Công cuộc tập thể hóa công nghiệp

1. Đại hội XV của Đảng bônsêvich và dường lối tập thể hóa nông nghiệp 

Tới năm 1926, mặc dầu những chỉ số cơ bản của sản xuất nông nghiệp đã vượt thời kì trước chiến tranh (diện tích gieo trồng, số lượng đàn gia súc, tổng sản lượng lúa nì…), nhưng nhịp điệu tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp đã tỏ ra chậm lại, tạo nên nguy cơ đáng lo ngại trước sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và sự gia tăng của dân số các thành thị. Năm 1926 – 1927, sản lượng lúa mì tăng 4,1%, nhưng năm 1927-1928 lại giảm 4,8%. Điều đặc biệt lo ngại là sự giảm sút của số lượng lúa mì hàng hóa (tức là số lúa mì được xuất khỏi nông thôn). Tới năm 1927, mặc dấu tổng sản lượng lúa mì đã bằng mức năm 1913, những phần lúa mì hàng hóa lại chỉ bằng một nửa (13,3%, so với 26% trước chiến tranh). Những khó khăn về lương thực đã bắt đầu xuất hiện. Do thu mua lúa mì bị giảm sút, từ nam 1928, Chính phủ Xô viết phải tiến hành phân phối lương thực theo định lượng. Việc xuất khẩu lúa mì hầu như bị đình chỉ. 

Việc cải tạo nền nông nghiệp cảng được thúc đẩy nhanh chóng hơn. 

Đấu tháng Chạp năm 1927, Đảng bônsevích họp Đại hội lần thứ XV. Đại hội đã xem xét tình hình nông nghiệp và để ra những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nông thôn. Dựa theo những chỉ thị về xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin, nhất là kế hoạch hợp tác hóa, Đại hội đã thông qua nghị quyết Về việc hết sức mở rộng tập thể hóa nông nghiệp nhằm chuẩn bị mở rộng cuộc tấn công của chủ nghĩa xã hội trên khắp các mặt trận. 

Những nội dung chủ yếu là: 

– Đại hội chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành tập thể hóa toàn bộ nền nông nghiệp và nhấn mạnh: trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ hợp nhất và cải tạo kinh tế nông dân cá thể nhỏ thành tập thể lớn là nhiệm vụ cơ bản của Đảng ở nông thôn. 

– Con đường để cải tạo nền kinh tế tiểu nông như Lênin đã vạch ra, chỉ có thể là con đường hợp tái hóa. Đó là “con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân.

Hình thức hợp tác hóa chủ yếu lúc này là ác-tên nông nghiệp với chế độ tập thể hóa những tư liệu sản xuất chủ yếu và sức lao động của nông dân. 

– Đại hội nhận định rằng, Nhà nước Xô viết đã có đầy đủ những điều kiện cần thiết để tiến hành tập thể hóa toàn bộ nền nông nghiệp. Nhiệm vụ cơ bản của Đảng ở nông thôn lúc này là dựa chắc vào hán nông, liên minh với trung nóng, mở rộng cuộc tấn công vào culắc nhằm thủ tiêu culắc với tư cách là một giai cấp, lôi cuốn nông dân vào con đường xã hội chủ nghĩa với một tốc độ nhanh nhất. 

Đại hội nhấn mạnh những nguyên tắc lêninnit trong tập thể hóa nông nghiệp là phải dựa trên tinh thần tự nguyện của nông dân, có lợi cho nông dân và Nhà nước Xô viết phải hết sức giúp đỡ, tạo những điều kiện ưu đãi về mọi mặt đối với các hợp tác xã của nông dân. 

Với những quyết định có ý nghĩa quan trọng và to lớn, Đại hội XV đã được ghi vào lịch sử là Đại hội tập thể hóa nông nghiệp. 

2. Quá trình tiến hành tập thể hóa nông nghiệp 

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn là một trong những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau Đại hội XV, dựa trên những thành tựu to lớn của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Xô viết đã tích cực triển khai hàng loạt biện pháp về kinh tế và chính trị nhằm chuẩn bị cho công cuộc mở rộng tập thể hóa toàn bộ nền nông nghiệp. Số lượng máy kéo và các máy móc nông nghiệp khác được đưa về nông thôn ngày càng nhiều. Đóng thời, Nhà nước Xô viết đẩy mạnh việc thành lập những nông trường quốc doanh lớn chuyên trồng lúa ni với các loại máy móc nông nghiệp hiện đại, coi đó là một khâu quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh thủ tiêu giai cấp culắc. Tới năm 1929, đã có 55 nông trường quốc doanh lớn chuyên trồng lúa mì, trong đó nông trường “người khổng lồ” là lớn nhất với 140 nghìn hecta. Những nông trường quốc doanh thành lập từ trước được tiếp tục củng cố về tổ chức và sản xuất, trang bị những máy móc kỹ thuật mới. Những biện pháp đó có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. 

Đồng thời, Đảng và Nhà nước Xô viết đã cử 30 nghìn đảng viên cộng sản và công nhân từ các thành phố và các trung tâm công nghiệp về công tác lâu dài ở nông thôn. Việc đó liên quan tới cuộc đấu tranh chống lại cuộc khủng hoảng vẻ thu mua lúa mì do bọn culac gây ra. 

Vào mùa thu năm 1929, cùng với cao trào lao động trong công nghiệp, phong trào nông trang tập thể đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Trong ba tháng cuối năm 1929, 2,4 triệu nông hộ đã gia nhập các nông trang tập thể, nhiều hơn 2 lần so với 12 năm trước đó. 

Trước tình hình đó, ngày 5 – 1- 1930, Ban chấp hành Trung ương Đảng bônsêvích đã ra bản nghị quyết lịch sử với nhan đề “Về tốc độ tập thể hóa và những biện pháp của Nhà nước giúp đỡ công cuộc xây dựng nông trang tập thể”, nhằm hoàn thành tập thể hóa toàn bộ nền công nghiệp và thủ tiêu culác với tư cách là một giai cấp. 

.Căn cứ vào những điều kiện lịch sử – kinh tế và tình hình chuẩn bị có khác nhau giữa các vùng, nghị quyết chia đất nước làm ba vùng và quy định thời hạn hoàn thành tập thể hóa cho một vùng. Như thế là đến hết kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, công cuộc tập thể hoá nông nghiệp sẽ được hoàn thành về căn bản. 

Nghị quyết khẳng định là hình thức chủ yếu của phong trào nông trang tập thể trong thời kì này là ácten nông nghiệp, trong đó chỉ tập thể hóa những tư liệu sản xuất chính và nhấn mạnh là phải hết sức tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, chỉ thị cho các tổ chức Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ phong trào nông trang tập thể, kiên quyết chống lại mọi khuynh hướng mệnh lệnh hành chính. 

Nghị quyết để ra chính sách mới đối với culắc là chuyển từ chính sách hạn chế sang chính sách thủ tiêu culắc với tư cách là một giai cấp trên cơ sở tập thể hóa toàn bộ. 

Đà từ nhiều nam, cuộc đấu tranh giai cấp giữa chính quyền Xô viết với bọn culác diễn ra hết sức quyết liệt ở nông thôn. Culắc là giai cấp bóc lột đông đảo nhất. Chúng đông hơn bọn đại địa chủ và tư sản, nắm trong tay một số lớn ruộng đất và lúa ni hàng hóa. Chúng có khoảng 1 triệu 20 vạn hộ (chiếm 4 – 5% số hộ ở nông thôn), đến năm 1927 còn chiếm 10 triệu hécta đất trồng trọt (trong tổng số hơn 94 triệu hécta) và cung cấp 1/5 số lượng lúa mì hàng hóa (khoảng 130 triệu pút).

Trước năm 1929, Đảng và Nhà nước Xô viết thi hành chính sách hạn chế đối với culắc bằng các đạo luật về thuê đất và sử dụng lao động làm thuê nhằm hạn chế quy mô kinh doanh và mức độ bóc lột của chúng, bằng cách đánh thuế nặng đối với bọn culắc hoặc bất chúng phải bán lúa mì theo giá quy định cho Nhà nước v.v… Những chính sách trên đây tuy đã hạn chế nhiều mặt về kinh tế của culác, nhưng vẫn chưa thủ tiêu được chúng về mặt giai cấp.

Với bản nghị quyết ngày 5 – 1 – 1930, Đảng bonsevich đã chuyển từ chính sách hạn chế sang chính sách thủ tiêu culắc với tư cách là một giai cấp. Ngày 1 – 2 – 1930, Nhà nước Xô viết tuyên bố xóa bỏ đạo luật về thuê đất và sử dụng làm thuê trước đây, tuyên bố tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của culốc và trao lại cho các nông trang tập thể. Mặt khác, những tên culắc hung ác nhất hoặc bị Nhà nước Xô viết tổng vào các trại tập trung hoặc bị trục xuất ra khỏi nơi ở cũ của chúng và đưa tới những miền xa vắng. Chúng cải tạo lao động trên các công trường xây dựng hoặc tham gia lao động xã hội công ích. Trong những năm 1930 – 1931, có 2040,7 nghìn hộ phú nông đã bị trục xuất ra khỏi nơi ở cũ của chúng 

Thắng lợi của việc xóa bỏ culúc như là một giai cấp căng thúc đẩy hơn nữa cao trào tập thể hóa ở nông thôn. Trong hai tháng (tháng Giêng và tháng Hai), phong trào đã diễn ra sỏi nổi, lan rộng và khoảng 10 triệu nông hộ đã gia nhập các nông trang tập thể, vượt mức dự kiến của kế hoạch 5 năm. 

3. Cuộc đấu tranh khắc phục những sai lệch và hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp 

Bên cạnh những thành tích, trong phong trào nông trang tập thể đã xuất hiện một số khuyết điểm và sai lệch. Ở nhiều nơi có hiện tượng vi phạm nguyên tắc tự nguyện do Lênin để ra, dùng lối cưỡng bức hành chính buộc nông dân vào các nông trang tập thể, thậm chí còn áp dụng những phương pháp đối với phủ nông để đối xử với trung nông như tịch thu tài sản và tước đoạt cả quyền bầu cử của trung nồng; hoặc có nơi đã bỏ qua hình thức ácten nông nghiệp đi thẳng sang hình thức công xã, tập thể hóa cả nhà cửa, gia súc có sừng và gia súc nhỏ… hoặc có nơi lại thành lập những nông trang tập thể quá lớn vừa yếu vẽ tổ chức cũng như sản xuất…; hoặc có một vài tỉnh đã không theo đúng những quy định của Trung ương về nhịp độ và thời gian tập thể hóa, lại đề ra khẩu hiệu tập thể hóa “trong một thời hạn ngắn nhất” v.v…. 

Lợi dụng những khuyết điểm và sai lệch đó, bọn culắc và phản động đá ra sức kích động tâm trạng bất bình của một số trung nông, tung tin đồn nhảm, xúi giục nông dân ở một số nơi hành động trực tiếp chống Chính quyền Xô viết và đã gây nhiều thiệt hại cho phong trào. Một trong những thiệt hại đó là số lượng lớn gia súc đã bị giết hại trong thời gian ngắn, nhất là vào tháng 2 và tháng 3 – 1930 (riêng số súc vật lớn có sừng bị giảm sút tới 14.600.000 con). Do những hậu quả đảo lộn như thế, nạn đói đã lan tràn ở nông thôn và hàng triệu người bị chết đối, kể cả gia đình phủ nông 

Đảng và Nhà nước Xô viết đã kịp thời phát hiện những khuyết điểm và sai lệch đó, nhanh chóng để ra các biện pháp khắc phục nhằm đưa phong trào tập thể hóa tiếp tục phát triển lành mạnh và đúng đắn.

Ngày 2-3-1930, các bảo đã đăng bài “Choáng váng vì thắng lợi của Xtalin nhầm vạch ra những thiếu sót, sai lệch và để ra những biện pháp củng cố thắng lợi của phong trào tập thể hóa. Ngày 14-3-1939, Ban chấp hành Trung ương Đảng công bố nghị quyết “Về việc đấu tranh chống những hành động làm sai lệch đường lối của Đảng trong phong trào nông trang tập thể”. Nghị quyết đã đề ra cho các tổ chức Đảng nhiệm vụ: một mặt, phải nhanh chóng chấm dứt những hiện tượng cưỡng bức trong phong trào tập thể hóa, nhưng đồng thời phải tiếp tục kiên trì thu hút nông dân tham gia nông trang tập thể trên cơ sở tự nguyện. Trung ương Đảng đã cử nhiều ủy viên Bộ Chính trị về các địa phương để xem xét tình hình thực tế và giúp các tổ chức Đảng chấp hành đúng đắn các nghị quyết của Trung ương. 

Tới mùa hè năm 1931, tính chung đã có tới 13 triệu (52,7%) nông hộ đã tham gia các nông trang tập thể. Tới đầu năm 1933, khi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất được hoàn thành thì công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định. 

Trải qua cuộc đấu tranh, giai cấp culắc – giai cấp bóc lột đông đảo nhất – đã bị thủ tiêu. Phong trào tập thể hóa đã hoàn thành về cơ bản ở các vùng trồng lúa mì, các vùng đất đen… và ở các nước Cộng hòa dân tộc như Uddbékixtan, Cadäcxtan, Tuộcmênixtan và Cưrdguxtan… 

Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nông thôn (bao gồm các nông trường quốc doanh và các nông trang tập thể) đã được thành lập trong nền nông nghiệp. Lúc này ở Liên Xô đã có hơn 20 vạn nông trang tập thể và gần 5 nghìn nông trường quốc doanh. Vẻ mặt cung cấp lúa mì hàng hóa, riêng các nông trang tập thể, nếu như năm 1929 – 1930 mới cung cấp cho Nhà nước không đầy 120 triệu pút, thì năm 1933 đã tăng lên tới 1.000 triệu pút, trong khi đó cũng năm 1929 – 1930, phần của nông dân cá thể bán cho Nhà nước đã từ 780 triệu pút giảm xuống không đáy 180 triệu pút năm 1933. 

Với những thành tích to lớn của sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nông nghiệp Liên Xô đã được trang bị kĩ thuật hiện đại bằng những máy kéo và những máy móc nông nghiệp mới nhất. Trong thời gian đầu của kế hoạch 5 năm, mới có 35 nghìn máy kéo, đến năm cuối của kế hoạch đã có 150 nghìn máy kéo và 2.446 trạm máy móc – máy kéo nông nghiệp được bố trí hợp lí trong các vùng của đất nước. 

Liên Xô từ một nước tiểu nông trở thành một nước có nền nông nghiệp tập thể, cơ giới hóa và sản xuất quy mô lớn trên thế giới.