Sự phát triển quan hệ tư bản chủ nghĩa và sự phân hóa xã hội Xiêm đầu thế kỉ XX

1. Cuộc cải cách của Rama V và Rama VI cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 

Nếu Mongkut (Rama IV) là người đã kí kết nhiều hiệp ước không bình đẳng với phương Tây thì Chulaloongcon (Rama V : 1868 – 1910) lại là người có đầu óc cấp tiến tìm cách tháo gỡ khỏi sự ràng buộc của các hiệp định không bình đảng. Rama V tiến hành cải cách trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX nhằm canh tân đất nước theo kiểu tư bản chủ nghĩa, đồng thời duy trì quyền lực chính trị và kinh tế của giai cấp quý tộc phong kiến Xiêm. 

Công việc có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là xóa bỏ chế độ nô lệ đã tồn tại lâu đời ở Xiêm và là trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế. Trước đây, Rama IV cũng đã ra lệnh cấm bán những người nô lệ vì nợ trên 15 tuổi và cấm bán vợ để trang trải nợ nần. Năm 1874, Rama V ban hành sắc luật thủ tiêu chế độ nô lệ vì nợ. Sắc luật này chỉ được áp dụng trong vùng lãnh thổ chính của Xiêm mà không thi hành đối với các Vương quốc phụ thuộc Xiêm. Đến năm 1905, chế độ nô lệ dưới mọi hình thức được tuyên bố thủ tiêu hoàn toàn. 

NĂm 1899, chính phủ cũng tuyên bố xóa bỏ chế độ lao dịch cho Nhà nước. Đông đảo nông dân thoát khỏi nghĩa vụ đi làm 3 tháng mỗi năm trên các công trường quốc gia. Nhưng họ phải nộp một khoản tiền cho chính quyền địa phương. 

Những chính sách trên có ý nghĩa tiến bộ vì nó giải phóng một phản sức lao động đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Đương nhiên, dưới chế độ thống trị phong kiến, những người nông dân vừa thoát khỏi thân phận nô lệ không được giải phóng thực sự khỏi ách bóc lột của giai cấp quý tộc địa chủ. Nhưng hoàn cảnh mới cũng kích thích học hăng hái tham gia sản xuất hơn vì dẫu sao, họ cũng được hưởng một phần sàn phẩm do họ làm ra. 

Mục tiêu hàng đầu của Nhà nước Xiêm là tăng nhanh việc xuất khẩu gạo. Chính phủ thi hành chính sách giảm nhẹ thuế đối với ruộng đất ở miền Trung Xiêm, là nơi sản xuất 95% lượng gạo để xuất khẩu. Chủ ruộng ở đây được hưởng một số điều kiện tượng đổi dễ dãi hơn, trong khi ở các vùng miền Bắc và Đông Bắc, chẳng những thuế ruộng đất tăng lên mà còn chịu thêm thuế dừa và nhiều thứ thuế khác nữa 

Bằng những biện pháp trên, sản lượng gạo trong những năm cuối thế kỉ XIX tăng lên rõ rệt. Do đó, gạo xuất khẩu ngày càng nhiều. 

Như vậy, trong vòng 15 năm, lượng gạo xuất khẩu tăng gấp hơn 2 lần. Việc xuất khẩu gỗ tếch từ 1885 – 1895 cũng tăng lên gấp 4 lần, từ 15,2 ngàn tấn lên 61,3 ngàn tấn. 

Nhờ đó, nền kinh tế Xiêm có những bước chuyển biến quan trọng. Ngoại thương đạt đến mức xuất siêu : năm 1885, tiến bán hàng xuất khẩu nhiều hơn tiền mua hàng nhập khẩu 435 ngàn livrd stecling, năm 1893 lên đến 2216 ngàn, gấp hơn 5 lần. Các ngành công thương nghiệp được kích thích mạnh mẽ. Giai cấp quý tộc và thương nhân Xiêm đầu tư vào công nghiệp xay xát gạo. Năm 1890, riêng Băng Cốc có 25 nhà máy xay lớn được trang bị máy mới, trong đó có nơi thuê đến 400 công nhân. Nhà máy của lớn đầu tiên ra đời năm 1894 thì chỉ vài năm sau đã có 4 nhà máy cưa. Công ti xe điện được thành lập năm 1887, sớm nhất so với các nước khác ở Đông Nam Á. 

Nhưng bên cạnh các cơ sở kinh doanh của người Xiêm, tư sản Hoa kiều cũng nấm nhiều ngành kinh tế quan trọng, mở nhiều nhà máy xay, nhà máy cưa, hiệu buôn và ngân hàng. Sự cạnh tranh của tư sản người Hoa đã hạn chế bước phát triển của nền kinh tế dân tộc Xiêm.

Từ năm 1892, Rama V tiến hành cuộc cải cách hành chính. Sau khi cử nhiều đoàn đi nghiên cứu thể chế của một số nước châu Âu, giai cấp thống trị Xiêm coi mô hình nhà nước quân chủ lập hiến của đế quốc Đức là phù hợp với tình hình Xiêm. Vua vẫn là người có quyền lực tối cao trong toàn quốc. Bên cạnh vua có Hội đồng Nhà nước đóng vai trò cơ quan tư vấn, khởi thảo luật pháp, hoạt động gần như một nghị viện. Bộ máy hành pháp của triều đình được thay thế bằng Hội đồng chính phủ gồm 12 bộ trưởng. Những nhân vật cấm quyền thường là dòng dối quý tộc, được gửi sang du học ở các nước Anh, Pháp, Đức… Một mặt, họ tiếp thu phong cách làm việc Tây phương, mặt khác, họ bảo vệ tích cực quyền lợi của giai cấp quý tộc phong kiến tư sản hóa ở nước Xiêm. 

Năm 1894, cuộc cải cách hành chính lan xuống cấp tỉnh, tạo nên sự thay đổi quan trọng trong hệ thống cai trị ở Xiêm. Tòa án, quân đội, trường học… đều được tổ chức lại theo kiểu châu Âu. 

Cuộc cải cách tài chính năm 1892 xóa bỏ chế độ thầu thuế. Việc thu thuế do các nhân viên nhà nước trực tiếp tiến hành làm tăng nguồn thu nhập của ngân sách đồng thời giảm bớt phần nào sự quấy nhiều nông dân do bọn thẩu thuế gây ra. Chế độ phạt tù vì không trả được nợ được bãi bỏ. 

Vua Vatrirauut (Rama VI 1910 – 1925) vẫn tiếp tục mở rộng cuộc cải cách nhằm đẩy mạnh hơn nữa bước phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Xiêm. Đạo luật tháng 1-1911 khẳng định việc hoàn toàn thủ tiêu chế độ nô lệ dưới mọi hình thức ở Xiêm. Nông nghiệp không ngừng tăng tiến nhờ biện pháp tăng diện tích gieo mạ và khai hoang Nam 1910, lượng gạo xuất khẩu lên đến 900 ngàn tấn gắn gấp đôi so với năm 1900. Công nghiệp cũng tiến triển nhanh với sự xuất hiện nhiều nhà máy mới. Năm 1912 ở Băng Cốc có 60 nhà máy xay hoạt động, tăng gấp hai lần năm 1890. Ngành đóng thuyền khai trương vào đầu thế kỉ XX, Công ti tàu thủy Xiêm – Hoa được thành lập. Nhà nước bỏ vốn kinh doanh đường sắt. Con đường sắt đầu tiên khánh thành vào năm 1892 từ Băng Cốc đi Pác Nam. Cùng năm đó bắt đầu xây dựng đường sát Băng Cốc – Cà Rạt. Đến năm 1914, mạng lưới đường sắt trên toàn nước Xiêm dài 2.000 km. Nhưng nhìn chung, những chuyển biến trong lĩnh vực nông công nghiệp (trồng lúa, xay xát gạo, khai thác rừng, làm đường sắt, lập nhà máy cưa…) đều nhằm phục vụ việc xuất khẩu gạo và gỗ sang các nước đế quốc, chủ yếu là Anh. Nó không tạo cho nền kinh tế Xiêm một cơ sở vững chắc, một nên công nghiệp tự chủ mà luôn luôn ở vào địa vị phụ thuộc chủ nghĩa tư bản nước ngoài. 

2. Tư bản nước ngoài đầu tư vào Xiêm 

Bên cạnh sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dân tộc Xiêm, tư bản nước ngoài chủ yếu là Anh cũng tăng cường bỏ vốn vào thị trường này. Đế quốc Anh chiếm độc quyền khai thác rừng và xuất khẩu gỗ tếch để đóng tàu. Năm 1894 ở Băng Cốc mới có 3 nhà máy cưa lớn của người châu Âu thì đến năm 1912 tăng lên 6. Năm 1890, cũng ở thành phố này chỉ có 5 nhà máy xay của người châu Âu thì đến năm 1912 tăng lên gấp 3 lần. Năm 1908 có 12 công ti nước ngoài bỏ vốn vào công nghiệp khai khoáng. Tư bản Anh nắm các nguồn khai thác thiếc, vàng, vònfram ; khống chế từ 70 – 80% hàng xuất nhập khẩu của Xiêm. Khoảng 90% số gạo xuất khẩu của Xiêm được bán sang Hổng Công và Xingapo là thuộc địa của Anh. Bên cạnh 4 ngân hàng Xiêm – Hoa, các nước châu Âu. cũng mở ngân hàng, tăng thêm vốn đầu tư vào công thương nghiệp và cho chính phủ Xiêm vay vừa để lấy lãi, vừa để làm công cụ khống chế Nhà nước Xiêm về mặt chính trị. 

Đấu thế kỉ XX, đế quốc Đức bắt đầu xâm nhập thị trường Xiêm, Đức xuất sang Xiêm thiết bị xe lửa và máy xay xát. Đặc biệt, trong cuộc cạnh tranh với Anh, công ti tàu biển Đức đã có nhiều tàu chạy trên các tuyến đường từ Xiêm ra nước ngoài. 

Tư bản Nhật cũng xuất hiện và tăng cường ảnh hưởng rất nhanh trên thị trường Xiêm. Còn tư bản Pháp đóng vai trò chủ yếu là kẻ cho vay nặng lãi cho nhà nước và giai cấp quý tộc – tư sản Xiêm. 

Như vậy, cuộc cải cách do các vua Rama V và Rama VI tiến hành đã tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới theo mẫu hình phương Tây. Nhưng vì không có một giai cấp tư sản lớn mạnh nên toàn bộ cuộc cải cách này đều do nhà nước quân chủ phong kiến Rama tiến hành. Nó không động chạm đến nền tảng của nền kinh tế phong kiến là chế độ ruộng đất, vẫn duy trì các hình thức bóc lột phong kiến đối với nông dân, vẫn bảo vệ quyền lực của giai cấp quý tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cho nên, kết quả của quá trình cải cách tuy có một số nét tiến bộ theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng không tạo cho đất nước một bước chuyển biến cách mạng khi bước vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa thế giới. 

Đồng thời, ảnh hưởng của tư bản phương Tây trong đời sống chính trị và kinh tế của Xiêm thông qua việc thi hành các hiệp ước không bình đảng vẫn kìm giữ nước này trong vòng lạ thuộc. Sự cạnh tranh của tư sản người Hoa cũng hạn chế trên một chừng mực đáng kể bước phát triển của nền kinh tế dân tộc Xiêm. 

3. Đấu tranh ngoại giao để thủ tiêu các hiệp ước bất bình đẳng 

Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm mở cuộc thương lượng ngoại giao với hi vọng từng bước tiến tới thủ tiêu các hiệp ước bất bình đẳng. Năm 1897 sau khi kí xong những hiệp ước với Anh và Pháp, vua Rama V liền đi sang một số nước châu Âu để gặp Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga… Chính phủ Xiêm lúc đấu dựa vào Nga, nhờ Nga đóng vai trò trung gian điều hòa quan hệ giữa Xiêm và Pháp. Kết quả dàn xếp của đại diện Nga ở Băng Cốc là cuộc hội đàm giữa toàn quyền Đông Dương Đume năm 1899 với Chính phủ Xiêm. Nhưng hai bên không ký kết được một hiệp nghị nào vì tham vọng của Pháp không thay đổi. 

Trong thời gian này, ảnh hưởng và sự xâm nhập của các đế quốc Anh, Nhật và Đức ở Xiêm được tăng cường. Pháp rất lo ngại trước sức tấn công của các cường quốc trên đối với Xiêm. Bởi vậy Pháp muốn nhanh chóng kí kết với Xiêm một hiệp ước nhằm bảo vệ quyền lợi thực dẫn của mình. Theo hiệp ước kí tháng 2 – 1904 giữa Pháp và Xiêm thì một số tỉnh thuộc hữu ngạn sông Mê Công (Melupơrây, Tổnlêrêpu, Bátxắc) và 2 vùng Cơrát, Đanxai trên vịnh Xiêm phải cắt cho Pháp. Xiêm cũng nhường cho Pháp một số đất đai dọc sông Mê Công để xây dựng hải cảng. Xiêm phải hứa rằng quân đội Xiêm đóng ở miền Đông Bắc và những người lao động xây dựng cảng, đường sắt, kênh đào ở khu vực này đều là người gốc Xiêm mà không dùng người nước ngoài. Về phần mình Pháp nhận rút khỏi vùng Chantaburi của Xiêm mà Pháp đã dùng vũ lực chiếm năm 1893. Pháp cũng bỏ một số quyển lãnh sự tài phán và công nhận chủ quyền của Xiêm ở vùng hữu ngạn sông Mê Công thuộc tỉnh Luông Phabang. 

Năm 1907, bằng một hiệp ước mới, Pháp. buộc Xiêm nhường các tỉnh Báttambăng, Xiêm Riệp và Xixôphôn để đổi lấy 2 vùng Đanxai và Cơrát. Những công dân Pháp đến Xiêm sau hiệp ước này không được hưởng quyền lãnh sự tài phán. Tổng cộng đất đai. Xiêm phải nhường cho Pháp vượt quá 2 vạn kmẻ nhưng hầu hết là đất của Lào và Campuchia khi đó đang lệ thuộc Xiêm. 

Các hiệp ước Xiêm – Pháp trên đã gây nên mối lo ngại cho Anh. Với tư cách là những nước đồng minh chống Đức, tháng 4-1904, Anh và Pháp không định lại việc chia đôi lãnh thổ Xiêm thành 2 vùng ảnh hưởng thuộc Anh và thuộc Pháp. Nhưng Anh cũng gia tăng áp lực đối với chính phủ Xiêm để đi đến một hiệp nghị kí năm 1909. Theo hiệp nghị này thì Xiêm phải cắt cho Anh các tỉnh Klantan, Tơrenganu và Kêđác là những Xuntan phụ thuộc Xiêm trên bán đảo Malắcca với diện tích trên 4 vạn km2. Về phần mình, Anh tuyên bố bỏ quyền lãnh sự tài phán và cho Xiêm vay tiền xây dựng con đường sắt xuyên bán đảo Malacca. 

Đến năm 1909 quyền lãnh sự tài phán của các nước ngoài nói chung đã bị bãi bỏ ở Xiêm. Việc này, trên một mức độ đáng kể đã khôi phục chủ quyền của Xiêm, làm cho Xiêm vẫn giữ được nên độc lập hình thức. Nhưng để giành được nó, chính phủ Xiêm đã khôn khéo nhượng bộ các cường quốc phán đất đai mà hầu hết là các thuộc quốc của Xiêm và những quyền lợi khác. 

Tuy vậy, Xiêm vẫn bị phụ thuộc vào các nước tư bản. Các hiệp ước bất bình đẳng còn chưa bị thủ tiêu (biểu thuế quan thấp, hiệp nghị phân vùng Ảnh hưởng giữa Pháp và Anh còn có giá trị…). 

Vương quốc Xiêm trên danh nghĩa thì vẫn giữ độc lập chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao. Vì vậy, đấu tranh để thoát khỏi ách nô dịch của nước ngoài, làm cho Xiêm giành được quyền tự chủ hoàn toàn vẫn là mục tiêu cơ bản của nhân dân Xiêm. Khi đó, nhiệm vụ lịch sử to lớn này chưa thực hiện được ở Xiêm vì chưa có một giai cấp nào có khả năng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, lãnh đạo được đông đảo quần chúng nổi dậy đấu tranh. 

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, Xiêm tuyên bố đứng trung lập, không tham gia khối nào. Mãi đến tháng 5-1917, trước thắng lợi của phe Hiệp ước, Xiêm mới gia nhập khối các nước. Hiệp ước Anh – Pháp – Nga và đến tháng 7 năm đó tuyên chiến với Đức, Áo – Hung Sau sự kiện này, Xiêm tham gia Hội Quốc liên. Địa vị của Đức ở Xiêm bị Anh thay thế hoàn toàn. 

4. Sự phân hóa giai cấp và sự ra đời “chủ nghĩa quốc gia quân chủ” ở Xiêm 

Những cải cách của Rama V đã tạo nên những thay đổi nhất định trong sự phân hóa xã hội Xiêm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 

Sự xóa bỏ chế độ nô lệ và việc tăng cường xuất khẩu gạo đã du nhập quan hệ sản xuất hàng hóa nhỏ trong nông thôn. Giai cấp nông dân chiếm 9/10 dân số được hưởng một số điều kiện dễ chịu, nhưng vẫn không thoát khỏi ách bóc lột phong kiến. Chế độ phát canh thu tô vẫn duy trì, nhất là nông dân các vùng ngoài Trung Xiêm nơi không có khả năng xuất khẩu gạo thì vẫn chịu cảnh nộp tô thuế nặng nề. Vì thế, năm 1889, một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn bùng nổ tại Chiêng Mai, vương quốc phía Bắc Xiêm. Dưới ngọn cờ của Paia Pap, nghĩa quân chiến đấu dũng cảm chống lại quân chính phủ. Bị thất bại, một số đơn vị nghĩa quân di chuyển sang vương quốc San (thuộc Miến Điện) để củng cố lực lượng. Năm 1890, họ đánh trở bỏ trốn vào rừng. 

Năm 1902, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra gần như cùng một lúc ở miền Nam (trong các Xuntan Ma Lai), miền Bắc (trong công quốc Prẻ) và miền Đông bắc (thuộc tỉnh Ubon). Cuộc khởi nghĩa Ubon có quy mô lớn hơn cả do Pibun đứng đầu, kéo dài từ tháng 1-1901 đến tháng 2-1902. 

Những cuộc đấu tranh đó chứng tỏ rằng mặc dầu tiến hành cải cách, các dòng vua Rama không hề có ý định thực sự giải phóng nông dân và mâu thuẫn giữa phong kiến với giai cấp nông dân vẫn chưa được giải quyết. 

Cùng với sự phát triển của công thương nghiệp, giai cấp công nhân bắt đầu xuất hiện ở Xiêm từ những năm cuối thế kỉ XIX. Khi đó có khoảng 100.000 công nhân, nhưng phần lớn là công nhân nông nghiệp. Trừ một số cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, còn hầu hết các nhà máy chỉ thuê chừng vài chục công nhân nên không tránh khỏi tình trạng phân tán. Phần lớn công nhân lại là người gốc Trung Quốc vì một năm số người Hoa nhập cư vào Xiêm có đến 176 ngàn. Ngoài ra còn có nhiều công nhân gốc Miến Điện, Mã Lai ; công nhân gốc Thái chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Tình hình đó hạn chế sự thống nhất trong đội ngũ công nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển ý thức giác ngộ giai cấp và làm yếu phong trào đấu tranh. Nam 1897, nghiệp đoàn đầu tiên của công nhân được thành lập trong ngành xe điện ở Băng Cốc. Một số cuộc bãi công đòi quyền lợi của công nhân gốc Hoa trong những năm 1889, 1910… chưa đem lại kết quả. Phong trào công nhân Xiêm nhìn chung còn ở giai đoạn sơ khai và tự phát. 

Giai cấp tư sản, tiểu tư sản thành thị cũng phát triển cùng với lớn mạnh của kinh tế tư sản dân tộc. Nhưng vì các nhà và hãng buôn lớn, nếu không thuộc về người phương Tây thì cũng lại ở trong tay tư sản gốc Hoa nên lực lượng tư sản dân tộc người Thái rất yếu. Đại diện cho nguyện vọng của bộ phận này là lớp trí thức du học ở nước ngoài và một số sĩ quan quân đội. Họ mong muốn một sự thay đổi sâu sắc trong xã hội Xiêm, tiếp nhận chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và âm mưu tổ chức ám hại nhà vua năm 1912 để lật đổ chế độ quân chủ, nhưng thất bại. 

Sau những cải cách của Rama V giai cấp phong kiến củng cố thế lực trong xã hội. Họ tuyên truyền chủ nghĩa quốc gia quân chủ, lấy Nhật Bản làm khuôn mẫu. Điều đó phản ánh ý thức hệ của giai cấp quý tộc thống trị muốn canh tân đất nước để thoát khỏi ách nô dịch của các đế quốc, nhưng vẫn duy trì quyền lợi của triều đại Rama cùng với bộ phận quý tộc và đại tư sản. Họ muốn tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng không cắt đứt sợi dây ràng buộc với chế độ phong kiến, muốn giành lại độc lập cho đất nước, nhưng không dám phát động quần chúng đấu tranh thoát khỏi sự khống chế của Anh và Pháp. Họ tìm lời giải đáp trong sự truyền bá rộng rãi chủ nghĩa quốc gia quân chủ ; thức tỉnh ý thức dân tộc, phục hưng nền văn hóa dân tộc và xây dựng khối cộng đồng dân tộc trong khuôn khổ của nhà nước quân chủ phong kiến, dựa trên tinh thần thống nhất các dân tộc Thái. Họ ca ngợi sự hòa hợp giữa Vua và Nhân dân nhằm xóa nhòa mâu thuẫn giai cấp vốn có của xã hội phong kiến. Rama VI và tổ chức thanh niên do ông lập nên là ‘Hổ dữ ra sức tuyên truyền cho chủ nghĩa quốc gia quân chủ. 

Cho nên những cải cách mang tính chất tư sản của Rama V và Rama VI có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển kinh tế xã hội, làm cho vương quốc không bị rơi vào tình trạng thuộc địa như các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Tuy còn duy trì được nền độc lập về hình thức ; nhưng cuộc đấu tranh giải phóng thực sự khỏi sự khống chế của các nước đế quốc và chế độ phong kiến vẫn còn là nhiệm vụ đặt ra đối với nhân dân Xiêm.