Nước Pháp 1918 – 1929

1. Tình hình kinh tế, chính trị và sự phát triển của phong trào công nhân Pháp trong những năm 1918 – 1923 

Việc nước Đức bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nước Pháp trở thành cường quốc bá chủ ở lục địa châu Âu. Sau chiến tranh, Pháp muốn tiếp tục làm suy yếu một cách toàn diện tiềm lực của Đức nhưng ý đồ ly mâu thuẫn với chủ trương của Anh, Mĩ. Theo hòa ước Vécxai, nước Pháp lấy lại được vùng Andát và Loren (bị Đức chiếm năm 1870), được quyền khai thác vùng lòng chảo hạt Xard và một bộ phận thuộc địa của Đức ở châu Phi, củng cố chế độ bảo hộ của Pháp ở Marốc, được nhận tiền bởi thường chiến tranh của Đức… Đó là những điều kiện thuận lợi để Pháp tiến hành khôi phục lại nền kinh tế, phục hồi sản xuất ở những vùng bị tàn phá ở Đông Bắc, xây dựng những khu công nghiệp mới ở miền Trung, miền Nam và Tây Nam nước Pháp… 

Tuy nhiên, Pháp vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mười tỉnh có nền nông nghiệp phát triển nhất bị phá hoại hoàn toàn, nông nghiệp cũng bị sa sút. Tổng số thiệt hại vật chất của Pháp lên tới gần 200 tỉ phơrăng. Nước Pháp có hơn 1,4 triệu người bị chết. Do Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Pháp mất nguồn nguyên liệu quan trọng do nước Nga cung cấp: 55 sắt, 74,3% than, 18,5% dấu lửa Cũng do cách mạng Nga, Pháp mất 25% tổng số vốn đầu tư của tư bản Pháp ra nước ngoài, tương đương 13 tỉ phơrăng. Trong khi đó, những món nợ mà Pháp phải vay của Mĩ đã vượt quả 4 tỉ đô la… Từ một chủ nợ, Pháp đã trở thành con nợ. 

Chính vì lẽ đó mà nước Pháp sau chiến tranh, dù được hưởng những điều kiện thuận lợi, vẫn lân vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Đời sống nhân dân lao động khổ cực hơn trước. Năm 1918, tiến lương thực tế trung bình của công nhân chỉ bằng 80% so với năm 1900. Trong khi đó ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và việc nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, xã hội Pháp. 

Phong trào bài công của công nhân, bắt đầu phát triển từ năm 1916, đến năm 1918 đã chuyển thành cao trào cách mạng mạnh mẽ. Trong cả nước, những cuộc bãi công, những cuộc biểu tình chính trị, các cuộc đấu tranh chống chiến tranh, đoàn kết với nước Nga Xô viết ngày càng mở rộng. Phong trào đã mang tính chất quần chủng rộng rãi, ngoài giai cấp công nhân công nghiệp, còn lôi cuốn đông đảo nông dân và binh lính trong quân đội (lớn nhất là khởi nghĩa của binh lính và thủy thủ Pháp ở Xévaxtôpôn và Ôdétxa ngày 5-4-1919, buộc Chính phủ Pháp phải rút binh lính ở đây về nước). 

Phong trào đấu tranh cách mạng phát triển đến đỉnh cao vào năm 1920. Cuộc tổng bãi công lớn nhất đã nổ ra nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1920 lôi cuốn gồm 1 triệu người tham gia và kéo dài suốt tuần lễ. Những cuộc đấu tranh mang tính chất quần chủng rộng rãi làm cho chính quyền hết sức lo sợ. Tuy nhiên phong trào cùng không tiến triển thêm được vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất. Dảng Xã hội Pháp ngày càng chia rẽ. Tháng 12-1920, trong đại hội đảng họp ở Tua, đa số đại biểu, do Macxen Caxanh đứng đầu, đã thông qua nghị quyết thành lập Đảng Cộng sản Pháp; phải thiểu số (do Lêông Blum cầm đầu) bỏ đại hội ra vẻ và tuyên bố thành lập Đảng Xã hội Pháp, lấy lại tên cũ của nó. 

Tháng 1-1923, lấy cớ nước Đức không trả nợ, chính phủ Pháp đã liên kết với Bỉ đưa quân chiếm đóng vùng Rua của Đức. Cuộc phiêu lưu quân sự này đã mang lại hậu quả tai hại cho Pháp; công nhân Đức bãi công. các chủ bản Đức thi hành “chính sách phản kháng tiêu cực đình chỉ việc chuyển hàng cho Pháp. Phong trào công nhân Pháp cũng bùng nổ chống lại chính sách của chính phủ. Chính phủ Mĩ, Anh cũng chống lại việc chiếm đóng vùng Rua. Cuối cùng, quân đội Pháp phải rút khỏi hạt Rua và nền tài chính của Pháp càng trở nên khó khăn hơn, buộc phải trông chờ vào sự giúp đỡ của Mĩ. 

2. Nước Pháp trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản (1924-1929) 

Ngay trong thời kì sau chiến tranh, nền kinh tế Pháp đã có những thay đổi lớn lao: việc xây dựng những khu công nghiệp mới và công cuộc khối phục những thiết bị chiến tranh tàn phá đã mở rộng khá nhiều thị trường trong nước cho công nghiệp Pháp. Cơ sở nguyên liệu cũng được mở rộng, nguồn lợi ở Loren (quặng sắt, Cali, một phần than) hầu như đã làm cho công suất của ngành luyện kim Pháp tăng lên gấp đôi; nền công nghiệp dệt và hóa chất của Pháp đã được hưởng phần đầu lửa ở Irác. Tính chung tổng chỉ số sản lượng công nghiệp nam 1930 là 140% so với năm 1913. 

Mặc dù công nghiệp phát triển khá mạnh, nhưng nước Pháp vẫn còn đình trệ trong sự phát triển kinh tế và cơ sở vật chất – kĩ thuật lạc hậu nhiều so với các nước TBCN khác (Mĩ, Đức, Nhật). 

Về chính trị, thời kỉ này ở Pháp chính quyền tư sản cũng được ổn định nhưng chính sách đối nội, đối ngoại của nước Pháp có sự dao động khác nhau tùy theo phải tả hay phái hữu cầm quyền. 

Về đối ngoại, chính phủ Ériô cũng thi hành những chính sách ôn hòa hơn, rút quân khỏi vùng Rua, kí kết “kế hoạch Đaoxơ” (về vấn đề Đức), đạt quan hệ ngoại giao với Liên Xô (25-11-1924). 

Đầu năm 1925, Panhlove lên thay Êrio cấm đầu chính phủ và nội các này lại bắt đầu, không thực hiện những chính sách đã ban hành trước đây hoặc thực hiện một cách cắt xén, không triệt để. 

Tháng 4-1925 chính phủ tiến hành cuộc chiến tranh đàn áp các dân tộc thuộc địa ở Marốc và Xiri. Tháng 10 1925 chính phủ kí hiệp ước Lôcácnỗ (với nước Đức) mà hậu quả của nó là làm tăng uy tín của nước Đức kinh địch và làm giảm uy tín của Pháp trên trường quốc tế. Ở trong nước chính phủ thi hành chế độ thuế mới làm thiệt hại đến lợi ích của công nhân và tiểu tư sản. Trong khi đó nạn thất nghiệp tăng và cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng do các nhà tư bản Pháp tăng đầu tư ra nước ngoài. 

Chính sách trên đây đã gây nên một phong trào chống đối mạnh mẽ trong nhân dân. Ngày 12-10-1925, cuộc tổng bãi công phản đối chiến tranh thuộc địa, phản đối tăng thuế và giảm lương đã bùng nổ với hơn 90 vạn người tham gia. Tại nhiều nơi đã xảy ra xung đột vũ trang và chính quyền đã phải dùng vũ lực đàn áp dã man cuộc bãi công, bắt giam nhiều người cộng sản trong đó có cả Tôrê, Casanh v.v… 

Mâu thuẫn trong phải tả” ngày càng gay gắt và trở nên tan rã sau khi những người xã hội rút ra khỏi liên minh. Từ tháng 10 – 1925 đến tháng 7-1926, đã 7 lần thay đổi nội các ở Pháp và đến 21-7-1926 chính phủ phải tà bị đổ. 

Chính phủ phải hữu, do Poảngearẻ cầm đầu (từ tháng 7-1926), cố gắng chấm dứt những hoạt động chống đối và tìm cách làm cho động phơrảng đứng vững lại. Một ủy ban các chuyên gia tài chính được thành lập gồm những đại biểu của các công ti tư bản lớn nhằm giúp chính phủ ổn định tiền tệ. Đến năm 1928, tiến thêm một bước mới chính phủ đã ổn định được giá đồng phơrăng. Đồng thời nhà nước tăng cường tấn công vào thu nhập của nhân dân lao động như tăng thuế vào các hàng tiêu dùng, tăng thuế cước phí vận tải, giảm tiền lương của viên chức và tiến trợ cấp hưu trí trong khi lại giảm bớt thuế cho tư bản lũng đoạn. Poangcarê còn đòi quốc hội cho phép chính phủ tự do hành động, kể cả việc ra các sắc lệnh. 

Trong thời gian này những phần tử phản động, phát xít ở Pháp bắt đầu hoạt động, nổi bật nhất là ‘đội chữ thập chiến đấu” ra đời từ năm 1927. 

Ngày 27-7-1929, khi Buriāng lên cầm đầu chính phủ thì chính quyền càng thiên sang hữu hơn. Bơriang đã ra sức vận động thành lập khối liên minh các nước Tây Âu, do Pháp lãnh đạo, nhầm chống lại Liên Xô. Tuy nhiên kế hoạch này không thể thực hiện được do sự chống đối của nhân dân trong nước và hơn nữa Anh và Mĩ cũng không dễ gì chấp nhận vai trò chủ đạo của Pháp.