Sự tăng cường xâm nhập của các nước Đế Quốc vào Mĩ La Tinh
1. Tư bản châu Âu xâm nhập Mĩ la tinh
Cuối thế kỉ XVIII, Anh lần lượt chiếm xong các quần đảo Bacbadot, Bahama, dão Giamaica và dão Trinidát, goi chung là quan dão Ang tỉ thuộc Anh. Sau khi thực dân Tây Ban Nha bị đuổi ra khỏi Mĩ la tinh, những nước cộng hòa mới giành được độc lập về chính trị và kinh tế còn yếu ớt, Anh lợi dụng tình trạng đó, ra sức xâm nhập và đầu tư một số vốn khá lớn vào các nước này. Phần lớn vốn đầu tư tập trung vào miền Nam Nam Mi và chủ yếu vào các ngành đường sắt, xây dựng hải cảng, khai thác nguyên liệu, trồng cà phê, cao su, bông ngũ cốc, sản xuất thịt, len, khai thác dầu lửa v.v… Ngoài ra, Anh còn xâm nhập kinh tế bằng cách cho chính phủ các nước Mĩ la tinh vay. Trong suốt thời gian dài cho đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Anh nắm được ưu thế ở Mĩ la tỉnh. Tư bản Đức, Pháp, Mĩ chỉ chiếm được một vài vị trí quan trọng trong một số nước ở khu vực này.
Nước Đức cũng ra sức mở rộng thế lực vào Mĩ la tinh. Nhưng đối với khu vực này, Đức không thể xâm chiếm được vì sự cản trở của tư bản Mĩ, nên tăng cường hoạt động kinh tế. Nam 1886 và 1893, Đức thành lập nhà ngân hàng để giao dịch riêng với khu vực này và đặt nhiều chi nhánh ở Braxin, Achentina, Chile, Peru, Uruguay. Những tổ chức ngân hàng này cung cấp tài chính cho những nhà xuất nhập khẩu. Dựa trên cơ sở một nền công nghiệp phát đạt, quan hệ thương mại của Đức với Mi la tinh phát triển khá nhanh. Thương thuyền Đức cập bến ngày càng nhiều. Hàng hóa xuất cảng sang Mĩ la tinh tuy còn kém Anh, nhưng nhiều hơn Mĩ, sự bành trướng của Đức về kinh tế ngày càng mạnh.
2. Đế quốc Mỹ bành trướng ở Mỹ la tinh
Giai cấp tư sản Mĩ và những người cầm đầu chính phủ Mỹ khi nghĩ đến việc xâm chiếm thị trường đã lập tức hướng về Mỹ la tĩnh, là các nước láng giềng phía nam. Mi gạt dẫn hoặc đẩy xuống hàng thứ yếu ảnh hưởng của các nước tư bản châu Âu ở Mĩ là tinh. Ngày 2-12-1823 Tổng thống Mĩ Mơnrô chính thức tuyên bố chủ trương của Mĩ đối với Mi la tinh như sau : “Lục địa châu Mĩ đã chọn và duy trì được độc lập, tương lai của nó không thể bị một cường quốc châu Âu nào độ hộ nữa”. Chủ trương đó nêu cao cái gọi là chống sự xâm nhập của tư bản châu Âu” và khẩu hiệu “Châu Mi của người châu Mĩ. Thực chất là đế quốc Mĩ muốn độc chiếm toàn bộ thị trường châu Mĩ, trước khi vươn tới nhiều khu vực khác trên trái đất.
Mới hai năm sau khi tung ra cái gọi là “học thuyết Mơnrô”, âm mưu xâm lược của Mĩ đã lộ rõ. Nam 1825 Mĩ cho quân chiếm đảo Puects Ricô là thuộc địa của Tây Ban Nha. Cùng năm đó, Mĩ gây sức ép với Côlômbia, buộc nước này phải cho Mĩ quyền tự do thông thương qua eo đất Panama. Đến năm 1846, theo hiệp ước kí với Colombia, Mĩ đã chiếm được nhiều quyền ưu tiên về thương mại, quyền tự do vận chuyển qua eo đất Panama, và được quyền đạt đường xe lửa qua Panama. Về phía Mĩ sẽ “bảo đảm” tính chất trung lập của Panama và chủ quyền của Colombia. Năm 1845, Mi lại kiếm có dùng vũ lực tiến đánh nước láng giềng phía nam là Mehicô, sáp nhập hơn một nửa lãnh thổ của Mêhicô vào nước Mĩ. Cũng trong thời kì này, Mi liên tục tổ chức nhiều cuộc can thiệp vũ trang vào các nước khác ở Mi la tinh.
Đến cuối thế kỉ XIX, hoạt động của Mĩ càng trở nên ráo riết. Năm 1889, nấp dưới những chiều bài “hợp tác” và “đoàn kết”, đế quốc Mĩ đã triệu tập “Hội nghị toàn châu Mĩ” lần đầu tiên ở Oasinhtơn: Hội nghị đã thành lập “Cơ quan thương mại của các nước châu Mỹ và 20 năm sau biến thành “Liên minh toàn châu Mĩ”. Ý đồ của đế quốc Mĩ là dùng chiêu bài “đoàn kết giúp đỡ để tổ chức các nước châu Mỹ la tinh thành một khối phụ thuộc vào Mĩ, buộc các nước đó phải theo đường lối chính trị của đế quốc Mĩ. Đồng thời dùng nó để đấu tranh giành quyền bá chủ xâm chiếm Mỹ la tinh đối với đế quốc Anh và tăng thêm uy tín của Mỹ trên trường quốc tế.
Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha. Mi vin cố Tây Ban Nha đàn áp một cuộc khởi nghĩa ở Cuba và vu cáo Tây Ban Nha làm nổ chiến hạm Mệnh của Mi đang đậu ở cảng La Habana để tuyên chiến. Thực sự thì đế quốc Mi muốn chiếm Cuba là một vị trí vừa giấu đẹp, vừa có một tấm chiến lược quan trọng. Cùng với Puécto Ricô, Cuba là chiếc chìa khóa ở cửa biển Ăngti và eo biển Panama là cửa ngõ bước vào Trung Nam Mĩ. Rõ ràng cuộc chiến tranh Mi – Tây Ban Nha là một cuộc tranh chấp thuộc địa, mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, mặc dù Mĩ nêu lên chiêu bài “giải phóng các dân tộc bị Tây Ban Nha nô dịch”. Chiến tranh chỉ kéo dài 3 tháng, Tây Ban Nha bị thua và Mĩ giành lấy những thuộc địa còn lại của Tây Ban Nha hỏi đó như Puécto Rics, Đôminica, Cuba, và quần đảo Philippin ở châu Á. Sau đó, Mĩ sáp nhập Puéctố Ricô vào lãnh thổ Mỹ, coi đó là một tỉnh của Hiệp chủng quốc Hoa Kì. Cuba tuy gọi là một nước cộng hòa độc lập, nhưng đặt dưới quyền bảo hộ của Mĩ và biến thành một thuộc địa của Mi. Đồng thời, Mi không ngừng gây sức ép chiếm các nước xung quanh và tăng cường dùng vũ lực trong việc xâm lược các nước Mĩ la tinh. Trong suốt thời gian từ 1898 đến năm 1917, không mấy năm hải quân lục chiến Mĩ không đổ bộ lên nước này hay nước khác ở Mĩ la tinh. Điển hình nhất là vụ tách Panama ra khỏi Colombia năm 1903.
Mĩ rất chú ý đến việc đào kênh Panama vì nó có tầm quan trọng rất lớn về mặt chiến lược và kinh tế. Để thực hiện việc này, Mĩ đã áp dụng chính sách can thiệp trắng trợn đối với Colombia. Tư bản Mi mua lại tất cả những cổ phấn đã vỡ nợ của công ti Pháp trong việc đào kênh. Mĩ còn muốn mua lại của Colombia vùng đất kênh đào chạy qua. Ngày 22-1-1903 Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ kí một hiệp ước với Đại sứ Côlômbia, theo đó Mĩ được quyền xây dựng kênh sau khi bối thường cho Colombia một số tiến. Nhưng nhân dân Côlômbia phản đối, Quốc hội Côlômbia không phê duyệt hiệp ước đã kí. Vi phạm lời cam kết về sự trung lập của eo đất Panama và chủ quyền của Colombia ở đó, Mi liên tổ chức một cuộc đảo chính ở Panama để thiết lập nước Cộng hòa Panama”. Chính phủ Panama liền kí hiệp ước nhưởng cho Mĩ đặc quyền đào một con kinh nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, được xây dựng đường sắt và pháo đài dọc theo con kênh ấy. Mi hoàn thành việc đào kênh Panama vào năm 1914 và coi là một sự kiện đặc biệt quan trọng mở đường cho Mĩ làm bá chủ Mỹ la tinh và cả Viễn Đông. Tổng thống Mĩ Teôđo Rudoven đã gọi đường lối đó bằng thuật ngữ : “Chính sách cái gậy lớn”.
Trong thời kì một số cường quốc châu Âu còn bị mắc vào việc chuẩn bị và tiến hành cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mi càng ráo riết can thiệp vào nội trị các nước Trung Mĩ : vào Cộng hòa Đôminica năm 1904 và 1916, vào Cuba năm 1906, vào Nicaragoa năm 1909 và 1912, vào Haiti năm 1914 và 1915, vào Mehic6 năm 1914 và 1916.
Đi đối với những cuộc tiến công bảng quân sự, Mi tăng cường xâm nhập Mỹ la tinh bằng kinh tế : xuất khẩu tư bản, tăng cường đầu tư trên một quy mỗ lớn. Vốn của Mi đấu tư vào Mỹ la tinh dưới hai hình thức : một là bỏ vào việc xây dựng các xí nghiệp khai thác, công nghiệp nhẹ v.v… hai là cho chính phủ các nước Mĩ la tinh vay hoặc dùng “viện trợ” có điều kiện để lũng đoạn về kinh tế. Thông qua vốn đầu tư đó, dẫn dẫn đế quốc Mĩ tạo được một cơ sở kinh tế và một cơ sở xã hội để bước vào khống chế đời sống chính trị các nước này. Đồng thời, Mĩ mở cuộc cạnh tranh lớn với các nước tư bản châu Âu có bỏ vốn ở Mĩ la tinh để giành quyền bá chủ Mĩ la tinh. Đó là “chính sách ngoại giao đồng đô-la” của Mĩ.
Các nước cộng hòa ở Mỹ la tinh, sau khi thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha v.v… trên danh nghĩa đều là những nước độc lập nhưng trong thực tế bị phụ thuộc vào đế quốc Mĩ ở nhiều mức độ khác nhau. Từ đầu thế kỉ XX để quốc Mĩ khống chế các hoạt động chính trị và kinh tế – xã hội ở Mi la tinh.