Một số phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa tiêu biểu dưới ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga
Tháng 10-1918, đế quốc Áo – Hunggari tan vỡ và nhiều Xô viết đã xuất hiện ở hai nước Áo và Hunggari. Nhưng ở Áo thì Xô viết không chuyển thành cơ quan khởi nghĩa vì Đảng Cộng sản tuy đã được thành lập, nhưng lúc đó còn non yếu về lí luận cũng như về tổ chức. Do đó, Đảng Xã hội-dân chủ đã thành lập được nên cộng hòa tư sản. Còn ở Hunggari, phong trào vịch mạng lên cao hơn nhiều và từ cách mạng dân chủ tư sản chuyển biến nhanh chóng sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ vào cuối tháng 10-1918. Công nhân và công nhân nông nghiệp là quân chủ lực của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Hunggari. Ngày 28-10, Xô viết binh lính thành lập. Ngày 31-10, Xô viết công nhân ra đời. Công nhân Budapét khởi nghĩa chiếm xưởng đúc vũ khí chiếm giữ nhiều cơ quan Nhà nước. Binh lính không tuân lệnh chính quyền phong kiến. Nông dân nhiều nơi vùng dậy giành lấy ruộng đất trong tay địa chủ.
Ngày 31-10, chính phủ du Bá tước Carôli cắm đầu được thành lập, hòng duy trì chế độ quân chủ. Chính phủ này đề ra một số chính sách mị dân – bầu cử phổ thông, quốc hữu hóa ngân hàng và đại công nghiệp, “cải cách ruộng đất” – hòng xoa dịu phong trào đấu tranh của công nông. Bọn xã hội-dân chủ phải hữu tham gia chính phủ Carôli là Carani và Cunphi đã vội và tuyên thệ trung thành với nhà vua. Những hành động đó bị quần chứng phản đối kịch liệt. Ngày 10-11-1918, nước Cộng hòa Hunggari được thành lập.
Nhưng chính quyền tư sản, có bọn xã hội – dân chủ phái hữu tham gia, đã ra sức chặn đứng cuộc đấu tranh giai cấp và không chịu thực hiện những lời hứa hẹn đã nêu ra. Những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng vẫn hoàn toàn không được giải quyết, như tự do, hòa bình, bánh mì và ruộng dát.
Ngày 21-11-1918, Đảng Cộng sản Hunggari được thành lập, bao gồm những người xã hội – dân chủ phái “tả” và nhưng tù binh cách mạng Hunggari từ nước Nga Xô viết trở về, trong đó có Belacun, Tiho Xamuêli, Matiat Racósi…
Ngày 22-2-1919, Chính phủ tư sản bắt giam Bêlacun và nhiều lãnh tụ khác của Đảng Cộng sản, nhằm đe dọa quần chúng cách mạng. Nhưng phong trào cách mạng của công nhân nhằm thiết lập chính quyền Xô viết, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Hunggari, tiếp tục phát triển.
Ở Hunggari, vào tháng 3-1919, diễn ra cuộc khủng khoảng chính trị nghiêm trọng. Mâu thuẫn giai cấp ở trong nước ngày càng trấn trọng do những yêu sách cơ bản cấp bách của công nông không được chính phủ tư sản Cardli giải quyết. Ngày 20-3-1919, Hội đồng tối cao Đồng minh (tức các nước phe Hiệp ước) gửi cho chính phủ Hunggari một công hàm có tính chất tối hậu thư đòi cắt 2/3 lãnh thổ Hunggari cho Rumani, Nam Tư và Tiệp Khắc. Trước nguy cơ diệt vong đó, Chính phủ tư sản từ chức và tính toán dùng bọn xã hội dân chủ nám chính quyền. Nhưng Đảng Xã hội dân chủ cũng không dám một mình cắm quyền và đã phải đàm phán với các lãnh tụ cộng sản Hunggari đang bị giam giữ. Khi ấy, công nhân ở thủ đô Budapét đã khởi nghĩa chiếm hết các địa điểm xung yếu. Ngày 21-3-1919, Hội đồng các Xô viết công nhân binh lính tuyên bố thành lập chính phủ Xô viết Hunggari gồm những người cộng sản và những người xã hội dân chủ lúc đó đã hợp nhất thành Đảng Xã hội chủ nghĩa Hunggari. Như vậy là nước Cộng hòa Xô viết Hunggari đã giành được thắng lợi trải qua cuộc cách mạng bạo lực, chủ yếu là bằng đấu tranh chính trị của quần chúng công nhân nhằm lật đổ chính quyền tư sản phản động.
Chính quyền Xô viết đã tiến hành những công việc to lớn, như quốc hữu hóa công nghiệp, ngân hàng, vận tải, nâng cao tiền lương 25% thị hành chế độ ngày làm việc 8 giờ v.v… Hồng quân được thành lập để bảo vệ chính quyền công nông. Tháng 6-1919 đã diễn ra Đại hội các Xô viết toàn Hunggari, trong đó đã thông qua hiến pháp của nước Cộng hòa Xô viết Hunggari.
Nhưng chỉnh quyền Xô viết Hunggari cũng phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng, nhất là hai thiếu sót sau đây: – Sự hợp nhất hai Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội-dân chủ không được tiến hành trên cơ sở loại trừ bọn theo chủ nghĩa xét lại, khiến trong thực tế đã dẫn đến tình trạng Đảng Cộng sản bị Dảng Xã hội dân chủ cơ hội đồng hóa; tịch thu ruộng đất của địa chủ và tăng lữ, nhưng không chia ruộng đất cho nông dân lao động, thỏa mãn nguyện vọng lâu đời của họ, mà lập ngay những nông trường quốc doanh.
Nước Cộng hoà Xô viết Hunggari ngay từ đầu đã ở trong vòng vây của các nước tư sản phản cách mạng. Tháng 7-1919, Hồng quân Hunggari bị thất bại do những hoạt động phá hoại của bọn xã hội-dân chủ phải hữu.
Ngày 1-8-1919, chính quyền Xô viết Hunggari bị sụp đổ sau 133 ngày đấu tranh anh dũng.
Cách mạng Hunggari năm 1919 lại một lần nữa xác mình một trong những nhân tố thắng lợi chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga là: đảng mácxít – Lêninnít lãnh đạo khối công nông liên minh là một nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc thiết lập nên chuyên chính vô sản. Trong để cương những điều kiện gia nhập Quốc tế Cộng sản đọc tại Đại hội lần thứ II Quốc tế cộng sản, Lênin đã viết: “Không một người cộng sản nào được phép quên những bài học của nước Cộng hòa xô viết Hunggari. Việc hợp nhất những người cộng sản Hunggari với bọn theo chủ nghĩa cải lương đã làm cho giai cấp vô sản Hunggari phải trả một giá rất đắt”(I),
Việc xây dựng khối công nông liên minh vững chắc là điều kiện cần thiết để giành thắng lợi cho cách mạng vô sản. Chính quyền Xô viết Hunggari đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong vấn đề ruộng đất. Nông dân Hunggari tha thiết mong muốn được chia ruộng đất, nhưng chính quyền xô viết lại đốt cháy giai đoạn, tiến thẳng tới việc “xã hội hóa” quyền chiếm hữu ruộng đất.
Ở Đức, ngày 13-4-1919, công nhân thành phố Muynich (thủ phủ của xứ Bavie) đã khởi nghĩa cướp chính quyền và thành lập nước Cộng hòa xã viết Bavie. Những người cộng sản và những người phải tả đã cùng nhau lập chính phủ Xô viết do Ogiơni Lévie, lãnh tụ của Đảng Cộng sản cấm đầu. Chính quyền Xô viết Bavie đã thực hiện chế độ công nhân quản li xỉ nghiệp, quốc hữu hóa ngân hàng, tổ chức hồng quân và thành lập Ủy ban đặc biệt nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.
Tuy bị thất bại, sự ra đời của nước Cộng hòa Xô viết Bavie là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở Đức.
Như thế, từ sau Cách mạng tháng Mười Nga, cùng với sự ra đời của các Đảng Cộng sản, một trào lưu cách mạng xã hội chủ nghĩa đã bùng nổ và ngày càng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới.