Nước Xiêm trước khi thực dân Phương Tây xâm nhập
Lịch sử cận đại Thái Lan bắt đầu từ năm 1768, kết thúc năm 1917. Thời kì từ 1768 – 1917 là thời kì nhân dân Xiêm vùng lên đấu tranh mạnh mẽ chống ách bóc lột phong kiến. Xa hội phong kiến Xiêm chuyển biến theo hướng xã hội tư bản, là thời kì đầu tranh gay gắt giữa các cường quốc phương Tây để nô dịch Xiêm. Việc bảo vệ nền độc lập của đất nước trong thời kì này đã trở thành một mục tiêu lớn của các trào lưu tư tưởng trong xã hội Xiêm.
1. Thống nhất đất nước và chính sách bành trướng của các vua Xiêm
Tắc Xin lên ngôi vua năm 1768. Việc đầu tiên mà nhà vua quan tâm là thống nhất đất nước, tiêu diệt những chúa phong kiến lớn và một số người cấm đầu Phật giáo không chịu thừa nhận chính quyền trung ương
Năm 1770 cuộc đấu tranh này kết thúc, các đất đai của chúa phong kiến được sáp nhập vào quốc gia Xiêm. Mặt khác, chính quyền mới tìm cách bà trướng lãnh thổ. Đối tượng cướp bóc và áp bức của giai cấp phong kiến Xiêm là các quốc gia nhỏ bé như Lào, Campuchia, Ma Lai khi đó chưa thống nhất, chưa có chính quyền trung ương. Đồng thời ách áp bức phong kiến ở trong nước. ngày càng tăng. Đó là lí do chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra năm 1782. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trước tiên ở cố đô Ayuthaia do Bun Nác cấm đấu. Quân khởi nghĩa tiến về bao vây kinh đô mới là Tanburi. Hoàng sợ trước sức mạnh của quân khởi nghĩa Tác Xin phải cạo trọc đầu, trốn vào một ngôi chùa và cải trang thành người tu hành. Cung vua cùng với kho bạc lọt vào tay quân khởi nghĩa. Nhưng cuộc khởi nghĩa không kéo dài được lâu. Một tướng trẻ có tài của Tắc Xin là Chao Paia Tracori đã dùng sức mạnh của toàn bộ quân đội vương quốc đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Lợi dụng thời cơ thuận lợi, Chao Paia Tracơri cướp luôn ngôi vua và tự phong là Rama I (1782 – 1809), mở đầu triều đại Rama còn tồn tại đến ngày nay. Thủ đô mới là Băng Cốc.
Rama I tiến hành một loạt cuộc xâm làng những quốc gia Lào nhỏ bé như Chiêngxen, Chiêngrai, Viêng Chăn… Đặc biệt cuộc chiến tranh với nhà nước Viêng Chăn rất gay go, có lúc vua Viêng Chăn là Anu chiếm được vùng Khôrát của Xiêm. Nhưng cuối cùng Viêng Chăn cũng bị quân Xiêm thôn tính. Các quốc gia nhỏ bé khác ở bán đảo Malắcca cũng không tránh khỏi con mất nhòm ngó của phong kiến Xiêm. Kết quả là các công quốc như Patani, Kêđắc, Kelantan, Tơrenganu đều lần lượt bị rơi vào tình trạng phụ thuộc nhà nước phong kiến Xiêm. Do sự kình địch của tư bản phương Tây, trước hết là Anh, giai cấp phong kiến Xiêm không thực hiện được mộng bá chủ của mình trên khắp bán đảo này.
Bọn phong kiến Xiêm cũng đã nhiều lần can thiệp vào nội bộ của Việt Nam. Năm 1783 Nguyễn Phúc Ánh cầu cứu quan Xiêm sang giúp về đánh Tây Sơn. Tướng Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem hơn 2 vạn quân và 300 chiếc thuyền, phối hợp cùng quân Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã tháng to ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút (Mỹ Tho) năm 1785 : 2 vạn quân Xiêm cùng toàn bộ chiến thuyền và quân của Nguyễn Ánh bị diệt. Chiêu Tăng, Chiêu Sương chỉ còn có 2.000 quân hộ vệ chạy thoát. Nhưng triều đình Xiêm vẫn có tham vọng đánh chiếm Việt Nam. Năm 1833 vua Xiêm đã cử tướng Bodin thống lĩnh 4 vạn quân cùng chiến thuyền chia làm 3 mũi sang đánh Việt Nam. Cánh quân thứ nhất theo đường thủy chiếm Hà Tiên, Châu Đốc. Cánh thứ hai đi đường bộ do chính Bodin chỉ huy vượt qua lãnh thổ Campuchia, trên đường tiến quân đã đánh chiếm PhnômPênh. Cánh thứ ba qua đất Lào, tiến vào vùng Quảng Trị và Nghệ Tĩnh. Trước sức để kháng và tấn công mãnh liệt của quân dân ta, quân Xiêm thất bại to đành phải rút lui không những khỏi Nam Bộ mà cả Campuchia nữa.
2. Tổ chức nhà nước và tỉnh hình kinh tế xã hội
Chính quyền nhà nước nằm trong tay quan lại phong kiến. Đứng đầu đẳng cấp phong kiến là nhà vua. Giúp vua có 3 hội đồng :
a) Hội đồng các hoàng thân (Chaopha)
b) Hội đồng thượng thư (Còrôm)
c) Hội đồng tư pháp (Brácnan).
Quyền hành chính tập trung trong tay các bộ. Hai bộ lớn nhất là Mahattai và Calahôm. Bộ Maháttai (Bộ Nội vụ) kiểm soát các tỉnh miền Bắc và cưỡng bức nhân dân phục dịch nhà nước. Bộ Calahôm (Bộ Chiến tranh) kiểm soát các tỉnh miền Nam và phụ trách quốc phòng. Nhưng gặp lúc chiến tranh thì người đứng đầu 2 bộ này đều là tướng chỉ huy tối cao quân đội. Theo đạo luật năm 1815 thì quốc gia chia thành các tỉnh, có nội tỉnh và ngoại tỉnh tùy theo vị trí địa dư và tính chất phụ thuộc. Đứng đầu mỗi tỉnh có hoàng thân Chaopha được phái tới từ trung ương hoặc nhà cầm quyền địa phương hay quan chức do nhà vua bổ nhiệm. Đơn vị hành chính cơ sở là xã. Trách nhiệm của người đứng đầu xã là phải nộp đủ thuế, huy động lao dịch đầy đủ cho nhà nước và chiêu tập dân binh khi cần.
Hệ thống đẳng cấp phong kiến Xiêm phức tạp, dưới vua có các chức quan : Chaopha, Chao (cai trị những tỉnh lớn nhất); ChaoPaia (đứng đầu các bộ hoặc tỉnh lớn), Paia (quan trong các bộ, trưởng đồn trú, cai trị tỉnh bé) và nhiều chức khác như Phora, Luãng, Cum, Mươn … Các chức quan thấp nhất ở thôn xã là Naipan, Nairốt, Naixip. Đáng chú ý là các chức tước phong kiến này đều cha truyền con nối.
Kẻ sở hữu tối cao đất đai trong nước là nhà vua. Bọn quan lại phong kiến đều được nhà vua cấp đất theo hệ thống Xáctina(1), Vi dụ theo hệ thống này thì Chaopha được 5 vạn khoảnh, Chao Paia được 1 vạn, Naipan có thể được từ 25 – 400. Nhà chùa cũng nắm trong tay một diện tích đất rộng lớn. Người đứng đầu chùa lớn thường có 4-5 nghìn nông dân phục dịch riêng.
Hình thức bóc lột chủ yếu đối với nông dân là thuế 1/10. Ngoài ra hàng năm họ phải dành một thời gian nhất định (3-4 tháng) để phục dịch cho nhà vua và địa chủ. Nông dân chia ra làm hai loại chính :
a) Poraiban : dân tự do.
b) Kha : bị tước quyền tự do.
Pơraiban có Xáctina từ 25 khoảnh trở lên. Đến 18 tuổi họ phải đăng kí với nhà nước, bị chia làm 2 loại : dân cư và quân sự. Việc phân chia này có tính chất vĩnh viễn, cha truyền con nối. Trong mỗi loại lại chia thành từng ngành chuyên môn gọi là “Mu”. Mỗi Mu làm một việc nhất định cho nhà nước và thuộc một bộ quản lí. Ví dụ Mu xây dựng, Mu canh giữ cung vua, Mu chăn voi nhà vua, Mu làm hầm mỏ… Theo tính toán của một người Anh thì mỗi năm có chừng 40 vạn người phục dịch cho nhà vua. Ngoài thuế 1/10, nông dân còn bị đánh thuế trâu bò, nhà cửa, vườn cây… Bọn quan lại địa phương cũng bóc lột nông dân thậm tệ. Chỉ sau khi nộp tiến chuộc tương đối cho bọn này, người nông dân mới mong thoát khỏi tạp dịch nặng nề. (1) Nghĩa đen (“Mức quý phải đo bằng số đất.
Kha – nghĩa đen là nô lệ. Nhưng ở thế kỉ XIX phần lớn người thuộc loại Kha đã trở thành nông dân phụ thuộc, mặc dấu hình thức phụ thuộc khả nặng nề.
Tuy nhiên, từ nửa đầu thế kỉ XIX, ở Xiêm đã xuất hiện những mầm mống kinh tế của quan hệ tư bản chủ nghĩa. Nhiều công trường thủ công của tư nhân được xây dựng như luyện gang, làm đường, khai mỏ thiếc, đóng tàu… Mỗi xưởng có từ 200 – 600 công nhân được tuyển mộ từ dân tự do. Một số mặt hàng có chất lượng cao được xuất càng như gang đường. Ngay nhà nước phong kiến, nhà vua và địa chủ cũng mở một số xí nghiệp, ở đó, thợ thủ công lành nghề bị cưỡng bức lao động, và thành phần công nhân tự do (phần lớn là Hoa kiểu) tăng dần lên. Họ đã đóng được những chiếc thuyền trọng tải 800 tấn. Những công trường làm súng và khai thiếc có quý mô khá lớn. Tuy nhiên các quan hệ tư bản mới này sinh bị kìm hãm vì các thiết chế phong kiến, trước hết là vì sở hữu phong kiến đối với đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Người nông dân bị buộc chặt vào mảnh đất của địa chủ, gây nên tình trạng thiếu nhân công trong các công trường thủ công.