Quá trình diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) Giai đoạn thứ hai

GIAI ĐOẠN THỨ HAI NỀN THỐNG TRỊ CỦA TƯ SẢN CỘNG HÒA GIRÔNGĐANH (từ 10 tháng 8 –1792 đến 2 tháng 6-1793)

1. Cuộc khởi nghĩa nhân dân và sự thành lập nước cộng hòa 

Cuộc khởi nghĩa 10-8-1792. Nền quân chủ lập hiến sụp đổ

Đêm ngày 9 rạng ngày 10-8, thành phố Pari âm vang tiếng súng. mở đầu cho cuộc khởi nghĩa mới. Các đội vũ trang nhân dân kéo đến cung điện Tuynlori. Các Công xã cách mạng được thành lập. nấm toàn bộ chính quyền trong thành phố. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở các cổng cung điện giữa nhân dân với đội cảnh vệ của nhà vua. Cuối cùng, sau một đợt tấn công ào ạt, nhân dân chiếm được cung điện, bắt giam Luy XVI và phế truất khỏi ngôi vua mặc dầu Quốc hội tìm cách che chở. Một sắc lệnh thành lập “Hiệp hội dân tộc” để thay thế cho Quốc hội lập pháp được ban bố với chế độ bầu cử phổ thông đấu phiếu cho tất cả nam giới từ 21 tuổi trở lên. Chế độ quân chủ lập hiến bị sụp đổ hoàn toàn. Chính phủ mới được thành lập (gọi là Hội đồng hành pháp làm thời) gồm phần lớn các bộ trưởng phải Giröngđanh. Chỉ có Đảng Tổng, bộ trưởng tư pháp là người của phái Giacôbanh… Như vậy, cuộc khởi nghĩa nhân dân ngày 10-8-1792 chàng những đã lật đổ nên quân chủ lập hiến và ngôi vua mà còn chấm dứt sự thống trị của bọn đại tư sản phản động. Phái Phơiảng bộc lộ hoàn toàn thái độ phản cách mạng và tiếp tay cho bọn xâm lược. 

Công xã Pari và các chiến thắng quân sự 

Ngày 19-8, 80 vạn quân Phổ vượt biên giới tràn vào lãnh thổ Pháp và hạ thành Vee Doong ngày 2-9. Cửa ngô Pari bị mở toang Các thế lực phản động châu Âu (Áo, Phổ, Anh, Tây Ban Nha…) câu kết thành liên minh chống Pháp. Ngay trong hàng ngủ tướng lĩnh và sĩ quan quân đội Pháp cũng còn nhiều phần từ bảo hoàng phản động có liên hệ với bọn quý tộc di cư. Số phận nước Pháp thực là nguy kịch. Trước tình hình đó, Công xã Pari lên tiếng động viên nhân dân đứng dậy bảo vệ Tổ quốc. Lời hiệu triệu của Công xã bay đi khắp nơi : “Hãy cầm lấy vũ khí ! Hồi nhân dân, hãy cầm lấy vũ khí ! Quân thủ đã tới ngưỡng cửa I. Các tiểu đoàn tình nguyện được thành lập rất nhanh. Già trẻ, lớn, bé mỗi người một việc đều tham gia cứu nước. Trong giờ phút nguy nan, những người Girôngđanh do dự, muốn bỏ chạy khỏi Pari, nhưng những người Giacôbanh tỏ ra kiên quyết và dũng cảm. Trong khi các đạo quân tình nguyện tiến ra mặt trận, Công xã tiến hành trấn áp bọn phản cách mạng Chỉ trong ba ngày đầu tháng 9, nhân dân đã xử tử hơn 1000 tên phản động. Cuộc khủng bố đó chính là những hành động cần thiết để tự vệ của nhân dân nhằm bảo đảm cách mạng tháng lợi. 

Ngày 20-9, trên một ngọn đối ở làng Vanmy (tỉnh Sampanhơ) một trận ác chiến đã diễn ra giữa quân Pháp và Phổ. Lần đầu tiên quân Phổ phải bỏ chạy. Chiến thắng Vanmy làm nức lòng nhân dân, cục diện chiến tranh thay đổi hẳn. Quân Pháp tấn công vào Bỉ, xâm chiếm vùng trung lưu sông Ranh (Phổ) và chiếm Savoa (đông nam nước Pháp). Nước Pháp đã được cứu thoát nhờ tấm lòng ái quốc nhiệt thành của hàng triệu người dân và nhờ sự lãnh đạo kiên quyết của Công xã và nhóm Giacôbanh. 

Hiệp hội dân tộc và sự thành lập nền Cộng hòa 

Một ngày sau chiến thắng Vanmy, 21-9, Hiệp hội dân tộc khai mạc. Giữa những tràng vỗ tay nhiệt liệt, Hiệp hội tuyên bố bãi bỏ chính quyền nhà vua và thiết lập nền Cộng hòa mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Pháp. Từ đó, mọi văn kiện, tài liệu đều ghi “Nam thứ nhất Cộng hòa Pháp”. 

Hiệp hội có 750 đại biểu. Cánh hữu là phái Girôngđanh chiếm 200 ghế. Cánh tả là phải Giacôbanh (phải Núi) chiếm 100 ghế. Còn đại đa số là những đại biểu không có quan điểm rõ rệt, được người đương thời đặt tên là phải “Đóng lấy”, chỗ dựa của Girôngđanh. 

Tháng 12-1792, Công xã được bầu lại. Phái Girôngđanh tìm cách lợi dụng các thắng lợi quân sự và dựa vào sự ủng hộ của phải Đông lấy để đánh bại đối thủ là Giacôbanh. Những thành phần của Công xã mới không kém tính chất cách mạng, bao gồm những đại biểu kiên quyết và tiên tiến nhất. 

2. Cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt trong thời kỳ Girôngđanh 

Mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phái Giacôbanh và Girôngđanh. 

Phái Giacôbanh đại diện cho những người tư sản dân chủ cách mạng, chủ yếu là tư sản lớp dưới, liên minh với tiểu tư sản và các tầng lớp bình dân như tiểu chủ, thợ thủ công, công nhân thủ công trường và nông dân. Trong một giai đoạn nhất định, phái tư sản dân chủ cách mạng hòa thành một khối với những người lao động thành thị và quảng đại quần chúng nông dân, cố gắng thúc đẩy cách mạng tiến xa hơn nữa cho tới khi giải quyết được những vấn đề dân chủ tư sản hiện còn đang đặt ra trước mắt. Trong hoàn cảnh cách mạng đang ở chiều hướng đi lên, phái Giacôbanh đã nhất trí với nhân dân ở lòng kiên quyết bảo vệ và thúc đẩy cách mạng tiến tới, tiêu diệt thù trong giặc ngoài. Sức mạnh của phái Giacôbanh chính là ở mối liên hệ của họ với nhân dân. 

Trái lại, phái Girôngđanh, đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp tư sản công thương nghiệp và tư sản ruộng đất. Họ đã nắm được chính quyền, đã đoạt được những thành quả của cuộc khởi nghĩa 10-8 nên họ không muốn cách mạng tiến xa hơn nữa, sợ hãi sự phát triển của lực lượng quán chúng sẽ uy hiếp đến quyền lợi và địa vị của họ Cho nên họ trở thành lực lượng bảo thủ, dần dẫn chuyển sang lập trường đối địch trước những đòi hỏi của quần chúng 

Điều đó làm cho sự xung đột giữa phái Girôngđanh và Giacôbanh là điều không thể tránh khỏi. 

Cuối năm 1792, số phận của nhà vua trở thành một vấn đề tranh chấp quyết liệt vì người ta phát hiện một tủ sắt giấu trong bức tường điện Tuynlơri những tài liệu của Luy XVI thông đóng bí mật với nước ngoài và bọn di cư nhằm phản bội Tổ quốc. Phái Giacôbanh đứng về lập trường của Công xã và đại đa số quần chúng đòi xử tử vua. Ngược lại, phái Girôngđanh muốn cứu văn vua liền đề nghị đưa ra Hiệp hội dân tộc với hy vọng đa số đại biểu sẽ khoan hồng. Thực chất, đây không phải là vấn đề đối xử với cá nhân Luy XVI mà là thái độ chính trị đối với cách mạng và nến quân chủ. Dưới áp lục của quần chúng, tháng 12-1792, tòa án của Hiệp hội dân tộc quyết định xử tử vua. Ngày 21-1-1793, Luy XVI lên đoạn đầu đài. 

Làn sóng công phẫn trong nhân dân. Phái “Điên dại” 

Chiến tranh làm cho tình trạng kinh tế nước Pháp sa sút hẳn. Thị trường trong và ngoài nước bị thu hẹp, sản xuất sút kém, tín phiếu lạm phát quá nhiều nên tụt giá nhanh chóng công nhân và thợ thủ công không có lương. Trong khi đó, bọn phú nông, địa chủ và bọn con buôn đầu cơ tích trữ lúa mì, bán đất lên gấp ba lần. Đời sống trong các thành phố trở nên cực kì khó khăn. Từ tháng 9-1792, nhiều nơi đã xảy ra các vụ phá kho hoặc đánh cướp các xé lúa mì. Công nhân đấu tranh đòi tăng lương và quy định giá cả. 

Vấn đề căn bản của cách mạng là vấn đề ruộng đất vẫn không được giải quyết. Nông dân không đủ sức chuộc lại ruộng đất bằng những món tiền quá lớn. Hiệp hội dân tộc thông qua những sắc lệnh tháng 8-1792, quy định chia ruộng đất của bọn di cư và ruộng công nhưng đều không được thực hiện. Năm 1792 – 1793, nhiều cuộc nổi dậy của nông dân lại bùng nổ trong khắp nước Pháp. Có nơi nông dân tự ý chia công điển. Cuộc đấu tranh giữa nông dân nghèo với tầng lớp nông dân khá giả cũng bắt đầu phát triển. 

Như vậy, chính phủ Girôngđanh đã không thực sự giải quyết những yêu cầu cấp bách của quần chúng. Cho nên, làn sóng bất mãn ngày càng dâng cao, làm lung lay nền thống trị của giai cấp đại tư sản. 

Quyền lợi của quần chúng được phản ánh rõ rệt trong nhóm những người vận động nhân dân như Giáccơ Ru, Loclee, Vacle… Họ bị chính quyền Girôngđanh thù ghét, gán cho biệt hiệu phải “Điên dại” và từ đó nó cũng trở thành một danh từ lịch sử khi nói tới họ. Phái “Điên dại” là nhóm tả nhất trong phái dân chủ cách mạng, đại diện cho quyền lợi của tầng lớp dân nghèo – tiên vô sản. Dưới một hình thức mơ hồ, có khi mâu thuẫn, các yêu sách của họ phản ánh ý nguyện chưa tự giác của những tảng lớp đang muốn thoát khỏi ách bóc lột, đi tìm một trật tự xã hội cao hơn, tốt đẹp hơn. Họ muốn san bằng tài sản, chia đều của cải mà không tiêu diệt chế độ tư hữu. Họ đời quy định giá tối đa và khủng bố bọn gian thương đấu cơ. Yêu sách của họ dừng lại ở chỗ đòi hỏi một chế độ phân phối công bằng chứ chưa tấn công vào cơ sở chế độ tư hữu tài sản. 

Chính quyền Girôngdanh căm ghét và truy nã họ. Những người Giacôbanh lúc đầu không tán thành chính sách giá tối đa. Nhưng sau thấy rằng nếu không ủng hộ những yêu cầu của dân nghèo thì không thể nào chiến thắng kẻ thù được, họ liên hưởng ứng và làm áp lực đối với Hiệp hội dân tộc. Cho nên đối với Giacôbanh thì việc ủng hộ phải “Điên dại” chỉ là vấn đề sách lược. Ngày 4-5-1793, Hiệp hội ra sắc lệnh quy định giả lúa mì trong toàn quốc. Đó là kết quả đầu tiên của việc tạm thời nhích lại gần phải “Điên đại” của những người Giacôbanh. 

3. Sự sụp đổ chính quyền Girôngdanh 

Những đạo quân cách mạng Pháp tiến vào Bỉ, Đức. Các vương quốc Đức, Savoa, Ni Xơ giương cao khẩu hiệu “Hòa bình với lều gianh, chiến tranh với lâu đài” được nhân dân các địa phương hoan nghênh nhiệt liệt. Trái lại, bọn cầm quyền nước Anh và các nước quân chủ châu Âu lo sợ vì cách mạng Pháp đang đe dọa tới thị trường của Anh và làm rung chuyển nền thống trị phong kiến chuyên chế ở các nước châu Âu. 

Năm 1793, các nước Anh, Áo, Phổ, Hà Lan, Tây Ban Nha, vương quốc Napôli, Xacđênha và các quốc gia Đức nhỏ liên minh lại để chống nước Pháp cách mạng. Kẻ cầm đầu và cổ vũ liên minh là nước Anh, muốn bóp chết cách mạng Pháp để chiếm lấy thị trường. các thuộc địa của Pháp. Đế chế Nga hoàng ủng hộ liên minh, tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp tháng 2-1793. Như vậy nước Cộng hòa Pháp non trẻ cùng một lúc phải đương đầu với âm mưu phản loạn bên trong và liên minh phong kiến bên ngoài. Tháng 3-1793, bọn phong kiến phản động nổi dậy ở Vangde. Các sĩ quan Girôngđanh đấu hàng quân địch ở nhiều nơi, các quý tộc phong kiến. câu kết với Girôngđanh nổi loạn, nhất là ở Lyông tàn sát hàng chục hội viên Giacobanh. Tình thế trở nên vô cùng nguy kịch. 

Ngay từ tháng 3, những người “Điên dại” đã yêu cầu đuổi bọn Girôngđanh ra khỏi Hiệp hội. Nhưng mãi đến khi chính sách phản động Girôngđanh lộ rõ, phải Giacôbanh mới ủng hộ những yêu sách trên. Dưới áp lực của phái Giacôbanh, các Tòa án đặc biệt trừng trị bọn phản cách mạng được thành lập, chính sách giá tối đa được ban hành. Ủy ban khởi nghĩa được thành lập. Ngày 31-6 Ủy ban kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nhân dân có vũ trang bao vây Hiệp hội và đuổi các đại biểu Girôngđanh ra khỏi Hiệp hội. Những tin tức về các cuộc phiến loạn của bọn Girôngđanh ở các địa phương đưa về càng làm cho quán chúng Pari sôi sục căm thù. Ngày 2-6 Hiệp hội bị bao vây bởi đại bác của quân Vệ quốc và hàng vạn quần chúng buộc phải ra lệnh bài 22 đại biểu Girôngđanh. Chính quyền Girôngđanh sụp đổ, chuyển sang tay phải Giacôbanh. Cuộc khởi nghĩa ngày 31-5 đến 2-6 một lần nữa thể hiện ý chí kiên cường và sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân quyết tâm thúc đẩy cách mạng đi lên. Một giai đoạn mới, giai đoạn phát triển cao hơn của cách mạng Pháp bắt đầu.