Thực dân Anh xâm lược và thôn tính Miến Điện

Quan hệ giữa Miến Điện và các quốc gia châu Âu đã có từ rất sớm. Thương nhân châu Âu đã đến Miến từ thế kỉ XV (người Venêxia, Ngũ). Người Anh đến vào cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII họ đã lập những thương điểm đầu tiên ở Negơrai và Bátxây. Từ giữa thế kỉ XVIII, người Anh tìm cách can thiệp vào nội bộ Miến Điện. Trong cuộc chiến tranh của vua Alaun Pai chinh phục người Mồn ở Hạ Miến, công ti Đông Ấn của Anh giúp người Miến, còn công ti Đông Ấn của Pháp thì giúp người Môn. Cuộc đấu tranh để tranh giành ảnh hưởng giữa người Anh và người Pháp ở Miến Điện bắt đầu từ đấy. Nhưng lúc bấy giờ quốc gia phong kiến Miến Điện còn đủ mạnh để chặn đứng âm mưu nô dịch của hai kẻ địch nguy hiểm này. Đến thế kỉ XIX, Miến Điện trở thành nạn nhân xâm lược của thực dân Anh. 

Đầu thế kỉ XIX thực dân Anh đã xâm chiếm gần hết bán đảo Ấn Độ, xứ Bengan của Ấn Độ tiếp giáp Miến Điện đã trở thành thuộc địa của Anh. Từ căn cứ này, thực dân Anh tìm cách xâm lược Miến Điện. 

Thực dân Anh chú ý đến Miến Điện trước hết vì vị trí chiến lược quan trọng của nước này. Từ đây, (trước hết là Hạ Miến), Anh sẽ củng cố được chỗ đứng chắc trên vịnh Bengan, tạo nên một mắt xích trung gian trên đường từ Ấn Độ đi Malacca để qua Thái Bình Dương. Miến Điện còn là cửa ngõ để xâm nhập vùng Tây nam Trung Quốc. Sự giàu có về lúa gạo và tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là gỗ tếch và các mỏ kim loại, dấu lửa) của Miến Điện càng thôi thúc dã tâm xâm lược của thực dân Anh. 

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Miến Điện lần thứ nhất (1824-1826) 

Đấu những năm 20 thế kỉ XIX, quan hệ Anh – Miến rất căng thẳng. Để có cố gây chiến, Anh thường gây ra các vụ xung đột biên giới, đòi Miến rút quân ra khỏi các công quốc Ấn Độ như Manipua, Atxam, Kasa… mà Miến chiếm được trước kia. Anh tích cực hành động vì đấu những năm 20, Mi cũng có dã tâm xâm lược Miến Điện và đã đạt được một số thắng lợi về thương mại ở nước này. 

Tháng 3-1824 Anh tuyên chiến với Miến Điện. Quân Anh sau khi phá vỡ tuyến phòng thủ của Miến, đã dán dẫn chiếm được các tỉnh duyên hải ở phía Nam và đấu năm 1825 chiếm được các vùng Tây Bắc. Quân đội Miến do tướng Bandula chỉ huy tuy trang bị kém xa quân Anh nhiều, nhưng tinh thần dũng cảm của các binh sĩ đã làm cho quân Anh nhiều phen khốn đốn, đặc biệt là trận chiến thắng quân Anh ở Prômơ. Quân Anh không những chỉ gặp sự phản kháng của lực lượng quân đội thường trực mà còn vấp phải cuộc kháng chiến của nhân dân. Nhân dân đã làm vườn không nhà trống, tổ chức thành từng đội nhỏ tấn công đồn bốt và cản trở các cuộc hành quân của địch. Do đó âm mưu đánh nhanh, tháng nhanh và mở rộng việc xâm chiếm của địch không thực hiện được. Tháng 2-1826 hai bên kí kết điều ước Jandabd, theo đó Miến Điện buộc phải :

– Nhường cho Anh vùng Atxam, Manipua (các công quốc Ấn Độ). 

– Cát cho Anh 2 tỉnh giàu có là Aracan và Tênátxêrim ở miền duyên hải phía nam. 

– Bồi thường cho Anh một triệu bảng. 

2. Cuộc chiến tranh xâm lược Miến Điện lần thứ hai (1852-1853) 

Sau chiến tranh Anh – Miến lần thứ I, Anh chưa thể gây chiến ngay để chiếm nốt các phần đất khác của Miến vì chúng đang tiến hành chiến tranh xâm lược Apganixtan và xứ Pengiáp. Mãi đến tháng 4-1852 Anh mới nhân vụ triều đình Miến phạt 2 nhà tư bản Anh ở Rănggun vì tội buôn gian bán lận, mở cuộc tấn công lần thứ hai. Từ tháng 4 đến tháng 6-1852 thực dân Anh chiếm được các vùng quan trọng ở Hạ Miến như Ranggun, Bátxây, Mataban và các vùng khác. Dần dán toàn bộ Hạ Miến lọt vào tay chúng. Đây là vùng đất phì nhiều, giàu có nhất của Miến Điện, làm cho Miến bị bao vây, mất đường thông ra biển. Vì gặp phải sức phản kháng mạnh mẽ của nhân dân, nên thực dân Anh không thực hiện được tham vọng chiếm toàn bộ đất nước. Tháng 6-1853 chiến sự kết thúc. Thực dân Anh hợp nhất các vùng đã chiếm được trong 2 cuộc chiến tranh thành xử “Miến Điện thuộc Anh”. (British Burma). 

Việc Anh chiếm đóng Hạ Miến đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh du kích mạnh mẽ của nhân dân Môn sinh sống ở đây, kéo dài từ 1853 đến 1860. Thực dân Anh buộc phải thừa nhận là khắp nơi nhân dân “khởi nghĩa và bạo động”. Vì vậy, để duy trì ách chiếm đóng thực dân, chúng phải tăng quân số từ 8.100 lên đến 19.000 tên. 

Nhân dân Hạ Miến dưới ách chiếm đóng của Anh bị dồn đến chỗ cùng đường : chưa kịp khôi phục nhà cửa, ruộng vườn bị chiến tranh tàn phá thì thực dân Anh đã đặt lên vai họ gánh nặng của nhiều thứ thuế mới. Nạn đói hoành hành khắp nơi gây nên cảnh chết chóc thảm thê. Nông thôn tiêu điều xơ xác. Vì vậy, họ chỉ có một con đường cứu sống là chống lại ách thống trị thực dân. Nhiều đội du kích được thành lập bao gồm nông dân, ngư dân, thương nhân và cả một bộ phận quân lính triều đình. Một bộ phận phong kiến và sư sãi cũng tham gia kháng chiến. Nhiều cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra, một số thành phố (như Bilin, Pêgu) bị giành đi cướp lại nhiều lần giữa thực dân Anh và quân du kích. Trong cuộc kháng chiến này nổi lên một số lãnh tụ du kích tiêu biểu đã từng làm cho quân Anh khiếp sợ như Miatun, Haung Hi. Nơi có phong trào du kích mạnh là Bátxây. Ở đây hoạt động của quân du kích đã phối hợp chặt chế với cuộc khởi nghĩa của toàn dân. 

Do tinh thần phản kháng mạnh mẽ của nhân dân nên thực dân Anh phải mất đến 8 nam và chịu nhiều tổn thất nặng nề mới đạt được ách thống trị ở Hạ Miến. Cuộc kháng chiến của nhân dân Hạ Miến là một trong những trang sử vẻ vang, góp phần làm cho việc thôn tính thượng Miến của thực dân Anh bị hoãn lại một thời gian dài. 

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Miến Điện lần thứ ba (1885) 

Trong khi chưa chiếm được Thượng Miến, quân Anh đã bắt vua Miến phải kí các hiệp ước nô dịch như cho Anh quyền buôn bán tự do ở vùng này, thuế quan hạ 5% so với giả hàng đại diện Anh và quân lính Anh được đến đóng ở thủ đô Madalai và thành phố thương mại Bamô giáp Trung Quốc. Thượng Miến ở trong tình thế bị bao vây và cô lập. Thượng Miến có một vị trí quan trọng đối với đế quốc Anh. Chúng coi nơi đây là nơi có thể khai thác các nguyên liệu quý (đặc biệt là gỗ tếch và dấu lửa), tiêu thụ hàng hóa và là khu vực đầu tư. Chiếm được Thượng Miến, đế quốc Anh có thể xâm nhập vào Trung Quốc bằng con đường từ phía tây nam. 

Các đế quốc khác như Mĩ, Ý, Đức và đặc biệt là Pháp cũng tích cực tìm cách nô dịch phấn đất này của Miến Điện. Mĩ, Ý, và Đức đã bắt vua Miến kí những hiệp ước thương mại có lợi cho chúng Nhưng Pháp giành được ưu thế hơn vì vua Miến có ý định dựa vào Pháp để ngăn chặn bàn tay xâm lược của Anh. Sau nhiều lần đàm phán, năm 1885 Hiệp ước Pháp – Miến được kí kết. Theo đó, Pháp có quyền tối huệ quốc và quyền lãnh sự tài phán, công dân Pháp có quyền kinh doanh công thương nghiệp, hạ thấp thuế quan đánh vào hàng Pháp… Hai hiệp định mặt khác cho phép Pháp có nhượng địa làm đường sắt, lập đội thương thuyền trên sông Iraoadi, lập nhà băng, khai thác mỏ. Pháp nhận Miến Điện là “nước trung lập” dưới sự bảo hộ của Pháp, Ý, Đức ; Pháp cũng hứa giúp vũ khí cho Miến Điện. 

Đế quốc Anh theo dõi diễn biến của tình hình trên với một về lo ngại đặc biệt vì sợ rằng Thượng Miện sẽ rơi vào tay Pháp. Trong khi Pháp còn lo đối phó với tình hình phức tạp ở Việt Nam và Madagatxca, Anh quyết định hành động ngay. Nhân việc triều đình Miến Điện phạt Công ti Anh về tội lậu thuế (chuyển 8 vạn cây gỗ ra ngoài mà chỉ bảo 3 vạn cây). Phó vương Anh ở Ấn Độ lập tức gửi tối hậu thư đòi phải để nhà cầm quyền Anh tham gia giải quyết vụ án, phải để quân Anh đến đóng ở Mandalai, phải trao quyền ngoại giao cho Anh và nếu 7 ngày sau vua Miến không trả lời thì Anh “tự do hành động”. Triều đình sợ xẩy ra chuyện lôi thôi, quyết định rút vụ án. Nhưng không kịp, tiếng súng xâm lang đã nổ. Chỉ 2 tuần sau khi chiến tranh bùng nổ (11–1885) thủ đô Miến là Mandalai bị chiếm. Vua cuối cùng của Miến Điện là Tibao (1879-1885) bị đày sang Cancitta. Ngày 1-1-1886 Phổ vương Ấn Độ tuyên bố sáp nhập Miến Điện vào Ấn Độ như là một tỉnh thuộc địa của thuộc địa”. 

Như vậy là công cuộc chinh phục Miến Điện của thực dân Anh đã hoàn thành. Để làm việc đó, thực dân Anh đã phải mất hơn 60 năm (1824-1885) 

Sau khi thủ đô thất thủ, một phong trào kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân bùng nổ, kéo dài hơn 10 năm (1885-1896). Cuộc kháng chiến mang tính chất nhân dân, động lực chính là nông dân. Phong trào có quy mô rộng lớn nhất vào những năm 1886-1889. Các đội du kích được thành lập, tấn công vào mọi nơi có quân địch cư trú, cắt đứt điện thoại, phá hoại đường giao thông của chúng Để đàn áp nghĩa quân, địch đã phải tăng quân gấp 4 lần, đến 35.000 tên. Một số lãnh tụ nghĩa quân nổi tiếng được sự ủng hộ hết lòng của nhân dân như Sơve Ian, Botrô, Meung, leng.. Lửa chiến tranh du kích bùng cháy không những ở vùng trung tâm của đất nước mà còn ở các vùng núi, vùng biên cương – nơi cư trú của các dân tộc ít người. Người Chin và Cachin ở phía tây và phía bác Miến Điện chống quân Anh cho đến năm 1896. Người Caren ở phía đông và phía nam phối hợp hành động. Người San ở phía bắc cấm vũ khí đứng dậy chống quân Anh. Ở Hạ Miến,người Mỗn cũng nổi dậy. Nghĩa quân ở đây đã đuổi được quân Anh ra khỏi các thành phố như Pegu, Xittang, Bilin… và một số vùng nông thôn. 

Cuộc chiến tranh nhân dân diễn ra trong 10 năm làm bọn thực dân Anh hao người tốn của Mai đến cuối năm 1896 chúng mới dập tắt được cuộc kháng chiến. Tuy thất bại, nhưng cuộc đấu tranh của nhân dân Miến đã chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí bất khuất cảm thù địch của họ. Tinh thần đấu tranh của nhân dân Miến rất ngoan cường, nhưng cuối cùng đã thất bại. Cuộc đấu tranh của nhân dân Miến Điện khi đó thiếu một tổ chức và một trung tâm lãnh đạo thống nhất, hành động của nghĩa quân thiếu sự phối hợp chặt chẽ, sự đầu hàng phản bội của một số phần tử phong kiến quý tộc tham gia phong trào, và sau hết hậu phương không ổn định vì các phe đăng ở triều đình chém giết lẫn nhau để tranh giành ngôi thứ.