Khái quát chung về Các nước tư bản chủ yếu trong giai đoạn 1918 – 1939

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước TBCN, đặc biệt là các cường quốc tư bản châu Âu, gặp rất nhiều khó khăn về mặt đối ngoại cũng như đối nội. Về đối ngoại, họ phải đối phó với phong trào giải phóng dân tộc sôi nổi và kéo dài của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, đồng thời sự cạnh tranh, chèn ép giữa các nước TBCN ngày càng gay gắt (đặc biệt là sự cạnh tranh của Mỹ) đã gây nhiều khó khăn cho các nước châu Âu. Ở trong nước, các nước TBCN đều phải đối phó với cao trào cách mạng rộng lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do hậu quả của cuộc chiến tranh và do ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 đã đạt đến đỉnh cao chưa từng có. Tình thế cách mạng đã hình thành ở nhiều nước châu Âu như Đức, Hunggari, Italia và nhiều nước khác. Khủng hoàng chính trị xã hội, khủng hoảng kinh tế cùng với những bất lợi về mặt đối ngoại, khiến cho cơ sở của CNTB ở châu Âu trong giai đoạn sau chiến tranh (1918 – 1923) thực sự ở trong tình trạng không ổn định. 

Từ năm 1924, nhìn chung các cường quốc TBCN đã khác phục được cuộc khủng hoảng cách mạng, khôi phục nền kinh tế và trên cơ sở đó, chính quyền của giai cấp tư sản ổn định lại. Một thời kì mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản: thời kì ổn định trong những năm 1924 – 1929. 

Trên lĩnh vực kinh tế, đặc điểm của sự ổn định đó là cuộc khủng hoảng kinh tế sau chiến tranh được khắc phục, nhiều nước tư bản bước vào giai đoạn phồn vinh; Quá trình thay đổi tư bản cố định, tích tụ sản xuất và tập trung tư bản mạnh mẽ hơn; Xuất hiện những công ti tư bản độc quyền khổng lồ mới mà về quy mô vượt hơn tất cả những gì đã có trước năm 1914; Việc hợp lí hóa sản xuất kiểu TBCN, việc áp dụng những phương pháp tổ chức lao động và phương pháp Tailo (Taylor) đã thúc đẩy mạnh mẻ sự tăng trưởng nền công nghiệp của CNTB; Trên cơ sở của sự phổn vinh công nghiệp đã khắc phục được tình trạng hỗn loạn về tài chính, khôi phục và vượt mức ngoại thương trước chiến tranh. 

Nhưng sự ổn định của CNTB diễn ra không đều. Nước Mĩ bắt đầu ổn định sớm hơn (ngay từ năm 1922) và đạt được sự phát triển đặc biệt nhanh chóng (năm 1928, sản lượng công nghiệp của Mi cao hơn mức trước chiến tranh 70%), trọng khi đó thì nước Anh mãi đến năm 1926 mới ổn định và sự ổn định diễn ra chậm chạp, mang tính chất tương đối so với sự phồn vinh của Mĩ và sự phát triển nhanh của Đức v.v… 

Sự ổn định của các nước TBCN châu Âu phấn quan trọng là nhờ vào vốn đầu tư và tín dụng của Mĩ, phải phụ thuộc về tài chính vào Mỹ. Đây là thời kì chuyển đổi trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới TBCN từ châu Âu sang Mĩ. 

Sự ổn định của CNTB cũng liên quan đến lĩnh vực quan hệ quốc tế, điều này biểu hiện trong ý đổ làm dịu các mẫu thuẫn giữa các nước để quốc. Các cường quốc đế quốc chủ nghĩa đà có thể thỏa thuận về vấn đề không can thiệp vào việc khai thác các thuộc địa của nhau. 

Kinh tế TBCN thoát ra khỏi khủng hoảng sau chiến tranh, các chính đảng và các tổ chức chính trị của giai cấp tư sản lấy lại được vị trí mà chúng đã mất trước kia. Trong những năm 1924 – 1929, chính quyền phát xít được củng cố ở Italia, chế độ Cộng hòa Vaima được duy trì ở Đức, chính thể đại nghị được ổn định ở Anh và Pháp. Đối với nước Mĩ, Đảng Cộng hòa được coi là đảng của sự phồn vinh, nên đảng này khẳng định vững chắc địa vị cấm quyền của mình cho mãi đến khi họ tỏ ra bất lực trước cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. 

Trong hoàn cảnh vị trí của CNTB được củng cố, phong trào cách mạng vô sản đi vào thoái trào. Sự phồn vinh về kinh tế, sự giảm bớt nạn thắt nghiệp, việc nâng cao mức sống của một số tầng lớp lao động đã tạo ra ảo tưởng về sự bền vững lâu dài của chế độ tư bản. Chủ nghĩa cải lương tác động vẽ tư tưởng vào giai cấp công nhân khá nhiều. Các lãnh tụ cánh hữu của các Đảng Xã hội – dân chủ (cả các lãnh tụ công đoàn cải lương) tang cường hoạt động và truyền bá lí luận hợp tác giai cấp. Họ hứa hẹn với quần chúng là đạt được CNXH và hạnh phúc không cần những cuộc cách mạng mà tìng cách hợp tác với giai cấp tư sản, theo con đường CNTB hòa nhập vào CNXH một cách hòa bình. Ở nhiều nước, Đảng Xã hội – dân chủ tham gia chính phủ và vì thế họ càng có điều kiện lôi kéo số đông người lao động hợp tác với giai cấp tư sản. Song, bất chấp điều đó, cuộc đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra ở nhiều nước, mà tiêu biểu nhất là cuộc tổng bãi công năm 1926 ở Anh đã lôi cuốn hàng triệu công nhân tham gia.

ổn định của CNTB trong những năm 1924 – 1929 trên thực tế không loại bỏ được mâu thuẫn trong lòng xã hội TBCN, không khắc phục được những nhược điểm vốn có của nền kinh tế TBCN. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế nổ ra ở nước Mĩ vào tháng 10 – 1929 và nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới TBCN đã chấm dứt thời kì “tháng bằng” và “ổn định” ấy.