Phong trào giải phóng dân tộc trong những năm 1924 – 1929
Một đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1924 – 1929 là phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa xuống thấp nhưng phong trào giải phóng dân tộc vẫn tiếp diễn mạnh mẽ ở hầu khắp các nước châu Á, châu Phi và Mỹ latinh.
1. Ở châu Á, phong trào phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở Trung Quốc. Những năm 1924 – 1927 là thời kì bùng nổ cuộc đấu tranh quan trọng cuộc nội chiến cách mạng lần thứ nhất.
Ở Ấn Độ, phong trào bãi công của công nhân tiếp diễn trong suốt những năm 1924 – 1927. Phong trào nông dân chống thuế, chống địa chủ tăng tổ tức diễn ra mạnh mẽ vào năm 1927. Đảng Quốc dại, sau một thời gian suy giảm lực lượng, bắt đầu tăng cường hoạt động, mở rộng đội ngũ.
Ở các nước Đông Nam Á phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi. Đặc biệt ở Indonexia, Đảng Cộng sản tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi thiết thân. Năm 1925, phong trào bãi công của công nhân dăng cao. Năm 1926, nhân dân Bativia (tức Giacacta ngày nay) khởi nghĩa vũ trang. Năm 1927, khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở đảo Xumatora.
Ở Việt Nam, trong những năm 20 của thế kỉ này, thông qua lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, người cộng sản Việt Nam đầu tiên, chủ nghĩa Mác – Lênin đã đến với nhân dân ta. Phong trào công nhân phát triển từ tự phát sang tự giác và tiến tới việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương).
2. Ở Trung Đông và Bắc Phi, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi sục, nhất là ở Xiri – Libăng và Marốc đã bùng nổ những cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt. Dưới sự thống trị nặng nề của thực dân Pháp, nhân dân Xiri trong những năm 1920 đến 1924 đã sáu lần vùng dạy khởi nghĩa: ở Khauran (8-1920), ở Bắc Xiri (1921 – 1925), ở vùng Giơben Druydo (1922- 1923), ở vùng Bécaa (1924). Tháng 7-1925, lại một lần nửa nhân dân Xiri vùng dậy đấu tranh ở vùng Giơben Đruydơ. Cuộc khởi nghĩa do Xuntan Atratxơ lãnh đạo đã nhanh chóng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Vào đầu tháng 8-1925, quân khởi nghĩa đã giảng cho quân Pháp những đòn nặng nề. Cuộc chiến tranh kéo dài đến năm 1927, thực dân Pháp đã huy động lực lượng đến đàn áp, nên cuộc khởi nghĩa không tránh khỏi thất bại.
Tại Marốc thuộc Pháp, trong những năm 1924 – 1926 đã diễn ra cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp rất quyết liệt. Nghĩa quân Rip được nhân dân Marốc ủng hộ đã tiến công quân Pháp và thu được nhiều thắng lợi. Quân đội Pháp và quân đội Tây Ban Nha phải hợp sức tấn công mới chiến thắng được quân đội Ríp vào năm 1926. Cộng hòa Ríp bị thủ tiêu, phong trào đấu tranh của các bộ lạc Ríp thất bại.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Xiri những năm 1925 – 1927 và cuộc đấu tranh vũ trang của Cộng hòa Rip (Marốc thuộc Pháp) trong những nàn 1925 – 1926 chống đế quốc Pháp đã nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức và đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Arập.
3. Ở Mĩ latinh, trong thời gian này phong trào dân tộc dân chủ đã diễn ra ở Haiti, Vềnêxuela, Côlômbia, và đặc biệt là ở Braxin và Nicaragoa
Ở Braxin, chính sách phản động của chính phủ Bécnađét đã gây nên sự bất bình sâu sắc trong các lực lượng dân tộc dân chủ. Tháng 7-1924, một trại lính ở trung tâm công nghiệp Xan Paolô đã khởi nghĩa. Đến mùa thu nam ấy, làn sóng khởi nghĩa lan rộng đến lực lượng hải quân. Ở Tây-Nam Braxin, quân đội dưới quyền chỉ huy của đại úy Luít Cáclốt Pơretxtét đã khởi nghĩa. Cuộc đấu tranh lan rộng khắp vùng Tây-Nam. Nghĩa quân đế ra những yêu sách: tự do ngôn luận, tự do báo chí, thả tù chính trị, thực hiện bỏ phiếu kín, giải quyết nạn thất nghiệp, chia ruộng đất cho nông dân… và đòi chính phủ Bécnađét phải thực hiện những yêu sách nói trên.
Tháng 10-1924, nghĩa quân của Pøretxtét bắt liên lạc được với nghĩa quân ở Xan Paolô. Nhưng cũng từ đây, chính phủ Bécnađét bắt đầu tăn công lại nghĩa quân.
Trong thời gian 2 năm (từ tháng 10-1924 đến tháng 2-1927), nghĩa quân đã vượt qua 26.000 km), đánh thắng nhiều trận. Cuối cùng do bị hao tổn lực lượng, nghĩa quân buộc phải rút qua biên giới Bôlivia để củng cố lực lượng. Cuộc khởi nghĩa vì mục tiêu dân tộc – dân chủ này đã thức tỉnh ý thức cách mạng của nhân dân bị áp bức ở Braxin.
Ở Nicaragoa, từ năm 1924 đế quốc Mĩ thiết lập chính quyền tay sai Chamôrô và tiến hành can thiệp vũ trang vào Nicaragoa nhằm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở nước này và uy hiếp phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và tay sai của nhân dân Mỹ latinh nói chung.
Các tầng lớp nhân dân đông đảo – nông dân, công nhân nông nghiệp, lao động thành thị – ở Nicaragoa đã tham gia cuộc đấu tranh dân chủ chống chính phủ phản động Chamôrô, nổi tiếng nhất là các đơn vị du kích dưới sự lãnh đạo của Angutxtô Xexa Xanđinô. Tháng 4-1927, nghĩa quân uy hiếp thủ đô Managoa. Đế quốc Mĩ đã đưa quân đội vào đối phó và tìm cách phá hoại các lực lượng dân tộc từ bên trong. Những người tư sản tự do do bị mua chuộc đã thỏa hiệp với bọn đế quốc. Chỉ có một bộ phận cách mạng kiên quyết, đứng đầu là Xanđinô, tiếp tục đấu tranh vũ trang. Cuối cùng, Xandinô bị ám sát, phong trào dân tộc dân chủ ở Nicaragoa bị đàn áp.
Nhìn chung, cao trào giải phóng dân tộc trong những năm 1924 – 1929 là một trong những nhân tố quan trọng làm cho sự ổn định của thế giới tư bản chỉ là tạm thời. Phong trào cách mạng lên cao và bị đàn áp đẫm máu, nhưng biểu hiện ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do, dân chủ của các dân tộc bị áp bức.