Miến Điện trong thời kì Thực dân Anh đô hộ
1. Thiết lập bộ máy thống trị thực dân Anh
Sau khi thôn tính xong. Anh biến Miến Điện thành một tỉnh của Ấn Độ, lập bộ máy cai trị quan liêu thống nhất trong toàn Miến Điện. Quyền lực tối cao trong nước tập trung vào tay viên toàn quyền Anh, trực thuộc Phó vương Ấn Độ. Dưới toàn quyền có các tổng đốc người Anh cai trị các khu. Đơn vị hành chính cơ sở do Tútgi đứng đầu. Tútgi vừa là người thu thuế, vừa là quan tòa, cảnh sát và quan cai trị hành chính. Quyền lực của Tútgi được mở rộng trong một số làng, tạo thành đơn vị hành chính cơ sở. Thực dân Anh bổ nhiệm phần lớn Tátgi từ người Miến. Ở các Tiểu quốc San, Karen.. bọn Anh cai trị gián tiếp qua các lãnh chúa, quý tộc địa phương.
Hội đồng nhà nước (Kholuđô) và Cơ mặt viện (Biêđai) bị giải tán. Trên thực tế, triều đình phong kiến bị thủ tiêu. Thay vào đó, năm 1897 thực dân Anh lập ra “Hội đồng lập pháp” trực thuộc toàn quyền Anh. Thoạt tiền, Hội đồng lập pháp chỉ có 9 người do toàn quyền chỉ định, là một cơ quan có tính chất tư vấn. Nam 1909, Hội đồng mở rộng đến 15 người trong đó không có một người Miến nào được tham gia.
Trong bộ máy nhà nước, nhất là ở cấp cao, nơi nào không đủ người Anh, bọn thực dân dùng người Ấn Độ, Quân đội và cảnh sát phần lớn là người Ấn. Về sau có cả người Miến tham gia, nhưng chủ yếu là các dân tộc thiểu số. Bàng thủ đoạn này thực dân Anh muốn gây sự thù hằn giữa người Miến với người Ấn, giữa các dân tộc ở Miến hòng thực hiện chính sách “chia để trị”.
2. Thực dân Anh tăng cường bóc lột Miến Điện
Hình thức bóc lột chủ yếu của thực dân Anh ở Miến Điện là thuế hiện vật đánh vào ruộng đất. Thuế này chiếm đến hơn nửa giá trị tổng số các loại thuế. Tútgi có trách nhiệm thu thuế nộp cho thực dân Anh, chúng được hưởng 10% số thuế thu được. Các loại thuế ngày càng nhiều và mức thuế ngày càng cao là một gánh nặng đè lên vai nông dân lao động, làm cho đời sống của họ ngày càng điêu đứng, cực khổ Nhằm bóc lột và vơ vét lúa gạo, thực dân Anh mở rộng diện tích cấy lúa. Năm 1865 ở Hạ Miến ruộng cấy lúa chỉ chiếm 993.000 acrơ (1 acrơ = 0,4047 ha), năm 1880 diện tích này tăng lên hơn gấp 3 và đến năm 1960 tăng gắn 7 lần. Tư bản Anh xuất khẩu gạo vơ vét bằng thuế và thu mua với giá rẻ mạt. Nhờ khai thông kênh Xuyê (1869) nên gạo Miến Điện được bán sang Âu châu với một khối lượng lớn. Giá thóc ngày càng tăng : năm 1860 giá 100 thùng thóc là 45 rupi, năm 1880 tăng lên 100 rupi. Trong khoảng mấy chục năm, Miến Điện là nước xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới. Đối với một thuộc địa, quyền khai thác và xuất khẩu ở trong tay đế quốc thực dân thì số lượng gạo (và các hàng hóa khác) bản ra ngoài càng tăng chỉ có nghĩa là tài nguyên đất nước càng bị bòn rút, nhân dân càng khổ cực.
Thóc gạo được sản xuất bằng phương pháp canh tác hết sức thô sơ theo lối phong kiến. Thực dân Anh không thể chú ý cải thiện chút nào điều kiện sản xuất của người nông dân. Mặt khác, do khuynh hướng khai thác kiểu thực dân, Miến Điện trở thành nước độc canh lúa, phụ thuộc vào thị trường tư bản, kinh tế phát triển. què quặt.
Sau khi chiếm Thượng Miến, thực dân Anh có nguồn gỗ tếch rất lớn. Vào khoảng cuối thế kỉ XIX hàng năm Anh bán ra ngoài hơn 270.000 cây. Do đó Miến Điện trở thành một trong những nước cung cấp gỗ tếch nhiều nhất thế giới.
Về công nghiệp, tư bản Anh chỉ chú ý phát triển ngành chế biến nông sản xuất khẩu và khai thác quặng mỏ. Những ngành này nằm trong tay tư bản Anh. Chúng không hề nghĩ đến việc mở mang công nghiệp nặng. Trong công nghiệp nhẹ, phát triển nhất là công nghiệp xay xát gạo. Năm 1859 xuất hiện nhà máy xay đầu tiên ở Miến Điện. Nam 1880 đã có 49 nhà máy xay trong số 74 nhà máy, năm 1900 : 83/136, năm 1910 : 165/301. Các nhà máy cưa cũng được xây dựng. Ranggun là thành phố tập trung phần lớn các nhà máy xay và nhà máy cưa. Thực dân Anh cũng chú ý tới dấu lửa của Miến Điện. Năm 1886 chúng lập ra “Công tỉ dầu lửa Miến Điện”, một công ti vào loại lớn nhất châu Á. Dầu khai thác ngày càng nhiều : từ 5,9 triệu ganlon (1 ganlon = 4,546 lít) năm 1901 lên đến 254,6 triệu ganlon năm 1914. Đầu thế kỉ XX, tư bản Anh mới khai thác quặng ở Miến Điện, nhưng chỉ chú ý đến quặng bạc và chỉ ở tiểu vương quốc San, vonfram ở tiểu vương quốc Caren, thiếc ở Tồnátxêrim.
Để chuyên chở nguyên liệu cướp được ra các hải cảng và đưa hàng vào bán ở nội địa, thực dân Anh xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường thủy. Đường sắt đầu tiên được xây dựng năm 1877 dài 200km, đến năm 1914 đã có 2.500km đường sắt. Tổng số vốn đầu tư của Anh ở Miến Điện đến năm 1914 lên tới khoảng 15-17 triệu bảng Anh. Nam 1900 người ta đếm được 301 xí nghiệp với 45.000 công nhân.
Đến cuối thế kỉ XIX mới xuất hiện các nhà máy xay và nhà máy cưa của tư sản Miến Điện, nhưng quy mô rất nhỏ. Giai cấp tư sản địa phương lớn mạnh lên trong đại chiến thứ I. Chiến tranh làm tăng thêm nhu cầu vật dụng mà Anh không thể cung cấp được, nên giai cấp tư sản dân tộc được phép đảm đương Số nhà máy tăng lên, năm 1918 tổng số nhà máy là 500 với số công nhân 71.000 người, trong đó có nhiều nhà máy thuộc tư sản dân tộc. Nhưng nói chung trong hoạt động kinh doanh của mình, họ bị cạnh tranh gay gắt không những từ phía tư sản Anh mà cả tư sản Ấn Độ nữa.
Tóm lại, mạch máu kinh tế hoàn toàn nằm trong tay tư bản Anh. Do kết quả khai thác của Anh, ở Miến Điện đã xuất hiện thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng phát triển què quật vì chỉ có những ngành nào phục vụ cho tư bản Anh mới được phép tồn tại – đó là những ngành công nghiệp khai thác và chế biến Tư bản dân tộc tuy có phát triển nhưng rất chậm chạp, yếu ớt và lệ thuộc vào tư bản Anh.
3. Tình hình các giai cấp trong xã hội Miến Điện
Ở Thượng Miến, trước khi Anh xâm chiếm đã hình thành chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến – địa chủ với quy mô nhỏ. Sau khi xâm chiếm, thực dân Anh vẫn để nguyên cho nó tồn tại. Nhưng ở Hạ Miến, nơi phần lớn là đất đai chưa khai phá, thực dân Anh đem chia đất này ra từng mảnh lớn cho thương nhân, bọn cho vay nặng lãi và các quan chức. Do vậy, ở đây xuất hiện chế độ chiếm hữu ruộng đất lớn. Đó là tiền đề của sự ra đời táng lớp địa chủ mới có liên hệ chặt chẽ với thực dân Anh và là cơ sở xã hội cho sự thống trị của Anh ở Miến Điện. Đến lượt mình, bọn địa chủ mới này chia ruộng đất được cấp thành từng mảnh nhỏ và phát canh cho nông dân, tạo nên một lớp tá điển mới bị bóc lột theo lối nửa phong kiến.
Giai cấp nông dân bị phân hóa sâu sắc. Trước hết là do quá trình mất đất của nông dân không ngừng diễn ra. Hiện tượng này xảy ra rõ nhất ở Hạ Miến. Nông dân không có đủ phương tiện để canh tác nên phải đem đất cấm cổ ở bọn cho vay nặng lãi và nếu không trả đúng kì hạn thì sẽ bị mất đất. Quá trình mất đất và phân hóa của nông dân diễn ra nhanh hơn và sâu sắc hơn ở Thượng Miến. Nếu như cuối thế kỉ XIX, số nông dân tá điền ở Hạ Miến chỉ chiếm hơn 1/5 tổng số nông dân thì đến đấu đại chiến I chiếm đến hơn 1/3.
Về mặt pháp lý, tá điền tuy được tự do về thân phận, không bị trói chặt vào một tên địa chủ nhất định nhưng họ bị bóc lột về kinh tế và bị áp bức về tinh thần rất nặng nề. Muốn cấy rẽ đất của địa chủ, tá điền phải làm giao kèo. Nhưng giao kèo ngắn hạn, thường quy định chỉ 1 – 2 năm để chủ đất không ngừng tăng tốc và làm áp lực đối với tá điền.
Sự phân hóa nông dân đã dẫn đến xuất hiện 2 tầng lớp mới trong nông thôn : vô sản nông nghiệp và phủ nông. Phủ nông có ruộng đất riêng hoặc thuê của địa chủ lớn và thuê nhân công. Sự xuất hiện tầng lớp phủ nông là biểu hiện của quan hệ tư bản chủ nghĩa trọng nông nghiệp, nhưng ở Miến Điện quan hệ này rất yếu. Tầng lớp vỏ sản nông nghiệp hình thành từ những nông dân mất đất. Họ đi làm thuê theo thời vụ, thường là lúc công việc đồng áng bận rộn vào ngày mùa, thời gian còn lại họ vào thành phố tìm việc làm. Do đó đời sống của họ rất bấp bênh. Theo tài liệu thống kê chính thức, năm 1891 ở Miến Điện 682.000 công nhân nông nghiệp, năm 1901 số này lên đến 1.800.000. Công nhân nông nghiệp tập trung chủ yếu ở Hạ Miến mà trong đó người Ấn Độ chiếm một tỉ lệ khá đông : hàng năm có từ 10 – 20 vạn người Ấn Độ sang Miến làm ăn, hết thời vụ một số ở lại, một số trở về nước. Cùng với tá điền và một số tiểu nông, công nhân nông nghiệp bị bóc lột hết sức nặng nề.
Vào khoảng vài chục năm cuối thế kỉ XIX ở Miến Điện đã xuất hiện những người vô sản công nghiệp. Họ là con đẻ của sự phát triển quan hệ tư bản trong nước, đặc biệt là ở Hạ Miến. Lúc đầu, họ là những công nhân Ấn Độ, dần dân số công nhân người Miến tăng lên do quá trình mất đất và phân hóa giai cấp diễn ra ở nông thôn. Phần lớn họ là những công nhân máy xay, máy cưa làm cho tư bản Anh. Đời sống của họ rất cực khổ : lương thấp, ngày làm việc kéo dài, không có luật bảo hiểm lao động. Do điều kiện bị bóc lột nặng nề, giai cấp nông dân và công nhân sẽ tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh dân tộc.
Giai cấp tư sản dân tộc hình thành từ chủ đất, thương nhân và bọn cho vay nặng lãi. Họ bỏ vốn vào thương nghiệp, vào công nghiệp xay xát và cưa. Quá trình tư bản hóa tầng lớp trên chiếm hữu ruộng đất của xã hội Miến Điện diễn ra đây mâu thuẫn. Địa chủ trở thành chủ tư bản không phải do chuyển nền kinh tế nông nghiệp của mình theo lối kinh doanh tư bản bằng cách áp dụng máy móc và thuê công nhân, mà là do chuyển một phần vốn ra kinh doanh công nghiệp. Do đó, trong quan hệ với tá điền, nhà tư bàn vẫn là địa chủ bóc lột theo lối phong kiến trong quan hệ với công nhân, họ lại là chủ xí nghiệp. Đặc điểm đó không tạo nên một cuộc cách mạng ruộng đất trong nông thôn như ở nhiều nước. tư bản Âu châu. Trái lại, nguồn tỏ tức (bằng tiến và bằng hiện vật) của địa chủ lại biến thành nguồn vốn đầu tư và nguyên liệu cho nhà tư bản (thóc lúa cho nhà máy xay, gỗ rừng cho nhà máy cưa). Do đó, giai cấp tư sản địa phương mang tính bảo thủ, gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại của quan hệ sản xuất phong kiến. Đồng thời, nó lại lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản đế quốc về mặt kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, nên không thể dứt bỏ được mối liên hệ với tư bản chính quốc. Mặt khác, giữa họ và bọn thực dân cũng nẩy ra mâu thuẫn do chỗ họ bị bọn thực dân hạn chế kinh doanh và cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì vậy, với sự phát triển mạnh mê của phong trào giải phóng dân tộc, họ có khả năng trở thành một lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
4. Sự xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc Miến Điện
Dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Anh, nhân dân Miến Điện không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc. Với sự chuyển biến về kinh tế và sự ra đời những giai cấp mới, vào đấu thế kỉ XX, ở Miến Điện đã nảy sinh phong trào giải phóng dân tộc. Cơ sở xã hội của phong trào là giai cấp tư sản dân tộc. giai cấp công nhân và nông dân. Cơ sở tư tưởng của nó không phải là chủ nghĩa quốc gia phong kiến hẹp hòi, bảo thủ, mà là chủ nghĩa quốc gia tư sản mới ra đời. Giai cấp tư sản dân tộc khi đó trở thành người đại diện cho nguyện vọng độc lập chung của các tầng lớp nhân dân. Điều đáng chú ý là ở Miến Điện, Phật giáo là quốc giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, còn tăng lữ là một lực lượng xã hội và chính trị quan trọng. Sự thống trị của Anh đã làm suy yếu vai trò và địa vị của tăng lữ, vì Anh tước bỏ của họ nhiều đặc quyền đặc lợi (không trợ cấp vật chất, xóa bỏ quyền xét xử, hạn chế việc dạy dỗ…). Vì vậy, giới Phật giáo cũng tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống đế quốc. Còn đối với nhân dân thì đấu tranh bảo vệ Phật giáo như là một hình thức để bảo vệ truyền thống và tập quán dân tộc. Do đó, phong trào giải phóng dân tộc ở Miến Điện được bắt đầu từ việc đấu tranh để bảo vệ và phục hưng Phật giáo.
Năm 1897, ở Mandalai xuất hiện tổ chức đầu tiên bảo vệ Phật giáo lấy tên là “Hội Phật giáo”. Hội này mở trường dạy giáo lí và cổ súy lòng yêu nước, nhiều nhà hoạt động chính trị nổi tiếng sau này đều được đào tạo ở đây. Năm 1902, một tổ chức tương tự được thành lập ở thành phố Bátxây. Năm 1904, Hội Liên hiệp Phật giáo của trường Đại học Ranggun xuất hiện. Tất cả các tổ chức trên đã tạo cơ sở để thành lập một tổ chức toàn quốc năm 1906 là bản vẫn là địa chủ bóc lột theo lối phong kiến trong quan hệ với công nhân, họ lại là chủ xí nghiệp. Đặc điểm đó không tạo nên một cuộc cách mạng ruộng đất trong nông thôn như ở nhiều nước tư bản Âu châu. Trái lại, nguồn tổ tức (bằng tiến và bằng hiện vật) của địa chủ lại biến thành nguồn vốn đầu tư và nguyên liệu cho nhà tư bản (thóc lúa cho nhà máy xay, gỗ rừng cho nhà máy cưa). Do đó, giai cấp tư sản địa phương mang tính bảo thủ, gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại của quan hệ sản xuất phong kiến. Đổng thời, nó lại lệ thuộc vào chủ nghĩa tư bản đế quốc về mặt kĩ thuật và tiêu thụ sản phẩm, nên không thể dứt bỏ được mối liên hệ với tư bản chính quốc. Mặt khác, giữa họ và bọn thực dân cũng nảy ra mâu thuẫn do chỗ họ bị bọn thực dân hạn chế kinh doanh và cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì vậy, với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, họ có khả năng trở thành một lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
4. Sự xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc Miến Điện
Dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Anh, nhân dân Miến Điện không ngừng đấu tranh giành độc lập dân tộc. Với sự chuyển biến về kinh tế và sự ra đời những giai cấp mới, vào đầu thế kỉ XX, ở Miến Điện đã nẩy sinh phong trào giải phóng dân tộc. Cơ sở xã hội của phong trào là giải cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân và nông dân. Cơ sở tư tưởng của nó không phải là chủ nghĩa quốc gia phong kiến hẹp hòi, bảo thủ, mà là chủ nghĩa quốc gia tư sản mới ra đời. Giai cấp tư sản dân tộc khi đó trở thành người đại diện cho nguyện vọng độc lập chung của các tầng lớp nhân dân. Điều đáng chú ý là ở Miến Điện, Phật giáo là quốc giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, còn tăng lữ là một lực lượng xã hội và chính trị quan trọng. Sự thống trị của Anh đã làm suy yếu vai trò và địa vị của tăng lữ, vì Anh tước bỏ của họ nhiều đặc quyền đặc lợi (không trợ cấp vật chất, xóa bỏ quyền xử, hạn chế việc dạy dỗ.. Vì vậy, giới Phật giáo cũng tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống đế quốc. Còn đối với nhân dân thì đấu tranh bảo vệ Phật giáo như là một hình thức để bảo vệ truyền thống và tập quán dân tộc. Do đó, phong trào giải phóng dân tộc ở Miến Điện được bắt đầu từ việc đấu tranh để bảo vệ và phục hưng Phật giáo.
Năm 1897, ở Mandalai xuất hiện tổ chức đầu tiên bảo vệ Phật giáo lấy tên là “Hội Phật giáo”. Hội này mở trường dạy giáo lí và cổ súy lòng yêu nước, nhiều nhà hoạt động chính trị nổi tiếng sau này đều được đào tạo ở đây. Năm 1902, một tổ chức tương tự được thành lập ở thành phố Bátxây. Năm 1904, Hội Liên hiệp Phật giáo của trường Đại học Ranggun xuất hiện. Tất cả các tổ chức trên đã tạo cơ sở để thành lập một tổ chức toàn quốc năm 1906 là ’Hội liên hiệp thanh niên Phật giáo”. Trong số những người sáng lập ra Hội có U Maung, U Mêôn. U Kin… Tổ chức có chi nhánh các nơi và hàng năm tổ chức hội nghị toàn quốc. Cương lĩnh của Hội chủ trương phục hưng Phật giáo, phổ cập giáo dục phổ thông sơ cấp không mất tiền, đòi bình đẳng về giáo dục giữa người Anh và người Miến, đấu tranh với những tập tục xấu, đòi người Âu châu phải bỏ giày khi vào chùa, giáo dục tình cảm yêu nước trong nhân dân. Hội Liên hiệp thanh niên Phật giáo mở nhiều thư viện, in tuần báo Người Miến và nguyệt san Phật từ Miến. Năm 1909-1910, Hội có 346 hội viên, 15 chi nhánh. Hội thường phối hợp hành động với một tổ chức khác thành lập năm 1907 là “Hội tuyên truyền Phật giáo” có 1.210 hội viên. Về hình thức Hội Liên hiệp thanh niên Phật giáo không phải là một tổ chức chính trị, chưa xác định mục tiêu chống Anh để giành độc lập dân tộc mà mới đòi một số quyền bình đẳng và mở mang dân trí nhưng thực tế nó là linh hồn của chủ nghĩa quốc gia từ sản. Năm 1911, xuất hiện nhật bảo tiếng Miến do U Bale – một trong những người lãnh đạo Liên hiệp thanh niên Phật giáo sáng lập. Tờ báo giữ một vai trò quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức dân độc.
Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều tổ chức yêu nước mới ra đời, có đại biểu của nông dân, thợ thủ công. tư sản dân tộc, trí thức và một số địa chủ tham gia. Các tổ chức này có liên hệ trực tiếp hoặc gia nhập Liên hiệp thanh niên Phật giáo. Đến năm 1918, Liên hiệp thanh niên Phật giáo đã có 50 chi nhánh. Trước chiến tranh hoạt động chính trị của Hội còn yếu ớt. Từ 1916-1917 trở đi với lớp lãnh đạo mới và trẻ, hoạt động của Hội mang màu sắc chính trị rõ ràng. Phái lãnh đạo trẻ do U Chikhơlai và U Bale đứng đầu. Hội nghị toàn quốc năm 1917 là một cái mốc quan trọng của Hội, trong đó phải trẻ chiếm ưu thế. Họ đã đấu tranh thắng lợi để đưa vào nghị quyết một số vấn đề như cấm người châu Âu mang giày vào chùa, chống dành toa xe riêng cho người Âu, không để ruộng đất lọt vào tay người nước ngoài, đuổi các đại biểu không do dân bầu ra khỏi Hội đồng lập pháp, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ….
Trong lúc những người theo chủ nghĩa quốc gia tư sản hoạt động bằng ngòi bút và diễn đàn thì tiếng súng khởi nghĩa chống thực dân Anh của nghĩa quân du kích vẫn tiếp tục nổ. Đặc biệt có cuộc đấu tranh của các đội du kích ở vùng Pagan do Bôtrỏ lãnh đạo kéo dài cho đến năm 1920.
Trong chiến tranh thế giới thứ I, Miến Điện phải tăng cường cung cấp nguyên liệu và nhân lực cho thực dân Anh để chúng tiến hành cuộc chiến tranh đế quốc. Thực dân Anh tăng thuế và khai thác triệt để các tài nguyên thiên nhiên của Miến (vỏnfram, dấu, gỗ…) để phục vụ chiến tranh. Chúng đã bắt 18.600 người Miến vào lính để làm bia đỡ đạn trên chiến trường. Giá sinh hoạt đất đỏ, một số công nhân bị sa thải vì hạn chế xuất cảng gạo. Số nông dần mất đất phá sản nhiều hơn. Vì vậy nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân đã nổ ra. Đặc biệt có cuộc khởi nghĩa của người Chin chống thực dân Anh bắt lính và các cuộc bãi khóa của học sinh trường trung học ở Rănggun có quy mô tương đối lớn.
Tóm lại, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Miến Điện đã xuất hiện phong trào giải phóng dân tộc do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo. Mặc dù nhân dân đã có ý thức về chính trị, phong trào vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ của một phong trào tự phát, mục tiêu của nó còn hạn chế trong mức độ cải lương, chưa tạo nên một phong trào quần chúng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nó đánh dấu sự thức tỉnh ban đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Miến Điện.