Chế độ phong kiến chuyên chế và tình trạng nửa thuộc địa của Thổ Nhĩ Kỳ cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX
1. Chế độ phong kiến chuyên chế Ápdun Hamit II
Sự thất bại của những dự án cải cách đã kìm hãm Thổ Nhĩ Kỳ trong tình trạng phong kiến lạc hậu. Sau khi giải tán nghị viện, Ápdun Hamit II thiết lập chế độ chuyên chế độc tài, tập trung quyền lực vào tay Xun tan Halipha(!), xóa bỏ bất cứ một yêu sách hoặc tư tưởng tiến bộ nào. Những người tiến bộ như Mithát, Hamức Kôman bị bắt đi đày và nhiều người phái Lập hiến phái bỏ chạy sang nước khác. Chỗ dựa của chế độ chuyên chế Ápdun Hamít II là bọn địa chủ phong kiến, thủ lĩnh các bộ lạc người Cuốcxeơ, giáo hội, sĩ quan phản động và quan lại. Ở miền Đông và Tây Nam còn có nhiều bộ lạc người Cuốnxeo và người Tuyếccơ sống trong tình trạng du mục và nửa du mục. Các ngành sản xuất hàng hóa nhỏ vẫn duy trì hình thức phường hội của thời trung cổ. Quan hệ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội Thổ một cách nghiêm trọng.
Đổng thời, ách áp bức dân tộc đầu thế kỉ XX càng ngăn trở sự tiến bộ của Thổ Nhĩ Kì. Những dân tộc không phải người Tuyếcơ, đặc biệt là người Áemian và Hi Lạp có vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp, công thương nghiệp, tài chính và đời sống văn hóa trong nước. Nhưng họ bị chính quyền phong kiến thối nát Thổ đề nén, kìm hãm trong vòng ngu dốt, gây chia rẽ về dân tộc và tôn giáo. Đặc biệt là vụ tàn sát năm 1894 – 1896 diễn ra trong cả nước đã giết tới 30 vạn người Ácmian.
Chính sách phản động của bọn cầm quyền phong kiến làm cho mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên gay gắt, thế lực của Thổ Nhĩ Kỳ suy yếu rõ rệt. Hơn nữa, trước áp lực của bọn đế quốc bên ngoài, Thổ không đủ sức chống cự, tập đoàn phong kiến Thổ đã đầu hàng để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của chúng.
2. Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng rơi vào địa vị nửa thuộc địa
Thổ Nhĩ Kỳ luôn luôn là thị trường bảo bờ bị các nước tư bản phương Tây dòm ngó từ lâu. Sự suy yếu của Thổ trong những năm 70 của thế kỉ XIX diễn ra cùng lúc với bước chuyển biến của chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu. Điều đó đã quyết định vận mệnh của nó. Lãnh thổ của đế quốc Ôxman bị thu hẹp dẫn do những cuộc xâm lược của các đế quốc phương Tây và phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Năm 1881, Pháp chiếm Tuynidi, 1882 Anh chiếm Ai Cập. Năm 1881, Fetxalia sáp nhập vào Hy Lạp, 1885 miền Đông Rumeli sáp nhập với Vương quốc Bungari, 1889 Thổ bị mất đảo Síp. Tuy nhiên đất đai của Thổ Nhĩ Kỳ còn khá rộng lớn với 32,2 triệu người (6,3 triệu người châu Âu, 24,6 triệu người châu Á và 1,3 triệu người châu Phi).
Cuộc tranh chấp thị trường Cận đông diễn ra rất gay gắt giữa các nước Anh, Pháp, Nga, Áo – Hung và Đức, đặc biệt là giữa Anh, Pháp, Đức. Sự kình địch đó không cho phép một đế quốc nào có thể hoàn toàn chiếm Thổ Nhĩ Kỳ, nên chúng đều phải duy trì nên độc lập của Thổ mặc dầu điều đó chỉ là bề ngoài. Vốn của nước ngoài tràn vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu bằng con đường cho vay. Chính phủ Thổ buộc phải thừa nhận tình trạng vỡ nợ của mình và chịu đặt dưới quyền kiểm soát tài chính của nước ngoài Nam 1881 “Cơ quan quản lí nạ Orman” được thành lập gồm đại diện các nhà ngân hàng lớn của các nước châu Âu, chủ yếu là Anh và Pháp. Cơ quan có nhiệm vụ điều khiển và quản lý những món tiền cho Thổ vay. Do đó, nó được quyền trực tiếp thu thuế của nông dân và các tầng lớp nhân dân ở Thổ. Nó có tới 720 chi nhánh trong cả nước và kiểm soát toàn bộ nền tài chính của Thổ.
Phối hợp với “Cơ quan quản lí nợ Ôxman” là các nhà ngân hàng nước ngoài, có ảnh hưởng lớn nhất là “Ngân hàng Ôxman”. Nó kí kết với Chính phủ Thổ phần lớn các hiệp ước về nợ. Mỗi nước củng cố thành lập một ngân hàng riêng của mình và ra sức tranh giành ảnh hưởng.
Các công ty đường sắt các nước tăng cường bỏ vốn kinh doanh ở Thổ. Năm 1878 và 1888, tư bản Anh được quyền xây dựng đường sắt ở vùng Idomia. Năm 1888, tư bản Đức bắt đầu xây dựng đoạn đầu tiên (từ Idơmía đến Anbara) của con đường khổng lồ đi qua Batda đến vịnh Ba Tư. Hoạt động của Đức trên con đường này đe dọa đến thị trường Ấn Độ làm cho mâu thuẫn Anh – Đức càng thêm gay gắt. Việc kinh doanh đường sắt không chỉ đem lại cho bọn đế quốc những lợi ích kinh tế mà còn gây ảnh hưởng chính trị và chuẩn bị những căn cứ quân sự. Đồng thời, ngành vận tải đường biển cũng hoàn toàn nằm trong tay các công ti lũng đoạn nước ngoài. Chúng năm luôn cả ngoại thương, những hải cảng, những ngành sản xuất quan trọng như khai thác mỏ và các công trình phục vụ công cộng như điện khí, hơi, ống dẫn nước, xe điện… thậm chí cả việc huấn luyện quân đội.
Đi đối với những hoạt động kinh tế, chủ nghĩa đế quốc phương Tây còn tìm cách lũng đoạn về chính trị và gây ảnh hưởng về văn hóa, tư tưởng thông qua các giáo sĩ, trường học và sách báo.
Như vậy, đến phần tử cuối thế kỉ XIX, Thổ Nhĩ Kỳ dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa, lệ thuộc vào các đế quốc châu Âu. Từ một đế quốc rộng lớn và hùng mạnh, Thổ bị rơi vào tình trạng lạc hậu và suy yếu với những tàn dư phong kiến nặng nổ và chịu sự khống chế chặt chẽ của các đế quốc bên ngoài.
3. Sự thay đổi trong quan hệ xã hội cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Sự thay đổi tính chất xã hội Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tới sự chuyển biến trong mối quan hệ giai cấp. Chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị trong nông nghiệp và mâu thuẫn giữa nông dân với bọn địa chủ phong kiến vẫn là một trong những mâu thuẫn cơ bản. Nhưng bọn đế quốc đã biến Thổ thành một thị trường cung cấp nguyên liệu nông phẩm, tăng cường đầu tư và áp dụng kĩ thuật vào canh tác. Điều đó làm cho kinh tế hàng hóa xâm nhập mạnh mẽ vào nông thôn và làm xuất hiện những giai cấp mới : một bên là địa chủ tư sản hóa và tư sản nông nghiệp, một bên là vô sản nông nghiệp.
Hàng hóa công nghiệp nước ngoài tràn vào thị trường Thổ đã giáng một đòn nghiêm trọng vào nền sản xuất thủ công ở đây. Thay thế vào đó là những công xưởng của tư bản nước ngoài và bắt đầu xuất hiện những nhà máy của tư bản Thổ. Hậu quả xã hội của sự phát triển công thương nghiệp là sự xuất hiện giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản Thổ Nhĩ Kỳ có đặc điểm là số nhà buôn chiếm ưu thế so với chủ xí nghiệp. Nó gắn chặt với thị trường bên ngoài và phụ thuộc vào đế quốc. Tầng lớp tư sản công nghiệp phát triển dưới sự khống chế của tư bản nước ngoài, rất yếu ớt. Bên cạnh đó còn có những người trí thức tư sản như thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, kĩ thuật gia, nhân viên các công ty, nhà văn, nhà báo, một bộ phận sĩ quan và quan lại. Họ thuộc các dân tộc khác nhau, phần lớn không phải là người Tuyếcơ. Giai cấp vô sản cũng vậy. Cho nên bọn đế quốc và chính quyền phong kiến thường lợi dụng sự hiềm khích dân tộc để chia rẽ họ và làm suy yếu lực lượng chống đế quốc, chống phong kiến. Nhưng thủ đoạn đó không thể ngăn còn được những phần tử tiến bộ của tất cả các dân tộc trong đế quốc Ôxman, do giác ngộ quyền lợi giai cấp, tiến hành đấu tranh chống chế độ độc tài Apđun Hamit.