Chế độ thống trị của thực dân Hà Lan và Anh
1. Sự thống trị của Hà Lan với chính sách của Đanden
Đấu thế kỉ XIX, Hà Lan trở thành thuộc địa của Pháp dưới thời Napoleon, nên phải thực hiện chính sách “bao vây kinh tế” đối với Anh. Mâu thuẫn Anh và Hà Lan ở các thuộc địa càng thêm gay gắt.
Sau khi Công ty Đông Ấn Hà giải tán, chính phủ Hà Lan phải Đanđen sang làm tổng đốc, Đanđen đã ráo riết chuẩn bị chống lại quân Anh, chấn chỉnh quân đội buộc các lãnh chúa thi hành chế độ binh dịch, bất nô lệ nhập ngũ. Đồng thời, ra sức xây dựng các công trình phòng thủ, ra lệnh cho các lãnh chúa bất nông dân xây dựng con đường từ Tây Giava đến Đông Giava, dài 1000km. Trại lính mọc lên khắp nơi, binh công xưởng, quân y viện và các pháo đài kiên cố được xây dựng ở các thành phố quan trọng như : Batavia, Surabaya, Semarang. Xương máu của hàng vạn nông dân đã đổ vào công trình trên của Đanden. Ở Bantam, để xây dựng thành lũy, đã dùng 1500 tráng đình, xây xong thì không một ai sống sót trở về. Các lãnh chúa chống lệnh binh dịch đều bị Đanđen cách chức và dùng tay chân thay thế.
Trong tình trạng tài chính kiệt quệ, lại bị Anh phong tỏa đường biển, các kho của Hà Lan ở Inđônêxia chất đầy hồ tiêu và thổ sản khác mà không vận chuyển đi đâu bắn được, Đanđen đã duy trì phương pháp bóc lột chủ, nghĩa là bóp nặn bằng tổ thuế nặng nề, đem bán từng vùng đất đai rộng lớn cho người châu Âu và người Trung Quốc để lấy tiền. Những người mua đất được quyền sử dụng đất và cai quản cư dân trên mảnh đất đó, có quyền bổ nhiệm người cai trị, thi hành chế độ lao dịch bắt buộc và thu thuế. Đanđen giữ độc quyền mua bán gạo, muối. Nhân dân Giava rên xiết dưới ách thống trị tàn bạo và sự bóc lột nặng nề. Năm 1811, quân Anh đổ bộ lên chiếm lĩnh Batavia. Quân lính người Indonesia giết chết các sỉ quan Hà Lan rồi bỏ trốn. Chính quyền Hà Lan phải ký giấy đấu hàng trao quyền thống trị cho Anh.
2. Sự thống trị của Anh ở Inđônêxia (1811 – 1815)
Sau khi chiếm được Inđônêxia, Anh phái Rây Phơ Lít đến làm Tổng đốc có quan hệ với các lãnh chúa ở đây, xúi bẩy họ chống lại Hà Lan. Đến khi thống trị Giava, Raypholit đã tìm mọi cách không cho người Hà Lan và người nước khác dễ dàng đến Giava.
Đối với các lãnh chúa phong kiến, Râyphơlít cách chức các lãnh chúa không tuân lệnh, chia Giava ra làm 16 quận. Trên danh nghĩa, các lãnh chúa giữ chức quận trưởng nhưng thực tế, họ chẳng có quyền hành gì, vì bên cạnh có các quan giám sát người Anh không chế. Các lãnh chúa phong kiến thực ra đã thành bù nhìn lĩnh lương hàng tháng của thực dân Anh.
Rayphơlít tuyên bố ruộng đất thuộc quyền sở hữu quốc gia, thực chất là thuộc chính quyền thực dân Anh biến nông dân Inđônêxia thành tá điển cho Anh. Ruộng đất chia ra các loại tốt xấu khác nhau, định mức thuế từ 1/5 đến 1/2 thu hoạch. Các cơ quan tài chính thu thuế theo đơn vị thôn xa. Ở đây lập lại chế độ Daminđa và Raiôvari của Anh ở Ấn Độ, tất nhiên có sửa đổi đôi chút cho hợp với thực tế ở Inđônêxia.
Râyphơlít bắt chước Đanđen đem ruộng đất bán cho người Âu, người Ấn Độ, người Trung Quốc để xây dựng đồn điền và hi vọng rằng hòa bình ở châu Âu sắp đến, hương liệu của các quán đảo và các sản phẩm nhiệt đới sẽ lại có thể tràn vào châu Âu, sẽ đem về những món lợi lớn. Do đó, trong một vài khu vực, vẫn giữ phương pháp bóc lột lao dịch trung cổ vẫn buộc nông dân phải trong hương liệu.
Về tư pháp, Rây Pho Lít ra lệnh cấm nuôi nô lệ và cấm buôn bán nô lệ nhằm tạo nên nguồn sức lao động phục vụ cho nhu cầu của tư bản.
Là nước tư bản công nghiệp hàng đầu, tư bản Anh đã đầu tư bóc lột Inđônêxia một cách mạnh mẽ. Về khách quan, chính sách của thực dân Anh có tác dụng kích thích kinh tế hàng hóa phát triển hơn thực dân Hà Lan. Số thuyền buôn châu Âu vào các quần đảo tăng gấp 11 lần, tư bản nước ngoài cũng thâm nhập vào nông thôn một cách mạnh hơn. Lê tất nhiên hiện tượng này sẽ dẫn đến hậu quả thảm hại là nên thủ công nghiệp ở Giava bị chèn ép mạnh. Cách bóc lột của thực dân Anh có khác với Hà Lan, nhưng tình trạng đời sống khổ cực của nhân dân Inđônêxia thì không thay đổi, luôn luôn đói khổ, không có con đường sống.
Nhưng nền thống trị của Anh ở Inđônêxia rất ngắn ngủi. Sau khi đế quốc Napoleon tan rã, Hà Lan được độc lập, Anh muốn Hà Lan trở thành đồng minh trên lục địa châu Âu đã trả lại cho Hà Lan một số thuộc địa mà Anh đã chiếm. Inđônêxia lại về tay thực dân Hà Lan.
3. Chế độ cưỡng bức trồng trọt của thực dân Hà Lan
Sau khi khôi phục quyền thống trị, thực dân Hà Lan định lợi dụng chính sách của Râyphơlít, nhưng không thể nào thực hiện được. Anh và Mỹ dựa vào lực lượng hàng hóa hùng hậu của mình đánh bại Hà Lan, giành mất khách hàng. Thu nhập của Hà Lan ở hai nguồn buôn bán và thu thuế đều bị đe dọa. Năm 1819 thương thuyền của Anh đến Giava có 62 chiếc, Mỹ có 53 chiếc mà Hà Lan chỉ có 43 chiếc.
Trước nguy cơ Indonesia rơi vào tay Anh bằng con đường khống chế kinh tế, thực dân Hà Lan liền bãi bỏ chế độ Râyphơlít mà thi hành chính sách bóc lột lạc hậu hơn, thô bạo hơn, nhưng có lợi cho Hà Lan hơn. Trước tiên là đối với thương nghiệp, chúng giữ quyền ưu đãi và thực hiện chế độ bảo vệ quan thuế cho các thương thuyền Hà Lan. Nhờ đó, hàng dệt nhập khẩu của Hà Lan tăng hơn trước, ví dụ : năm 1819 hàng dệt Hà Lan chiếm 1/3 tổng số hàng dệt nhập khẩu, đến năm 1830 đã đẩy lùi được hàng Anh và chiếm ti le 2/3.
Về nông nghiệp, Hà Lan áp dụng chính sách bóc lột vỏ cùng tàn nhẫn. Đó là chính sách “cưỡng bức trồng trọt của Vanden Bốt (Vanden Bosch), bắt đầu được thi hành từ năm 1830. Theo đó, nông dân phải dành 1/5 đất đai để trồng cây công nghiệp do chính phủ thuộc địa quy định như mía, cà phê, thuốc lá, chàm, cao su V.V… Nông dân bán sản phẩm này lấy tiền nộp chính phủ thay cho thuế. Nơi nào do công xã quản lí thì toàn thể xã viên chịu trách nhiệm trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm cây công nghiệp nộp cho chính phủ. Nhưng trên thực tế, đất phải dành cho Hà Lan chiếm đến 1/2 hay 2/3 đất đai của nông dân hay công xã. Số ngày lao dịch quy định là 66 ngày, nhưng nông dân thường mất đến hơn hai trăm ngày. Ngoài phần nộp tô thuế đã quy định cho chính phủ thực dân, nông dân còn phải nộp thêm phần đàm phụ cho làng xã, sêu tết cung phụng cho địa chủ và quan lại. Mọi gánh nặng đè lên đầu nông dân khiến cho đời sống của họ rất khổ cực.
Thực dân Hà Lan dùng chính sách khuyến khích tầng lớp quan địa chủ, ban cho một số quyền lợi để bọn này cưỡng ép và giám sát nông dân. Nhiều lãnh chúa phong kiến được khôi phục các tước hiệu cũ, được hưởng một tỉ lệ nhất định trong số thu nhập về trồng trọt, được quyền thế tập và quyền sử dụng đất đai vĩnh viễn. Cho nên, bọn thống trị người địa phương ra sức câu kết với thực dân bóp nặn nông dân.
Chính sách trên làm cho đời sống nông dân vô cùng điêu đứng. Ngoài nghĩa vụ lao động trồng trọt, nông dân còn phải lao dịch đáp đường, sửa cấu, xây dựng đồn lũy. Bộ máy hành chính của công xã nông thôn hoàn toàn trở thành cơ quan tiếp tay bóc lột nhân dân của bọn thực dân Hà Lan.
Nếu chế độ cưỡng bức trồng trọt của Vanđen Bốt đối với nông dân là một tai họa thì trái lại, đối với thực dân Hà Lan lại là một biện pháp cứu văn tốt. Nhờ có chính sách này, Hà Lan thu được lợi nhuận kếch xù. Không những có thể trang trải xong công nợ, mà còn có một số vốn lớn để phát triển công nghiệp. Chỉ trong 10 năm đầu, chế độ cưỡng bức trồng trọt đã cho Hà Lan có nhiều hàng xuất khẩu có giá trị. Trong 40 năm thi hành chính sách này, (1830 – 1870), thực dân Hà Lan đã thu được món lợi nhuận nhiều bằng số thu nhập của Công tỉ trong 200 năm. Nhờ có số tiền này, Hà Lan đã có thể phát triển công nghiệp trong nước, đồng thời có khả năng đầu tư xây dựng và khai thác ngay trên đất Indonesia. Nhưng chế độ cưỡng bức trồng trọt dẫn dần trở thành trở ngại đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản Hà Lan. Công nghiệp Hà Lan đang phát triển đòi hỏi thị trường tiêu thụ, nhưng sức mua của nông dân Inđônêxia thì quá kém vì bị bóc lột tàn nhẫn.