Quá trình diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794) Giai đoạn thứ ba
GIAI ĐOẠN THỨ BA NỀN CHUYÊN CHÍNH DÂN CHỦ CÁCH MẠNG GIACÔBANH (từ ngày 2 tháng 6 năm 1793 đến 27 tháng 7 năm 1794)
1. Sự thành lập chính quyền chuyên chính dân chủ GiaCôBanh
Tình hình nguy kịch của nước Cộng hòa Pháp vào mùa hè 1793
Chính quyền Giacôbanh được thiết lập trong điều kiện hết sức nguy kịch. Quân đội Pháp vẫn tiếp tục thất bại. Quân đóng minh phong kiến vượt qua biên giới tràn vào đất nước. Quân Anh bao vây các hải cảng, xâm chiếm đảo Coocxơ. Vụ phiến loạn Văngđê cùng với các cuộc nổi dậy của bọn Girôngđanh lan tràn khắp miền Tây Nam, Đông Nam và miền Nam nước Pháp, chiếm tới 60 trong số 83 quận. Nên Cộng hòa dường như đang đứng bên bờ vực thẳm.
Trong những ngày đẩy đe dọa đó, quần chúng nhân dân một lần nữa biểu lộ lòng kiên quyết sắt đá, ý chí kiên cường và tinh thần giác ngộ chính trị sâu sắc. Xu hướng của Đangtông, người lãnh đạo Ủy ban an ninh vẫn muốn tìm cách thỏa hiệp với Girôngđanh, bị phê phán kịch liệt. Những người Giacôbanh cách mạng đứng đầu là Robexpie, Mara, Xanh Giuyt, đã thấy rõ rằng muốn cứu thoát nền Cộng hòa thì phải vận động đông đảo nhân dân tham gia cuộc đấu tranh để tiêu trừ thù trong giặc ngoài.
Chính sách ruộng đất của chính quyền Giacôbanh
Qua hai giai đoạn trước, những quyền lợi thiết thân của nông dân vẫn chưa được thỏa mãn. Cho nên, chỉ một ngày sau khi nắm chính quyền, những người Giacôbanh phải giải quyết ngay vấn đề ruộng đất.
Ngày 3-6, Hiệp hội dân tộc thông qua sắc lệnh quy định đất đai tịch thu của bọn di cư được chia làm nhiều mảnh nhỏ và bán theo lối trả tiền dần trong 10 năm. Sắc lệnh còn quy định việc chia cho mỗi bán nông một aspen đất (gần nửa ha) trong số đất đai của bọn di cư, nếu nơi đó không có công điển.
Ngày 10-6, Hiệp hội ra sắc lệnh chia hẳn đất công xã cho nông dân, và điều chỉnh để cho mỗi người đều có một mảnh ruộng bằng nhau.
Ngày 17-7, Hiệp hội ra sắc lệnh hoàn toàn thủ tiêu các quyền phong kiến, nông dân được giải phóng khỏi mọi thứ đóng góp cho quý tộc mà không phải bồi thường. Các khế ước, văn tự phong kiến bị đốt, việc tàng trữ giấy tờ đó bị coi là tội nặng, có thể bị tù khổ sai.
Các đạo luật ruộng đất có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Chỉ trong hai tháng, những người Giacôbanh đã giải quyết được một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà các chính phủ trước đó không làm được trong hàng năm trời. Nó phá hoại tận gốc chế độ phong kiến, biến mảng lớp nông dân trước kia phụ thuộc vào phong kiến thành những người tiểu tư hữu tự do, và thiết lập chế độ kinh tế tiểu nông. Nó tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp.
Chính sách ruộng đất của chính quyền Giacôbanh là biện pháp cách mạng nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng tư sản. Tầng lớp tiểu nông đông đảo do chính sách đó tạo nên đã trở thành thành trì vững chắc cho nước Pháp cách mạng, thành lực lượng sáng tạo những chiến công huy hoàng cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1793-1794.
Hiến pháp 1793 và hệ thống chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh
Chỉ sau 2 tuần lễ chuẩn bị, ngày 24-6-1793, Hiệp hội dân tộc thông qua một bản hiến pháp mới, bản hiến pháp Cộng hòa đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. Trước hiến pháp có một bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” mới do Robexpie khởi thảo. Tuyên ngôn nêu rõ mục đích của xã hội là vì hạnh phúc chung và chính phủ có nhiệm vụ phải “bảo đảm những quyền tự nhiên và không thể xâm phạm” là quyền Tự do, Bình đẳng, An ninh và Sở hữu. Công dân được quyền tự do tín ngưỡng, lao động, ngôn luận, kiến nghị..
Hiến pháp 1793 xóa bỏ chế độ phân loại công dân tích cực và tiêu cực, quy định người Pháp, nam giới đến 21 tuổi đều được đi bầu cử quốc hội. Quốc hội được bầu lại hàng năm vào ngày 1-5. Các dự luật được quốc hội thông qua sẽ đưa cho nhân dân thảo luận trong các cuộc họp cơ sở.
Hiến pháp quy định một Hội đồng hành pháp gồm 24 người do quốc hội lập pháp cử ra. Hàng năm một nửa số thành viên của Ủy ban được đổi mới.
Hiến pháp 1793 phản ánh và đánh dấu một giai đoạn mới, một giai đoạn cách mạng cao hơn. Nó tuyên bố trước toàn thế giới những nguyên tắc tự do và dân chủ, một nền dân chủ tư sản tiến bộ hơn hẳn hiến pháp năm 1791. Nó được nhân dân nhiệt liệt đón chào như một thắng lợi lớn của cách mạng.
Hiến pháp năm 1793 được thông qua nhưng không thực hiện. Trong điều kiện hết sức nguy kịch của nền Cộng hòa, thủ trong giặc ngoài câu kết hòng bóp nghẹt nước Pháp, chính quyền Giacôbanh quyết định tạm hoãn việc thi hành hiến pháp nhằm ngăn ngừa kẻ địch lợi dụng những điều khoản dân chủ. Đó là một biện pháp đúng đắn vì hoàn cảnh đang đòi hỏi tăng cường chuyên chính đối với các thế lực phản động.
Chính quyền cách mạng dựa chắc chắn vào các tổ chức nhân dân mà những người Gia Cô Banh có vai trò cực kỳ quan trọng. Các chủ trương, dự luật, các biện pháp chính trị đều được thảo luận trong câu lạc bộ Giacôbanh trước khi đưa ra Hiệp hội dân tộc. Quần chúng nhân dân có thể tham gia ý kiến về đường lối, chính sách thông qua các Ủy ban cách mạng gồm 12 người do nhân dân bầu ra ở các địa phương. Ở Trung ương, cơ quan điều hành có chức năng như chính phủ gồm 21 Ủy ban, quan trọng nhất là Ủy ban an ninh có nhiệm vụ trấn áp bọn phản động, thành lập lực lượng vũ trang nhân dân, tăng cường nền chuyên chính cách mạng Mối liên hệ giữa Hiệp hội dân tộc và chính quyền Giacôbanh với nhân dân, việc nhân dân ủng hộ chính phủ cách mạng là nguồn lực lượng chủ yếu, là cơ sở và điều kiện tồn tại của nền chuyên chính dân chủ cách mạng. Lênin chỉ ra rằng : “Những người Giacôbanh hồi năm 1793 đã đi vào lịch sử như một tấm gương vĩ đại đấu tranh cách mạng chân chính chống giai cấp bóc lột, do giai cấp những người lao động và những người bị áp bức làm chủ toàn bộ chính quyền nhà nước tiến hành.
2. Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
Chính sách “khủng bố đỏ” của chính quyền Giacôbanh
Những hoạt động phản cách mạng của bọn bảo hoàng và Girôngđanh ngày càng tăng cường, những cuộc ám sát xảy ra liên tiếp. Ngày 13-7-1793, Mara – một trong những nhà hoạt động xuất sắc của câu lạc bộ Gia Cô Banh – bị giết ngay tại nhà mình. Ba ngày sau, thị trưởng Công xã Lyông cũng bị sát hại.
Đáp lại những hành động đó, Hiệp hội dân tộc thông qua một loạt sắc lệnh tăng cường đàn áp bọn phản cách mạng, ra lệnh bắt hoặc kiểm tra các phần tử khả nghi Hoàng hậu Mari Antoannét cùng nhiều tên phản động khác bị xử tử, tài sản bị tịch thu. Hiệp hội cử xuống các địa phương những ủy viên có quyền hành tuyệt đối để thanh trừ bọn phản động trong các cơ quan và lập lại trật tự cách mạng. Bọn đầu cơ và gian thương, các bộ trưởng Girongdanh đều bị đưa ra tòa. Các tòa án cách mạng được tổ chức lại, quá trình xử án được rút gọn hơn, nhằm giải quyết nhanh chóng các trường hợp phạm tội. Những biện pháp tăng cường chuyên chính đó là những đòn tấn công vào thế lực phản cách mạng và củng cố hậu phương
Đồng thời, việc thực hiện các sắc lệnh về ruộng đất đã thỏa mãn một phần lớn nông dân khiến cho họ không ủng hộ bọn phiến loạn nữa và đứng lên bảo vệ nước Cộng hòa. Phái Girôngđanh mất cơ sở rất nhanh ở các địa phương, thành trì của chúng ở miền Nam là Lyông bị chiếm lại, các đội nông dân vũ trang tiến hành trấn áp chúng. Trung tâm phản động của bọn bảo hoàng ở Văngđê bị bao vây chặt chẽ. Chính quyền cách mạng chuyển sang thể tấn công. Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, nên chuyên chính Giacôbanh đã đập tan về căn bản lực lượng phản động trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiến thắng ngoài mặt trận.
Thành lập quân đội cách mạng và những thắng lợi quân sự
Dựa theo sáng kiến của quán chúng ngày 23-8-1793 Hiệp hội dân tộc thông qua sắc lệnh tổng động viên toàn quốc. Nước Pháp cách mạng sôi sục với tinh thần ái quốc. Chỉ trong đợt động viên đầu tiên, 42 vạn người tình nguyện tòng quân. Đầu năm 1794 có tới 60 vạn. Các đội quân dự bị, nửa vũ trang được thành lập ở các địa phương Quân đội thiếu thốn quần áo, lương thực, giày dép nhưng đầy tinh thần dũng cảm, hi sinh.
Các ngành công nghiệp đều hướng về phục vụ quốc phòng – các nhà máy, công trường thủ công sản xuất súng trường, đại bác, gươm đào… Các nhà khoa học nổi tiếng như Bectole. Lavoadiê… tham gia tích cực vào công tác này. Có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu các nguyên lí chiến thuật mới và tổ chức hệ thống phòng thủ lệ Lada Cacno, một nhà toán học, một công trình sự có tên tuổi v Xanh Giuyt một lãnh tụ trẻ tuổi nhất của phái Giacôbanh. Quân đội cách mạng đã đề bạt lên hàng chỉ huy các nhân vật tài ba xứ nhân từ quần chúng lao động : người chăm ngưu Hôvơ trở thành trung tướng, chỉ huy một quân đoàn khi mới 25 tuổi, người tiền thương Ginô đăng từ một hạ và trở thành Tư lệnh quân đoàn miền Bắc khô mới 31 tuổi; tưởng Clêbe là con một người thợ đục đá, tưởng Macxô là một người để viết thuê. Chế độ ưu đòi đối với các thanh niên dùng đôi giày tộc hay đại tư sản trong chức vụ sĩ quan đã bị bãi bỏ
Hai chiến thắng lớn vào tháng 9 và tháng 10 ở miền Đông Bắc nước Pháp đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh. Quân Áo bị tan rã quân Anh và các nước tiểu quốc Đức phải rút lui. Chưa thắng được hoàn toàn, song nước Pháp đã bắt đầu thoát được cơn khủng hoảng quân sự. Đến đông xuân 1793-1794 quân Pháp chuyển sang thế chủ động. Tulông được giải phóng khỏi tay quân Anh. Andat thoát khỏi tay quân Phổ và Áo. Miền Đông được khôi phục, quân thù bị quét sạch khỏi lãnh thổ nước Pháp.
3 Sự tan rã của liên minh Giacôbanh. Sự thất bại của phái “Điên dại”
Trong những ngày đầu của nền chuyên chính Giacôbanh, tình hình trong nước rất khó khăn. Lợi dụng tình trạng chiến tranh, bọn con buôn ra sức tích trữ đầu cơ các loại lương thực và các đồ dùng cần thiết. Giá cả tăng lên, tín phiếu sụt giá nhanh chóng, các thành phố thiếu bánh mì. Đạo luật giá tối đa về lúa mì ban hành ngày 4-6-1793 không được áp dụng. Những người “Điên dại” do Giacca Ru đứng đầu tiêu biểu cho quyền lợi của dân nghèo đòi hỏi phải ngăn chặn đấu cơ, xử tử bọn buôn gian bán lận, tịch thu tài sản và lương thực của chúng. quy định giá tối đa đối với tất cả các loại hàng hóa. Những yêu sách của phái “Điên dại” có tiếng vang rộng rãi trong quần chúng. Nhưng khi họ lên tiếng công kích hiến pháp 1793, đòi phải thêm điều khoản xử tử bọn gian thương, thậm chí đòi thực hiện ngay hiến pháp thì về căn bản những yêu sách đó không phù hợp với quyền lợi của giai cấp tư sản, ngay cả đối với phái Giacôbanh. Trong điều kiện xã hội đòi hỏi tăng cường chuyên chính để tiêu diệt thủ trong giặc ngoài, việc yêu cầu thực hiện ngay hiến pháp là một sách lược sai lầm khiến cho tất cả các phe phái trong Giacôbanh từ hữu sang tả lợi dụng cớ đó, nhất trí đàn áp họ. Tháng 9-1793 Giắcco Ru lãnh tụ của phái “Điên dại” bị bắt. Sau đó ông tự tử. Từ đấy phái “Điên dại” bị tan rã. Việc tiêu diệt phái “Điên dại” chính là sự cắt đứt sợi dây liên hệ giữa phái Giacôbanh với đồng đảo quần chúng. làm cho họ dần dần xa rời những người Giacobanh.
Giữa lúc đó, một cuộc biểu tình lớn của nhân dân gồm công nhân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị bùng nổ (4-5 tháng 9-1793). Họ nêu lên những khẩu hiệu của phái “Điên dại” được những người Giacôbanh phái tả như Êbe, Sômét ủng hộ. Chính quyền Giacôbanh chấp nhận những yêu sách của quần chúng Ủy ban công an được tổ chức lại, tăng cường trấn áp bọn phản động, củng cố lực lượng quân đội và tòa án cách mạng. Ngày 29-9, Hiệp hội dân tộc ban hành sắc lệnh tối đa cho tất cả các sản phẩm cần dùng chủ yếu trên đất Pháp. Nhưng đồng thời, Hiệp hội cũng quy định tiền lương tối đa cho công nhân quá thấp so với giá cả thực tế. Đạo luật Sapoliê vẫn được duy trì. Điều đó làm cho đời sống của quán chúng không cải thiện được bao nhiêu.
Mâu thuẫn nội bộ và sự tan rã của liên minh Giacôbanh
Trong suốt quá trình đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, nội bộ nhóm Giacôbanh đã xảy ra sự phân hóa ngày càng rõ rệt.
Mặc dù có nhiều biện pháp ngăn ngừa của chính quyền Giacôbanh, chiến tranh cũng đã tạo thời cơ làm giàu cho bọn thương nhân và phủ nông. Họ đấu cơ, tích trữ lương thực, hàng hóa, vàng bạc và tài sản quốc gia. Họ làm giàu rất nhanh chóng trên xương máu của các chiến sĩ và mồ hôi của quần chúng lao động, dần dần hình thành một lớp tư sản mới. Đại diện cho tầng lớp này là Đăng Tông, người mà phải “Điên dại” đã từng tố cáo. Sự do dự lừng chừng của Ủy ban an ninh bộc lộ ngày càng rõ thái độ khuynh hữu của Đăng Tông. Ngày 10-7, Hiệp hội dân tộc quyết định cải tổ Ủy ban, loại trừ Đangtông đưa vào những người kiên quyết như Xanh Giuyt, Cutông. do Robexpie đứng đầu.
Cánh tả Giacôbanh gồm có những phần tử kiên quyết cách mạng hơn, tiếp thu nhiều yêu sách của phái “Điên dại” sau khi phải này bị tan vỡ. Đứng đầu là Êbe (nên cánh tả còn được gọi là phải Êbe), Sômét… Họ đòi kiên quyết thi hành sắc lệnh quy định giá tối đa, thẳng tay trừng trị bọn đầu cơ, đòi chia đất và các ấp trại lớn cho những người không có đất, quốc hữu hóa các công xưởng.. Họ lãnh đạo các Công xã tổ chức bán rẻ và phát phiếu bánh mì cho nhân dân, tìm mọi phương tiện để khắc phục nạn khủng hoảng. Đồng thời trong một số vấn đề, họ lại biểu lộ tính chất quá tả, đòi hỏi thi hành nhiều biện pháp mạo hiểm không phù hợp với tình hình lúc đó như đòi đóng cửa các nhà thờ, bắt các thầy tu, khủng bố gắt gao trên quy mô lớn.
Nhưng hạt nhân lãnh đạo phái Giacôbanh do Robexpie đứng đầu cho rằng đường lối duy nhất đúng đắn là giữ vững khối liên minh, cùng một lúc diệt trừ cả hai khuynh hướng “hữu” và “tả” mà họ cho là nguy hiểm để bảo vệ sự thống nhất ban đầu.
Sự khác biệt giữa hai phái ngày càng bộc lộ Nhưng trong thời gian chiến tranh, những người Giacôbanh thấy rõ ràng muốn thắng lợi phải liên minh với quần chúng nhân dân bao gồm cả dân nghèo thành thị và nông thôn. Do đó, họ phải chấp nhận một số yêu sách của nhân dân quy định giá tối đa, truy nã bọn đầu cơ, tịch thu lương thực tích trữ… Điều đó đã gây nên sự bất mãn trong giai cấp tư sàn và tầng lớp phủ nông là những người mới làm giàu nhờ chiến tranh. Họ chịu đựng những chính sách của phái Giacôbanh như một chế độ tạm thời và bắt buộc trong lúc bị đe dọa bởi nguy cơ phục hồi chế độ phong kiến. Điều đó chứng tỏ phái Giacôbanh là một liên minh không vững chắc, bao gồm nhiều tầng lớp có quyền lợi khác. nhau. Chỉ cần có những thắng lợi đầu tiên ngoài mặt trận, những dấu hiệu chứng tỏ nước Pháp đã thoát nạn thì mỗi nhóm phái lại tỏ ra cương quyết bảo vệ quyền lợi riêng tư, mâu thuẫn nội bộ của phái Giacôbanh bộc lộ.
Sự thất bại của việc thực hiện đạo luật tháng Vangtỏ (tháng Gió)”) là một trong những biểu hiện đầu tiên của mâu thuẫn đó.
Ngày 26–2 và 3–3-1794 (ngày 8 và 13 tháng Văngtô), Hiệp hội giao cho Ủy ban an ninh và Ủy ban công an xét lại các vụ bắt bỏ sau 1-5-1789 để quyết định tha những người vô tội và xử bọn phản cách mạng. Tài sản của bọn phản cách mạng sẽ bị tịch thu và đem chia cho những người yêu nước chưa có đất. Sắc lệnh tháng Văng Tô rõ ràng phản ánh khuynh hướng bình đẳng của quần chúng dân chủ trong cách mạng tư sản Nó sẽ dạy cho cách mạng đi xa hơn trên con đường thực hiện mơ ước bình đẳng của Ruxo, sẽ làm cho số người tiểu tư hữu tăng lên rất nhiều nhất là ở nông thôn. Vì vậy. nó được nhân dân hoan nghênh nhiệt liệt. Những người Giacôbanh phải là coi đó là một trong những chính sách dân chủ và tích cực nhất của cách mạng.
Nhưng đại tư sản và phủ nông đã thấy ngay đó là một nguy cơ dẫn đến chỗ phá sản. Cho nên chúng phá hoại ngắm ngầm trong các cơ quan và trong Hiệp hội dân tộc. Bạn “Đồng lầy” và những phần tử tư sản không muốn cách mạng tiến xa hơn nữa là những kế phá hoại dữ dội nhất. Kết quả là trên thực tế, sắc lệnh tháng Văng 16 không được thi hành.
Tháng 3-1794 khi quân đội đã giành được thể chủ động căn bản trên các chiến trường thì cuộc đấu tranh nội bộ liên minh Giao banh càng trở nên gay gắt.
Ngày 4-3, phái Êbe cố gắng gây ra một cuộc khởi nghĩa ở Pari, đòi thi hành triệt để chính sách khủng bố và thực hiện các yêu sách kinh tế xã hội. Cuộc đấu tranh đó không những nhằm chống phải Đăng Tông mà còn trực tiếp tấn công vào chính quyền do Robexpie đứng đầu. Nhưng kế hoạch khởi nghĩa không được quần chúng ủng hộ vì họ đang vui mừng trước các sắc lệnh tháng Vàngtô và chờ đợi việc thực hiện nó. Ngay Sômét và các Công xã cũng không tán thành khởi nghĩa. Cho nên Êbe bị thất bại trước sự đàn áp của Robexpie. Sau đó, Êbe và các thủ lĩnh cánh tả đều bị bắt và bị đưa lên máy chém. Sáu ngày sau khi tấn công vào phái Êbe. chính quyền Giacôbanh chuyển sang tiêu diệt phái Đangtông. Ngày 30-3, Đăngtông và một số bè bạn thân cận bị bắt, bị kết tội phản bội cách mạng và bị xử từ. Tầng lớp tư sản rất bất mãn trước vụ án này.
Cuối cùng. Sômét cũng bị bắt và bị xử tử vào ngày 13-4 mặc dầu ông không tham gia cuộc bạo động của Êbe. Việc khủng bố Êbe, Sômét và những người phải ta đã làm cho Rôbexpie mất chỗ dựa trong quần chúng nhân dân.
Cuộc khủng hoảng nội bộ đã dần dần làm cho chính quyền Giacôbanh rơi vào thế cô lập, lực lượng cách mạng bị suy yếu. Quyền lực tập trung vào tay “bộ ba” Robexpie, Xanh Giuyt và Cutổng Robexpie không có một chỗ dựa chắc chắn trong xã hội. Lênin chỉ ra rằng Hiệp hội dân tộc đưa ra những dự định đại quy mô, mà lại không có chỗ dựa cần thiết để thực hiện, không biết ngay cả phải dựa vào giai cấp nào để áp dụng biện pháp này hay biện pháp khác…”), Vì vậy, sự tan rã của nền chuyên chính Giacôbanh trở thành điều không thể tránh khỏi.
Chiến thắng ngoài mặt trận đã đẩy nhanh quá trình đó. Chiến dịch mùa xuân 1794 đem lại nhiều tháng lợi cho nước Pháp. Ở Ý, quân Pháp tiến vào Giênôva, ở Tây Ban Nha quân Pháp vượt qua dãy núi Pyrênê ; ở miền Bắc và Đông Bắc, quân Áo bị thất bại nặng nề. Ngày 26-6 các lực lượng chủ yếu của đóng minh phong kiến bị tan rã tại Floruýt sau một trận kịch chiến. Chiến thắng Floruýt không những đã tiêu trừ được nguy cơ ngoại xâm mà còn mở ra một con đường hành quân rộng lớn cho quân đội Pháp. Chỉ trong hai tuần sau, quân Pháp đã chiếm xong Bỉ và tiến tới biên giới Hà Lan. Nhưng cũng từ sau chiến thắng đỗ hoạt động phản cách mạng của bọn tư sản tăng cường nền chuyên chính Giacôbanh bước vào con đường tan rã.
Âm mưu phản cách mạng và cuộc đảo chính ngày 9 tháng Tecmido
Mùa hè năm 1794, cuộc đấu tranh ngấm ngầm chống Robexpie ngày càng lộ rõ. Các dự án sắc lệnh do Robexpie và Cutông thảo nhằm tăng cường chuyên chính và trưng thu toàn bộ vụ mùa vàng 1794 gặp sự chống đối kịch liệt trong Hiệp hội dân tộc. Sợi dây bán mặt luôn vào các Ủy ban nhà nước, vào tận hành lang của Hiệp hội dân tộc đã tập hợp các phần tử chống Robexpie lại : dư đảng của Đangtông, dư đảng của Êbe và phải “Đổng lấy”. Một bộ phận đáng kể của giai cấp tư sản thành thị và nông dân khá già đã chuyển sang lập trường chống đối. Trong khi đó, quần chúng công nhân vẫn tiếp tục đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống quy định lương tối đa và luật Sapolie.
Ngày 26-7 (ngày 8 tháng Tecmido – tháng Nóng), trong phiên họp của Hiệp hội dân tộc, bài diễn văn của Robexpie được hoan nghênh nhiệt liệt. Tối hôm đó, ông đọc lại ở câu lạc bộ Giacôbanh và được sự ủng hộ của đại đa số hội viên. Ông quyết định củng cố nền chuyên chính và tăng cường trấn áp các lực lượng đối lập từ hữu sang tả. Bọn “Đổng lấy” tưởng chừng thất bại nên hoang mang Nhưng các phần tử phản cách mạng càng kiên quyết trong âm mưu lat do Robexpie.
Hôm sau, ngày 9 tháng Tecmido, tại Hiệp hội dân tộc, Xanh Giuyt đọc báo cáo một cách bình tĩnh và chắc chắn. Bọn phản động cắt ngang, hồ bất Robexpie, Xanh Giuyt, Cutông và những người lãnh đạo khác. Đến chiều, tin đó lan ra khắp Pari. Các Công xã và câu lạc bộ Giacôbanh kêu gọi nổi dậy dẹp bọn phản động. Quần chúng và các đội vệ quốc quân bao vây Hiệp hội dân tộc. Trong khi bị bọn phản động dẫn đến sở cảnh sát, Röbexpie đã thoát khỏi tay chúng Các đồng chí của ông cũng dần dần được giải thoát. Đến tối, họ họp nhau ở trụ sở Công xã. Trong giờ phút quyết liệt, quần chúng đòi hỏi phải có những hành động khẩn trương và quyết liệt thì Robexpie và Công xã lại dao động, do dự và chậm chạp. Họ không còn có những quyết định sáng suốt và kịp thời như những ngày 10-8-1792, 31-5 và 2-6-1793 nữa.
Trong khi đó, bọn phản cách mạng hành động rất nhanh chóng Chúng tuyên bố đạt Robexpie và các đồng chí của ông ra ngoài vòng pháp luật. Chúng tự vũ trang và điều động các đơn vị quân đội đăng tin cậy trở về Pari. Đến đêm, chúng tấn công trụ sở Công xã Rôbexpie và những người thân cận lại bị bắt. Ngày hôm sau, Robexpie, Xanh Giuyt, Cutông và 18 người nữa bị giết không xét xử. Nên chuyên chính Giacôbanh tan rã hoàn toàn.