Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ấn Độ năm 1857 – 1859
1. Tình hình xã hội Ấn Độ trước cuộc khởi nghĩa
Sự xâm lược của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Ấn Độ thay đổi tính chất. Kinh tế tự nhiên của nông dân bị lỗi cuốn vào quỹ đạo sản xuất hàng hóa của chủ nghĩa tư bản Anh. Đồng ruộng phải phục vụ cho việc sản xuất nguyên liệu : bỏng. đay, thuốc phiện nên diện tích gieo trồng cây lương thực bị giảm xuống. Chính ngay lương thực thu hoạch được cũng phải đem sang Anh trong khi hàng triệu người chịu đói và chết đói. Nam 1849, giá trị ngủ cốc xuất khẩu là 858.000 livro, đến năm 1858 lên 3,7 triệu. Trong khi đó, số người chết đói trong khoảng từ năm 1850 – 1875 là 5 triệu người Càng về sau, con số này càng tăng. Đối với các thuộc địa, việc xuất khẩu hàng hóa sang nước thực dân thực chất là sự vơ vét tàn bạo của bọn đế quốc đối với tài nguyên của thuộc địa. Cho nên, đời sống nông dân ngày càng suy sụp nghiêm trọng vì họ phải bán rẻ toàn bộ hoa lợi để lấy tiến nộp thuế ngày càng nặng. Họ không những chịu sự bóc lột của bọn Daminda mà còn lệ thuộc vào bọn cho vay nặng lai. Thủ công nghiệp bị phá sản trong khi chưa có những cơ sở công nghiệp hiện đại thay thế. Đến năm 1854 mới khánh thành một nhà máy gạo ở Cancutta và hai năm sau, một nhà máy dệt ở Bombay. Tình trạng đó làm cho sức sản xuất bị thu hẹp mà trở ngại chủ yếu trong quan hệ sản xuất là ách thống trị của thực dân Anh. Do đó, mâu thuẫn giữa thực dân Anh và đông đảo nhân dân Ấn Độ trở nên sâu sắc.
Thực dân Anh còn sáp nhập vào lãnh địa của chúng một số vương quốc độc lập. Ra lệnh tước quyền lựa chọn người thừa kế, chúng chiếm đoạt các vương quốc Napua, Đơ Janxi, cướp những vùng trồng bông ở Haiderabat, chiếm vương quốc Aodo. Chúng tước đoạt ruộng đất của nhiều người trong giới quý tộc phong kiến và đánh thuế nặng ngay cả vào tầng lớp này. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa thực dân Anh với một bộ phận trong giai cấp phong kiến. Cho nên họ đứng lên chống Anh.
Mâu thuẫn dân tộc ở Ấn Độ được phản ánh rõ nét trọng tình hình của những đơn vị Xipay – những đội quân người Ấn thuộc quyền của thực dân Anh. Đội quân Xipay là một trong những công cụ xâm lược và thống trị của thực dân Anh. Những người lính Ấn Độ đó không thể không thấy được nỗi khổ nhục của dân tộc mình dưới sự nô dịch của nước ngoài. Và chính bản thân họ cũng chịu sự đối xử tàn tệ của sĩ quan Anh, nhất là từ sau khi việc xâm chiếm hoàn thành. Lương của họ bị hạ thấp, nhiều trung đoàn bị điều đi đánh chiếm Apganixtan, Iran, Miến Điện và Trung Quốc. Điều vi phạm nghiêm trọng đến tinh thần dân tộc và tín ngưỡng của binh lính Ấn Độ là việc nhập những loại đạn pháo bọc bằng giấy tắm mỡ bò hay mở lợn. Theo tục lệ, người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò và người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Vậy mà khi sử dụng đạn, họ phải dùng răng để tháo những giấy bọc ra nên họ không thể chịu đựng nổi. Một nhóm binh sĩ bị thực Anh bắt tù đày vì không chịu sử dụng loại đạn pháo đó. Lòng cảm phần lan tràn trong quân đội và nhân dân
2. Cuộc khởi nghĩa năm 1857 – 1859
Khởi nghĩa bùng nổ. Sự kiện mở đầu cho phong trào đấu tranh giữa thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa của quân đội Xipay và nhân dân ở Mirút ngày 10 tháng 5 năm 1857. Bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng bài Anh, ba trung đoàn Xipay cùng nhân dân nổi dậy cấm vũ khí. Nông dân các làng lân cận thành phố gia nhập nghĩa quân. Sau khi giết hết bọn chỉ huy Anh, nghĩa quân tiến về Đel được nhân dân hưởng ứng, mở cổng thành cho vào. Đồng thời, các đơn vị Xipay và nhân dân ở đó cũng nổi dậy giành thủ đô về tay mình.
Nghĩa quân tiến về cung điện, tồn đại biểu cuối cùng của vương triều Đại Môgôn là vương công Bahađua làm đại vương tối cao của Ấn Độ. Điều đó có ý nghĩa khẳng định nên độc lập của Ấn Độ và các đạo nghĩa quân ở khắp nơi đều tự đặt mình dưới quyền tối 9195 cao của Bahadua. Nhưng quyền điều hành thực tế nằm trong tay. các Ủy ban nghĩa quân gồm 6 đại biểu binh sĩ và 4 đại biểu thị dân.
Tiếp theo Đeli, phong trào khởi nghĩa bùng nổ ở nhiều nơi khác, đặc biệt là vùng Trung Ấn Độ. Nghĩa quân liên tiếp giải phóng các thành phố lớn như Aliga (21-5), Lacnao (31-5), Canpua (4-6), Alababat (6-6)…
Ở Canpua, dưới sự lãnh đạo của Nan Xahip, quân đội và nhân dân nổi dậy chiếm nhà ngân hàng, kho vũ khí, giải phóng nhà tù và vận động các đơn vị Xipay khác tham gia chiến đấu. Nông dân và thợ thủ công thành lập những đơn vị vũ trang đóng vai trò rất tích cực. Trong vòng tháng 6, quân Anh ở đây phải đấu hàng.
Ô Janxi, nữ chúa Lacmi Bai đứng dậy chống Anh và cử một bộ phận về tiếp viện cho Đêli.
Ở vương quốc Marat, binh lính Xipay giết chết bọn chỉ huy người Anh, nhưng gặp nhiều khó khăn.
Căn cứ quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa là Aodo. Maulevi Acmet trở thành người lãnh đạo của phong trào, tuyến truyền cho tư tưởng bài Anh và phản ánh nguyện vọng của quán chúng nhân dân rộng rãi. Ở đây, cuộc khởi nghĩa không bắt đầu bằng sự nổi dậy của Xipay mà là từ phong trào nông dân ở ngoại ô Lacnao. Các binh đoàn Xipay bị điều động đến đàn áp đã chạy sang hàng ngũ nghĩa quân. Phong trào phát triển mạnh khiến cho – theo lời một sử gia Anh – “trong vòng 10 ngày, bộ máy thống trị của Anh ở Aodơ đã biến đi như một giấc mơ.
Đầu tháng 6, quân Anh tập trung vây hãm Đeli. Nghĩa quân và quần chúng nhân dân đấu tranh kiên cường để bảo vệ thủ đô. Trong cuộc chiến đấu anh dũng đó nổi bật lên vai trò của Báctơ, xuất thân từ giai cấp phong kiến nhưng rất căm thù thực dân Anh và có khuynh hưởng tiến bộ. Ông trở thành một trong những nhà quân sự và chính trị nổi tiếng, được cử làm chỉ huy tối cao của các trung đoàn nghĩa quân. Các trung đoàn bầu lên một Ủy ban nghĩa quân có vai trò như một chính phủ thực dân, trong đó có một số phán tử phong kiến tham gia, nhưng ảnh hưởng của họ rất hạn chế Ủy ban để ra một số biện pháp tiến bộ như bãi bỏ thuế muối, thuế đường nghiêm phạt bọn đầu cơ lương thực, buộc bọn nhà giàu phải đóng thuế, cảnh cáo bọn quan lại, thân vương tham nhũng, chia ruộng cho gia đình các binh sĩ tử trận. Nhưng Bahadua bị Anh bắt đi đày ở Rănggun (Miến Điện) và chết ở đó năm 1862 càng làm cho hàng ngũ phong kiến tan rã nhanh chóng.
Cuộc chiến đấu kéo dài cho tới tháng 9 đã cổ vũ phong trào đấu tranh trong toàn quốc. Nhưng tiếp theo Đèli, Canpua cũng bị thất thủ.
Từ đó, vương quốc Anđơ trở thành trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân làm chủ toàn bộ vương quốc, chỉ còn một đơn vị quân đồn trú Anh bị bao vây ở Lăcnao. Tháng 11-1857, quân Anh phá vây cho đơn vị ở Lăcnao nhưng không giữ được đất phải rút về Canpua. Đầu năm 1868, điều động lực lượng từ Iran và Trung Quốc về, chúng chiếm được tuyến sông Gang và cắt đứt đường liên lạc của nghĩa quân. Đầu tháng 3 chúng chiếm được Lacnao, tiến hành khủng bố ráo riết và tàn sát đẫm máu.
Sau khi Lacnao thất thủ, chiến tranh du kích trở thành hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ. Ngoài Aodơ, ngọn lửa chiến tranh du kích lan tràn khắp miền Trung Ấn Độ. Các đạo quân của Nan Xahip, Bactơ… vẫn tiếp tục chiến đấu, xây dựng căn cử ở Nepan. Vị chỉ huy xuất sắc của phong trào du kích lúc này là Tanchia Tôpi. Vương quốc Janxi trở thành một trong những trung tâm kháng chiến với tên tuổi của nữ chỉ huy Laeami Bai. Dũng cảm và kiên cường, bà đã chỉ huy các đơn vị kị binh của mình, thân hành đến đột nhập vào thành những nơi nguy hiểm nhất. Khi quân Anh Janxi, trung tâm của vương quốc, bà đã leo thang dây từ trên một ngọn tháp và biến đi trong đêm tối. Bà sáp nhập vào đội quân của Topi và hi sinh trong một trận đánh. Nhân dân Ấn Độ ghi nhớ Lăcsmi Bai như một nữ anh hùng truyền thuyết của mình.
Cuộc chiến tranh du kích vẫn tiếp diễn một cách kiên cường ở các căn cứ miền Trung Ấn Độ. Một số tên phản bội đã giết hoặc bất nộp cho Anh những nhà lãnh đạo của nghĩa quân. Tanchia Topi hi sinh trong trường hợp như vậy vào tháng 4-1859. Các đội nghĩa quân lẻ tẻ còn tiếp tục chiến đấu cho đến cuối năm 1859 thì bị dập tắt.
3. Tính chất nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
Đến giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Ấn Độ là mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với chủ nghĩa thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 là cuộc đấu tranh vũ trang nhằm giải quyết mâu thuẫn đó. Quân đội Xipay là ngòi pháo đấu tiên và là lực lượng vũ trang của phong trào. Nhưng động lực chính của cuộc khởi nghĩa là đông đảo quần chúng nông dân và thợ thủ công. Họ chia mũi nhọn đấu tranh vào các đồn trại và các cơ sở của thực dân Anh. Ở nhiều nơi, họ tấn công cả vào bọn quý tộc phong kiến, nhất là vào bọn Daminđa, kẻ bóc lột tàn tệ và chỗ dựa xã hội của thực dân Anh. Vì vậy, có thể coi đây là cuộc khởi nghĩa dân tộc.
Chính sách thống trị của thực dân Anh ít nhiều động chạm tới quyền lợi của giai cấp phong kiến. Phản ứng của họ là muốn chống Anh để bảo vệ đặc quyền giai cấp. Cho nên ngay cả lúc một bộ phận phong kiến nào đó tham gia chiến đấu thì mục tiêu của họ cũng khác biệt với mục tiêu của quần chúng. Khi mà đông đảo nông dân và thợ thủ công ở tình trạng phân tán chưa có một giai cấp mới đứng ra thì quyền lãnh đạo dễ dàng rơi vào tay phong kiến. Một số ít có tinh thần yêu nước, gắn bó cùng nhân dân chiến đấu tới cùng như Maulevi Acmet, Lacsmi Bai, Tanchia Tôpi, Bactơ… Còn phần lớn sợ hãi trước sức mạnh của cuộc khởi nghĩa, lo lắng cho quyền lợi riêng tư đã cam tâm quỳ gối trước bọn xâm lược.
Thái độ đầu hàng của giai cấp phong kiến đã gây nhiều tác hại cho phong trào quần chúng. Nó bộc lộ một nhược điểm lớn của xã hội Ấn Độ khi đó là thiếu một giai cấp tiên tiến có đủ khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi. Những người chỉ huy nghĩa quân không có tấm nhìn chiến lược, không thấy được hướng đi của phong trào. Mục tiêu phục hỏi một quốc gia phong kiến độc lập khi đó không còn đủ sức động viên toàn thể lực lượng của đất nước nữa.
Một nguyên nhân quan trọng khác của sự thất bại là tình trạng phân tán, hoạt động rời rạc của lực lượng khởi nghĩa. Ngay khi cuộc khởi nghĩa phát triển mạnh, nhiều nơi vẫn không có phong trào hưởng ứng. Miền Nam Án, vùng Bengan, một số vương quốc phía Tây Bắc còn nằm im. Thực dân Anh lợi dụng điều này để cô lập khu vực khởi nghĩa và thậm chí sử dụng sức người và của ở những nơi đó để bổ sung lực lượng đàn áp nghĩa quân.
Cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859 bị thất bại nhưng đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử Ấn Độ. Nó biểu lộ tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược của nhân dân Ấn Độ. Cùng với phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam, phong trào Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc và các cuộc đấu tranh chống xâm lược ở Nhật Bản, Triều Tiên, Inđônêxia, cuộc khởi nghĩa ở Ấn Độ nói lên sức mạnh kháng chiến của nhân dân các nước châu Á chống thực dân phương Tây.