Miến Điện trước thời kì xâm của Thực dân Anh
1. Thống nhất đất nước
Cho đến đầu thế kỉ XVIII, Miến Điện bị chia xẻ thành nhiều vương quốc. Các tiểu vương quốc phong kiến chỉ công nhận chính quyền trung ương của triều đại Thungu (thủ đô là Ava) về hình thức, còn giữa các vương quốc thường xảy ra chiến tranh liên miên thôn tính lẫn nhau. Chiến tranh cũng nổ ra ngay dưới chân thành Ava, đe dọa sự sống còn của triều đại Trungu. Nhưng thời kì sụp đổ hoàn toàn của chính quyền trung ương thực sự bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa của người San và người Môn bùng nổ năm 1740. Người Mỗn sau khi được công ti Đông Ấn của Pháp giúp vũ khí, năm 1752 đã đánh chiếm thủ đô Ava. Nhưng họ không chiếm đóng được lâu dài. Phong trào đấu tranh của người Miến lan rộng khắp nơi chống lại sự thống trị của người Môn. Đứng đầu phong trào này là một hào trưởng tên là Alaun Pai. Năm 1754, Alaun Pai giải phóng được Ava, năm sau ông tiến quân mạnh mẽ về phía nam, đuổi người Mỗn ra khỏi cửa sông Iraoađi. Để kỉ niệm chiến công hiển hách của mình, tại đây, Alaun Pai cho xây dựng thành phố Rànggun có nghĩa là “Kết thúc chiến tranh”. Nhưng chiến tranh vẫn tiếp tục. Nam 1756-1757 Alaun Pai đánh chiếm vương quốc Mỗn (thủ đô là Pegu). Lần lượt các vương quốc San, Manipua cũng rơi vào tay người Miến.
Như vậy là đến giữa thế kỉ XVIII, quốc gia phong kiến Miến Điện được thống nhất (trừ vùng Aracan đến đầu thế kỉ XIX mới sáp nhập). Alaun Pai lên làm vua, sáng lập triều đại Conbaun, triều đại này tồn tại cho đến khi Anh thôn tính toàn Miến Điện, năm 1885.
2. Tổ chức nhà nước phong kiến tự chủ
Điện chưa bao giờ được thống nhất và có một chính quyền trung ương mạnh mẽ như dưới triều đại Conbaun.
Đứng ự sống, sự chết và tài sản của tất cả mọi sinh linh”. Vua đồng thời là người đứng đầu Phật giáo.
Bộ máy cai trị ở trung ương gồm 2 cơ quan :
– Hội đồng nhà nước tối cao (Khơluđô).
– Cơ mặt viện (Biedal).
Khơluđô là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đóng vai trò trung gian giữa vua và các cấp dưới, nó có nhiệm vụ ban bố các đạo dụ của nhà vua, chuẩn y việc bổ nhiệm các quan chức do vua đề cử, là tòa án tối cao xét xử các án tử hình. Kholuđô thường có 57 vị quan, về danh nghĩa do vua đứng đầu, nhưng thực tế do 4 vị quan (Vungi) lớn nhất chủ trì. Mối Vùngi trông coi một số công việc nhất định.
Biêdai là cơ quan trung gian giữa vua và Khơluđô. Mọi việc quan trọng nhất của nhà nước, vua đều bàn bạc ở đây, và qua Biêđai, lệnh vua được truyền cho Khơluđô để ban bố.
Về mặt hành chính cả nước chia thành tỉnh ; mỗi tỉnh có quan Miduun đứng đầu. Giúp việc Miðvun có hội đồng hàng tỉnh. Tỉnh chia thành nhiều Miê, đứng đầu Miồ có quan Mistutgi. Miôtútgi là chỗ dựa chủ yếu của chính quyền trung ương điều khiển mọi công việc trong Mio như thu thuế, xử kiện, bất phu và là người đứng đấu dân binh. Lí trưởng các xã do Miôtútgi bổ nhiệm.
Ở các vùng dân tộc ít người (San, Môn…) thì việc cai trị do quý tộc địa phương đảm nhiệm. Vua phái đến đây đại diện chính quyền trung ương để giám sát và cho quân đến đống để kiểm chế sự nổi dậy của họ.
Quân đội chia ra 2 loại :
- Quân cận vệ tuyển mộ từ những nông dân đặc biệt gọi là Acmudan.
- Dân binh gồm tất cả những nông dân thường Ati.
Quân đội có nhiều binh chủng : bộ binh, kị binh, voi trận, pháo binh, hạm đội.
Đạo Phật có địa vị rất lớn trong xã hội, được coi là quốc giáo. Mỗi người dân Miến trong đời mình phải vào tu ở chùa ít ra 1 lần. Trẻ con học tập ở chùa. Ở đấy, các nhà sư dạy chúng học đọc, học tính và học kinh kệ. Các nhà sư chiếm một tỉ lệ khá đông trong nhân dân (riêng ở 1 chùa chính của Rănggun Suedagôn có đến 1.000 sư). Nhà chùa sống nhờ vào tặng vật của nhà nước và nhân dân, họ không lao động, không phải đi phu phen tạp dịch. Vua cấp cho họ ruộng đất hoặc cho hưởng thuế cả một vùng nông thôn rộng lớn. Đạo Phật là chỗ dựa tinh thần quan trọng của chế độ quân chủ phong kiến Miến Điện.
3. Chế độ kinh tế – xã hội Miến Điện
Trong nhà nước phong kiến Miến Điện, quan hệ sản xuất phong kiến giữ địa vị thống trị, vua được coi là người sở hữu tất cả đất đai trong nước. Hình thức sở hữu ruộng đất có những loại sau :
– Đất nhà vua và nhà nước : Số đất này ngày càng tăng thêm do các vua Miến mở rộng việc xâm lăng. Tất cả miền Hạ Miến, một phần Thượng Miến là đất của vua và nhà nước. Tổ thuế hoàn toàn nhập vào quốc khổ và nhà vua tùy ý sử dụng. Vua còn có nguồn thu nhập bằng tổ thuế ở các phản đất khác trong nước.
– Đất phong cấp : Nhà vua phong cấp ruộng đất cho những người trong hoàng tộc và quan lại cao cấp (gọi là Misda). Số đất cấp cho mỗi người thường là một tỉnh hoặc một thành phố và vùng phụ cận, các Miôda sống ở thủ đô, đem ruộng phát canh cho nông dân và thu tố. Vì là quan chức trong bộ máy nhà nước nên Mistutgi cũng được vua cấp đất. Quyển sở hữu đất đai của Miốtútgi lúc đấu có tính chất tạm thời, dần dần có tính chất thừa kế và trở thành sở hữu riêng. Miôtútgi cũng phát canh và thu tỏ đất đai của họ.
– Đất tư : do việc mua bán đất đai, khai phá rừng hoặc do ruộng được phong cấp chuyển thành.
– Đất nhà chùa : Vào thế kỉ XVIII, XIX loại đất này thu hẹp dần vì chính sách trưng thu của các vua Miến.
– Đất công xã.
Nông dân chia ra 3 loại :
– Acmudan vừa là nông dân, vừa là lính. Họ canh tác trên đất đai nhà nước. Họ không phải nộp thuế cho nhà nước, nhưng phải đi lính cho vua và cứ 3-4 gia đình thì nuôi một người lính.
– Ati gồm phần lớn nông dân. Họ cày cấy trên ruộng đất của Mioda, Mistútgi hoặc Oatútgi (lí trưởng). Họ phải nộp nhiều thứ thuế và chịu chế độ lao dịch nặng nề. Thuế thường chiếm gần nửa thu hoạch, phải nộp bằng sản vật hoặc bằng tiền, ngoài ra còn các thử đảm phụ phong kiến khác. Gặp lúc chiến tranh, Ati cũng phải đi lính. Nói chung tình cảnh của Ati khó khăn hơn Ácmuđan.
– Lamain cày cấy trên ruộng đất của nhà nước. Họ phải nộp thuế, lao dịch cho vua và ra trận khi có chiến tranh. Đời sống của Lamain tương tự như Ati.
Nông dân thuộc loại này không được chuyển sang loại khác, họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào một chúa phong kiến nhất định. Ngoài việc đóng thuế, nông dân còn phải xây dựng đường sá, các công trình thủy lợi, xây dựng đến chùa, phục dịch trong chiến tranh. Ách áp bức phong kiến và sự chuyển quyền của bọn quan lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân Ban đầu hình thức đấu tranh phổ biến của nông dân là chạy trốn khỏi tên phong kiến cai trị. Nhưng cũng nổ ra những cuộc đấu tranh vũ trang. Trong năm 1810, ở Maythin có cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, vua nhiều lần phái quân đến đàn áp, nhưng đều bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 5 năm. Đặc biệt các cuộc khởi nghĩa của người Mồn và người Aracan ở Hạ Miên có một quy mô lớn. Ở đây, ách bóc lột phong kiến chống chéo với ách áp bức dân tộc. Ngoài ra, các cuộc chiến tranh liên miền (Miến – Môn, Miến – Xiêm) càng làm cho nông dân xơ xác, kiệt quệ. Các cuộc đấu tranh này kéo dài suốt từ nửa thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Vua Miến nhiều lần phải quân đến đàn áp, nhiều nông dân bị giết hại. Hàng chục ngàn người phải bỏ chạy sang Xiêm. Thành phổ Pegu trước kia đông đúc, nay chỉ còn mấy ngàn người.
Các cuộc đấu tranh của nông dân nói chung đều thất bại nhưng cũng góp phần làm cho chế độ phong kiến lung lay và suy yếu.
Trước khi thực dân Anh đô hộ, ở Miến Điện đã xuất hiện mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa. Thị trường trong nước được mở rộng, việc buôn bán giữa Thượng Miến và Hạ Miến rất tấp nập. Đặc biệt quan hệ thương mại giữa Miến Điện với Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Arập và Đông Nam Á cũng khá phát triển. Hàng xuất khẩu nổi tiếng là gỗ tếch và bông. Các thành phố buôn bán sấm uất lúc bấy giờ là Rănggun, Bátxây, Bamô. Nghề thủ công cũng có một bước phát triển đáng kể, đặc biệt là nghề dệt vải, sẽ sợi, làm thuốc nhuộm. Vai vóc Miến Điện tiêu thụ cả ở thị trường ngoài nước. Một số thủ công trường đã xuất hiện như xưởng đóng thuyền (có chiếc trọng tài 150 tấn), khai thác quặng mỏ (sắt, chỉ, đóng….), đặc biệt là khai thác dấu lửa. Ở Thượng Miến, vùng Enandaun có 336 cơ sở khai thác dấu, mỗi năm sản xuất chừng 600 tấn dấu chưa lọc. Đã xuất hiện các hình thức hợp tác giản đơn và sự chuyên môn hóa sản xuất ở một số vùng Dưới triều vua Minđôn (1853-1878) trong triều đình đã xuất hiện đảng Cái cách chủ trương phát triển nước nhà theo con đường tư bản chủ nghĩa Âu châu, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Bản thân vua Mindồn cũng là một nhà cải cách, ông đã cho đúc tiến (1861), khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp, nhập khẩu một số tàu thủy và máy móc mua từ châu Âu, xây dựng điện tín…
Tuy nhiên những mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa này phát triển một cách chậm chạp, vì quan hệ sản xuất phong kiến kim hãm. Phải đợi đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản ở Miến Điện mới có một bước phát triển đáng kể.