Tình hình kinh tế chính trị Ba Tư và phong trào khởi nghĩa “Ba Bít”

1. Tình hình kinh tế – chính trị của Ba Tư 

Ba Tư là một trong những nước lớn ở miền Tây nam châu Á trong thời kì trung cổ. Dưới triều đại Xêvêphít (thế kỉ XVI – XVII), Ba Tư đạt tới mức hưng thịnh về kinh tế và văn hóa. Trong thế kỉ XVIII, sau khi đánh đuổi người Ápganixtan (thống trị từ 1722 – 1730), Ba Tư giành được độc lập và mở rộng đất đai sang các vùng Ápganixtan, Buha, Hiva Bắc Ấn Độ và Ngoại Cápcado. Nhưng từ giữa thế kỉ XVIII, Ba Tư bước vào giai đoạn suy tàn, biên giới thu hẹp, đất nước bị chia cắt làm nhiều mảnh. Chính quyền các địa phương đều ở trong tay bọn quý tộc thân vương (Khan), có quyền hành rất lớn như những công quốc tự trị. Giữa các “Khan”, luôn luôn xảy ra những cuộc tranh chấp về đất đai và quyền lợi, làm cho Ba Tư ngày càng suy yếu. 

Đạo Hồi đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của xã hội Ba Tư. Các tòa án mang nhiều tính chất tôn giáo, xử án theo những quy định khắt khe của nhà thờ Hồi giáo. 

Nền kinh tế cơ bản của Ba Tư là nông nghiệp. Ruộng đất tập trung trong tay nhà vua, các “Khan, tổng lớp quý tộc và nhà thờ Hồi giáo. Nhiều bộ lạc còn duy trì chế độ kinh tế du mục Nông dân không có ruộng đất, bị lệ thuộc vào địa chủ về tổ chức, thuế má, các đảm phụ phong kiến và cả về thân phận. Thu hoạch của nông dân bị chia làm 5 phần : ruộng đất, nước, sức kéo, giống và nhân công trong đó, người nông dân chỉ được hưởng 1/5. Nhiều khi họ còn phải nạp thêm những khoản phụ khác, nền đời sống rất cực khổ, luôn luôn bị đe dọa bởi nạn đói và bệnh dịch. Các nghề thủ công còn gắn chặt với kinh tế gia đình. Ở các thành phố xuất hiện công trường thủ công dệt vải, dệt thảm và lò rèn. Một phần sản phẩm được bán ra nước ngoài, còn chủ yếu là cung cấp cho thị trường trong nước. 

Từ đầu thế kỉ XIX, các nước phương Tây chú ý nhiều đến Ba Tư vì vị trí chiến lược quân sự, con đường thương mại thuận lợi, thị trường khai thác và tiêu thụ hàng hóa của nó. Những cuộc chiến tranh xâm lược của Anh, Pháp, Nga diễn ra liên tiếp trong nửa đầu thế kỉ XIX làm cho Ba Tư dẫn dán mất quyền tự chủ. Nam 1841, vua Ba Tư phải kí với Anh bản hiệp ước không bình đảng quy định cho Anh quyền trị ngoại và tự do mua hàng không chịu thuế. Hàng Anh nhập vào Ba Tư không bị đánh thuế quá 5%. Năm 1845 những điều khoản tương tự lại được kí kết với Nga, Pháp, các nước châu Âu khác và cả với Mỹ. 

2. Phong trào “Babit” (1844 – 1852) 

Chế độ phong kiến thống trị tàn bạo và thổi nát ngày càng đè nặng lên quần chúng. Do sự thỏa hiệp của triều đình, hàng hóa nước ngoài tràn vào trong nước, bóp chết các ngành thủ công và thương nghiệp của Ba Tư. Đại đa số quần chúng nhân dân, thợ thủ công và thương nhân bất mãn với chế độ đương thời, tỏ thái độ phản kháng Trong điều kiện đó, cuộc khởi nghĩa “Babit” bùng nổ và kéo dài từ năm 1844 đến 1852, có tiếng vang rất lớn. 

Người khởi xướng phong trào này là Ali Mohamed, xuất thân từ một gia đình thương nhân, bản thân đã từng tham gia buôn bán. Ali Mohamed tự nhận là “Bap”, tiếng Ba Tư có nghĩa là “Ngưỡng cửa” để nói rằng ý chí của thần đi qua “Ngưỡng cửa này sẽ truyền đạt đến nhân dân. Ông tuyên truyền Chúa cứu thế, Makhodi, sắp giáng trần để lập nên một vương quốc chính nghĩa trên trái đất. Từ chữ “Bap” những người tham gia phong trào được gọi là “Babir gồm nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ tiến hành đấu tranh chống phong kiến và, về khách quan, chống sự xâm nhập của tư bản nước ngoài. Họ đòi quyền bình đẳng nam nữ, đòi tự do về thân thể và bất khả xâm phạm về tài sản, chấm dứt chế độ chuyên quyền, độc đoán. Họ đòi đuổi tư bản nước ngoài ra khỏi đất nước, tịch thu tài sản đem chia cho nhân dân. Họ để ra những yêu sách phù hợp với quyền lợi thương nhân : đánh thuế cường cầu chung đối với mọi người kể cả người nước ngoài, giữ bí mật các tài liệu thương mại, thừa nhận việc cho vay lấy lãi là chính đáng, các nhà buôn được giao dịch với nước ngoài, tổ chức trạm bưu điện tốt hơn nữa và thống nhất hệ thống tiền tệ… Năm 1847, Ali Mohamed bị bắt, khi cuộc khởi nghĩa lên đến cao trào thì ông bị giết (1850). Tuy vậy, phong trào Babit vẫn tiếp tục lan rộng ở các thành phố Bacpharut Denjan. Ở thủ đô Teheran, các tín đồ Babít vẫn tiếp tục hoạt động bí mật.

Cuộc khởi nghĩa Babit là một phong trào chống phong kiến và tư bản nước ngoài, có nhiều yêu sách tiến bộ đối với tình hình Ba Tư khi đó. Những nó chỉ thu hút một bộ phận nông dân gần thành phố chứ chưa phát động được lực lượng đông đảo ở nông thôn, không để ra được cương lĩnh chống tư bản nước ngoài rõ rệt. Dưới màu sắc tôn giáo, nó mang nhiều điều mê tín, gây lòng tin mù quáng vào “thế giới bên kia”. Trong số những người Babít, đã xuất hiện phái “Beha” (do Beha Un cầm đầu) đại diện cho lợi ích của bọn mại bản liên hệ với chủ nghĩa tư bản nước ngoài. Năm 1852, phong trào Babit bị thất bại.