Kết Luận Chương 4: Các nước tư bản chủ yếu trong giai đoạn 1918 – 1939

Trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới với thời gian 20 năm, CNTB đã phát triển thăng, trăm hết sức phức tạp. Cuộc khủng hoàng kinh tế 1929 – 1933 lại bùng nổ và đe dọa sự tồn tại của CNTB. Để cứu văn tỉnh thế, các nước TBCN phải xem xét lại con đường phát triển của mình, hoặc là “phát xít hóa” chế độ chính trị để đàn áp phong trào cách mạng trong nước và gây chiến tranh giành giật thị trường, hoặc là tiến hành những cải cách kinh tế – xã hội để thích nghi với điều kiện mới của quá trình tái sản xuất đã biến đổi về chất so với trước đây. Nếu Đức, Italia và Nhật Bản đi theo con đường thứ nhất thì Mỹ, Anh, Pháp đã chọn con đường thứ hai. Mặc dù con đường thứ hai đã đem lại những thành công nhất định và có ý nghĩa tương đối lâu dài đối với sự phát triển của các nước đó, nhưng dòng chính của lịch sử CNTB nói chung, đồng thời là mối hiểm nguy của toàn nhân loại trong những năm 30 là chủ nghĩa phát xít và chiến tranh. Cho nên, có thể kết luận rằng, nếu thập niên đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918 – 1928), chủ nghĩa tư bản đi từ khủng hoảng đến ổn định tương đối, thì thập niên sau đó (1929 – 1939) là thời kì khủng hoảng và chuẩn bị chiến tranh.