Sự xâm lược của Tây Ban Nha và hậu quả của nó

1. Sự xâm lược của Tây Ban Nha Việc 

Việc buôn bán hương liệu mang lại nguồn lợi lớn đã kích thích thương nhân Tây Ban Nha cho thuyền rẽ sóng đi về phương Đông Phương Đông giàu có như truyền thuyết làm say lòng bọn thực dân mạo hiểm. 

Ngày 10 – 8 – 1519, Magienlăng, dẫn 5 chiếc thuyền rời đất nước ra đi, hai tháng sau đến Braxin. Ngày 16 – 3 – 1521 đến Philippin, rồi tiếp tục cuộc hành trình về Xêbu (một đảo ở Nam Philippin). Tiểu vương ở đây là Humabon có 2 ngàn quân và 8 tù trưởng. Magienlăng đã được đón tiếp tốt theo truyền thống của thổ dân. Song Magienlang đã gây chiến với tù trưởng Lapu Lapu ở đảo Máctan và trong một trận giao chiến, Ông bị bắn chết. Các thủy thủ của Magienlăng trở về châu Âu với của cải cướp bóc được và những câu chuyện kì thú vẽ quần đảo giàu có đã thúc giục giới thống trị Tây Ban Nha tìm cách chiếm lấy xứ này. 

Năm 1565, chính phủ Tây Ban Nha phái Logátspi lãnh đạo đội quân viễn chinh sang chinh phục Philippin. Cuộc chiến tranh ăn cướp tàn ác bắt đầu. Để chống lại sự xâm lược của bọn thực dân, nhân dân Philippin, đặc biệt là nhân dân Xebu đã chiến đấu rất anh dũng. Sau một thời gian khá lâu, Logátspi mới khống chế được đào Xébu và gây ảnh hưởng với các đảo xung quanh. 

Năm 1570-1571 Tây Ban Nha mở rộng quyền thống trị đến Batanggát. Năm 1571 vua Tây Ban Nha phong cho Logátspi làm toàn quyền ở Philippin. Năm 1572, sau một thời gian xâm chiếm và cướp phá dã man, nền thống trị của Tây Ban Nha ở Philippin đã hoàn thành về cơ bản. Mặc dấu nhân dân Philippin đấu tranh anh dũng, song đến cuối thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã khống chế toàn quần đảo. Chúng đã xây dựng và củng cố ách thống trị thực dân ở đây suốt 250 năm. 

2. Nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha 

Trong thời kì xâm lược của chủ nghĩa tư bản, các giáo sĩ Tây Ban Nha đã hoạt động tích cực góp phần vào việc chinh phục và thống trị thuộc địa. Các quốc vương phong kiến và các thủ lĩnh bộ tộc là những kẻ đầu tiên tin theo tôn giáo mới là đạo Kitô. Đạo Ítxlam lúc này cũng đang gây thế lực ở những đảo phía Nam do ảnh hưởng từ Indonesia tới. Nhưng đạo Ítxlam lập tức bị ngăn chặn, bị đẩy lui bằng vũ lực và cả bằng giáo lý của tôn giáo mới. Đến giữa thế kỉ XIX, đạo Ítxlam hoàn toàn thất bại, nhường quyền thống trị cho đạo Kitô trên quần đảo này. Thực dân Tây Ban Nha bắt các tù trưởng phải buộc cả bộ tộc theo đạo Kitô. 

Từ năm 1570, Philippin bị đặt dưới ách thống trị của Tây Ban Nha. Chế độ thác quản (encommiendas) đạt nhân dân Philippin dưới quyền thống trị của bọn thực dân một cách trực tiếp, cư dân không làm cho thủ lĩnh, cho bộ tộc của họ nữa mà làm cho bọn thực dân Tây Ban Nha. 

Nhân dân Philippin phải gánh vác thuế má rất nặng nề. Theo quy định, đàn ông từ 16 đến 60 tuổi phải đóng 10 ran cho chính quyền, ngoài ra phải đóng 1 rêan cho nhà thờ, và 1 rêan cho ngân khố huyện. Thuế này có thể trả bằng tiền hay bằng sản phẩm. Bọn thống trị thực dân lại thích thu bằng hiện vật vì chúng có thể tha hồ trả giá rẻ và đong đếm gian lận.

Nông dân ngoài việc nộp thuế thu hoạch, thuế thân còn phải gánh vác nhiều nghĩa vụ tạp dịch. Chế độ lao dịch một nam quy định là 52 ngày, nhưng thực tế bao giờ cũng vượt quá số thời gian đó. Hàng ngàn nông dân phải bỏ nhà cửa ruộng vườn lên rừng đốn gỗ, đóng thuyền, khai mỏ, làm đường, làm cấu để kiếm sống. 

Nạn bắt người làm nô lệ bán sang châu Mĩ là hiện tượng dã man xảy ra thường xuyên ở xứ này. Cuộc sống khổ cực đẩy năng dân lên con đường chống đối. Nhưng những người chống đối liền bị chính quyền đàn áp và phần đông bị bắt, bị biến thành nô lệ. 

Philippin được chia ra làm 16 tỉnh, đầu thế kỉ XIX tăng thành 34 tỉnh. Đứng đầu tình là người Tây Ban Nha, bộ máy hành chính giao cho người Philippine quản lý dưới sự giám sát của Tây Ban Nha. Mục đích của cuộc cải cách là mở rộng bộ máy cai trị, biến chủ phong kiến Philippin thành tầng lớp quan lại làm công cụ tiếp tay cho bọn thực dân. Đặc điểm của chế độ này là cho phép giai cấp thống trị bản xứ bóc lột nông dân, nhưng lại tước đoạt quyền lũng đoạn đất đai vì đất đai đều do Chính phủ khống chế. Tuy vậy. bọn phong kiến vẫn cướp đoạt ruộng đất của nông dân một cách trực tiếp hoặc qua con đường cho vay nặng lãi. Tình trạng mất đất, gánh nặng về thuế má, nghĩa vụ lao động và địa vị vô quyền của người nông dân buộc họ phải rời bỏ mảnh đất của bản thân, bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài. 

Trong những năm đầu thời kỳ thống trị Philippin, Tây Ban Nha gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thương nghiệp có tính chất bảo thủ ngày càng không thích ứng được với tình hình mới. Tây Ban Nha gặp những đối thủ cạnh tranh trên biển là Trung Quốc, Nhật và Hà Lan. Những thuyền buôn của Tây Ban Nha thường bị cướp. 

Sang thế kỉ XVII, cùng với sự suy yếu về kinh tế ở chính quốc, độc quyền buôn bán trên biển của người Tây Ban Nha cũng mất đi và phải nhường cho nước Anh từ bản công nghiệp đang lên. Chính quyền Tây Ban Nha đi vào con đường bảo thủ, hạn chế buôn bán, thi hành chính sách đóng cửa, hầu hết thương nhân nước ngoài đều bị cấm vào Philippin. Cư dân không được buôn bán và trao đổi hàng hóa với thuyền buôn ngoại quốc. Hàng xuất khẩu trong giai đoạn này bị giảm sút rất nhiều. 

Đầu thế kỉ XIX, thuốc là trở thành một trong những hàng xuất khẩu chính. Để có thể có nhiều thuốc lá xuất khẩu, chính quyền thực dân cấm nông dân không được hút thuốc ở ngoài đường. Ngoài ra, đường, bông, chăm, hồ tiêu cũng là những hàng xuất khẩu có giá trị. Năm 1358, đường xuất khẩu đến 40.000 tấn.

Năm 1810, tổng giá trị nhập khẩu của Philippin là 5,3 triệu đô la, xuất khẩu là 4,8 triệu đô la. Năm 1831, toàn bộ sản lượng xuất khẩu gai ở Manila khoảng 316 tấn, sáu năm sau lên 2.500 tấn. Đến năm 1858, Manila có 14 công ty buôn bán và những công ty này nấm hết mạch máu buôn bán của Philippin. Các nước tư bản đua nhau đầu tư vào thuộc địa. Nhu cầu phát triển kinh tế buộc Tây Ban Nha phải mở cửa nếu như không muốn bị mất quyền khống chế Philippin. Chính quyền thực dân Tây Ban Nha cho phép tư bản nước ngoài lập các trạm buôn. Manila trở thành càng mở không hạn chế cho tư bản nước ngoài. 

Tình hình ngày càng có nhiều biến đổi khi các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp và các nước tư bản khác ngày thêm lớn mạnh, có ý định thâm nhập bằng biện pháp chính trị và quân sự Tây Ban Nha tìm cách củng cố chỗ đứng ở Philippin. Từ năm 1828, thực dân Tây Ban Nha dùng lực lượng quân sự tiến đánh các vùng Nam và Bắc Philippin ; đến giữa thế kỉ XIX hoàn thành công cuộc chinh phục toàn bộ quần đảo. 

3. Phong trào đấu tranh của nhân dân đầu thế kỉ XIX 

Đến đầu thế kỉ XIX, các phong trào nông dân, thị dân và tiểu tư sản trí thức đã có những nhân tố mới rõ rệt. Đó là sự xuất hiện và phát triển của ý thức dân tộc. Họ đứng lên đấu tranh chống bọn địa chủ, giáo sĩ và chia mũi nhọn vào bọn thực dân Tây Ban Nha. 

Ngay giai tầng  phong kiến lúc này cũng không bằng lòng với chế độ thực dân. Họ có thể bị đuổi khỏi chính quyền hoặc chỉ được tham gia một cách hình thức mà không có thực quyền. Quyền chiếm hữu ruộng đất của họ bị hạn chế bởi nhà thờ và chính quyền thực dân. Chính mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến Philippin với chính quyền Tây Ban Nha làm cho giai cấp phong kiến có khả năng tham gia vào phong trào đấu tranh chung của nhân dân chống lại ách nô lệ thuộc địa. 

Tầng lớp trí thức Philippin, do ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản lần thứ nhất ở Tây Ban Nha (1801-1814) và phong trào đấu tranh dân tộc ở Mĩ La tinh chống ách thống trị của Tây Ban Nha (1810–1826), đã hoạt động sôi nổi hẳn lên. Họ đòi quyền dân chủ, tự do, có ảnh hưởng lớn tới phong trào chung của dân tộc. 

Phong trào đấu tranh của quần chúng Philippin làm cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ. Chúng quyết định phải người Tây Ban Nha đến thay thế hầu hết quan chức trong chính quyền và quân đội. Tình hình đó dẫn đến cuộc khởi nghĩa do sĩ quan quân đội người Philippin là Novalet lãnh đạo năm 1823. Tham gia cuộc khởi nghĩa có 800 lính bản xứ. Quân khởi nghĩa chiếm thành Manila và dinh toàn quyền, nhưng khi tấn công pháo đài Santiago thì bị thất bại. 

Cuộc đấu tranh của nông dân tỉnh I16cốt năm 1807 và năm 1814 nhằm chống lại nạn lao dịch nặng nề và sự bóc lột của địa chủ. Nam 1824, chống mức tỏ quá cao của nhà thờ, nông dân đảo Sêbu đã khởi nghĩa. Năm 1844, nông dân Negôbốt nổi lên chống tệ tham nhũng của chính quyền quan lại thực dân. Đáng kể nhất là cuộc khởi nghĩa của Koritxơ, khoác áo tôn giáo và nhờ hình thức liên kết tôn giáo mà tổ chức phát triển rộng rãi. Khởi nghĩa bùng nổ, quân lính Tây Ban Nha bị thua, tên thống đốc Tây Ban Nha bị giết. Chỉ sau khi thực dân Tây Ban Nha điều quân đến mới đẹp nổi. Kørutxa bị xử tử. 

Những cuộc đấu tranh trong giai đoạn đầu thế kỉ XIX ở Philippin phản ánh ý thức dân tộc đang nảy sinh trong quán chúng nhân dân. Tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc tiếp xúc với tư tưởng tự do dân chủ phương Tây, đã nhận thức được quyền lợi dân tộc và giai cấp, bắt đầu tham gia vào các phong trào đòi quyền lợi. Song cuộc đấu tranh có tính chất quyết liệt vẫn là những phong trào do giai cấp nông dân phát động. Những cuộc khởi nghĩa của binh lính thực tế cũng là cuộc nổi dậy của người nông dân mặc áo lính. Ngay nội bộ cơ quan bạo lực của bọn thực dân Tây Ban Nha cũng đã bắt đầu lay động. Sự khủng hoảng trong tầng lớp trên, chỗ dựa của chế độ thống trị thực dân bắt đầu trở nên sâu sắc. Một cuộc đấu tranh lớn lao hơn đang đến gần.