, nhất là cuộc đấu tranh của nông dân vùng Sơn Đông, Trực Lệ do Nghĩa hòa đoàn lãnh đạo.

Tên thật của Nghĩa hòa đoàn là Nghĩa hòa quyển, vốn là một phải tách từ Bạch liên giáo. Những người nông dân trong tổ chức này luyện tập quyền thuật và cho rằng đọc thần chú có thể chống được súng đạn, nên được gọi là Nghĩa hòa quyển, sau đổi thành Nghĩa hòa đoàn. 

Năm 1895, đế quốc Nhật vào Sơn Đông. Nghĩa hòa quyền cùng Hội Tiểu đao chuẩn bị tổ chức quần chúng chống lại. Đứng trước nguy cơ dân tộc ngày càng rõ rệt, lá cờ phản Thanh phục Minh” của Nghĩa hòa quyền trong thực tế đã thêm nhiệm vụ phản để. Nghĩa hòa quyền phát động một phong trào chống sự xâm lược của nước ngoài ở vùng Trực Lê, Sơn Đông. 

Trong thời kì chiến tranh Trung – Nhật, bọn Nhật tàn phá đất Sơn Đông và Trực Lạ. Tiếp đó, bọn đế quốc tranh giành nhau phân chia phạm vi thế lực : Đức chiếm Giao Châu Loan, Anh chiếm Hải Sâm Uy (các khu vực này đều thuộc tỉnh Sơn Đông), Nga hoàng chiếm Lữ Thuận, Đại Liên (gần Trực Lệ và Sơn Đông). Chiến tranh làm nhân dân vùng này khổ sở và họ thấy rõ sự xâm lược của đế quốc uy hiếp đến đời sống của họ. 

Năm 1894, chính phủ Mãn Thanh vay tiền của Anh xây dựng con đường sắt từ Thiên Tần đến Sơn Hải Quan. Năm 1895, lại vay tiền của Anh xây dựng con đường sắt Thiên Tân – Bắc Kinh. Năm 1898, kí hiệp định với Bỉ xây dựng đường sắt Lư Hán và năm 1900 bắt đầu xây dựng Lư Cầu Kiều đến Bảo Định. Năm 1899 Đức xây dựng đường Giao Tế. Có thể nói đường sắt hoàn thành sớm nhất của Trung Quốc là đường sắt vùng Trực Lệ – Sơn Đông. Ở những vùng có đường sắt chạy qua thì nhà cửa, đất đai, mồ mả của nhân dân bị phá hoại. Điều đó làm cho nhân dân rất căm phẫn. 

Hàng hóa của các nước đế quốc nhập vào Trung Quốc, tràn lên phía bắc ngày càng nhiều, sự phá sản của thợ thủ công và nông dân càng nhanh chóng. 

Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc và bọn đế quốc xâm lược do đó ngày càng gay gắt. Chiến tranh, sự xâm nhập kinh tế, việc xây dựng đường sắt của đế quốc, thiên tai hạn hán đã tàn phá vùng Hoa Bắc. Tất cả tình hình đó buộc nông dân vùng Trực Lệ bước lên con đường đấu tranh. Vùng Trực Lệ trở thành cái nổi của phong trào đấu tranh quyết liệt chống phong kiến, chống đế quốc mạnh mẽ nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ. Phong trào Nghĩa hòa đoàn đã sinh ra và lớn lên ở đó. 

Với lòng yêu nước và khí thế cách mạng Nghĩa hòa đoàn xây dựng thành một đội quân có tinh thần chiến đấu cao, có kỷ luật chặt chẽ tuy trang bị còn kém. Họ giành được nhiều thắng lợi trên suốt dọc đường tiến quân. 

Để tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính là bọn đế quốc và tranh thủ địa vị hợp pháp, Nghĩa hòa đoàn đổi khẩu hiệu từ “Phù Minh diệt Thanh” sang “Phù Thanh diệt dương”(“). Mục tiêu đấu tranh của Nghĩa hòa đoàn là đánh đuổi đế quốc. Cuộc đấu tranh này ban đầu nhằm trực tiếp chống lại những hành động ngang ngược của các giáo sĩ ngoại quốc và giáo dân ở vùng Trực Lê, Sơn Đông, sau đó thành phong trào phản để rộng lớn. Trong nhiều truyền đơn, biểu ngữ, Nghĩa hòa đoàn nói rõ mục đích nổi dậy của họ là vì hơn 40 năm nay bọn tư bản Âu châu hoành hành khắp nơi trên đất Trung Quốc. Họ thể với nhau là trong 3 tháng phải giết hết “dương nhân”, không cho một tên nào còn ở lại đất “Trung Nguyên”. 

Nghĩa hòa đoàn là phong trào nông dân tự phát, nhận thức về phương pháp đấu tranh còn rất hạn chế. Họ tin vào việc học binh pháp, học quyền thuật rồi đến phá đường sắt, chặt dây điện, phá tàu chiến, đốt nhà ga. Đồng thời, họ còn phá các cửa hàng ngoại quốc và cướp phá tất cả các cửa hàng nào có hàng nước ngoài. 

Quân Nghĩa hòa đoàn hầu như khống chế cả Thiên Tân và Bắc Kinh. Thế lực của Nghĩa hòa đoàn đã vượt quá xa khả năng khống chế của triều Thanh chiếm lĩnh một vùng rộng lớn, vào tới Bắc Kinh. Nhà Thanh không có khả năng dập tắt ngọn lửa phẫn nộ đang bùng cháy trong nhân dân, nên buộc phải công nhận hoạt động hợp pháp của Nghĩa hòa đoàn.