Phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX ở Thổ Nhĩ Kỳ
1. Tình thế cách mạng chín muồi
Theo đuổi mục đích lật đổ nền thống trị của Ápđun Hamít, nhiều tổ chức tiến bộ được thành lập ở trong và ngoài nước. Có ảnh hưởng lớn hơn cả là “Hội Thống nhất và Tiến bộ” ra đời năm 1894 ở Ixtambun gồm phần lớn trí thức, đông đảo sỉ quan tiến bộ và cả những địa chủ tư sản hóa tham gia. Họ có chi nhánh ở Giơnevơ, Cairo và nhiều thành phố khác ở châu Âu. Mục đích cuối cùng của hội là khôi phục hiến pháp năm 1876. Thông qua báo chí, truyền đơn, sách vở được in từ nước ngoài gửi về, nó gây được ảnh hưởng nhất định trong quần chúng. Những người tham gia phong trào đó được gọi là phải “Thổ Nhĩ Kỳ trẻ”. Năm 1902, đại hội của tổ chức “Thống nhất và Tiến bộ” được triệu tập ở Pari đánh dấu một giai đoạn đấu tranh mới.
Cùng với những hoạt động của phái “Thổ Nhĩ Kỳ trẻ”, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc trong đế quốc Ôxman đầu thế kỉ XX lại bùng lên mạnh mẽ. Người Arập, người Acmian và nhiều dân tộc khác nổi dậy chống ách thống trị của Thổ. Đặc biệt là năm 1903, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn đã nổ ra ở Maxedoan càng làm cho đế quốc Ôxman rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Những tin tức về cách mạng Nga năm 1905, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của hạm đội ở Hắc Hải và phong trào ở Capcado ; tiếng vang của cách mạng Iran đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng âm ỉ bấy lâu nay. Những người hoạt động trong phái “Thổ Nhĩ Kỳ trẻ” kêu gọi : “Toàn thể nhân dân bị áp bức – người Hồi giáo và người không theo Hồi giáo, – hãy liên hiệp lại 1 Liên hiệp lại t Người giàu và kẻ nghèo, người yếu và người khỏe, phụ nữ và nam giới, thanh niên và bỏ lão, hãy liên hiệp lại ! Hãy nhìn sang nước Nga, hãy nhìn sang Iran ! “.
Nhiều tổ chức cách mạng đưa ra những yêu sách dân chủ tiến bộ, Đảng “Liên minh Hồi giáo” thành lập năm 1902 đòi hỏi tuyên bố cộng hòa và đại biểu các dân tộc đều được quyền tham gia quốc hội. Họ còn đòi cải thiện đời sống công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều cuộc đấu tranh chống chính phủ diễn ra ở các tỉnh, làn sóng bất mãn lan tràn trong quân đội và hải quân. Chính phủ tiến hành đàn áp dữ dội nhưng ở nhiều nơi quân chính phủ cũng phải lùi bước. Phong trào đấu tranh của các dân tộc chuyển sang một bước mới. Ở Yemen, quần chúng nổi dậy khởi nghĩa và trang Ở Albania, nhiều Ủy ban cách mạng được thành lập, tiến hành cuộc chiến tranh du kích. Trong khoảng 1906 – 1907, những hoạt động vũ trang của các tổ chức yêu nước Albania lan ra trong cả nước. Phong trào vẫn không ngừng tiếp diễn ở Maxédoan, nhiều đội vũ trang được thành lập, các nhà dân chủ để ra chủ trương giải phóng đất nước bằng con đường cách mạng quần chúng với sự tham gia của các dân tộc đang sống ở Maxédoan, kể cả người Thổ.
Ủy ban “Thống nhất và Tiến bộ của phái “Thổ Nhĩ Kỳ trẻ” cũng đẻ ra những yêu sách dân chủ, nhích lại gần các tổ chức cách mạng của các dân tộc không phải người Tuyếccơ, liên kết với người Ácmian, người Maxéđoan, người Anbani và các tổ chức khác.
Những mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc, thúc đẩy tình thế cách mạng nhanh chóng chín mùi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1907, ở Pari triệu tập đại hội của các tổ chức cách mạng người Tuyếccơ và các dân tộc khác trong đế quốc Ôxman. Đại hội thông qua nghị quyết về mục đích và phương pháp đấu tranh chống chính quyền Apđun Hamít II . Họ khẳng định phải lật đổ Apđun Hamit, thành lập chế độ đại nghị, kêu gọi chống chính phủ, không nộp thuế, tuyên truyền cách mạng trong quán chúng và quân đội. Họ chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, nhưng theo quan niệm của họ thì cuộc khởi nghĩa đó chủ yếu là cuộc chính biến quân sự của lớp trên và khẩu hiệu chính là khôi phục hiến pháp 1876.
2. Cuộc cách mạng năm 1908
Đại hội Pari ra quyết nghị chuẩn bị khởi nghĩa vào mùa thu năm 1909. Những cao trào của quần chúng đã thúc đẩy cách mạng mau chóng bùng nổ. Ngày 3 tháng 7 năm 1908, viên tư lệnh quân đội ở thành phố Rétxna (Maxédoan) là Átmét Niadi thành lập những đội “Phêđaép” và phát động khởi nghĩa chống Xutan. Đi theo ngọn cờ của Átmét Niadi còn có sĩ quan của nhiều đơn vị khác và những đội du kích Anbani. Nghĩa quân chiếm được hầu hết Maxédoan, chuyển chính quyền vào tay Ủy ban “Thống nhất và Tiến bộ”. Trong tuyên ngôn của mình, Ủy ban công bố khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Luật pháp” ; hứa hẹn xóa bỏ cho nông dân thuế một phần mười và chế độ bao thấu thuế, cải thiện đời sống nông dân, thỏa mãn yêu cầu của các dân tộc không phải người Tuyếccơ, phân phát ruộng đất cho nông dân Maxédoan và Ácmian.. nên phải Thổ Nhĩ Kỳ trẻ” được sự ủng hộ của quần chúng. Vì vậy quân chính phủ không trấn áp nổi, nhiều đơn vị bỏ súng trở về với nghĩa quân. Tại nhiều thành phố, các đội quân cách mạng ra tuyên bố “nhân danh nhân dân và quân đội” đòi khôi phục hiến pháp năm 1876 và gửi tối hậu thư cho Xuntan. Ngày 23-7-1908, Ủy ban trung ương “Thống nhất và Tiến bộ tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở Mỗnaxtưa đòi khỏi phục hiến pháp 1876 và ra lệnh cho Xuntan trong vòng 3 ngày phải thỏa mãn yêu cầu trên. Trước áp lực đó, đêm 24-7-1908, Ápđun Hamit II buộc phải công bố lại hiến pháp 1876 và hứa trong thời gian ngắn, sẽ triệu tập nghị viện. Sau đó, Ápđun Hamit II phải chấp nhận các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, xóa bỏ chế độ kiểm duyệt và tuyên bố ăn xá tù chính trị. Cuộc cách mạng giành được thắng lợi bước đầu.
Cuộc cách mạng 1908 của phái “Thổ Nhĩ Kì trẻ” đã giáng một đòn nặng nề đầu tiền vào chế độ quân chủ độc đoán. Nhưng những người lãnh đạo phong trào không tiếp tục thúc đẩy cách mạng đi lên. Đạt được yêu sách về khối phục hiến pháp và triệu tập nghị viện, phái “Thổ Nhĩ Kì trẻ coi như cách mạng đã hoàn thành. Họ không chịu thực hiện một điểm nào trong những lời hứa hẹn trước. đây, nông dân vẫn không có ruộng đất, những yêu cầu cải thiện đời sống của công nhân bị trả lời bằng những cuộc trấn áp dữ dội, các dân tộc vẫn không được giải phóng, bị giam hãm trong khẩu hiệu phản động ‘Ôxman hóa” của phái “Thổ Nhĩ Kỳ trẻ”.
Những chính sách của phái “Thổ Nhi Kì trẻ” bộc lộ tính chất yếu đuối, không triệt để của giai cấp tư sản Thổ, tạo điều kiện cho bọn đế quốc và phong kiến phản công. Tháng 10–1908, Áo – Hung thôn tính vùng Bôxnhia và Hecxêgovina. Cuối năm đó, đế quốc Anh lập ra một tổ chức phản động của tư sản mại bản và phong kiến, lấy tên là “Tự do”, sau đổi là “Tự do và Điều hòa”, đối lập với “Thống nhất và Tiến bộ”. Tháng 4-1909, quân đội vùng Ixtambun nổi loạn dưới khẩu hiệu “khôi phục Hồi giáo” với sự giúp đỡ của tăng lữ. Trước tình hình đó, ngày 13-4-1909, Ápđun Hamit II tiến hành đảo chính phản cách mạng hòng lập lại chế độ cũ. Nhưng hoạt động của y chỉ kéo dài được 2 tuần lễ. Quốc hội lật đổ Ápđun Hamit II và đưa Xuntan Metmet Resat V lên ngôi. Phái “Thổ Nhĩ Kỳ trẻ” thực sự nắm quyền, đảm nhiệm các chức vụ nhà nước.
Tuy nhiên, chính phủ mới vẫn tiếp tục đi theo con đường phản động, đàn áp phong trào công nhân và nông dân, thực hiện chính sách sô vanh chủ nghĩa đối với các dân tộc trong đế quốc Oxman và tiếp tục đầu hàng thế lực đế quốc bên ngoài. Ủy ban Thống nhất và Tiến bộ” được cải tổ thành một chính đảng tư sản – địa chủ, không chỉ tách khỏi phong trào quần chúng mà còn xa lừa cả tầng lớp tư sản dân tộc. Một trong những kẻ cầm đầu là Enve Pasa, một người thân Đức đưa nếu chính trị Thổ tiếp tục đi vào con đường phản động.
3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng 1908
Cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra đầu thế kỉ XX, trong hoàn cảnh chế độ phong kiến trong nước ngày càng thối nát và thế lực đế quốc bên ngoài đang từng bước nô dịch Thổ. Quần chúng nhân dân Thổ và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Oxman đấu tranh quyết liệt để tự giải phóng khỏi nền quân chủ chuyên chế Ápđun Hamit II. Nhiệm vụ khách quan lúc đó là tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Nhưng những người lãnh đạo cách mạng phái Thổ Nhĩ Kì trẻ” chỉ dừng lại với yêu cầu khôi phục hiến pháp 1876 và triệu tập nghị viện. Họ không tiến hành cách mạng đến cùng, không phát động quần chúng, trái lại, sẵn sàng thỏa hiệp với phong kiến và tư sản mại bản. Sau khi có địa vị trong chính quyền, phái “Thổ Nhĩ Kì trẻ” tiếp tục đi vào con đường phản dân tộc, phản dân chủ, tăng cường áp bức nhân dân và đầu hàng chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Cuộc cách mạng năm 1908 ở Thổ rõ ràng là một cuộc cách mạng lớp trên, hết sức hạn chế, chỉ là một thắng lợi nửa vời, thậm chí còn kém hơn thế nữa.
Tuy nhiên, phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX ở Thổ cũng đã giáng đòn đầu tiên vào chế độ độc đoán Xuntan Ápđun Hamit II và thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của đế quốc Ôxman, giải phóng các dân tộc khỏi ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Nó đánh dấu một bước giác ngộ chính trị của nhân dân Thổ nói riêng và là một biểu hiện của “sự thức tỉnh của châu Á” nói chung.