Chính sách cai trị của Thực dân Pháp và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX
Cùng với việc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia, thực dân Pháp xây dựng một hệ thống cai trị ở Campuchia để tổ chức việc bóc lột và khai thác thuộc địa.
Trước khi thực dân phương Tây đến xâm lược, Campuchia là một quốc gia phong kiến. Nhân dân Campuchia sống trên một vùng đất đai giàu có, cư dân thưa thớt, dân số giữa thế kỉ XIX chưa tới 1 triệu người. Trong chế độ phong kiến Campuchia, vua là chủ sở hữu cao nhất về đất đai, là đăng tối thượng. Hoàng tộc và quan lại thành những chủ phong kiến sống dựa vào sự bóc lột tô thuế của nhân dân. Bộ máy cai trị của phong kiến và nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu bóc lột của thực dân từ bản Pháp. Trước hết, Pháp phải nắm toàn bộ nên thống trị chính trị, biến chính quyền Nôrôđôm thành bù nhìn phục vụ cho chính sách thuộc địa. Hiệp ước năm 1884 là mốc chuyển biến đó.
Trên cơ sở tồn tại chính quyền cũ của Campuchia, thực dân Pháp bổ nhiệm một viên khám sứ người Pháp chủ trì Hội đồng các quan đại thần gồm 5 vị cao nhất. Dưới sự điều khiển của khâm sử, Hội đồng 5 quan đại thần sẽ bàn bạc về việc định luật lệ, tiến hành cải cách và cai trị. Nhà vua không tham dự mà chỉ được báo lại quyết định của Hội đồng.
Đồng thời, Pháp thiết lập một bộ máy chính quyền từ cấp tỉnh đến trung ương do người Pháp trực tiếp điều khiển. Các cấp hành chính từ huyện trở xuống chủ yếu do người bản xứ năm, nhưng đặt dưới sự điều khiển và kiểm soát chặt chẽ của người Pháp. Thực dân Pháp đã biến giai cấp phong kiến Campuchia thành chỗ dựa cho chúng.
Về thuế khóa và lao dịch, Pháp thay thuế 10% thu hoạch của nhà vua trên mảnh đất chiếm hữu của nông dân thành thuế sở hữu đất đai canh tác. Chính quyền thực dân chia ruộng đất ra làm ba loại để đánh thuế :
- Loại đất màu mỡ ở ven sông và các cổng thích hợp cho việc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như bông, thuốc lá, dấu, phải chịu mỗi phi-am (2m vuông) từ 1 xu đến 5 đồng theo mức độ màu mỡ của đất.
- Những loại ruộng trồng lúa thì cách đánh thuế vẫn theo tỷ lệ thu nhập trước kia.
- Ngoài hai loại đất trên, thuế đất mỗi phi-am từ 2 xu đến 5 hào.
Thực dân Pháp ngày càng tăng thuế ruộng đất, từ năm 1894 đến 1904 thuế đất tăng đến 5 lần. Ngoài ra bọn chúng còn thu thuế thân, thuế chợ, thuế sát sinh, thuế cấu….
Ở Campuchia, bọn thực dân đã chú ý khai thác nguồn hổ tiêu. Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở Campuchia. Chúng đánh thuế hồ tiêu theo cây và thu sản phẩm. Nhờ đó, năm 1895 Pháp xuất khẩu từ Campuchia đến khoảng 1 triệu rưỡi kg hồ tiêu.
Về công, nông, lâm nghiệp, chúng chỉ chú ý khai thác những nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường như các mỏ đá ngọc quý, vàng ở vùng Kồngpongthom, Pailin gần Bátdomboong. Đặc biệt chú ý ngành nấu rượu, mỗi năm cung cấp hàng vạn héctôlít rượu cồn vừa thu lại vừa đầu độc nhân dân. Ngoài ra chúng còn xây dựng nhà máy xay, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu ; nhà máy ép dầu thực vật. Diện tích rừng chiếm tới 10 triệu ha. Các tỉnh Kồngpôngchàm, Krachiê, Stungtreng là những vùng có nhiều sông ngòi dễ khai thác. Thiên nhiên Campuchia còn tạo cho đất nước này thành như một hố cá lớn của sông Mê Công. Sản lượng cá lên đến 120.000 tấn hàng năm. Cà một vùng biển nhìn ra vịnh Thái Lan đấy tôm cá và như một khu vực ao nhà. Tuy nhiên ngành cá nước ngọt vẫn là ngành dễ khai thác, là nguồn thức ăn quan trọng và nguồn xuất khẩu lớn.
Nhìn chung, chính sách thống trị của thực dân Pháp là bóc lột bằng khai thác mà không chú ý đến phát triển công nghiệp và sản xuất ở bản xứ. Nó muốn biến nền kinh tế này thành nền kinh tế phụ thuộc, nông nghiệp lạc hậu.
Sự thống trị của thực dân Pháp đã làm cho dân tộc Campuchia thức tỉnh ý thức quật cường, và chính trong thời kì Pháp tưởng như yên ổn vẫn bừng dậy những cuộc đấu tranh mạnh mẽ.
Cuộc đấu tranh của nhà sư Ang Snuôn và nhân dân Bắc Campuchia.
Năm 1905, nhân dân Bắc Campuchia thuộc tỉnh Stungtreng đã nổi dậy đấu tranh. Nhà sư Ang Snuôn lãnh đạo khoảng 400 người được trang bị bằng gậy gộc, giáo mác đứng lên khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp.
Thực dân Pháp đưa quân đến đàn áp. Ngày 15-3 quân Pháp đi lùng sục nghĩa quân ở vùng Porồng bị thiệt hại nặng Chúng điều thêm quân do tên công sứ Pháp ở tỉnh Kôngpingthom chỉ huy, phải sau một thời gian mới trấn áp được.
Tố cáo của Thái từ Yukangto (1900)
Là con trai của Nôrôđôm, ông bất bình với thái độ ươn hèn đấu hàng của vua cha và các quan đại thần. Được học tập và có ý thức dân tộc, ông không bằng lòng với cảnh sống bất công, nô dịch nhục nhà của thực dân Pháp đối với dân tộc. Năm 1900, ông sang Pháp. để dự triển lãm ở Pari Trong thời gian ở Pháp, ông viết báo tố cáo chế độ thực dân, vạch rõ cái mà thực dân đem lại cho Campuchia chỉ là tự do chết đới. Ông vạch trấn thủ đoạn dã man đàn áp của bọn thực dân Pháp không cho người Campuchia được quyền ngôn luận.
Những lời tố cáo của Yukāngto đã gây nên dư luận xôn xao làm chính phủ Pháp lo ngại. Để có thể bịt dư luận phản kháng của nhân dân Campuchia, chúng đã bắt ông đây biệt tích ở đảo Reuyniông
Cuộc đấu tranh của nhân dân tỉnh Bátdomboong do Kathatooe và Vixe Nhu lãnh đạo.
Ngày 3 tháng 7 năm 1907 thực dân Pháp đưa quân vào đóng ở các tỉnh Batdomboong, Sixôphồn và Xiêm Riệp theo hiệp ước Xiêm – Pháp. Gần nửa thế kỉ, tỉnh này phụ thuộc Xiêm, bây giờ trở về với Campuchia, nhưng là trở về trong khi đất nước bị nô lệ. Tỉnh trưởng Bátđomboong không muốn chấp nhận làm nô lệ cho Pháp, nên cùng nhân dân chống lại. Một viên quan khác là Vixe Nhu cũng đứng lên khởi nghĩa. Thực dân Pháp phải vất và một thời gian, huy động hàng trăm lính đối phó với nghĩa quân ở vùng đất hiểm trở. Năm 1908, nghĩa quân hoạt động mạnh gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
Nhưng sang năm 1909, nghĩa quân bị quân Pháp đàn áp, lực lượng phân tán, yếu dẫn và tan rã vào cuối năm đó.
Phong trào đấu tranh của nhân dân thiểu số dưới sự lãnh đạo của Pa Trangluồng
Phía đông tỉnh Krachie là địa bàn cư trú của dân tộc thiểu số. Nhân dân ở đây còn sống trong thời kì bộ lạc. Thực dân Pháp bát nhân dân làm lao dịch, xây đồn bớt nặng nhọc và bị đối xử rất tàn tệ. Vốn yêu tự do không chịu sự ràng buộc áp bức, họ đã đứng lên giết sạch bọn lính đồn Pruxa và đốt cháy đốn.
Thực dân Pháp định lợi dụng mua chuộc các tù trưởng để ổn định tình hình. Nhưng các tù trưởng ở đây đã giả vờ quy thuận. tổ chức nhân dân bất thần tấn công tiêu diệt toàn bộ lính Pháp cùng tên chỉ huy của chúng.
Thực dân Pháp phải dùng chính sách kết hợp quân sự và kinh tế để bao vây, bình định vùng này. Chúng tăng thêm quân, xây dựng đón bớt ở các địa điểm giao thông quan trọng. Chúng đống thời bao vây, không cấp muối và các vật dụng khác. Phong trào tan rã dần. Chỉ còn Pa Trungluông người lãnh tụ chiến đấu kiên cường bất khuất, tiếp tục đấu tranh nhưng cuối cùng cũng bị thất bại.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia vào đầu thế kỉ XX, chứng tỏ sức sống kiên cường của một dân tộc vốn yêu tự do, Những chính sách bóc lọt và khai thác của thực dân Pháp càng làm cho nhân dân căm thù và phát triển mạnh mẽ tinh thần yêu nước. Các cuộc đấu tranh đó mang xu thế tập hợp lực lượng xã hội nhằm vào một yêu cầu chung của dân tộc là : độc lập, tự do. Nhưng những tiến để điều kiện cho phong trào dân tộc thắng lợi còn chưa xuất hiện, và cơ sở xã hội còn chưa có để đảm bảo cho các cuộc đấu tranh thành công.