Tình trạng khủng hoảng của Đế quốc Ôxman

1. Chế độ chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ 

Bước vào thời kì cận đại chung của lịch sử thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ là trung tâm của đế quốc Ôxman rộng lớn bao gồm một phần châu Âu (bán đảo Ban Căng và Crưm), một phần châu Á (Tiểu Á, Ả Rập, Iraq, Xiri, Palestine, một phần Ngoại Cápcadơ và vùng Bắc Phi. Hoạt động chủ yếu của nhà nước phong kiến Thổ đều nhằm mục đích tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược, trở thành một nhà nước duy nhất mang tính chất thực sự quân sự của thời kỳ trung cổ. Những kết quả quân sự của Thổ không chỉ dựa trên lực lượng quân đội hùng mạnh mà còn nhờ vào tình hình thế giới có lợi cho Thổ : đế quốc Môgôn tan rã. Bidangtin suy sụp, mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Âu gay gắt. 

Thổ Nhĩ Kỳ đặt ách thống trị phong kiến rất khắc nghiệt đối với các dân tộc trong đế quốc Ôxman. Nhưng địa vị của Thổ không có cơ sở vững chắc, vì nền kinh tế và văn hóa lạc hậu so với nhiều nước khác trong đế quốc. Hơn nữa, trong đó chứa chất nhiều mối mâu thuẫn chồng chéo và ngày càng gay gắt giữa các dân tộc bị áp bức với Thổ, giữa đông đảo quần chúng nông dân với chế độ phong kiến, giữa các cường quốc phương Tây với nhau và với Thổ trong cuộc tranh chấp vùng Ban Căng và Trung Cận đông. Vì vậy, lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ trong thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX luôn luôn diễn ra những cuộc khởi nghĩa của nông dân, những cuộc chiến tranh liên tiếp về cái gọi là “vấn đề phương Đông do các nước châu Âu tiến hành và những cuộc đấu tranh của các dân tộc. đòi giải thoát khỏi ách thống trị của Thổ. Nhân dân các dân tộc. Ban Cũng như Xecbi, Bungari, Mondavi, Valakhi, Anbani… nhiều lần nổi dậy chống Thổ. Cuộc khởi nghĩa của người Hi Lạp kéo dài từ 1821 – 1829 đã đem lại nên độc lập cho đất nước họ. Đồng thời, sự phát triển của những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nước và ảnh hưởng của những cuộc cách mạng tư sản ở bên ngoài đã tác động tới chế độ phong kiến thối nát của Thổ. Nhằm cứu vãn nguy cơ bị suy sụp bởi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và phong trào giải phóng của người Xlavơ, người Arập cùng các dân tộc khác, nhằm tránh sự uy hiếp của các cường quốc tư bản chủ nghĩa, các Xuntan Thổ(“) buộc phải nghĩ đến việc tiến hành một, vài cải cách. 

2. Sự thất bại của những dự án cải cách 

Đầu thế kỉ XIX, Xuntan Selim III (trị vị từ 1789 – 1807) tuyên bố cải cách theo chế độ mới” nhưng chỉ bao gồm một số biện pháp chấn chỉnh quân đội và chế tạo binh khí theo kiểu châu Âu. 

Năm 1839, Xuntan Ápđun Metgida (trị vì từ 1839 – 1861) công bố sắc lệnh bảo đảm không xâm phạm tính mạng, danh dự và tài sản của thần dân, đồng ý thu thuế định kì, xóa bỏ chế độ bao mua, chỉnh đốn chế độ binh dịch. Tiếp theo đó là những sắc lệnh về cải tổ tòa án, chính phủ, quân đội, tài chính, văn hóa… Những sắc lệnh cải cách (“Tanzimat”) đó thì chưa động chạm đến cơ sở phong kiến, nhưng nếu được thực hiện thì sẽ có tác dụng ít nhiều đến sự phát triển đất nước. Nhưng nó không trở thành hiện thực. 

Năm 1856, sau chiến tranh Crưm, Thổ bị kiệt quệ nên lại có dự định khôi phục cuộc cải cách. Xuntan công bố những sắc lệnh mới, trên hình thức là tiếp tục sắc lệnh năm 1839, nhưng thực tế thì trái ngược lại. Hầu hết quyền ưu đãi đều dành cho tư bản nước ngoài (quyền chiếm hữu bất động sản, quyền lập ngân hàng, kinh doanh đường sắt và kênh đào… ) và bọn tư sản mại bản cấu kết với nước ngoài. Các nước “đồng minh” của Thổ trong chiến tranh Crưm là Anh và Pháp cưỡng bức Thổ phải nhận những điều khoản đó và ghi nhận vào điều ước Pari (1856). Thổ dần dần bị mất chủ quyền, kinh tế bị kìm hãm. Chỉ có những ngành có lợi cho việc xuất cảng hàng hóa, vơ vét nguyên liệu và đầu tư của nước ngoài như vận tải, ngân hàng, khai mỏ, chế biến nguyên liệu.. . mới phát triển. Nó ngăn trở sự ra đời của nền công nghiệp dân tộc, và duy trì những tàn dư nặng nề của chế độ phong kiến. 

Giai cấp tư sản dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn là nhà buôn, ra đời trong tình trạng đó nên phát triển rất yếu ớt. Người phát ngôn cho lợi ích của tầng lớp này là những trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ phương Tây, chống đối nên chuyên chế của Xuntan. Năm 1859, họ dự định lật đổ chế độ quân chủ bằng biện pháp có tính chất âm mưu, nhưng không thành. Trong những năm 60 xuất hiện khuynh hướng “Ôxman mới” với mục tiêu đấu tranh đòi ban hành hiến pháp và thiết lập chế độ lập hiến ở Thổ. Phong trào lôi cuốn đồng đảo tư sản, tiểu tư sản và các phần tử dân chủ khác. Nam 1876, do tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng : ngân quỹ bị phá sản, khởi nghĩa bùng nổ liên tiếp ở Hecxêgôvina Bôxnhia, Bungari, các nước Ban Căng và sự can thiệp của các nước phương Tây…, chính quyền của Xuntan Apdun Adit (trị vì từ 1861 – 1876) bị sụp đổ. Quyền hành thực tế rơi vào tay phải Ôxman mới, Míthát được cử làm thủ tướng Xuntan Apdun Hamit II (trị vị từ 1876 – 1909) hứa hẹn với Mithát sẽ ban hành hiến pháp theo kiểu những nước quân chủ tư sản châu Âu, nhưng thực ra, đó chỉ là biện pháp xoa dịu phong trào “Ôxman mới và để chống Nga đang lên tiếng đòi quyền tự trị cho các tỉnh thành Ban Cang Tháng 12 – 1876, khi hội nghị quốc tế bàn về vấn đề cải tổ vùng Ban Cang họp ở Xtāmbun, Apdun Hamít II công bố hiến pháp nhưng chỉ đấu tháng giêng năm sau, khi hội nghị bế mạc, thì lập tức cách chức Mithát và thủ tiêu hiến pháp. Đến năm 1878, sau thất bại của Thổ trong cuộc chiến tranh với Nga (1877 – 1878), Xuntan AHamit II liền hủy bỏ việc triệu tập nghị viện theo quy định của hiến pháp và tiến hành đợt khủng bố trắng Tổ chức “Ôxman mới” bị ngăn cấm. Dự định cải cách tư sản – tuy còn rất hạn chế – bị thất bại.