Nước Anh 1929 – 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Anh. Chính sách của chính phủ Công đảng thứ hai (1929 – 1931)
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Anh bắt đầu từ cuối năm 1929 đầu 1930 và nói chung mức khủng hoảng không trầm trọng bằng các nước TBCN khác vì nền kinh tế Anh chưa phát triển lắm. Mức sản xuất trong một số ngành công nghiệp chủ yếu bị sụt mạnh. Sản xuất gang năm 1931 giảm hơn một nửa, sản lượng thép giảm gần một nửa. Các ngành than, đóng tấu, dệt cũng giảm mạnh. Nhìn chung, tổng sản lượng công nghiệp năm 1932 giản 20%, ngành ngoại thương (đóng vai trò quan trọng của Anh) giảm đến 60%. Giá trị đồng tiền Anh giảm một phần ba. Luân Đôn càng mất địa vị là trung tâm tiến tệ thị trường thế giới. Nông nghiệp cũng làm vào khủng hoảng: diện tích trồng trọt và sản lượng nông nghiệp đều giảm.
Chính phủ Công đảng lần thứ hai cầm quyền ở Anh trước khi nổ ra khủng hoảng (tháng 6-1929) đã phải đối phó với tỉnh hình chính trị xã hội ngày càng rối ren do khủng hoảng kinh tế đem lại và đã không thực hiện lời hứa hẹn của mình khi tranh cử trong cuộc bầu cử tháng 5-1929.
Để chống lại cuộc khủng hoảng, chính phủ Công đảng đã đẻ ra những chính sách nhàm rút bớt chi tiêu của Nhà nước, giảm những chi phí công cộng và lập ra quỷ trợ cấp. Năm 1931, khi cuộc khủng hoảng diễn ra trầm trọng nhất, chính phủ quyết định thi hành một chương trình “tiết kiệm” ngặt nghèo. Trong lĩnh vực đối ngoại, chính phủ Công đảng lập lại quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11-1929). Tháng 11-1931, chính phủ tuyên bố “quy chế Uétminstơ (Wesminster) công nhận quyền tự chủ của các nước tự trị về đối nội và đối ngoại.
Nhìn chung, chính phủ Công đảng không có những biện pháp cơ bản để giải quyết tình hình khó khăn do khủng hoảng gây ra, như không giảm được nạn thất nghiệp, không thi hành được chế độ ngày làm việc 7 giờ cho công nhân. Chính vì vậy công nhân đã nổi dậy đấu tranh. Nam 1930, có 307.000 công nhân bãi công; năm 1931, có 390.000 người. Cuộc đấu tranh của công nhân cũng phát triển mạnh ở Ấn Độ và Ai Cập chống đế quốc Anh.
Tình hình đó đưa đến tình trạng khủng hoảng của chính phủ Công đảng do Mặc Đônan (Mac Donad) cắm đầu và nội bộ đảng này cũng bị chia rẽ trầm trọng. Ngày 23-8-1931, ban lãnh đạo Công đảng tuyên bố chuyển sang phe đối lập. Chính phủ Cộng đảng xin từ chức.
2. Nước Anh trong những năm cầm quyền của các “chính phủ dân tộc”
Ngày 24-8-1931, một chính phủ mới bao gồm đại biểu của Đảng Bảo thủ, Công đảng và Đảng Tự do, do Mác Đônan cấm đầu, được thành lập. Chính phủ này gọi là “chính phủ dân tộc mà thực chất là sự tập hợp lại của phe cẩm quyền để khác phục tình trạng khủng hoảng kinh tế đang ở thời điểm cao và gây cho đế quốc Anh ngày càng nhiều khó khăn.
Ngày 21-9-1931, “chính phủ dân tộc” tuyên bố hạ giả đồng bằng Anh. Tháng 8-1932, chính phủ tuyên bố bãi bỏ chính sách tự do mậu dịch và thay bằng chính sách bảo hộ thuế quan trong hội nghị đế quốc Anh họp tại Ốttaoa (Ottawa). Chính sách này đã làm cho việc buôn bán trong nội bộ đế quốc Anh được phát triển và bảo vệ khá tốt thị trường nội bộ của đế quốc Anh, chống lại sự cạnh tranh của các nước TBCN khác và tạo điều kiện cho công nghiệp Anh được phát triển, song cũng làm cho mâu thuẫn giữa Anh và các nước tư bản khác thêm gay gắt.
Trong chính sách đối nội, “chính phủ dân tộc” đã không làm gì để ngăn chặn các tổ chức phát xít đang bắt đầu tăng cường hoạt động trong khi lại chống lại Đảng Cộng sản và đàn áp dã man phong trào công nhân.
Còn trong chính sách đối ngoại, “chính phủ dân tộc” đã chống Liên Xô ra mặt. Tháng 10 – 1932, chính phủ này tuyên bố hủy bỏ hiệp định buôn bán Anh – Xô (kỉ năm 1930) và tháng 4 – 1933, ra lệnh cấm nhập khẩu những loại hàng hóa của Liên Xô. Trong khi đó, nước Anh lại khuyến khích nước Đức trong việc phục hồi tiềm lực kinh tế và quân sự và không có phản ứng gì đáng kể khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc.
Nước Anh ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1934, nhưng sự phát triển vẫn yếu ớt, không chuyển thành sự phồn vinh hình thành trong chu kì kinh tế (năm 1937, tổng sản lượng công nghiệp mới đạt 124% so với 1929).
Cuối năm 1935, ở Anh có cuộc bầu cử và Đảng Bảo thủ thắng lợi lớn nhưng vẫn duy trì chính sách liên hiệp với Công đàng và Dàng Tự do Chính phủ dân tộc mới do lãnh tụ Đảng Bảo thủ – Banduyn (Baldwin) làm thủ tướng trong 2 năm (1935 1937) và tiếp tục là Sămbéclanh (Chanberlain). Trong những năm trước chiến tranh, nhà nước lấy danh nghĩa “điều chỉnh kinh tế” để can thiệp ngày càng sâu vào nền kinh tế quốc dân và kết hợp với các công ti lùng đoạn. Chính phủ tăng cường chính sách thuế quan bảo hộ, thành lập khối đóng bảng Anh, điều chỉnh xuất khẩu hàng hóa và tư bản, định mức sản xuất và tiêu thụ, đạt hàng quản sự cho các xí nghiệp. Cứ mỗi năm chính phủ Anh lại tăng thêm các khoản chi về quân sự và đến tháng 4 – 1939, thì thi hành chế độ cưỡng bức tòng quân toàn dân.
Trong những năm trước chiến tranh, mâu thuẫn giữa nước Anh với Đức, Italia và Nhật Bản ngày càng rõ nét, nhưng giới cầm quyền Anh vẫn duy trì chính sách ngoại giao mù quáng, một mực cự tuyệt đề nghị của Liên Xô về một hệ thống an ninh chung Nam 1935, Anh kí với Đức hiệp ước hải quân (mà thực chất là để cho Đức phát triển hải quân theo quy mô lớn) và cái gọi là chính sách “không can thiệp” mà chính phủ Anh tuyên bố chỉ khuyến khích thêm hành động xâm lược của Đức, Italia và Nhật Bản. Năm 1931, Đức và Italia can thiệp chống nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Mặc dù cuộc chiến này xâm phạm rất nhiều quyền lợi của Anh ở đây nhưng chính phủ Anh vẫn tiếp tục “không can thiệp”
Mâu thuẫn Anh – Đức ngày càng tăng nhưng Anh đã giải quyết bằng cách thỏa hiệp với Đức và hướng Đức tấn công sang phía đông, tấn công Liên Xô. Đỉnh cao của chính sách này là thỏa hiệp Muynich 1938, mà chỉ sau khi chiến tranh thế giới bùng nổ thì người ta mới thấy hết sự phá sản của một chính sách thỏa hiệp của nước Anh.