Công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
1. Tầm quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Tới năm 1926, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục nền kinh tế quốc dân, sản xuất đã đạt bảng mức năm 1913. Tuy đã đạt được những thành tựu như thế, nhưng nước Nga vẫn là một nước nông nghiệp, lạc hậu nghiêm trọng so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất. Sản xuất công nghiệp còn yếu, trình độ kĩ thuật trong toàn bộ nền kinh tế còn thấp. Sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân còn chiếm ưu thế. Hai phần ba tổng sản phẩm quốc dân là do nông nghiệp cung cấp Trong công nghiệp, ưu thế lai thuộc công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, chiếm tới 63% sản lượng của sản xuất công nghiệp. Hàng loạt các ngành công nghiệp nặng quan trọng nhất hầu như còn vắng bóng. Rõ ràng là chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi với một cơ sở kinh tế lạc hậu, nhất thiết phải có một nền tảng kinh tế tiên tiến phù hợp. Như Lênin đã từng chỉ rõ: “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp.
Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là chiếc chìa khóa để cải tạo toàn bộ nền kinh tế của đất nước, mà nhiệm vụ trung tâm là xây dựng và phát triển công nghiệp nặng
Cùng chính vào lúc này, khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã trở thành một nhiệm vụ thực tiễn cấp bách thì ở trong Đảng bônsêvích lại diễn ra một cuộc đấu tranh mới hết sức gay gắt với sự xuất hiện của nhóm “Đối lập mới” do Trốtxki, Dinðviép. Camênhép và Bukharin cầm đầu, xoay quanh vấn đề về khả năng xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Thực chất là họ phủ nhận nguyên lí của Lênin về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản trong một nước. Họ chống lại đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Lênin và Đảng bônsêvích, nhất là từ sau khi Lênin qua đời.
Hội nghị lần thứ 14 của Đảng bônsêvích Nga họp vào tháng 4-1925 đã bác bỏ lập trường của nhóm đối lập mới. Nghị quyết của hội nghị khẳng định: “Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là khả năng tuyệt đối trong một nước”. Hội nghị đã chỉ ra những nhân tố đảm bảo thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đó là sự tồn tại và lớn mạnh không ngừng của Chính quyền Xô viết khi đã nắm trong tay những vị trí kinh tế then chốt, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự củng cố không ngừng của khối liên minh công nông.
2. Đại hội XIV và dường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Tháng Chạp năm 1925, Đảng bônsêvích họp Đại hội lần thứ XIV. Đại hội tiến hành khi đất nước đang ở vào bước ngoặt quan trọng – kết thúc thời kì khôi phục kinh tế và chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tại Đại hội, do theo đuổi lập trường phủ nhận khả năng xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Trốtxki và những phần tử của nhóm “đối lập mới” chống lại công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, viện cớ rằng Liên Xô vẫn còn là một nước công nghiệp, vẫn phải nhập khẩu toàn bộ thiết bị và máy móc cần thiết từ nước ngoài, do đó Liên Xô không tránh khỏi tình trạng chỉ là một nước nông nghiệp – cung cấp nguyên liệu, vật liệu phụ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa. Họ chống lại đường lối của Lênin đối với vấn đề nông dân. Họ thổi phóng vai trò của phủ nông, đánh giá thấp vai trò của trung nông trong nền kinh tế nông nghiệp. Họ đòi thi hành chính sách “trung lập hóa” nông dân.
Nội dung quan trọng nhất trong chương trình làm việc của Đại hội là dựa trên kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin, đại hội đã đề ra đường lối, nhiệm vụ và phương châm công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Đại hội vạch rõ ràng việc xây dựng kinh tế cần phải được phát triển theo phương châm biến nhà nước từ một nước nhập khẩu máy móc và thiết bị, thành một nước sản xuất máy móc và thiết bị, một nước công nghiệp được trang bị bằng kĩ thuật hiện đại. Liên Xô cần phải trở thành một đơn vị kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới.
Trong Báo cáo chính trị trình bày tại đại hội, Stalin nói: “Biển nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp có thể tự lực sản xuất lấy thiết bị cần thiết, đó là điểm căn bản, là cơ sở của đường lối chung của chúng ta… Biển nước ta từ một nước nhập khẩu thiết bị thành một nước chế tạo được những thiết bị ấy, vì đó là điều đảm bảo chủ yếu cho sự độc lập kinh tế của nước ta. Và chính đó là điều đảm bảo cho nước ta không biến thành vật phụ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa.
Sau này, Stalin nói rõ thêm: “Công nghiệp hóa trước hết phải hiểu là phát triển công nghiệp nặng của nước ta, đặc biệt là phát triển ngành chế tạo máy móc của chính nước mình cái trung tâm thần kinh của toàn bộ nền công nghiệp
Đại hội đã đề ra phương châm là phải công nghiệp hóa với một tốc độ nhanh chóng để trong thời gian ngắn nhất, Liên Xô phải trở thành cường quốc công nghiệp tiên tiến, đuổi kịp và sau đó vượt các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến. Lợi ích của đất nước và tình hình quốc tế đòi hỏi bức thiết như vậy. Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa duy nhất nằm trong vòng vây thủ địch, luôn luôn bị đe dọa bởi chủ nghĩa tư bản quốc tế.
Với nghị quyết quan trọng về đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Đại hội XIV đã đi vào lịch sử với cái tên gọi là Đại hội công nghiệp hóa.
Đại hội thông qua điều lệ mới của Đảng và quyết định đổi tên Đảng Từ Đại hội XIV, Đảng Cộng sản Nga (hônsêvích) được gọi là Đảng Cộng sản Liên Xô (bonsevich).
3. Cuộc đấu tranh để tiến hành công nghiệp hóa
Sau Đại hội XIV, giai cấp công nhân và nhân dân Liên Xô đã dốc hết sức mình tiến hành công nghiệp hóa đất nước. Nhưng khi bắt tay vào thực tiễn họ lại gặp không ít khó khăn và phức tạp.
Trước hết, Liên Xô là nước đầu tiên trong lịch sử phải tự vạch ra con đường và giải quyết những vấn đề về lí luận và thực tiễn của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, đất nước lại ở trong tình trạng lạc hậu về kinh tế và kỹ thuật, rất rộng lớn về lãnh thổ và hết sức đa dạng (thậm chí rất chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội cũng như về điều kiện tự nhiên). Khó khăn lại càng gấp bội do chính sách thù địch của chủ nghĩa đế quốc quốc tế, sự chống phá điên cuồng của các thế lực tư sản phản động trong nước và lập trường đối lập ngay trong nội bộ Đảng bonsevich. Liên Xô lại phải hoàn toàn dựa vào sức mình trong công cuộc xây dựng một nền kinh tế – kỹ thuật mới.
Sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đất nước, mà trọng tâm là xây dựng nền công nghiệp nặng, trước hết đòi hỏi những nguồn tiền vốn rất lớn và một đội ngũ đông đảo công nhân lành nghề cùng những căn hộ kĩ thuật có trình độ chuyên môn giỏi. Đối với những vấn đề này, Liên Xô không thể làm như các nước tư bản đã làm và cũng không thể trông cậy vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Các nước tư bản chủ nghĩa đã tiến hành xây dựng nền công nghiệp của ninh bằng nguồn tiền vốn dựa vào sự cướp bóc các nước thuộc địa và phụ thuộc, dựa vào tiền bồi thường chiến tranh, bóc lột tàn bạo quần chúng nhân dân trong nước và dựa vào những khoản tiền vay của nước ngoài. Liên Xô đã dựa vào những nguồn hoàn toàn khác. Đó là Nhà nước vô sản do tập trung trong tay các ngành kinh tế quốc dân chủ yếu, đã tạo nên khả năng động viên các nguồn dự trữ dồi dào để tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; tiền lãi do các ngành quốc doanh như công nghiệp, ngoại thương, nội thương, ngân hàng và vận tải mang lại; do thực hành tiết kiệm và sự đóng góp tự nguyện của nhân dân (như các loại công trái…). Việc thủ tiêu những món nợ của Nga hoàng trước đây (mà hàng năn riêng số tiền lãi Nhà nước phải nộp tới 800 -900 triệu rúp vàng) cũng như việc xóa bỏ địa tô và tiến chuộc lại đất tới 700 triệu rúp vàng của nông dân đối với địa chủ… đã trở thành một nguồn tích lũy đăng kể cho công cuộc công nghiệp hóa.
Khi bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những ý kiến của Lênin về một cuộc cách mạng văn hóa càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Người đã từng nhấn mạnh: không thể xây dựng xã hội cộng sản trong một nước thất học và ở nước ta, cách mạng chính trị và xã hội đã đi trước, cuộc đảo lộn văn hóa, cuộc cách mạng văn hóa mà giờ đây nhất thiết phải làm…Nhưng cuộc cách mạng văn hóa ấy, đối với chúng ta có những khó khăn không thể tưởng tượng được.
Đảng và Nhà nước Xô viết đã thi hành mọi biện pháp nhằm tiến hành từng bước cuộc cách mạng văn hóa đầy khó khăn, mà trước mắt là nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đào tạo nhanh chóng một đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật phục vụ cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Ngay từ mùa thu năm 1923, “Hội đủ đảo nạn mù chữ” – một tổ chức xã hội tự nguyện, ra đời nhằm thanh toán tình trạng mù chữ trong nhân dân. Hàng trăm nghìn người đã theo học. Những lớp học của hội còn là nơi giáo dục, lôi cuốn quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động chính trị của đất nước. Tới năm 1926, 76,3% số dân thành thị đã biết đọc, biết viết (nhưng tỉ lệ đó ở nông thôn mới là 45,2%). Hệ thống nhà trường phổ thông được phát triển. Trong năm học 1925 – 1926, số học sinh tiểu học và trung học lên tới trên 10 triệu (1914 – 7,8 triệu, 1922 – 1923 là 7,3 triệu). Nhà nước Xô viết đã đặc biệt chú ý tới việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật với nhiều hình thức học tập khác nhau, nhiều loại trường khác nhau. Hệ thống các trường đại học và cao đẳng được chú ý, nhất là việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng – chính trị gắn lý thuyết với thực tiễn xã hội và sản xuất.
Công cuộc công nghiệp hóa đất nước Xô viết đã diễn ra trong hoàn cảnh đấu tranh giai cấp quyết liệt. Sự chống đối của kẻ thù bên ngoài và bên trong đã phản ánh vào nội bộ Đảng bônsêvich. Sau Đại hội XIV, nhóm đối lập mới” (do Dinvoiép và Camenhép cẩm đẩu) đã câu kết với Trốtxki thành một khối chống Đảng, lấy cương lĩnh hành động của Trốtxki làm nền tảng Họ còn lôi kéo, tập hợp tất cả những nhóm chống đối khác chống lại đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Hội nghị lần thứ 15 của Đảng bỏnsēvich đã lên án kịch liệt những hoạt động bè phái và những quan điểm sai lầm của nhóm Trốtxki – Dinôviếp. Đảng kiên trì thực hiện đường lối lêninnít xây dựng chủ nghĩa xã hội và công nghiệp hóa đất nước Xô viết.
Sau hai năm đầu tiên (1926 – 1927) tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, nhân dân Liên Xô đã giành được những thắng lợi quan trọng Sản xuất công nghiệp gia tăng và đã chiếm tỉ trọng 42% trong nền kinh tế quốc dân. Tốc độ phát triển của công nghiệp lên tới 18%, một kỷ lục vượt xa các nước tư bản tiên tiến nhất. Trong công nghiệp, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chiếm 86%, thành phần kinh tế tư nhân giảm xuống còn 14%.
Nhờ khai thác sử dụng hợp lí các nguồn tích lũy trong nước, kể cả sự đóng góp của nhân dân, số vốn đầu tư vào công nghiệp trong những năm đầu này là 1,1 tỷ rúp (1926 – 1929), 1,4 tỷ rúp (1927 – 1928) và trên 4 tỷ rúp (1928 – 1929).
Thành tựu nổi bật trong thời kỳ đấu công nghiệp hóa là nhiều công trình lớn thuộc các ngành công nghiệp than đá, giấy, chế tạo máy móc, luyện kim, dầu mỏ và công nghiệp nhẹ đã được xây dựng. Chương trình điện khí hóa (GOELRO) do Lênin để ra đã triển khai thắng lợi. Nhiều nhà máy nhiệt điện lớn đã được hoàn thành hoặc tiếp tục xây dựng. Tới năm 1927, sản lượng điện đã tăng 2 lần so với năm 1913.
Những thành tựu đó đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời tạo nên những tiến để cho việc xây dựng những nền tảng kinh tế – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
4. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất – phát triển kinh tế quốc dân
Việc mở rộng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao đòi hỏi nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý nền kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch. Trong bài Chúng ta phải cải tổ Bộ dân ủy thanh tra công nông như thế nào, một trong những luận văn cuối cùng viết về kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin đã nêu ra rằng: Nhà nước Xô viết cần “ấn định những thời hạn cần thiết nhằm tiến hành những công cuộc cải cách xã hội một cách căn bản; và ngày nay chúng ta đang nhìn thấy khá rõ cái gì có thể làm được trong năm năm và cái gì đòi hỏi phải có những thời hạn dài hơn.
Đại hội lần thứ XV của Đảng bônsêvich (họp vào tháng Chạp năm 1927) đã thông qua những chỉ thị về kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 -1932) nhằm xây dựng nền kinh tế – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đã quy định những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm đầu tiên là: xây dựng nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở phát triển nên công nghiệp hiện đại và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp; biển Liên Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công – nông nghiệp, độc lập không lệ thuộc vào các quốc gia tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ những nhân tố tư bản chủ nghĩa trong tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động; củng cố sức mạnh quốc phòng của Nhà nước Xô viết. Kế hoạch 5 năm còn rất chú ý tới việc phát triển kinh tế và văn hóa của các vùng dân tộc nhằm thực hiện một bước tiến lớn trong quá trình khắc phục sự bất bình đẳng trên thực tế của các nước cộng hòa.
Kế hoạch 5 năm đã quy định nhiệm vụ cơ bản của công cuộc tập thể hóa nông nghiệp là phải chuyển nền sản xuất tiểu nông phản tán lên nền sản xuất lớn tập thể hóa, phải thu hút tuyệt đại bộ phận các nông hộ vào các loại hợp tác xã.
Trên lĩnh vực văn hóa, Nhà nước cho tiến hành giáo dục tiểu học phổ cập, xóa bỏ nạn mù chữ đối với những người từ 40 tuổi trở xuống, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, mở rộng mạng lưới nhà trường và các cơ quan văn hóa.
Đại hội đặc biệt chú ý tới sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, điện lực sản xuất kim loại than và dấu mó. Kế hoạch dự định sản xuất điện lực tăng khoảng 4,5 lần, khai thác than đá tăng hơn 2 lần và sản lượng dầu mỏ tăng khoảng 2 lần.
Trên cơ sở gia tăng của sản xuất điện lực, khai thác than đá và dấu mỏ, kế hoạch để ra là phải đẩy mạnh các ngành công nghiệp luyện kim và chế tạo máy móc với dự kiến tới những năm 1932 – 1933, sản lượng gang sẻ là 10 triệu tấn, sản phẩm công nghiệp cơ khi tang 3,5 lần (trong đó máy móc nông nghiệp tăng 4 lần).
Số vốn đầu tư dành cho kế hoạch 5 năm đầu tiên là 64,5 tỷ rúp (gấp 2,1 lần so với 5 năm trước đó), trong đó 19,1 tỷ rúp dành cho công nghiệp, 23,2 tỷ rúp cho nông nghiệp và 10 tỷ rúp cho giao thông vận tải. Trên 80%. tổng số vốn đầu tư dành cho công nghiệp nặng, 1.500 nhà máy mới được dự kiến xây dựng
Đại hội đã kêu gọi giai cấp công nhân, nông dân, trí thức tiến bộ hay đẩy mạnh phong trào thi đua nhàn hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ nặng nề và những chỉ thị quan trọng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Bằng những cố gắng lao động vượt bậc, những nỗ lực khắc phục khó khăn, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã hoàn thành trước thời hạn 9 tháng. Hội nghị liên tịch Ban chấp hành Trung ương và Ban kiểm tra Trung ương Đảng (tháng 1–1933) đã họp để tổng kết kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Hội nghị nhận định: “Liên Xô từ một nước nông nghiệp đã trở thành một nước công nghiệp, đã củng cố nền độc lập kinh tế của đất nước, bởi Liên Xô đã có khả năng cung cấp phần quyết định những thiết bị cần thiết do các nhà máy của mình sản xuất.
Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa Năm 1932 sản phẩm công nghiệp đã chiếm 70,7% trong tổng sản phẩm của nền kinh tế quốc dân. Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa đã trở thành hệ thống kinh tế duy nhất trong công nghiệp, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa đã bị hoàn toàn thủ tiêu. Trong 5 năm, hơn 1.500 nhà máy mới đã được xây dựng với nhiều ngành công nghiệp hiện đại có quy mô lớn.
Công nghiệp nặng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đặc biệt công nghiệp chế tạo máy móc. Lần đầu tiên, các nhà máy Xô viết đã chế tạo được xe hơi, máy bay, xe tăng, máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy tuyếc bin, phát điện, các máy gì lớn, đầu máy xe lửa chạy điện và các loại hệ thống máy móc khác. Đó là những ngành công nghiệp hiện đại mà trước đây dưới chế độ Nga hoàng hầu như không có hoặc rất yếu ớt. Liên Xô trở thành một trong những nước chủ yếu sản xuất các loại máy móc công nghiệp.
Công nghiệp, nhiên liệu và luyện kim phát triển mạnh mẽ. Trong 5 năm, sản lượng than đá tang 1,8 lần, gang – 1,9 lần, và thép – 1,4 lần. Sản lượng dầu mỏ khai thác và chế biến đều vượt mức kế hoạch.
Kế hoạch điện khí hóa đất nước (GOELRO) thu nhiều kết quả. Sản lượng điện năm 1932 tăng khoảng 7 lần so với năm 1913. Nhiều nhà máy điện lớn đã được đưa vào sản xuất.
Sức mạnh quốc phòng của đất nước đã tăng cường rõ rệt.
Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân đã được cải thiện. Trong 5 nam, thu nhập quốc dân tăng 85%. Nhưng chi phí của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và y tế tầng 4 lần, ngày làm việc của công nhân được giảm xuống còn 7 giờ một ngày. Tiền lương của công nhân và viên chức tăng lên đáng kể, cao hơn so với kế hoạch dự kiến. Đời sống của nhân dân lao động được cải thiện rõ rệt.
Thắng lợi của cuộc cách mạng văn hóa đã đưa lại những chuyển biến to lớn và sâu sắc trong đời sống văn hóa – tinh thần của nhân dân Xô viết. Nạn mù chữ đã được thanh toán; tuyệt đại đa số người lớn đã biết đọc, biết viết.
Chế độ giáo dục bậc tiểu học đã được phổ cập. Nam 1932, 98% trẻ em trong lứa tuổi từ 8 đến 11 tuổi đã được cấp sách tới trường. Những thành quả về văn hóa – tinh thần của đất nước đã đến với quần chúng lao động. các vùng dân tộc biên khu.
Việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật đã được giải quyết thắng lợi. Năm 1932, đất nước Xô viết đã có hơn 198 nghìn chuyên gia có trình độ đại học và hơn 319 nghìn người có trình độ trung học làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (năm đầu tiên của kế hoạch, các số liệu tương ứng là 90 nghìn và 56 nghìn người). Đó là những thành tựu to lớn trên lĩnh vực công nghiệp và kế hoạch 5 năm.