Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XIX

1. Mâu thuẫn xã hội và bước đầu của phong trào đấu tranh 

Các thuộc địa ở Mi la tinh là một nguồn thu lợi nhuận vô tận của nhà vua và quý tộc Tây Ban Nha. Tầng lớp trên của thương gia Tây Ban Nha cũng thu được những món lợi kếch sù trong việc buôn bán với các thuộc địa. Để giữ độc quyền, Chính phủ Tây Ban Nha cấm người ngoại quốc không được buôn bán với các thuộc địa và không được vào thuộc địa. Ngay ở Tây Ban Nha, tầng lớp đại thương gia cũng giữ độc quyền ngoại thương. Chỉ một số ít thương gia được bán hàng ở một số hài căng nhất định trong vùng châu Mĩ thuộc Tây Ban Nha. 

Chế độ cai trị của Tây Ban Nha ở Mỹ la tinh đã kìm hãm sự phát triển kinh tế và chính trị của các thuộc địa. Các hàng rào thuế quan được dựng lên và ngay trong thuộc địa cũng có những sự cấm đoán cản trở việc buôn bán. Vì sợ bị cạnh tranh và muốn duy trì lợi nhuận ngày càng nhiều, chúng cấm các thuộc địa không được sản xuất những hàng hóa thiết yếu nhất và cấm cả việc trong những hoa màu thường nhập từ Tây Ban Nha như ô liu, nho, vv… Nhưng trong sự cấm đoàn và hạn chế đó, các địa chủ Criolo và giai cấp tư sản dân tộc mới hình thành, chủ yếu là tư sản thương nghiệp, cũng được hưởng một số quyền lợi nhất định trong việc xuất khẩu các sản phẩm thuộc địa như bông, đường, cà phê, ca cao… và được nhập một số hàng hóa công nghiệp. Song điều đó không thể làm cho các địa chủ và tư sản địa phương thỏa mãn, bởi vì ngay chính kinh tế Tây Ban Nha cũng lạc hậu không thể mua hết sản phẩm của các thuộc địa, mật khác lại không thể cung cấp nổi cho thuộc địa những hàng hóa công nghiệp, trong khi việc buôn bán với các nước khác bị cấm. Chế độ độc quyền, hàng rào thuế quan, thuế má và những biện pháp tàn bạo đã ngăn cản tư sản địa phương kinh doanh về đủ mọi phương diện. Việc thủ tiêu chế độ thuộc địa trở thành một yêu cầu lịch sử.

Mọi tầng lớp nhân dân đều mong muốn thoát khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha. Xu hướng đó dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc, đôi khi nổ ra những cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính quyền thực dân. Các tầng lớp hữu sản trong các thuộc địa, trừ những người sinh trường ở chính quốc vốn là tầng lớp trên có đặc quyền, đều tỏ ra bất mãn với ách thống trị Tây Ban Nha. 

Vào khoảng 25 năm cuối thế kỉ XVIII, trong các thuộc địa Tây Ban Nha đã nổ ra những cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân. Năm 1780 người Anhđiêng ở Pêru nổi dậy khởi nghĩa, kéo dài 2 năm Họ tuyên bố sẽ phục hỏi quốc gia của người Inca. Quân đội Tây Ban Nha phải vất vả lắm mới đánh tan được nghĩa quân và dìm gần 8 vạn người trong biển máu. 

Năm 1781 ở Tân Granada nổ ra cuộc khởi nghĩa nhân việc chống tăng thuế. Quân khởi nghĩa tiến đến gần thủ đô Bogota. Chính quyền địa phương phải vội vàng tuyên bố giảm thuế. Nhưng cuối cùng nghĩa quân vẫn bị quân đội Tây Ban Nha đánh bại. 

Năm 1797 lại nổ ra một cuộc khởi nghĩa ở thành phố Hồ rộ thuộc Venezuela, nhưng cũng bị trấn áp tàn nhẫn. 

Một trong những người xuất sắc đấu tranh cho nên độc lập của các thuộc địa Tây Ban Nha ở Mĩ latinh cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX là Frängxixco do Miranda qué à Vénézuéla. Ông da tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và đã chiến đấu trong hàng ngũ quân đội cách mạng Pháp. Ông hy vọng vào sự giúp đỡ của nhóm Girongđanh ở Pháp, đóng thời ông liên hệ chặt chẽ với chính phủ Anh. Từ nước ngoài, ông tìm cách tổ chức khởi nghĩa ở Venêxuela, đổ bộ vào bờ biển tiến hành đấu tranh, nhưng việc không thành. 

Có ảnh hưởng lớn đối với các thuộc địa Tây Ban Nha là cuộc chiến tranh giải phóng ở Bắc Mĩ. Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 và hiến pháp của Hiệp chủng quốc Mĩ đã trở thành ngọn cờ đấu tranh đối với những người yêu nước ở Mỹ la tinh. Họ cũng hấp thụ một cách say sưa tư tưởng của cuộc cách mạng Pháp 1789 – 1794. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền được dịch ra, xuất bản ở Colombia và Argentina. Bản Công ước xã hội” của JRuxô cũng được phổ biến rộng rãi. Điều khoản về việc xóa bỏ chế độ nô lệ trong các thuộc địa Pháp dưới thời chính quyền Giacôbanh có tiếng vang rất lớn. 

Ở quần đảo Ăngti và đặc biệt là ở XanĐômingô thuộc Pháp. những thủ lĩnh xuất thân từ nô lệ da đen đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 1789. Bọn chủ đốn điển Pháp phải cầu cứu quân Tây Ban Nha đến đàn áp. Sau đó, quân Anh đến chiếm lấy đảo, định dập tắt cuộc khởi nghĩa. 

Chỉ 4 năm sau, ở Haiti lại bùng nổ cuộc đấu tranh mãnh liệt của người da đen dưới sự lãnh đạo của một người nô lệ là Tutxanh Luvectuya. Ông buộc quân Anh phải rút khỏi đảo, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa, củng cố trật tự trị an, tổ chức lại việc khai thác đồn điền, xóa bỏ chế độ nô lệ và ban hành quyền bình đẳng giữa người da đen với người da trắng Nam 1803, cuộc đấu tranh giành được thắng lợi rực rỡ và Haiti trở thành nước Cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ la tinh.

Nhưng sau đó, quân Pháp trở lại đàn áp cuộc khởi nghĩa, bát giữ TLuvectuya, phục hồi chế độ nô lệ và lập lại nên thống trị thực dân. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa Haiti đã có tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ la tinh. 

Vào cuối thế kỉ XVIII, ở biên giới phía bắc các thuộc địa Tây Ban Nha lại thêm một mối đe dọa mới là Hiệp chúng quốc Mỹ. Những dự tính bành trướng của nước Mĩ đối với các thuộc địa Tây Ban Nha lộ rõ nhất là sau khi Mi chuộc Xan Luxia của Pháp (1803) và nhòm ngó xử Florida của Tây Ban Nha. Năm 1806 – 1807 nước Anh tiến hành một cuộc tấn công vào phó vương quốc La Plata, nhưng thất bại. 

Giống như các thuộc địa của Tây Ban Nha, cuối thế kỉ XVIII, phong trào đấu tranh chống chế độ thực dân Bồ Đào Nha ở Braxin mang hình thức đấu tranh cho nên độc lập dân tộc. Vào thời kì này ở Braxin đã thành lập một tổ chức bí mật đứng đầu là Xavoriê, biệt hiệu là Tiradangti. Tổ chức yêu nước này đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ nô lệ và thành lập nước cộng hòa. Nhưng năm 1789, chính phủ thuộc địa phát hiện được và Tirađangti bị giết chết. 

2. Phong trào cách mạng và việc thành lập các quốc gia độc lập (1810 – 1826) 

Những biến cố năm 1808 ở Tây Ban Nha đã thúc đẩy trực tiếp phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa Tây Ban Nha. 

Việc Tây Ban Nha thua quân Pháp trong cuộc chiến tranh của Napoleông làm cho ngọn lửa đấu tranh ở các thuộc địa châu Mỹ bốc cháy dữ dội. Nên thống trị của Tây Ban Nha ở Mĩ la tinh bị lung lay. Mùa hè năm 1809 đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa ở một số thành phố thuộc Pêru và Êcuado, nhưng đều bị trấn áp nhanh chóng. 

Tin tức về những cuộc bại trận lớn của quân đội Tây Ban Nha ở chính quốc và tin quân Pháp chiếm đóng phần lớn đất đai trong nước đầu năm 1810 làm cho khắp các thuộc địa Tây Ban Nha ở Mĩ la tinh đều nổi lên khởi nghĩa. Mùa xuân và mùa hè năm 1810, ở các trung tâm lớn nhất như Caracát, Kitô, Bôgôta, Buênốt Airt và sau đó trong hầu hết các thành phố, chính quyền thuộc địa Tây Ban Nha bị lật đổ, các ủy ban cách mạng được thành lập để lãnh đạo công cuộc kháng chiến cứu nước. Tháng 9 năm 1810, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bao trùm cả Mehics và Chile. Một đợt sóng mới của cuộc đấu tranh giành độc lập ở các thuộc địa Tây Ban Nha đã bắt đầu. 

– Cuộc đấu tranh giải phóng có quy mô lớn nhất là ở Mehico. Đứng đầu phong trào là linh mục Misen Hidangô. Ông tập trung một đạo quân rất lớn gồm hàng vạn nghĩa quân, chủ yếu là những người nông dân Anhđiêng. Hiđangô lãnh đạo phong trào giành quyền độc lập cho đất nước mình, đòi trả lại cho nông dân Anh điêng đất đai bị bọn đại địa chủ chiếm hữu, đòi bãi bỏ chế độ nô lệ da đen và thực hiện nhiều cải cách khác. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân khởi nghĩa chiếm nhiều thành phố lớn trong nước và uy hiếp thủ đô Mêhicô. Nhưng đến năm 1811, họ bị đánh bại. Hiđangô và các lãnh tụ khác bị bắt và bị xử tử. 

Sau khi Hiđangô chết, cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục tiến triển ở miền Nam Mêhicô dưới sự lãnh đạo của linh mục Hose Môrêlôxơ – bạn của Hidangô, một nhà quân sự có tài. Nghĩa quân dùng vũ khí thô sơ chiến đấu dũng cảm chống lại những đội quân tinh nhuệ của Tây Ban Nha, đánh thắng nhiều trận. Hầu khắp miền Nam Mêhicô đều lọt vào tay quân khởi nghĩa. Theo đề nghị của Moreloxơ, Đại hội dân tộc được triệu tập năm 1813, tuyên bố Mêhicô độc lập và hiến pháp của nền Cộng hòa được thông qua năm 1814. 

Nhưng thực dân Tây Ban Nha kéo quân từ chính quốc sang và đánh tan quân của Moreloxơ. Nam 1815, Môrôlôxơ bị Tây Ban Nha xử bán và Mehicô lại trở thành thuộc địa. Quân khởi nghĩa còn lại kéo lên núi, tập trung lực lượng, chuẩn bị tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. 

– Venêxuela tuyên bố độc lập ngày 5 – 7 – 1811 và thông qua bản hiến pháp của nền cộng hòa. Miranda trước đây định khởi nghĩa nhưng không thành, nay trở về nước và được chỉ định làm tổng tư lệnh lực lượng vũ trang của nước Cộng hòa Vềnêxuôla. 

Năm 1812 quân Tây Ban Nha mở cuộc tấn công vào nước cộng hòa Venêxuela và chiếm Caracát. Miranda bị bắt đưa về Tây Ban Nha và ông chết trong ngục. Nhưng cuộc đấu tranh ở đây vẫn tiếp tục. Người lãnh đạo kế tục Miranda là Ximôn Boliua, nhà hoạt động chính trị và nhà chỉ huy quân sự xuất sắc nhất của Mi la tỉnh trong thời kì này. Ông sinh ở Caracát trong một gia đình địa chủ quý tộc Criolo, đã ở châu Âu và đi du lịch nhiều nơi. Ông đã từng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Miranđa ở cấp trung tá và sau này được phong lên cấp tướng. Ông tổ chức đạo quân giải phóng của Vềnêxuila, mở cuộc tấn công đánh chiếm Caracát vào mùa hạ năm 1813 và tuyên bố dựng lại nền Cộng hòa vào ngày 6-8-1813. 

Nhưng nền Cộng hòa Venêxuela thứ hai này tồn tại không lâu. giữa năm 1814, đội quân viễn chính Tây Ban Nha tiến vào đồ, đánh tan các lực lượng cách mạng và đồng thời dẹp được các đội quân khởi nghĩa ở khắp Tân Granada. Boliva phải trốn ra Vào thủ nước ngoài.

– Tại các nước thuộc phó vương quốc LaPlata, sau một thời gian đấu tranh giải phóng dân tộc, những người Criôlô thành lập chính phủ của họ ở Buênốt Airét vào tháng 5 – 1810. Nhưng cuộc đấu tranh giành độc lập ở đây gặp nhiều trở ngại do sự chia rẽ giữa các tỉnh trong phó vương quốc. Chính phủ Buônốt Airét chủ trương thống nhất toàn lãnh thổ của phó vương quốc thành một quốc gia tập trung, nhưng một số tỉnh trong phó vương quốc lại chủ trương giành quyền tự trị rộng rãi cho các tỉnh. Do đó, những cố gắng của chính phủ Buônốt Airét nhằm mở rộng quyền hành của mình ra toàn phó vương quốc gặp phải sự phản kháng của các tỉnh. Cuộc xung đột giữa chính phủ Buônốt Airét và các tỉnh không thể nào tránh khỏi. Nam 1811, quân đội Paragoay đánh tan đội quân của chính phủ Buênốt Airét đến tấn công họ. Ít lâu sau ở Paragoay bùng nổ một cuộc khởi nghĩa, thành lập Ủy ban cách mạng do Phơranxia dẫn đầu, rối chuyển thành chiến tranh giải phóng đánh đuổi bọn thực dân Tây Ban Nha ra khỏi lãnh thổ. Nam 1813 Paragoay tuyên bố độc lập. Nhân dân Urugoay phải tiến hành một cuộc đấu tranh dai dẳng chống lại bọn thực dân Tây Ban Nha và chống lại cả những đội quân từ Braxin xâm nhập vào lãnh thổ họ. Cuộc đấu tranh đó càng trở nên phức tạp hơn vì những cuộc xung đột với chính phủ Buênốt Airét. 

Trong khi đó, ở châu Âu, quân Pháp bị đuổi ra khỏi Tây Ban Nha. Chính phủ của Phécđinăng VII trở về nước năm 1814, phục hồi chế độ chuyên chế ở chính quốc, tăng cường việc trấn áp phong trào giải phóng ở các thuộc địa. Vào cuối năm 1815, quyền thống trị của thực dân Tây Ban Nha lại được khôi phục ở phần lớn các lãnh thổ Mĩ la tinh, trừ La Plata. 

Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mỹ la tinh lại bùng nổ từ năm 1816. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Áchentina bắt đầu từ năm 1810, đến năm 1816 thì hoàn thành thắng lợi. Đại hội Tucuman (Bắc Áchentina) tuyên bố nền độc lập của một quốc gia mới,”Các tỉnh hợp nhất La Plata”, sau này gọi là nước Cộng hòa Achentina. 

Cũng vào năm 1816, Boliva chuẩn bị lực lượng từ nước ngoài trở về tấn công quân Tây Ban Nha ở Venêxuela. Tháng 1 năm 1817, Boliva được sự giúp đỡ của nước Cộng hòa Haiti đem quân đổ bộ vào Vềnêxuêla. Cánh quân của ông đã phối hợp và sáp nhập với các đội du kích hoạt động ở trong nước, tấn công thắng lợi và giải phóng một số khu vực ở lưu vực sông Ôrinôcô. Thành phố Angotuva trở thành thủ đô lâm thời của quân khởi nghĩa. Nghĩa quân dưới ngọn cờ giải phóng của Boliva là những chiến sử dũng cảm, có tinh thần chiến đấu cao và có kỉ luật. Ngay từ những ngày đầu, Boliva để ra khẩu hiệu giải phóng những người nô lệ da đen, da đỏ, kêu gọi họ gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng do ông chỉ huy và tuyên bố sau khi chiến tranh kết thúc sẽ được chia ruộng nêu lên những biện pháp cải cách khác do ông tiến hành. Chính vì biết dựa vào đông đảo quần chúng nông dân và được nhân dân ủng hộ, quân đội của ông ngày càng mạnh và đã chiến thắng kẻ thù lớn hơn. Ngoài ra, quân đội của Boliva còn có cả mấy ngàn người Anh, Áinhilan, Đức, Pháp và nhiều quân tình nguyện của các nước khác tham gia. Năm 1819, một đại hội được triệu tập ở Angôtuva và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Côlômbia, gồm có Venêxuela, Tân Granada và tỉnh Kitô (Êcuado ngày nay). Đứng đầu nước Cộng hòa mới là Simon Boliva. Dưới sự chỉ huy của ông, nghĩa quân đã đánh thắng quân Tây Ban Nha nhiều trận quyết liệt ở Vềnêxuela và Tân Granada. Mùa hè năm 1822, quân đội Côlômbia tổ chức một cuộc hành quân rất táo bạo, tiến quân vào chiếm Kitô. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hòa Colombia được giải phóng khỏi ách thống trị của bọn thực dân Tây Ban Nha. 

Ở Mehico ngay khi các lực lượng chủ yếu của phong trào giải phóng bị đánh tan, cuộc chiến tranh du kích vẫn tiếp diễn. Đa số địa chủ vẫn dựa vào bọn thực dân. Nhưng cuộc cách mạng năm 1820 ở Tây Ban Nha đã làm cho bọn đại địa chủ và bọn giáo sĩ cao cấp hoảng sợ nên bắt đầu đòi tách Mehicô ra khỏi Tây Ban Nha. Chúng lo ngại trước việc phục hồi hiến pháp tự do Tây Ban Nha năm 1812 và trước những biện pháp phân phong và phản giáo hội tiến hành ở chính quốc. Người cầm đầu phong trào đòi tách Mehicô ra khỏi Tây Ban Nha là Aguxtin Ituyếcbido, nguyên là sĩ quan trong quân đội Tây Ban Nha đã từng tham gia tích cực vào việc trấn áp các cuộc đấu tranh giải phóng Năm 1821 sau khi quân đội của Ituyếcbidd chiếm thủ đô, Mehicô tuyên bố độc lập. Nhưng Ituyếcbido thiết lập chế độ độc tài, lên ngôi vua, lấy biệt hiệu là Agrextin. Đến năm 1823, nền độc tài Ituyếcbiđơ bị lật đổ và chế độ cộng hòa được xác lập trong nước. 

Trung Mĩ tuyên bố độc lập cùng một lúc với Mêhicô, nhưng về sau lãnh thổ Trung Mĩ được sáp nhập vào Mehicô dưới chế độ độc tài của Ituyếtbidơ. Mãi đến khi Ituyếtbiđơ bị lật đổ thì Trung Mĩ hình thành nước “Cộng hòa liên bang các tỉnh hợp nhất ở Trung Mĩ vào năm 1823. 

Ngay sau khi giành được độc lập, đội quân giải phóng của Áchentina do XanMactin chỉ huy bao gồm hơn một phần ba quân số là người da đen cũng từ phía Nam tiến lên phía Bắc. Năm 1817, ông đã hoàn thành một cuộc tiến công anh dùng vượt qua núi Anđơ cao 4000 mét, tiến vào lãnh thổ Chile, hợp sức với quân giải phóng và nhân dân địa phương giải phóng hàng loạt thị trấn quan trọng cuối cùng giải phóng Chile khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha Năm 1818 Chilê tuyên bố độc lập. 

Năm 1821 quân giải phóng của XanMactin vượt biển vào Peru – thành trì chủ yếu của quân đội Tây Ban Nha ở Nam Mỹ – và tháng 7 năm đó chiếm được thủ đô Lima. Peru tuyên bố độc lập vào năm 1821. 

Mùa hè năm 1822, XanMactin gặp Simon Boliva ở Êcuado. Nhưng bọn thực dân Tây Ban Nha lại kéo quân chiếm đóng Thượng Pêru để chống lại quân giải phóng Đóng vai trò quyết định trong việc thanh toán chỗ dựa cuối cùng này của bọn thực dân Tây Ban Nha trên lục địa châu Mỹ la tinh là quân giải phóng của Côlômbia do Boliva chỉ huy. Quân Tây Ban Nha bị quân của Boliva đánh cho tơi bời, thua hết trận này đến trận khác. Năm 1826 đội quân chiếm đóng cuối cùng của Tây Ban Nha bị bao vây ở pháo đài Kaliao phải đấu hàng. Thượng Pêru được giải phóng và thành lập nước cộng hòa. Sau khi Boliva mất, Thượng Peru đã được đổi tên là Boliua để ghi nhớ tên tuổi và công lao của Simon Bolivia, người anh hùng đã góp phần lớn lao vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở nhiều khu vực trên mảnh đất Mỹ la tinh rộng lớn. 

Như vậy là cho đến năm 1826 hầu hết các thuộc địa Tây Ban Nha ở Mĩ la tinh đã được giải phóng khỏi ách thống trị của bọn thực dân Tây Ban Nha, giành được độc lập dân tộc. Quân viễn chinh Tây Ban Nha bị đánh đuổi khỏi lục địa châu Mĩ ; Tây Ban Nha chỉ còn lại đảo Cuba và Puéctô Riot. 

Trong thời gian này, thuộc địa của Bồ Đào Nha là Braxin tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập. Sau khi bại trận trong cuộc chiến tranh với Napôleồng, hoàng thân phụ chính Bồ Đào Nha là Juan đã bỏ chạy khỏi Bồ Đào Nha đến Braxin dưới sự che chở của người Anh. Năm 1815 Juan tuyên bố Braxin là một vương quốc hợp nhất với Bồ Đào Nha và 1816 tự phong lên ngôi vua Juan VI. Cũng từ đây, đứng về hình thức thì Braxin không còn là thuộc địa nữa, nhưng quyền nhiếp chính vẫn nằm trong tay Bồ Đào Nha. 

Trong những năm Juan cai trị, sự bất mãn trong nước ngày càng tăng. Chính sách bao vây lục địa, việc hạn chế buôn bán với châu Âu, việc tăng thuế má, cuộc chiến tranh với các tỉnh hợp nhất La Plata và những khó khăn về kinh tế do cuộc chiến tranh đó gây nên cũng làm cho tình hình Braxin thêm trầm trọng. Những cuộc đấu tranh chống lại nền thống trị đó phát triển. Năm 1817 nổ ra một cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Pécnambucô, tuyên bố lập nước cộng hòa, kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh, nhưng bị quân nhà vua dập tắt. 

Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1820 ở Bồ Đào Nha, Juan VI trở về chính quốc (1821) và nhường ngôi ở Braxin cho con là Prêđô. Pređô đã thực hiện lời Juan VI dặn trước khi ông trở về Bồ Đào Nha là “Nếu tình thế trở nên quá xấu và Braxin đòi độc lập thì cứ tự tuyên bố độc lập và đặt dưới ngai vàng của con”. Mặc cho Quốc hội Bồ Đào Nha đòi Prêđô trở về chính quốc, Predô ở lại làm vua Braxin và ngày 7-9-1822 tuyên bố rằng : “Độc lập hay là chết ! Tôi công bố rằng bây giờ chúng ta tách khỏi Bồ Đào Nha”. Đó là lời tuyên bố độc lập của Braxin. 

Cuộc đấu tranh vì một nền cộng hòa, vì tự do dân chủ, chống lại nền quân chủ và chế độ nô lệ vẫn tiếp diễn trên đất nước Braxin.