Phong trào đấu tranh chống Thực dân Pháp của nhân dân Campuchia

1. Cuộc đấu tranh của Hoàng thân Sivôtha 

Nôrôđôm nhu nhược đầu hàng Pháp. Quyền lợi dân tộc bị xúc phạm và quyền lợi của giai cấp phong kiến bị tổn hại. Sivotha và một số đại biểu của giai cấp phong kiến như Xênôngxô, Comheng Giuythêa đã đứng lên khởi nghĩa. 

Phong trào đấu tiên nổ ra vào giữa năm 1861 ở tỉnh Kôngpôngsoài và vùng bắc Biển Hổ. Ở tỉnh Baphnôm, đông đảo nhân dân dưới sự lãnh đạo của Xénôngxô và Comheng Giuythỏa đã nổi dậy. Bằng vũ khí thô sơ, gậy gộc, giáo mác nhưng với tinh thần bảo vệ độc lập dân tộc, họ đã chiến đấu rất dũng cảm. Nghĩa quân đánh chiếm dinh tổng đốc. Trước khí thế mạnh mẽ của nghĩa quân, tên tổng đốc cùng gia đình bỏ chạy. Các trụ sở hành chính bị chiếm. Khởi nghĩa Baphnôm thắng lợi đã lôi cuốn phong trào các vùng lân cận và lan ra khắp các tỉnh phía đông sông Mê Công, có khả năng dẫn tới một phong trào đấu tranh mang tính chất toàn quốc. 

Nổrôđôm tập hợp 3000 quân, chia đi khắp nơi để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Chủ lực quân khởi nghĩa ở phía nam Phnôm Pênh do Comheng Giuythea chỉ huy đã đánh bại cánh quân Nam của triều đình. Nórôđôm rút quân về Phnôm Pênh để ngăn ngừa nghĩa quân tiến về kinh đô Uđống. Bọn quý tộc Khơme được tin Nôrôđôm thua trận càng hoang mang, chuẩn bị chạy trốn.

Nhân đà thắng lợi, khí thế của nghĩa quân bừng bừng. Comheng Giuythea cổ vũ quân sự tiến về Uđông. Trước sức mạnh của nghĩa quân, Nôrôđôm liền cùng hoàng tộc chạy về Bátdomboong, có ý định chạy sang Xiêm cầu cứu. 

Uđông nằm trong tình trạng hỗn loạn. Bộ máy chính quyền của phong kiến hầu như không còn hoạt động nữa. Nhưng nghĩa quân đã để mất thời cơ. Hoàng thân Sivôtha không có mặt ở kinh đô Uđông, Comheng Giuythea không biết tiếp tục truy kích để làm tan rã hoàn toàn lực lượng của phong kiến phản động. Comheng Giuythea dừng lại ở Uđông và sau đó lui quân về Phnôm Pênh để chờ lệnh của Sivotha. Lúc này kẻ thù có thời gian thu gom lại lực lượng. đồng thời câu kết với các thế lực bên ngoài để phản công. 

Mùa xuân 1862, vua Nôrôđôm sang Băng Cốc cầu cứu vua Xiêm xin giúp đỡ quân sự để đàn áp nghĩa quân, khôi phục địa vị đang lung lay của ông ta. Phong kiến Xiêm muốn củng cố lại ảnh hưởng đã giúp đỡ Nôrôđôm về nước và đưa quân tập trung ở biên giới để làm hậu thuẫn cho quân đội của triều đình Khơme. 

Mùa thu năm 1862, triều đình Campuchia nhờ sự giúp đỡ của thế lực Pháp – Xiêm đã đánh lui nghĩa quân. Baphnôm, trung tâm của phong trào bị quân triều đình chiếm lại. Nghĩa quân không giữ được Phnôm Pênh phải rút về miền Bắc Campuchia và bị tổn thất nặng nề. Tướng Xềnông xô bị trọng thương và bị bắt, Comheng Giuythea bị tử trận vào tháng 10-1862. 

Phong trào bị chìm láng một thời gian. Cuối năm 1876 Sivitha lại nổi dậy hoạt động ở Kôngpongsoài. Quân triều đình nhiều lần kéo đến vây đánh, nhưng nghĩa quân áp dụng chiến thuật du kích, tránh đối đầu với quân triều đình để bảo toàn lực lượng, nên chúng không sao đàn áp nổi. Dưới sự lãnh đạo của Sivotha, nghĩa quân lại hoạt động mạnh ở Baphnôm. Phong trào đấu tranh của nhân dân trở thành mối đe dọa đối với triều đình Khơme và bọn xâm lược nước ngoài. 

Chính trong lúc cuộc khởi nghĩa của Sivitha bước vào cao trào mới, thực dân Pháp đã hoàn thành việc thay thế Xiêm. Phong trào đấu tranh do Sivotha lãnh đạo thành trở lực chính đối với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Chúng điều tàu chiến, quân đội, súng ống và các cố vấn huấn luyện quân đội nhằm tăng cường lực lượng quân sự để giữ cho Nôrôđôm có thể tồn tại. 

Quân Pháp và quân triều đình tập trung vây quết nghĩa quân ở Baphnôm. Ngày 18-2-1877, chúng bao vây đại bản doanh của Sivotha ở Vat Pachi nhằm vét một mẻ lưới. Nhưng cuộc đấu tranh yêu nước của Hoàng thân Sivotha đã giành được cảm tình sâu sắc. của nhân dân và của cả binh lính triều đình, nên cuộc vây quét không thành công vì binh lính đã nổ súng báo hiệu trước. Hoàng thân Sivôtha và nghĩa quân nhanh chóng rút khỏi khu vực nguy hiểm. Cuộc vây quét bị thất bại, nhưng sau đó nghĩa quân làm vào tình trạng khó khăn. 

Tháng 3 năm 1877, Hoàng thân Sivotha di chuyển quân lên phía bắc và hoạt động mạnh ở các tỉnh phía đông bắc, đánh chiếm tỉnh Thbong-khmum, Nôrôđôm phải phái đội quân trung thành với triều đình và đơn vị lính Tagan(“) đánh lấy lại tỉnh này. Triều đình Khơme và thực dân Pháp không dập tắt được phong trào đấu tranh do Sivotha lãnh đạo, chừng nào Sivitha chưa bị bắt. Nhưng làm sao bắt được Sivotha ? Hàng rào che chở Sivstha quá lớn và thật bền vững. Thực dân Pháp quỷ quyệt liên dùng chính sách dụ dỗ Sivitha đầu hàng, chúng hứa sẽ đảm bảo an toàn cho ông. Nhưng người anh hùng dân tộc Sivotha đã kiên quyết cự tuyệt những lời dụ dỗ mua chuộc đó. 

Tuy vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân Khơme do Sivotha lãnh đạo đã bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. Và lại, Sivotha đã già, ông không còn khỏe mạnh như trước. Tháng 10–1892 ông ốm nặng và từ trấn ở Phum Krae thuộc tỉnh Kôngpongthom, phong trào đấu tranh bị tàn lụi dẫn. 

Cuộc khởi nghĩa do Sivôtha lãnh đạo bị thất bại nhưng đã để lại cho nhân dân Khơme nhiều bài học lịch sử có ý nghĩa lớn lao. Với tinh thần đấu tranh bất khuất, mặc dù kẻ thù mạnh hơn, có vũ khí tốt hơn, nhưng nghĩa quân đã nhiều phen làm quân thù khiếp đảm. Không khuất phục đầu hàng, Sivotha người anh hùng của dân tộc Campuchia đã nêu tấm gương sáng cho nhân dân Campuchia, để lại những trang sử đấu tranh ngoan cường vì độc lập, tự do của dân tộc. Sivôtha và bạn hữu của ông dù đã hi sinh nhưng mãi mãi cổ và dân tộc Campuchia bước tiếp trên con đường gian khổ đấu tranh vì tương lai tươi sáng của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. 

2. Cuộc khởi nghĩa của Acha Soa (1863 – 1866) 

Về lai lịch của Acha Soa, hiện nay chưa có tài liệu xác định một cách rõ ràng, nhưng căn cứ theo tên gọi thì Acha là một chức vị quan trọng mối giới giữa nhân dân và những vị tu hành. Acha gần như một thủ lĩnh có uy tín về tinh thần trong nhân dân, lãnh trách nhiệm thay mặt nhân dân giao tiếp với nhà sư. 

Acha Soa thoạt đầu tham gia phong trào của Sivôtha Xénôngxô ở Baphnôm và Angko. Nhưng từ ngày Nôrôđôm câu kết với thế lực phản động và thực dân Pháp, Acha Soa cùng nghĩa quân bị đàn áp phải phiêu bạt sang Việt Nam ở vùng Châu Đốc, Tịnh Biên. Ở đây có dãy núi Thất Sơn là vùng hiểm trở có đông dân Khơme làm ăn sinh sống. Những người dân Khơme sống hòa thuận với người Việt Nam. Đứng trước họa ngoại xâm, số phận của dân Việt Nam lúc này cũng giống như người dân Khơme, nên cuộc vận động của Acha Soa gặp nhiều thuận lợi. Nhân dân Việt Nam cảm giận triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp đã sẵn sàng giúp Acha Son chống thực dân Pháp và triều đình Khơme. 

Từ vùng núi Thất Sơn, Acha Soa lấy Châu Đốc, Hà Tiên làm bàn đẹp đánh về Campuchia. Năm 1864, có lần nghĩa quân đã chiếm được tỉnh Campốt và áp sát Phnôm Pênh. Hoạt động của nghĩa quân vào năm 1864 – 1865 càng mạnh mẽ. 

Thực dân Pháp thù ghét phong trào này, nhưng bấy giờ ở Nam Kì, ba tỉnh miền Tây vẫn còn trong tay triều đình nhà Nguyễn, chúng chỉ có thể gây áp lực với nhà Nguyễn, trục xuất nghĩa quân Acha Soa chứ không dám tấn công. 

Nghĩa quân hoạt động mạnh ở Hà Tiên, Kổngpôngxpư, Kôngpongsom và ở Vịnh Xiêm. Quân Pháp thiệt hại khá nhiều vì các cuộc tập kích của nghĩa quân vào các thuyền chuyên chở súng đạn, lúa gạo ở vịnh Xiêm. Chúng liền yêu cầu triều đình Huế đàn áp phong trào này, bất Acha Soa nộp cho chúng. Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ còn nuôi nhiều ảo tưởng có thể chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kì nên đã nhận lời, nhưng mặt khác triều đình nhà Nguyễn cũng muốn duy trì các thế lực chống đối để mặc cả. Chính vì vậy, đầu tháng 7-1865, La Gơrangđiê ở Sài Gòn đã gửi thư cảnh cáo viên Tổng đốc tỉnh Châu Đốc là lễ mổ, thờ ơ không chịu dẹp quân phiến loạn Cao Miên đang quấy rối ở phía nam Vương quốc Campuchia. Bọn này luôn đột nhập vào lãnh thổ An Nam để lấy tiếp tế hoặc ẩn náu một khi bị truy nã”.

 Vùng núi Sam, Thất Sơn và phía Đông nam Campuchia trở thành vùng hoạt động tự do của nghĩa quân Acha Soa. Chính quyền phân động Campuchia và bọn Pháp luôn luôn bị động trong việc truy quét chống đồ phong trào đấu tranh của nhân dân. 

Tình hình hoạt động của nghĩa quân ngày càng mạnh. Biên giới Việt Nam, Campuchia biến thành vùng an toàn cho Acha Soa. Thực dân Pháp thấy bất lợi liền ép buộc thế lực đầu hàng phản động triều Nguyễn bất Acha Soa nộp cho chúng. Bị thương nặng trong trận chiến đấu ngày 19-3-1866, Acha Soa đã bị bắt giao cho Pháp. 

Acha Soa bị sa vào tay giặc, phong trào chống Pháp của nhân dân Khơme trong liên minh chiến đấu tự nhiên của nhân dân Việt Nam – Campuchia yếu dẫn ở vùng Châu Đốc, Hà Tiên, Kồngpôngxpư, Kôngpổngsom. Nhưng một cuộc đấu tranh mạnh mẽ lại tiếp tục bùng lên ở vùng biên giới Tây Ninh, phía bắc sông Tiền, sông Hậu, lan lên vùng Đông bắc Canpuchia, Svâyriêng, Niếclương, Bắc Phnôm Pênh… Đó là phong trào đấu tranh do Pucômbố lãnh đạo đã làm cho bọn thực dân Pháp phải nhiều phen khốn đốn. 

3. Phong trào đấu tranh của Pucômbô (1866 – 1867) 

Cuộc đấu tranh của Sivôtha và cuộc khởi nghĩa của Acha Soa đã thức dậy trong tâm hốn nhân dân Khơme tinh thần anh dũng bất khuất. Họ đều muốn đoàn kết với nhau trong một mục đích chống kẻ thù chung. Sống trong đất nước lấy đạo Phật làm quốc giáo, Pucômbo là nhà sư có uy tín cao trong nhân dân. Ông là một người yêu nước Campuchia, có mối quan hệ rộng lớn ở một vùng biên giới Lào – Việt – Campuchia, có nhiều dân tộc : người Xtiêng, người Kha, người Chăm. Đông hơn cả là người Việt và người Khơme Vùng đất rộng, địa bàn rừng núi thích hợp với sự hoạt động du kích của nghĩa quân. chính nghĩa, có tình cuộc đấu tranh của Pucômbo. 

Pucômbố từ đầu đã có ý định tập hợp lực lượng quanh mình tiến hành một cuộc đọ sức sống mái với kẻ thù dân tộc. Nhưng tháng 4-1865, bọn Pháp đã đánh hơi thấy ý định chống đối của Pucổmbổ nên chúng bắt ông đem về giam lỏng ở Sài Gòn. 

Lúc này, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam do Trương Quyền lãnh đạo đã lan rộng từ Tây Ninh đến Sài Gòn. Trong khi hoạt động ở Sài Gòn, nghĩa quân Trương Quyền đã bắt liên lạc với Pueômbố. Và tháng 5 năm 1866, những người yêu nước Việt Nam đã tổ chức cho Pucômbỏ vượt ngục. Về đến Tây Ninh, ông được đón tiếp nồng nhiệt, Pucômbô nhanh chóng tập hợp nhân dân Khơme, Xtiêng, Chàm, Thượng, và những người Việt cũng đến giúp đỡ ông 

Ngày 7-6-1866, nghĩa quân Pucômbỏ lợi dụng tư tưởng chủ quan của tướng Pháp đã tổ chức một trận đánh thắng lợi. Pucômbố cho một đám đồng quần chúng tập hợp trước đốn khiêu khích, tên trưởng đón cậy có vũ khí mạnh, hung hãng dẫn một toán lính từ trong đồn ra giải tán đám đông đó. Nhưng không ngờ đám đông bao vây chặn hết đường rút. Bí thế chúng liên nổ súng, nhưng bị quần chúng phản công tiêu diệt. Chỉ có một số ít sống sót chạy vào đón. Đổn bị bao vây, binh lính Pháp, hoang mang tột độ, điện về Sài Gòn xin quân tiếp viện. 

Pucdmbo là một nhà quân sự sáng suốt có tài đánh du kích. Ông dự đoán đúng ý đồ của địch, rút lui tránh đụng độ đổi mật ngay với kẻ thù. 

Ngày 14 tháng 6 trong khi Mácsedơ nóng lòng đến cực độ thì được tin nghĩa quân Pucômbố tập trung quân ở Rạch Vinh định tấn công Tây Ninh. Y liền huy động 150 quân và hai khẩu đại bác đi tìm đánh nghĩa quân. Gần trọn một ngày trời hành quân vất và, quân Pháp cũng không gặp nghĩa quân. Đến ba giờ chiều hôm ấy khi binh lính Pháp đã mệt mỏi, kỉ luật hành quân không giữ được nữa thì bỗng nhiên nghĩa quân xuất hiện sau một làng ở Rạch Vinh. Hoàn toàn bị bất ngờ, quân Pháp hoang mang không nghĩ đến chuyện chiến đấu nữa, đua nhau chạy tán loạn. 

Nghĩa quân reo hò xông lên sau loạt đạn đầu tiên. Cuộc chiến đấu giáp lá cà xảy ra gây thiệt hại lớn cho địch. Tên Trung tá Mácaedo bị giết ngay tại trận cùng 10 tên lính hộ vệ. Đám tàn quân chạy tán loạn không thể tiếp tục chiến đấu được nữa. Cuộc rút chạy chỉ có khoảng 5km mà từ 5 giờ chiều đến 3 giờ sáng ngày hôm sau tàn quân địch mới về tới Tây Ninh. Trận phục kích bị tổn thất lớn ám ảnh quân Pháp, khiến chúng không còn dám nghênh ngang coi thường nghĩa quân như trước. Phải mấy ngày sau quân Pháp mới trở lại trận địa để nhật xác chết đem về chôn. 

Ngày 24 tháng 6, đốn Thuận Kiểu của Pháp lại bị quân của Trương Quyền tấn công, tổn thất nặng nề. Cuộc chiến đấu chia lửa tự nhiên này làm cho bọn Pháp càng hoảng sợ. 

Cuộc đấu tranh càng trở nên quyết liệt. Bọn thực dân tăng viện lo chống đồ khắp mọi nơi : Tây Ninh, Trảng Bàng, và chúng điều cả tàu chiến đến sông Vàm Cổ trợ chiến. Kế hoạch của thực dân Pháp là tăng cường đóng chốt và tích cực truy quét, tìm diệt nghĩa quân, bình định vùng Tây bắc Nam kì. Nhiều cuộc giao tranh đẫm máu giữa nghĩa quân và quân Pháp đã xảy ra trong cuối tháng 6 và đầu tháng 7. 

Pucômbô và nghĩa quân biết lực lượng của địch mạnh nên chuyển hoạt động sang vùng Đông bắc Campuchia. Ngày 18-8-1866 trận chiến đấu đã xảy ra ở tỉnh Baphnôm, quân triều đình Khơme bị đánh tan tác và tên đại thần chỉ huy đạo quân triều đình bị tử trận. Kẻ thù bị đòn choáng váng chưa ổn định tinh thần liền bị giáng tiếp một đòn nữa vào tháng 10 năm đó. Nôrôđóm hốt hoảng cấu cứu thực dân Pháp. 

Tháng 10 năm 1866, thực dân Pháp phái đạo quân 1000 tên cùng phối hợp với 2000 lính Khơme tiến hành trấn áp nghĩa quân. Là người chỉ huy du kích tài giỏi, Pucômbỏ biết tránh đụng độ lực lượng mạnh của kẻ thù. Địch tập trung quân càn quét tỉnh Ba Phnôm định tiêu diệt nghĩa quân thì Pucāmbố đã chuyển quân đi nơi khác. Ngày 17-12, nghĩa quân tiến đánh Uđông, lần lượt chiếm nhiều địa điểm quan trọng quân triều đình thua to, viên tướng chỉ huy quân triều đình bỏ chạy thảo thân. Giữa lúc Uđông có nguy cơ bị mất hoàn toàn, thì quân Pháp đưa quân tới cứu. Uđông giữ được nhưng quân lính, quan lại triều đình hoang mang lo sợ đến tột đỉnh. Thực dân Pháp và quân Nôrôđôm muốn dồn nghĩa quân vào vòng vây để tiêu diệt. Nhưng Pucdmbố đã khôn khéo hành quân lúc ẩn, lúc hiện, khi hoạt động ở tỉnh này, lúc dời sang tỉnh khác. Thực dân Pháp và bọn phản động luôn luôn nằm trong thế bị động.

Giữa năm 1867, tình hình trở nên bất lợi cho nghĩa quân. Nhà Nguyễn đã đầu hàng, bán rẻ ba tỉnh phía Tây Nam kì. Việc mất ba tỉnh phía tây Nam kì đã gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng làm cho nghĩa quân mất một địa bàn an toàn và nơi cung cấp nhân lực, tài lực đáng kể. Phong trào dẫn dẫn bị xẹp xuống hoạt động của nghĩa quân yếu hẳn đi. Pucômbo và nghĩa quân chuyển lên rừng núi phía bắc, giúp giới với nước Lào. 

Vào cuối năm 1867, Pucombố dẫn nghĩa quân đánh về Kongpongthom để mở rộng thể hoạt động Quân địch trang bị mạnh, số quân đông. Nghĩa quân ở vào thế bất lợi, lực lượng nhỏ bé, và khí trang bị lại kém. Nghĩa quân đã chiến đấu kiên cường giữ trọn lòng trung thành với đất nước và nhân dân. Thà chết không đầu hàng, nghĩa quân Pucômbỏ đã chống chọi một cách anh dũng cho đến khi sức cùng lực kiệt. Bản thân Pucômbố bị thương nặng và rơi vào tay quân địch. Bắt được Pucômbỏ chúng liền chặt đầu ông đưa về Phnôm Pênh bêu đầu. 

Cuộc chiến đấu anh dũng của Pucômbỏ đã kết thúc một cách oanh liệt. Ngày 3-12-1867, Pucômbộ hi sinh. Cái chết cao cả của Pucômbô, người anh hùng dân tộc đã gây nên sự xúc động mạnh mẽ và để lại dấu ấn không phai mở trong lòng nhân dân Campuchia. 

Cuộc chiến đấu của Pucômbô là một biểu trưng đẹp đẽ về liên minh chiến đấu tự nhiên giữa các dân tộc cùng chung số phận bị xâm lược và nô dịch trên bán đảo Đông Dương. Trong hàng ngũ nghĩa quân có cả người Việt, người Xtiêng, người Kha, người Khơme… Họ đã xóa bỏ những tự hiểm, tư tưởng hẹp hòi bản vị cũ, cùng nhau đoàn kết lại chiến đấu vì mục đích chung. Mối liên hệ trong cuộc đấu tranh chống Pháp giữa các lãnh tụ của phong trào kháng chiến Việt Nam là Trương Quyền với Pucômbỏ, sự nuôi dưỡng, che chở cho phong trào Pucômbo từ những ngày đầu trên đất Việt Nam, đã chứng minh sự hình thành và phát triển của tinh thần liên minh chiến đấu của hai dân tộc Việt Nam – Campuchia.