Nước Anh 1918 – 1929

1. Tình hình nước Anh sau chiến tranh. Cao trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong những năm 1918 – 1923

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh là một trong những nước tháng trận, hạ được đối thủ chính của mình là Đức và vẫn là nước có nhiều thuộc địa nhất. Tuy vậy, nền kinh tế của Anh bị giảm sút rõ rệt do hậu quả của chiến tranh mang lại. Anh bị mất 70% tấu buôn, do vậy nền ngoại thương giảm sút, chỉ bằng 1/2 trước chiến tranh. Nợ nhà nước tăng lên gấp 12 lần so với năm 1914. Từ địa vị chủ nợ, Anh trở thành con nợ của Mĩ với 5,6 tỉ đôla. Năm 1920, sản lượng công nghiệp của Anh giảm sút 32,5% so với năm 1913 

Chiến thắng không những không củng cố được vị trí của chủ nghĩa đế quốc Anh mà còn làm cho nó suy yếu đi. Mi và Nhật Bản không bị thiệt hại gì trong chiến tranh đã vươn lên mạnh mẽ và cạnh tranh với Anh trên khắp các thị trường thế giới. 

Trong chiến tranh, chính phủ Anh là chính phủ liên hợp giữa Đảng Bảo thủ, Đảng Tự do và Công đàng (Đảng Công nhân). Nhưng chỉ 3 ngày sau khi kí hiệp định đình chiến, Công đăng đã rút ra khỏi chính phủ liên hiệp và hoạt động riêng rẽ với cương linh được tuyên bố “mục đích của Đảng là chủ nghĩa xã hội” và mục đích này sẽ đạt được bằng các cuộc cải cách. Kết quả cuộc bầu cử quốc hội ngày 14-12-1918 là liên minh giữa Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do nắm chính quyển. Tuy nhiên sau đó Đảng Tự do suy yếu dần. 

Sự suy giảm của nền kinh tế đưa đến nạn thất nghiệp thường xuyên và đời sống nhân dân lao động ngày càng khó khăn đã kích thích ý thức giác ngộ và tinh thần đấu tranh của họ. Trong năm 1918, ở Anh đã xảy ra 1.165 vụ gọi là “xung đột công ng p”. Trong những năm 1919 đến 1921, đã có tới 6,5 triệu người bài công. Công nhân không những đưa ra yêu sách kinh tế mà còn đưa ra yêu sách chính trị. Họ đòi chính phủ phải chấm dứt can thiệp vào nước Nga Xô viết, đòi quốc hữu hóa nhiều ngành công nghiệp. 

 Trong bối cảnh đó, Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Anh đã họp ở Luân Đôn từ 31-7 đến 1-8-1920. 

Đảng Cộng sản Anh đã kêu gọi mở rộng phong trào phản đối can thiệp vào nước Nga Xô viết. Phong trào này đã lan ra cả quân đội và góp phần gãy nên cuộc khủng hoảng chính trị ở ngay nước Anh. 

Cuộc bầu cử quốc hội bất thường năm 1923 đã đưa Công đảng lên nắm chính quyền. Chính phủ Công đảng chỉ tồn tại một năm, đến cuối năm 1924 trong cuộc bầu cử quốc hội mới, Đảng Bảo thủ lại năm chính quyền trở lại. Nhưng từ đây, vị trí của Công đảng đã lớn mạnh hơn trước, thay thế vị trí của Đảng Tự do giữ vai trò đảng đối lập với đảng cầm quyền. 

2. Sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Anh. Chính sách đối nội, đối ngoại của chính phủ Đảng Bảo thủ trong những năm 1924 – 1929 

Nam 1924, nước Anh bước vào thời kì ổn định về kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, sự phục hội của nền kinh tế TBCN ở Anh diễn ra chậm chạp hơn so với nhiều nước TBCN khác. Sau khi khắc phục được cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 – 1921, nước Anh đã khôi phục và phát triển được một số ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành công nghiệp mới như hàng không và kỉ thuật điện. Tuy nhiên, nhìn về toàn bộ mà nơi thì đặc điểm của công nghiệp Anh là thiết bị sản xuất lạc hậu và tổ chức sản xuất lỗi thời nên không thể trong vài ba năm mà có thể cải tổ ngay được. Cho tới năm 1929, sản xuất của Anh mới chỉ đạt mức xấp xỉ năm 1913. 

Vị trí của đế quốc Anh trên trường quốc tế ngày càng suy yếu. Mĩ và Nhật Bản (sau này cả Pháp và Đức) cạnh tranh gay gắt với Anh, kể cả trên các thuộc địa của Anh. Sản lượng công nghiệp của Anh trong năm 1913 chiếm 14,8% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, nhưng đến năm 1926-1929 nó chỉ còn 9,8%. Trong khi đó sản lượng của Mỹ trong thời gian này tăng từ 37,9% lên 44,1%. Nước Anh vẫn dẫn đầu về vốn đầu tư ra nước ngoài, nhưng so với trước đây cũng càng ngày bị giảm sút. 

Đảng Bảo thủ sau khi nắm chính quyền (từ cuối năm 1924) đã cố gắng giải quyết những khó khăn kinh tế, củng cố chế độ TBCN ở Anh. Nam 1925, chính phủ tiến hành ổn định tiền tệ, khôi phục chế độ kim bản vị của đống bảng Anh nhằm duy trì vị trí của đồng tiền này trên thế giới. Đồng thời, chính phủ cũng thi hành nhiều chính sách có lợi cho giới chủ kinh doanh. Những chính sách này càng làm cho nhân dân lao động bị bóc lột nặng nề hơn, thắt chặt hơn đời sống vốn đã cùng cực của họ. Tháng 5-1926, khi ngành công nghiệp mỏ tuyên bố đóng cửa thì cuộc bãi công lập tức bùng nổ trong cả nước, lôi kéo hầu hết công nhân các ngành và thu hút đến 5 triệu người tham gia, làm tẻ liệt các khu công nghiệp lớn của nước Anh. Nhưng khi bãi công biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt và mang tính chất chính trị thì những người lãnh đạo liên hiệp công đoàn Anh đã kêu gọi công nhân ngừng đấu tranh và thỏa hiệp với chính phủ. Nhờ vậy chính phủ đã dập tắt được phong trào bãi công và sau đó chuyển sang tấn công giai cấp công nhân 

Về mặt đối ngoại, chính phủ Đảng Bảo thủ thi hành nhiều chính sách phản động. Mặc dù bị Đức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhưng giới thống trị Anh vẫn tiếp tục thi hành chính sách lợi dụng Đức để chống Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới, do đó nước Anh đã tham gia phục hồi tiềm lực công nghiệp, nhất là công nghiệp quân sự của Đức. Nam 1927, chính phủ Anh tuyên bố cắt đứt quan hệ với Liên Xô và gây căng thẳng giữa hai nước. Trong khi đó giới thống trị Anh lại tang cường đàn áp, bác lột nhân dân các nước thuộc địa làm cho quan hệ của Anh với các nước thuộc địa ngày càng trở nên căng thẳng 

Những chính sách phản động của Đảng Bảo thủ đã đem lại hậu quả tai hại cho đảng này. Trong cuộc bầu cử vào tháng 5-1929, Đảng Bảo thủ bị thất bại và Công đảng lại lên nắm chính quyền nhờ có chủ trương tỏ ra vì quyền lợi của nhân dân. Chính quyền Công đảng đã tuyên bố nối lại quan hệ ngoại giao với Liên Xô, lập lại quyền bãi công của công nhân và khỏi phục lại chế độ ngày làm việc 7 giờ cho công nhân mỏ.