Nền thống trị của giai cấp tư sản phản cách mạng (1794 – 1815)

1. Thời kì Đốc chính (1794–1799) 

Cuộc chính biến ngày 9 tháng Tecmido đã chuyển chính quyền từ tay phải tư sản cách mạng Giacôbanh sang tay phải tư sản phản cách mạng. Đó là những người mới giàu có trong thời gian cách mạng và chiến tranh nhờ những hoạt động buôn gian bán lận, đầu cơ tích trữ, cham 6 công quỹ, chiếm đoạt ruộng đất, ăn bớt trong khi cung cấp cho mặt trận. Họ tiến hành xóa bỏ nhiều thành quả cách mạng như thủ tiêu luật giá tối đa bãi bỏ các đạo luật Văngtô, khủng bố người cách mạng đóng cửa câu lạc bộ. Hiến pháp 1795 hạn chế các quyền tự do dân chủ, trở lại chế độ bầu cử gián tiếp với điều kiện tài sản rất cao, thiết lập “Ủy ban Đốc chính” tập trung chính quyền vào tay 5 người. Đứng đầu Ủy ban Đốc chính là Bara, một cựu sĩ quan quý tộc, một nhà chính trị vô nguyên tắc và dễ bị mua chuộc đã từng vơ vét nhiều của cài bằng cách hối lộ và biến thủ. 

Dưới chế độ Đốc chính, đời sống quần chúng bị sa sút nghiêm trọng. Hai cuộc khởi nghĩa của công nhân Pari ngày 1-4 và 20-5-1794 với khẩu hiệu “Bánh mì và hiến pháp 1793” bị đàn áp. Nam 1796, phong trào cách mạng của “Những người bình đẳng” xuất hiện ở Pari dưới sự lãnh đạo của FE.Babop (1760-1797). Ông xuất thân từ tầng lớp bình dân thành thị, đã từng tham gia tích cực vào cuộc cách mạng 1789. Cương lĩnh của ông dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hủy bỏ chế độ tư hữu, mọi người đều tham gia “Công xã”, cùng có nghĩa vụ lao động và cùng có quyền hưởng thụ như nhau. Ông chủ trương tiến hành cách mạng của những người lao động. Đó là một bước tiến lớn trong quan niệm cộng sản chủ nghĩa không tưởng. Song nó còn mang nhiều nhược điểm như sự phân chia sản phẩm bình quân tuyệt đối không thể khuyến khích sản xuất phát triển, biện pháp bạo lực chỉ dựa trên hoạt động của một nhóm người có tính chất âm mưu và không phát động quần chúng, chưa thấy vai trò của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Kế hoạch bạo động năm 1796 bị lộ, Babop bị bắt và bị xử chém, phong trào tan rã. Tuy nhiên, tư tưởng Ba Bớp có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử sau này ở Pháp. 

2 Chế độ Thủ lĩnh (1799-1804) và nền Đế chế I (1804-1815) 

Hoảng sợ trước phong trào quần chúng đang âm i và lo lắng việc bọn phong kiến Buôcbông phục hồi, giai cấp tư sản mong có một chính quyền mạnh mẽ theo kiểu độc tài Crômoen ở nước Anh. Viên tướng trẻ Napoleong Bonapacto (1769-1821) nổi tiếng về tài quân sự là người được giai cấp tư sản chú ý tới. Cuộc chính biến ngày 18 Bruyme (tháng Sương mù) tức 9-11-1799 đã chấm dứt thời kì Đốc chính, thiết lập chế độ Thủ lĩnh (1799-1804) và tiếp theo là nên Đế chế thứ nhất (1804-1815) do Bonapactơ đứng đầu tự xưng là Hoàng đế Napoleong I. Nếu cuộc chính biến Tcmiđo mở đầu cho thời kì tư sản phân cách mạng ở Pháp thì cuộc chính biến ngày 18 Bruyme lại thúc đẩy thêm một bước quá trình đó và dẫn tới sự thiết lập chế độ quân chủ.

Vì quyền lợi của giai cấp tư sản, chính phủ Napoleon I tiếp tục cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ ở châu Âu. Từ đây, cuộc chiến tranh do nước Pháp tiến hành đã thay đổi tính chất : từ chiến tranh tự vệ, chính nghĩa biến thành chiến tranh xâm lược phi nghĩa. 

Dựa vào lực lượng quân đội hùng mạnh, Napôlêông đã đánh tan liên tiếp 5 liên minh chống Pháp do Anh và Áo tổ chức. Trải qua nhiều trận chiến đấu, Napôlêông giành được thắng lợi to lớn. Đến năm 1812, đế quốc Napoleon được mở rộng, có 75 triệu dân, gắn bảng nửa số dân lục địa châu Âu và gấp ba lần dân số nước Pháp. hồi đó. Biên giới của đế quốc bành trưởng khá rộng : nước Bỉ, Hà Lan, miền tả ngạn sông Ranh, toàn bộ miền Bắc Hải, Xavoa, Nixơ, phần lớn miền Bắc và Trung Ý, các tỉnh miền Iliri… đều sáp nhập vào đế quốc Pháp. Xung quanh biên giới ở phía đông và phía nam là một vành đai các nước chư hầu, các nước liên minh do anh em dòng họ Bônapactơ trị vì hoặc do những người thân cận của Napôlêông cấm quyền. 

Mặc dầu chiếm được ưu thế quân sự ở Tây Âu, Pháp vẫn không hạ nổi địch thủ chính của mình là Anh. Chính sách bao vây kinh tế Anh của Napôlêông trong khoảng 1806-1809 hoàn toàn thất bại vì sự lạc hậu của nền công thương nghiệp Pháp so với Anh. 

Trận chiến đấu quyết định có tác dụng ngăn chặn và đập tan kế hoạch bá chủ thế giới đã diễn ra ở nước Nga năm 1812. Dưới sự chỉ huy tài tình của viên tướng Nga Cutudop, các lực lượng quân đội và dân binh Nga đã chặn đứng con đường tiến quân của Napoleon tại trận Borodino nổi tiếng (7-8-1812). Sau khi để cho Napoléon tiến vào Matxcơva quân Nga phản công đánh đuổi quân Pháp ra khỏi bờ cõi và cùng với phong trào đấu tranh của các dân tộc châu Âu, truy kích Napoléon đến tận sào huyệt. Sự thất bại về quân sự cùng với tình trạng khủng hoảng trong nước – quần chúng bất mãn. giai cấp tư sản một mỏi vì chiến tranh – đã làm cho đế quốc Napoleon sụp đổ. Đầu năm 1814, Napoleon bị đẩy ra đảo Enbơ (Địa Trung Hải). Vương triều Buốc Bông cùng bọn quý tộc di cư đi theo lưới gươm của đội quân đồng minh phong kiến châu Âu trở về nước Pháp. Em của Luy XVI lên ngôi là Luy XVIII định phục hồi toàn bộ chế độ quân chủ và đòi lại ruộng đất mà chế độ Giacôbanh đã bán cho nông dân. Điều đó làm cho mọi tầng lớp nhân dân bất mãn. Lợi dụng thời cơ, Napoleon từ đảo Enbơ dẫn quân trở về nước. Pháp, được quản chúng hưởng ứng, tiến thẳng đến Pari. Một lần nữa, triều đình Buốc Bông sau 100 ngày phục hồi phải bỏ trốn. Nhưng các lực lượng đồng minh phong kiến hợp sức đánh bại Napoleon lần cuối cùng tại trận Oatéclô (6-1815). Napôlêông bị đẩy ra đảo Xanh Helen (Đại Tây Dương) và Luy XVIII lại trở về Pari. Thế là sau 25 năm, thế lực phong kiến Pháp lại được phục hồi mở đầu giai đoạn Trung Hưng (1815–1830). Nhưng đó chỉ là sự thay đổi bộ phận trong thượng tầng kiến trúc chính trị của nhà nước. Còn cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa – kể cả chế độ ruộng đất mới thực hiện trong thời kì Giacôbanh vẫn được duy trì, không một lực lượng nào có thể xóa bỏ được. Về mặt chính trị, vương triều Buốc Bông cũng chịu sự hạn chế của hiến pháp. Cuộc đấu tranh giữa thế lực phong kiến phục phối với quần chúng nhân dân và giai cấp tư sản dẫn tới cách mạng tháng Bảy năm 1830, lật đổ hoàn toàn nên thống trị của dòng họ Buoc Bong.