Nước Pháp 1929 – 1939

1. Nước Pháp trong những năm khủng hoảng kinh tế. Cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt 

Ở Pháp, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra muộn nhất so với các nước TBCN chủ yếu khác. Mãi đến giữa năm 1930, cuộc khủng hoảng mới bắt đầu bằng sự phá sản của các ngân hàng. Sau đó, khủng hoảng lan sang tất cả các ngành của nền kinh tế. Trong thời gian khủng hoảng, sản lượng công nghiệp ở Pháp giảm sút 1/3, nông nghiệp giảm 2/5, ngoại thương giảm 3/5, thu nhập quốc dân giảm 1/3. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến ngành công nghiệp nhẹ: 130 xí nghiệp dệt vải bị phá sản trong giai đoạn 1929 – 1935. Sản lượng tơ lụa và len năm 1934 giảm một nửa so với 1929. 

Cuộc khủng hoảng ở Pháp có đặc điểm là kéo dài rất lâu. Mãi đến năm 1936, người ta mới thấy có sự phồn vinh cục bộ, nhưng năm 1937 lại lâm vào khủng hoảng và không đạt được mức phát triển của năm 1929. Sản xuất bị thu hẹp đã gây ra nạn thất nghiệp hàng loạt: năm 1935, có trên nửa triệu người thất nghiệp. Trong thời gian khủng hoảng, tiền lương thực tế giảm 30% đến 40%, một vạn chủ xí nghiệp nhỏ, 10 vạn tiểu thương bị phá sản; thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần. Các cuộc bãi công của công nhân chống chính phủ liên tiếp nổ ra và ngày càng mang tính chất quần chúng rộng rãi. 

Trong khi đó, nhiều tổ chức phát xít ở Pháp cũng xuất hiện và tăng cường hoạt động. Đáng chú ý là tổ chức “Thập tự lửa”, “Đảng Đoàn kết nước Pháp”, liên minh “Những nhà tài chính”, “Đảng Hành động” và “Đội chữ thập chiến đấu”. 

Trong thời gian 1929 – 1932, các đảng cánh hữu liên tiếp cầm quyền đã âm mưu giải quyết khủng hoảng hàng cách tập trung chính quyền và vì vậy nó đã dung túng cho chủ nghĩa phát xít hoành hành. Đứng trước nguy cơ phát xít, Đảng Cộng sản Pháp đã kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh và được sự hưởng ứng rộng rãi. Trong cuộc tuyển cử năm 1932, các chính đảng phái hữu đã thất bại, các đảng “khối tả” đã giành được đa số phiếu, đưa Êriô (Herriot) lên lập chính phủ mới. Song, chính phủ này chỉ tồn tại được 3 tháng và nước Pháp lại bước vào thời kì mất ổn định trong những năm 1933 – 1934. 

Ngày 6-2-1934, trên 2 vạn tên côn đồ phát xít có vũ trang biểu tỉnh đòi giải tán quốc hội. Nhưng ngay sau đó, 25.000 công nhân Pari đã xuống đường chống lại bọn phiến loạn. Binh lính cũng tỏ tình đoàn kết với công nhân để bảo vệ chế độ cộng hòa. Cuộc bạo động phát xít bị dẹp tan. Từ đó, những cuộc đấu tranh chống phát xít nổ ra khắp các địa phương trong nước. 

Ở Pari và các thành phố khác đã diễn ra những cuộc biểu tình chống phát xít mạnh mẽ và ngày 12 – 1934, đã có cuộc tổng bài công chưa từng có về sức mạnh và tính tổ chức, với trên 4,5 triệu công nhân và lao động tham gia. Các cuộc biểu tình và tổng bải công đã chứng tỏ sự thống nhất hành động của công nhân trên thực tế đã được xác lập. 

Tháng 7 – 1934, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội Pháp đã kí kết hiệp nghị về thống nhất hành động chống nguy cơ của chủ nghĩa phát xít. Việc thành lập Mặt trận thống nhất của phong trào công nhân có tổ chức có ý nghĩa quyết định đối với việc thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi để đấu tranh thắng lợi chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp. 

2. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp 

Tháng 5 – 1935, Đảng Cộng sản. Dàng Xã hội Đảng Cấp tiến và các đảng phái, đoàn thể xã hội cấp tiến ở Pháp đã họp hội nghị tại Pari, thông qua nghị quyết thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh. Ngày 14 – 7 – 1935, ngày quốc khánh Pháp, ở Pari và các thành phố khác đã tổ chức các cuộc biểu tình với trên 2 triệu người tham gia để ủng hộ Mặt trận nhân dân. 

Tháng 1 – 1936, Mặt trận nhân dân công bố cương lĩnh bao gồm những yêu cầu chính trị quan trọng, đó là: giải tán và giải giáp tất cả các tổ chức phát xít, hạn chế quyền lực của tư bản tài chính, bảo đảm quyền tự do dân chủ, thi hành chính sách an ninh tập thể, bảo vệ nước Pháp trước sự đe dọa của nước Đức phát xít…. 

Từ ngày 26 – 4 đến 3 – 5 – 1936, ở Pháp có cuộc bầu cử quốc hội. Các đảng phải của Mặt trận nhân dân đã thu được 5,6 triệu phiếu (nhiều hơn 1 triệu phiếu so với số phiếu của khối phản động). Chính phủ của Mặt trận nhân dân được thành lập do Lêông Bolum (Leon Blum), người của Đảng Xã hội đứng đầu. Chính phủ đã thực hiện một số điều khoản của cương lĩnh mặt trận: cải cách ngân hàng, xuất quỹ tín dụng để giải quyết những vấn đề xã hội, ổn định giá cả cho nông dân, tăng tiến lương trung bình của công nhân lên 15% và đảm bảo chế độ làm việc 40 tiếng một tuần, quốc hữu hóa một bộ phận công nghiệp chiến tranh, chuẩn y sắc lệnh cấm các tổ chức phát xít hoạt động 

Giai cấp tư bản lũng đoạn đã ra sức chống lại chính sách của chính phủ. Chúng thực hiện hiện pháp lẫn công tài chính, đưa vốn ra nước ngoài, gây nên tình trạng rối loạn tài chính trong nước. Chúng xúi giục bọn phân động gây nên những vụ khiêu khích phá hoại luật pháp và trật tự xã hội… Chúng ra sức nói xấu Mặt trận nhân dân, tập trung mũi nhọn công kích Dàng Cộng sản hòng làm giảm uy tín và tiến tới phá hoại Mặt trận nhân dân 

Trong khi đó, chính phủ gồm những người xã hội cánh hữu” và “cấp tiến” nắm giữ không thực hiện đúng những chính sách đã đẻ ra và ngày càng xa rời những nguyên tắc cơ bản của Cương lĩnh. Tháng 6 – 1937, Bulum xin từ chức; tháng 4 – 1938, Đaladie (Daladier) một phần tử phái hữu của Đảng Cấp tiến lên cầm đấu chính phủ. 

Tháng 11 – 1938, đã thi hành sắc lệnh tăng thuế bất thường, bãi bỏ chế độ làm việc 40 giờ một tuần. Thậm chí chính phủ còn đem quân đội và cảnh sát đàn áp cuộc bài công của công nhân và tuyên bố “tình trạng đặc biệt” ở trong nước. Chính phủ Đalađiê đã bất chấp sự phản đối của dư luận Pháp khi tham gia kí hiệp ước Muynich. Do hành động phản bội của giới cầm quyền, Mặt trận nhân dân Pháp đã bị tan vỡ và nến chính trị nước Pháp lại lâm vào thời kì phản động trước khi rơi vào tay phát xít Hitle. 

Tuy nhiên, sự tồn tại trong một thời gian dài của chính phủ.Mặt trận nhân dân Pháp đã để lại nhiều bài học lịch sử và mang ý nghĩa lớn lao đối với lịch sử nước Pháp và thế giới. Phong trào Mặt trận nhân dân đã bảo vệ được nền dân chủ, chống được mối hiểm họa của sự thiết lập chế độ phát xít ở Pháp và nêu một tấm gương sáng, cổ vũ giai cấp công nhân và nhân dân các nước trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.