Các nước Đế Quốc xâm lược và xâu xé Châu Phi

1. Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân châu Âu 

Người Bồ Đào Nha là những người châu Âu đầu tiên đặt căn cứ ở châu Phi. Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha đã thăm dò bờ biển châu Phi từ Gibranta cho đến miền Bắc Modambich, và thành lập ở Tây Phi thuộc địa Ghinê và Angola, ở Đồng Phi thuộc địa Modāmbích. 

Nửa cuối thế kỉ XVII Hà Lan chiếm phần cực Nam châu Phi. Nhiều thế hệ người gốc Hà Lan sinh sống ở vùng này được gọi là người Bô Ơ. Đầu thế kỉ XIX, thực dân Anh xâm chiếm Cáp, gây chiến với người Bô Ơ, hòng xâm chiếm hai quốc gia của họ là Toringxvan và nước Cộng hòa Orănggiơ. Anh còn mở rộng thuộc địa Cáp của mình về phía Bắc. Năm 1843 Anh xâm chiếm Natan và đánh đuổi người Bô Ơ. 

Mục tiêu xâm chiếm thuộc địa của thực dân Pháp ở châu Phi trước hết là vùng bờ biển Bác Phi. Sau cuộc chiến tranh lâu dài chống lại người Arập, thực dân Pháp chiếm toàn bộ Angiêri vào giữa thế kỉ thứ XIX. 

Đầu những năm 20 của thế kỉ XIX, Mĩ mua một vùng đất ở bờ biển phía Tây châu Phi làm xuất phát điểm để mở rộng việc xâm chiếm châu Phi. Mã tuyên bố trao trả độc lập cho cư dân vùng đất này, đặt tên là Libêria vào năm 1847, nhưng thực tế là nước phụ thuộc đế quốc Mĩ. 

Căn cứ quân sự của thực dân Tây Ban Nha đặt tại Ghinh và Ribdơ Orô, Pháp đặt tại Xénégan và Gabông, còn Anh thì ở Siéra Lena, Gambia, Bờ biển Vàng và Lagot. 

Sau những phát kiến địa lí, thực dân châu Âu xâm nhập và phân chia châu Phi, ăn cướp và xâm chiếm thuộc địa. Ban đầu, hình thức phổ biến mà bọn thực dân dùng vào việc xâm nhập châu Phi là trao đổi hàng hóa công nghiệp để lấy nguyên liệu rẻ mạt. Từ thế kỉ XV, nghề buôn người xuất hiện, dẫn dẫn phát triển với một quy mô lớn. Rất nhiều người da đen bị đưa từ châu Phi đến châu Mỹ để làm nô lệ. Nghề buôn nô lệ da đen phải coi là một vết nhơ trong lịch sử phát triển của nhân loại. Con số nô lệ da đen đến Mĩ la tinh trong khoảng thời gian từ giữa thế kỉ thứ XV đến đầu thế kỉ XIX đã lên tới 60 triệu. Trong cuộc hành trình đầy gian khổ qua Đại Tây Dương, những người nô lệ da đen đã bị trói chân tay và nhốt dưới hầm tàu không khác gì súc vật. Hàng triệu người bị chết dọc đường, xác bị quăng xuống biển. Những người. còn lại phải làm nhiều công việc khổ sai cực nhọc, bị chà đạp dưới báng súng, và roi vọt của bọn chủ mỏ, chủ đón điển và tay sai của chúng; bị giày vò vì đói rét, bệnh tật và tai nạn lao động 

Thực dân châu Âu đã vơ vét tài nguyên thiên nhiên phong phú ở châu Phi, cướp ruộng đất, sử dụng nhân công rẻ mạt, đuổi dân, giết hại hầu như toàn bộ dân cư, phá hoại các di sản cổ truyền và nền văn hóa dân tộc, bóc lột đến tận xương tủy, cướp hết nguồn lợi, đàn áp vô cùng dã man tàn ác nhân dân châu Phi. 

Vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, châu Phi bị chiếm 10,8% thực đất đai, nhưng đến đầu thế kỉ XX châu Phi đã bị các đế quốc dân, chủ yếu là Anh, Pháp, Đức chiếm 90,4% đất đai. Ý, Bồ Đào Nha, Bỉ cũng có thuộc địa ở châu Phi. Việc phân chia châu Phi trở thành một “chính sách lớn” của các chính phủ châu Âu. 

2. Thực dân Anh xâm chiếm Ai Cập 

Giữa những năm 70, Ai Cập bị lỗi cuốn vào kinh tế tư bản thế giới. Sự đầu hàng của Mohamed Ali năm 1840 và sự mở rộng buôn bán của Anh và Pháp ở Ai Cập mở đầu cho việc biến Ai Cập thành nửa thuộc địa của bọn tài chính Anh và Pháp. Hàng hóa nước ngoài nhập vào Ai Cập không còn bị cản trở nữa, Ai Cập bắt đầu trồng các loại cây xuất khẩu, trước hết là bông, xây dựng các nhà máy để sản xuất hàng xuất khẩu bằng sản phẩm nông nghiệp, xây dựng hải cảng và đường sà. Những giai cấp mới – từ sản và vô sản – xuất hiện. Nhưng sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở đây bị quan hệ phong kiến trong nước và tư bản nước ngoài cần trở. Chính phủ Ai Cập buộc phải vay tiền của nước ngoài, nhất là vay để đầu tư vào việc xây dựng kênh đào Xuyê cũng như hải cảng và đường sá. Vào năm 1863 chính phủ Ai Cập đa vay 16 triệu đồng bảng Anh. 

Sau năm 1869, tức là sau khi kênh đào Xuyê khánh thành thì giữa các nước tư bản châu Âu, nhất là giữa đế quốc thực dân Anh và Pháp càng tranh giành nhau gay gắt trong việc xâm chiếm Ai Cập. Việc chiếm Ai Cập có một tầm quan trọng quyết định đối với quyền khống chế kênh đào Xuyê. Anh chạm trán với Pháp, vì cả hai nước đều muốn gây ảnh hưởng mạnh mẽ ở đây. Quan hệ Anh – Pháp vì thế trở nên gay gắt và đặc biệt căng thẳng vào cuối thế kỉ XIX. 

Lợi dụng tình thế khó khăn về kinh tế của Ai Cập, Anh buộc Ai Cập bán cổ phần tham gia vào công ty kênh đào Xuyê cho Anh và đòi đạt quyền kiểm soát tài chính. Tháng 9 năm 1882, Anh chiếm Cairô và xâm chiếm toàn bộ Ai Cập. Pháp cũng thèm muốn Ai Cập nhưng lại phải tập trung lực lượng ở châu Âu do việc thành lập Liên minh tay ba Anh – Pháp – Nga nên đành để mất mối ngon đó. 

3. Sự bành trướng thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi 

Bắc Phi không chỉ là đối tượng đầu tiên về sự bành trướng thuộc địa của Pháp mà là của ngô để Pháp làm bàn đạp bành trướng thuộc địa xuống phía Nam. Từ nam 1830 Pháp đã xâm chiếm Angiêri. Phải 20 năm sau, qua cuộc chiến tranh đẫm máu chống lại nhân dân Angiêri, Pháp mới đặt được ách đô hộ trên đất nước. này. Chiếm được Angiêri, Pháp tiếp tục xâm lược Tuynidi sau khi dập tắt cuộc chiến đấu kiên quyết của nhân dân địa phương. 

Cuối thế kỉ XIX ở Bắc Phi chỉ còn lại Maroc là giữ được độc lập. Nguyên nhân chủ yếu là vì ở đây có sự cạnh tranh dữ dội giữa các cường quốc châu Âu. Maroc là một địa điểm chiến lược quan trọng và rất giàu về nguyên liệu. Cuộc khủng hoảng lần thứ nhất về vấn để Maroc đã xảy ra vào năm 1905 – 1906. Lợi dụng lúc nước Nga tạm thời bị suy yếu vì chiến tranh với Nhật, không thể giúp Pháp (theo tinh thần hiệp ước Nga – Pháp), chính phủ Đức tuyên bố không công nhận hiệp nghị Anh – Pháp về vấn đề Maroc và đòi triệu tập một hội nghị quốc tế để xét lại hiệp nghị đó. Đức còn dọa sẽ gây chiến tranh với Pháp. Đầu năm 1911 lại nổ ra một cuộc khủng hoảng mới về vấn đề Maroc. Những bộ lạc ở Maroc nổi dậy chống lại quốc vương Maroc và chống lại cả người Pháp. Pháp tăng cường việc chiếm đóng Maroc bằng quân sự, mượn cô dẹp những cuộc khởi nghĩa để mang quân đội sang chiếm đóng Phêdơ, thủ đô của Maroc. Đức cũng muốn chiếm một phần Maroc, một lần nữa đe dọa gây chiến tranh với Pháp và cho pháo hạm đậu trong cửa biển Agadin. Nhưng đế quốc Anh can thiệp vào cuộc tranh chấp Pháp – Đức và tuyên bố vấn đề Maroc cũng liên quan tới quyền lợi của mình, nên Anh không thể giữ thái độ dửng dưng được. Anh ủng hộ Pháp vì không muốn Đức chiếm được một căn cứ hải quân ở Đại Tây Dương. Chính phủ Anh tuyên bố nếu Pháp. bị tiến công thì Anh sẽ hết lòng giúp đỡ Pháp về mặt quân sự. Đế quốc Đức không dám đẩy việc đó đến chiến tranh nên phải nhượng bộ. Do đó, mùa thu năm 1911 một hiệp ước được ký kết giữa Pháp và Đức. Đức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Maroc và ngược lại Pháp cho Đức một bộ phận của xứ Công Gô thuộc Pháp ở cạnh Camørun thuộc Đức. Nhưng việc giải quyết cuộc khủng hoảng lần thứ hai về vấn đề Maroc chỉ làm cho quan hệ giữa các đế quốc Đức, Anh và Pháp thêm nghiêm trọng 

4. Thực dân Anh xâm chiếm Nam Phi 

Bọn thực dân châu Âu vào Nam Phi đã tiêu diệt một phần dân tộc Khoi Khoi và Sun, số còn sống sót thì bị dồn vào sa mạc. Tình hình ở Nam Phi phức tạp hơn các miền khác của Phi châu, vì bên cạnh mâu thuẫn chính giữa bọn thực dân xâm lược và nhân dân bản xứ, còn có mâu thuẫn giữa bọn thực dân Anh và người B6ơ (người Bô Ơ là con cháu người Hà Lan sinh cơ lập nghiệp từ lâu ở Nam Phi, không còn liên hệ với Hà Lan. Họ chủ yếu là nông dân).

Vào những năm 70 của thế kỉ XIX, Anh chiếm đóng Cáp và Natan. Sự chiếm đóng của quân Anh ở đây như một vành móng sắt dài dọc bờ biển ngăn cản người Bỏơ lên phía đông. Mùa hạ 1867, người ta tìm thấy kim cương lần đầu tiên ở Orănggiơ thuộc Nam Phi Trước đó nơi đây không có người ở, là vùng sa mạc hoang vu, nay thành phố mọc lên và dân cư đông đúc. Để khai thác kim cương, các công ti cổ phần được thành lập và sử dụng người dân bản xứ làm nhân công rẻ mạt. Sau cuộc đấu tranh dữ dội giữa các công ti cổ phần để giành quyền khai thác kim cương. công ti Xexin Rodo (Cecil Rhodes) kiểm soát việc này. Nhưng việc xâm chiếm thuộc địa của thực dân Anh ở Nam Phi vấp phải những cuộc nổi dậy của người Dulu và Bô Ơ. Đầu năm 1883, Dulu trở thành đất bảo hộ của Anh và đến năm 1897, Dulu hợp nhất với Nalan. Sau đó Anh tiếp tục bành trướng thuộc địa của mình về phía Bắc. Từ năm 1884 đến 1886, người ta tìm thấy mỏ vàng ở Torăngxvan. Công ti Xexin Rodơ lại nhanh tay dùng thủ đoạn mua của các chủ trại phạm vi đất đai có vàng và bỏ vốn vào việc khai thác vàng. Đế quốc thực dân Anh đã thực hiện chương trình xâm lược, chiếm thuộc địa của Rodo từ Cairo kéo dài đến Cáp. Ngoài ra, Anh còn kí kết hiệp ước với các thủ lĩnh người địa phương để được toàn quyền khai thác tài nguyên không hạn chế. 

Nhưng trở ngại lớn đối với chính sách thuộc địa của đế quốc thực dân Anh ở Nam Phi là sự chống lại của hai nước cộng hòa Tơrăngxvan và Oringgiơ do người Bô Ơ thành lập. 

5. Các nước đế quốc kết thúc việc phân chia châu Phi 

Đến năm 1900 việc phân chia châu Phi giữa các nước đế quốc kết thúc. Nếu chương trình của đế quốc thực dân Anh đã thực hiện từ Cairô đến Cáp thì thực dân Pháp cũng thực hiện kế hoạch xâm lược ở châu Phi từ Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương Pháp xâm chiếm phần lớn đất đai ở Tây Phi là Xênêgan, Sahara, Tây Xuđan Đất đai Pháp chiếm được rộng lớn nhưng phần nhiều là sa mạc, không phì nhiêu. Đế quốc Đức đi xâm chiếm thuộc địa muộn hơn so với các đế quốc đàn anh nên bằng lòng với phần nhỏ ở Tây Phi, nhưng về kinh tế mà xét thì có giá trị lớn so với các thuộc địa khác. Đức chiếm được Tôgô và Camorun. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp thì chia nhau lãnh thổ Ghinê, thành Ghinê thuộc Pháp, Ghi Nê xích đạo thuộc Tây Ban Nha và Ghinê Bitxao thuộc Bồ Đào Nha. Còn Anh thì thành lập nên bảo hộ ở Nigeria và Bờ biển Vàng Bỉ bành trướng thuộc địa ở Trung Phi, chủ yếu là Congo. Vì sự tranh chấp giữa các nước đế quốc nên năm 1884, một hội nghị quốc tế được triệu tập ở Berlin gồm 14 nước có liên quan đến châu Phi tham gia. Hội nghị thỏa thuận việc tự do buôn bán ở Congo và cho tàu bè của các nước tự do qua lại trên các con sông của châu Phi. Mười năm sau, Congo mới bị Bỉ xâm chiếm, Bỉ gặp phải sự phản kháng của tất cả các dân tộc ở Congo, nhất là miền Nam Congo, nhưng những cuộc nổi dậy đó đều bị đàn áp. Pháp cũng chiếm được một phần lưu vực sông Congo – dọc hữu ngạn sông đó và chi nhánh của nó là sông Ubanga. Vì vậy, trên bản đồ châu Phi có Congo thuộc Pháp và Congo thuộc Bỉ (nay là Daia). 

Vào những năm 70, 80 Anh có điều kiện thuận lợi hơn trong việc xâm chiếm Đông bắc Phi châu, vì trước khi chiếm Ai Cập. Anh đã đặt cơ sở của mình ở Đông Xuđăng. Đế quốc Pháp và Ý cũng muốn xâm chiếm thuộc địa ở Đông Phi. Anh chiếm được bờ biển thuộc vịnh Aden, một phần đất của Somali, Ý đạt nên bảo hộ của mình ở Somalia và mưu đồ xâm chiếm Étiôpi. Nhưng cuộc nổi dậy ở Xuđăng năm 1885 đã làm ngừng việc phân chia Đông Phi giữa các nước đế quốc. Phải 11 năm sau, tức là năm 1896, Anh mới dám trở lại xâm lược Đông Sudan và cuộc chiến tranh ăn cướp đó phải kéo dài 2 năm mới bình định được nhưng quân Anh và Pháp chạm chán nhau ở vùng Phasoda Chính phủ Pháp đánh nhượng bộ Anh và hạ lệnh cho quân Pháp rút khỏi Phaaôda. Như vậy Pháp đành chịu không dám tranh chấp với Anh trong việc xâm chiếm vùng thung lũng sông Nin tức là Ai Cập và miền Đông Xudan. 

Tháng 8 năm 1885, Đức xâm chiếm một số vùng và thành lập miền Đông Phi thuộc Đức. 

Năm 1896, Ý mưu toan xâm lược Êtiôpi, nhưng bị nhân dân Êtiôpi đánh bại và quân đội Ý phải chạy dài. 

Năm 1889 Anh chiếm thêm Buganđa (một phần đất đai của Uganda) và cùng năm đó chiếm luôn Rôđêdi. 

Biên giới xâm chiếm đất đai giữa Anh và Đức ở miền nhiệt đới Đông Phi đã được giải quyết năm 1890 với sự kí kết Hiệp ước Hengôlan – Dandiba, trong đó Đức chỉ nhận được đào Hengolan. Còn Anh thì chiếm Dandiba, Vitu, Pemba, Kénia, Uganda, Nasalan, một số lãnh thổ ở Tây Phi và biên giới giữa Bờ biển Vàng và Tôgô. 

Việc phân chia Đông Phi kết thúc vào năm 1900. Êtiopi là nước ở Đông Phi giữ được nền độc lập của mình. 

Miền giàu có nhất của Đông Phi do Anh chiếm. Các thuộc địa của Anh kéo dài từ Hồng Hải đến sông Nin. Kế hoạch xâm chiếm thuộc địa của Rodơ hầu như hoàn thành. Đức thành lập Đông Phi thuộc Đức và Ruanda, Urundi. Bổ Đào Nha chiếm Modambich. 

6. Đế quốc Pháp thôn tính Madagascar 

Từ những năm 30 của thế kỉ XIX, đế quốc Pháp đã kí kết một số hiệp ước bảo hộ” với các thủ lĩnh ở đảo Madagaxca và chiếm đóng một số vùng ở bờ biển phía tây và Sakalava. Trong những năm sau, Pháp tìm cách mở rộng ảnh hưởng ra toàn đảo. Năm 1882 Pháp đòi Madagaxca phải công nhận quyền bảo hộ của chúng và bắt đầu gây chiến tranh xâm lược bằng cách đem tuần dương hạm bao vây đảo, đổ bộ vào các hải cảng quan trọng. Nhân dân Madagaxca chiến đấu anh dũng chống bọn thực dân Pháp xâm lược, nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch, nên Madagaxea phải kí hiệp ước nhận hầu hết các điều kiện của Pháp. Năm 1891, Pháp lại buộc Madagaxca kí một hiệp ước đã soạn sẵn, trong đó Pháp yêu cầu kiểm soát chính sách đối nội, đối ngoại của Madagaxca và có quyền đóng quân trên đảo nhiều ít tùy theo yêu cầu của Pháp. Nhân dân Madagaxca phản đối kịch liệt, tổ chức chiến đấu chống lại, nhưng thất bại. Tháng 10-1895, Madagaxca phải kí Hiệp ước công nhận nền thống trị của Pháp. Mùa hè năm 1896, Quốc hội Pháp phê chuẩn hiệp ước đó, phế truất nữ hoàng, chia Madagaxca thành các tỉnh quân sự và thực hiện chế độ chuyên chế thực dân đối với nhân dân bản xứ. Tuy vậy, những cuộc nổi dậy ở nhiều miền trên đảo vẫn tiếp diễn cho đến năm 1904. 

Như vậy, đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, châu Phi đã bị các đế quốc phân chia như sau : Anh xâm chiếm Ai Cập, Đồng Xuđan, Tây Nigiêria, Bờ biển Vàng, Gambia, Siera Lêôna, thành lập Đông Phi thuộc Anh, chiếm Nam Rôđédi, Cáp, Natan và Xomali thuộc Anh. 

Đế quốc Pháp thành lập Tây Phi thuộc Pháp, Angiêri, Tuynidi, Sahara, Tây Xudan, Sênêgan, Cônggô thuộc Pháp, Madagaxca, một phần Xômali. . 

Đế quốc Đức thành lập Tây Nam Phi thuộc Đức và Đông Phi thuộc Đức, chiếm Camorun và Tôgô. 

Bồ Đào nha giành được Modambích, Angôla, Ghinê thuộc Bố Đào Nha. 

Bỉ thì xâm chiếm phần lớn đất đai Cônggô. Tây Ban Nha thì có Ghinê thuộc Tây Ban Nha.