Sự thành lập Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa
Sau khi Ph. Enghen qua đời. quyền lãnh đạo Quốc tế II chuyển sang tay những người cơ hội, họ bắt đầu xét lại học thuyết cách mạng của C.Mác. Một số Đảng Xã hội dân chủ đã giành được thắng lợi trong các đợt bầu cử vào nghị viện và tự quản thành phố. Phản ánh lợi ích của mình, bọn cơ hội – các lãnh tụ của Quốc tế II, đã trở thành những người tuyên truyền ảnh hưởng tư sản trong phong trào công nhân.
Vào đầu thế kỉ XX, trung tâm phong trào cách mạng chuyển sang nước Nga. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga, phong trào cách mạng của công nhân được đẩy mạnh. Tuy nhiên, các lãnh tụ của Quốc tế II đã coi thường những bài học cách mạng, họ phủ nhận điều chủ yếu trong học thuyết của chủ nghĩa Mác là chuyên chính vô sản, phủ nhận tư tưởng của Lênin về liên minh công nông và tư tưởng chuyển biến từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Theo đuổi đường lối “hòa bình giai cấp” và sự “chuyển biến hòa bình đưa chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”, họ hưởng công nhân vào cuộc đấu tranh đòi các cải cách, không đụng đến các cơ sở của chế độ tư bản. trên thực tế cùng cố sự thống trị của giai cấp tư sản.
Từ đấu Chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông các lãnh tụ Đảng Xã hội-dân chủ đã chuyển sang hàng ngủ giai cấp tư sản. Chiến tranh đã làm cho các Dảng Xã hội dân chủ khủng hoảng sâu sắc, đã vạch trần sự phản bội của các lãnh tụ Quốc tế II và các Đảng Xã hội dân chủ. Quốc tế thứ hai thực tế bị tan rã một bộ phận trở thành những người sovanh xã hội phái hữu công khai đứng về giai cấp tư sản như Plêkhanôp, Becxtaind, Sayđơman. Một bộ phận, thuộc phái giữa như Cauxki Trốtxki, Marôtop, trong lời nói thì cách mạng, thực ra là cái lương thỏa hiệp. Số còn lại là những người cách mạng chân chính, theo đường lối của Lênin và Đảng bỏnsêvích như Roda Lúcxambua, Các Lípnếch. Số này về sau đã đoạn tuyệt hản với Quốc tế thứ hai và gia nhập Quốc tế thứ ba – Quốc tế cộng sản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và trước cao trào cách mạng 1918 – 1923, những người xã hội dân chủ phái hữu cố gắng khôi phục lại hoạt động của Quốc tế thứ hai nhằm ngăn chặn tính tích cực cách mạng của giai cấp công nhân và làm thất bại kế hoạch lập quốc tế mới theo quan điểm cách mạng của Lênin.
Nam 1921, những người thuộc phải giữa trong Quốc tế thứ hai trước đây cũng tìm cách lãi kéo ảnh hưởng trong quân chủng, đã tuyên bố thành lập một Quốc tế mới, gọi là Quốc tế hai rưỡi. Những người thành lập Quốc tế hai rưỡi muốn tìm một quan điểm trung hoà giữa Quốc tế thứ hai và Quốc tế thứ ba của Lênin, nhưng thực chất Quốc tế hai rưỡi cùng phục vụ cho lợi ích giai cấp tư sản, sự đồng nhất của Quốc tế thứ hai và Quốc tế. hai rưỡi. Các lãnh tụ Quốc tế hai rươi tìm cách duy trì quần chúng trong chính sách thỏa hiệp.
Năm 1923, cả hai trung tâm xã hội-dân chủ nói trên đã hợp nhất lại thành lập quốc tế mới, gọi là Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa. Bản thân sự sáp nhập Quốc tế thứ hai và Quốc tế hai rưởi một mạt nói lên sự đồng nhất về bản chất của các Đảng Xã hội-dân chủ, mặt khác nó thể hiện cuộc chạy đua cạnh tranh lôi kéo quán chung thi ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Quốc tế cộng sản
Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa vẫn tiếp tục đường lối của Quốc tế thứ hai trước chiến tranh được sự ủng hộ của giai cấp tư sản, coi mục đích chủ yếu là chống lại cách mạng vô sản, trước hết là chống lại Liên Xô xã hội chủ nghĩa. Theo đuổi đường lối chia rẽ phong trào công nhân quốc tế có lợi cho giai cấp tư sản, các lãnh tụ của Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa và các Đảng Xã hội-dân chủ đã đóng vai trò đáng kể trong việc đàn áp các cuộc cách mạng 1918 – 1923 ở các nước Tây Âu. Các lãnh tụ của Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ cuộc can thiệp vũ trang của chính phủ nước mình chống nước Nga Xô viết.
Tới giữa những nam 20 của thế kỉ XX. Quốc tế công nhân xã hội chủ nghĩa đã thu hút khoảng 6,5 đến 7 triệu đảng viên Đảng Xã hội-dân chủ và khoảng 25 triệu cử tri trong các đợt bầu cử. Trong thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản, nhiều Đảng Xã hội dân chủ đã thắng cử và tham gia thành lập chính phủ. Tuy nhiên, các chính phủ Đảng Xã hội- dân chủ vẫn chỉ là công cụ phục vụ quyền lợi giai cấp tư sản
Chính sách hợp tác giai cấp và chống cộng đã đưa các Đảng Xã hội- dẫn chủ tới chỗ phá sản, trước sự tấn công của chủ nghĩa phát xít.
Việc thành lập Mặt trận công nhân thống nhất đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít không được thực hiện, quá trình thành lập Mặt trận nhân dẫn chống phát xít bị ngăn cản. Kết quả là một số Đảng Xã hội đã bị phá sản trước sự tấn công của chủ nghĩa phát xít. Năm 1933, Đảng Xã hội-dân chủ Đức thất bại và tới năm sau, đến lượt Đảng Xã hội Áo.
Đường lối hợp tác giai cấp vô nguyên tác của các lãnh tụ Đảng Xã hội-dân chủ đã là một trong những nguyên nhân để bọn phát xít lên cầm quyền ở một số nước và thổi bùng lên ngọn lửa Chiến tranh thế giới thứ hai.