Giai đoạn I (Từ 1929 đến 1936): Sự tan vỡ về cơ bản của hệ thống Vécxai-Oasington và sự hình thành ba lò lửa chiến tranh thế giới
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tàn phá nặng nề chủ nghĩa tư bản thế giới nói chung và từng nước tư bản nói riêng. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản bị thiệt thòi trong việc phân chia thế giới theo hệ thống Vecxai-Oasinhtơn, cho nên muốn thủ tiêu hệ thống này bàng một cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. Trong những năm 1929-1936, giới cầm quyền các nước này đã “phát xít hóa” nền thống trị trong nước họ (riêng Italia, củng cố thêm chế độ phát xít đã được thiết lập từ năm 1922), từng bước phá vỡ những quy chế, điều khoản chính yếu của hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và tích cực chuẩn bị cuộc chiến tranh thế giới mới để phân chia lại thế giới. Cũng vì thế, Đức, Italia, Nhật Bản đã trở thành những lò lửa chiến tranh thế giới để từ đó nhóm lên cuộc chiến tranh thế giới mới tàn sát nhân loại.
1. Sự hình thành “lò lửa chiến tranh” ở Viễn Đông
Nhật Bản là đế quốc đầu tiên đi vào con đường thanh toán hệ thống Vécxai-Oasinhtơn bằng lực lượng quân sự. Kế hoạch xâm lược toàn châu Á và cả miền Viên Dông Xô viết của Nhật Bản đã được trình bày trong bản “tẩu thỉnh” của Tanaca năm 1927.
Bước đầu tiên trong kế hoạch xâm lược đại quy mô này là chiếm miền Đông-Bác Trung Quốc, lúc đó gọi là Mãn Châu. Miền này từ lâu vẫn hấp dẫn bọn tư bản độc quyển Nhật bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn của nó (nhiều nỏ than, sát khiến cho nước Nhật vốn thiếu khoáng sản có thể xây dựng một cơ sở công nghiệp lớn nhất) và bởi vị trí chiến lược lợi hại của nó (bàn đạp để tấn công Mong Cổ, Liên Xô và xâm lược toàn Trung Quốc).
Ngày 18-9-1931, Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Mãn Châu với lí do “bảo vệ đường sắt của Nhật ở nam Mãn đang bị người Trung Quốc uy hiếp”. Do chính sách phản bội của chính quyền Tưởng Giới Thạch (chủ trương “tuyệt đối bất để kháng đối với Nhật, để tập trung lực lượng “tiểu cộng”), do vậy quân Nhật đã nhanh chóng chiếm được toàn bộ Đồng Bác Trung Quốc (tháng 3-1932) và sau đó dựng lên chính phủ bù nhìn “Man Châu quốc” nhân hợp pháp hóa việc chiếm đóng của quân Nhật ở khu vực này (Nhật kí với “nước Mãn Châu” hiệp ước ngày 15-9-1932 công nhận nền “độc lập của Mãn Châu và cho phép quân Nhật được đóng quân tại đây để phòng thủ).
Việc Nhật Bản xâm lược Đông Bắc Trung Quốc đã đông chạm đến quyền lợi của các đế quốc Âu-Mĩ, nhất là đế quốc Mĩ. Nhưng trong thời kì này, hệ thống tư bản chủ nghĩa đang bị đảo điên vì nạn khủng hoảng kinh tế, mâu thuẫn giai cấp trong nước trở nên quyết liệt, nên đáng lẽ chúng phải phản ứng mạnh mẽ, nhưng cũng chỉ đưa vấn đề ra Hội Quốc Liên rối để Nhật Bản mặc nhiên “nuốt trọn” Đông Bắc Trung Quốc. Mặt khác giai cấp thống trị Mĩ. Anh tính toán ràng Nhật sở tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và nhất là sẽ tiến hành chiến tranh chống Liên Xô. Báo chí Nhật Bản lúc này cũng mở một đợt tuyên truyền mạnh mẽ chống lực lượng cách mạng Trung Quốc và Liên Xô. Sự tuyên truyền đó đối với Nhật là bức màn khỏi có hiệu quả để che giấu âm mưu tấn công vào trận địa của những kẻ cạnh tranh đế quốc chủ nghĩa Mi, Anh.
Trước đơn khiếu nại của Trung Quốc, Hội Quốc Liên cũng chỉ lên tiếng kêu gọi “thiện chí của Nhật” và cử một phái đoàn điều tra tại chỗ việc tranh chấp Nhật – Trung
Mấy tháng sau, phải đoàn điều tra do Littơn cầm đầu đã đệ trình lên Hội Quốc Liên một báo cáo dài. Báo cáo này là một bản điều hòa quyền lợi giữa đế quốc Nhật với các đế quốc phương Tây trên cơ sở xâm phạm lợi ích của nhân dân Trung Quốc. Báo cáo một mặt xác định sự xâm lược về phía Nhật Bản, không công nhận “nước Mãn Châu”, “một nước do bộ tham mưu Nhật dựng lên”, nhưng mặt khác lại để nghị duy trì “những quyền đặc biệt” của Nhật ở Trung Quốc (thực chất là các nước phương Tây muốn biến khu Đông Bác thành khu vực bóc lột chung của các đế quốc chủ yếu). Nhờ sự ủng hộ kiên quyết của Anh, kế hoạch Littơn đã được Hội Quốc Liên tán thành ngày 24-2-1933. Giải pháp của Hội Quốc Liển trong thực tế đã nhượng bộ đối với Nhật Bản rất nhiều, nhưng Nhật không công nhận quyết nghị của Đại hội đồng, và ngày 24-3-1933, một sắc lệnh của Thiên hoàng công bố Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên. Thế là ở Viễn Đông đã thành hình lò lửa chiến tranh đầu tiên.
Việc Nhật cưỡng chiếm Đông Bắc Trung Quốc, trên thực tế là bước đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó đánh dấu sự tan vỡ của hệ thống Vécxai-Oasinhtơn ở Viễn Đông Nhật Bản đã chủ động phá tan nguyên trạng ở Đông Á do hiệp ước Oasinhton năm 1922 quy định và từ đấy tiến hành từng bước việc mở rộng sự xâm lược ra toàn Trung Quốc.
2. Sự hình thành “lò lửa thứ hai” ở châu Âu
Lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất là đế quốc Đức. Đế quốc Đức đã nuôi chỉ phục thù ngay sau khi bị bại trận. Đối với bọn quân phiệt Đức, hòa ước Vécxai không những là một sự thiệt thòi lớn, mà còn là một “quốc sĩ, một sự “nhục nhã” mà nước Đức nhất định phải xóa bỏ.
Sự sụp đổ của chính phủ Muyla (Miiller) – chính phủ cuối cùng của nền cộng hòa Vaima (weimar) – và việc Bơruyninh (Briining) lên nắm chính quyền đầu năm 1930 đánh dấu một thời kì chuyển biến mới trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại của đế quốc Đức. Từ đây, đế quốc Đức thực hiện dẫn từng bước việc thanh toán hệ thống Vécxai và chuẩn bị chiến tranh thế giới mới.
– Vấn đề xóa bỏ bồi thường chiến tranh và hủy bỏ những hạn chế về quân sự
Âm mưu sáp nhập Áo vào Đức bị thất bại nhưng bọn tư bản lũng đoạn Đức, nhờ sự đồng tình của Mĩ, đã thành công trong vấn đề hủy bỏ bối thường và hủy bỏ những hạn chế về quân sự, là những điều khoản quan trọng của hòa ước Vécxai về Đức.
Theo đề nghị của Mi, Hội nghị L6dan (Lausanne) tháng 6 và 7-1932 đã giải quyết vấn đề bối thường có lợi cho Đức. Theo thỏa hiệp của Hội nghị này thì số tiền bồi thường của Đức chỉ còn 3 tỉ mác trả trong 37 năm sau một thời gian ngừng trả trong 3 năm (thực tế về sau này, Hitle lên nắm chính quyền cũng không trả nữa).
Đức cũng lợi dụng những mâu thuẫn giữa các đế quốc tại hội nghị giải trừ quân bị ở Giơnevơ năm 1932 để đòi hủy bỏ những hạn chế về quân sự do hòa ước Vécxai quy định cho Đức. Tại hội nghị này, mỗi nước đế quốc đều đưa ra những đề nghị với âm mưu làm suy yếu lực lượng vũ trang của các địch thủ của mình và đồng thời duy trì đặc quyền của mình về vũ trang.
Do áp lực của Anh, Hội nghị Giơnevợ đã thông qua quyết định công nhận Đức có quyền bình đảng về vũ trang như các nước khác, trong khuôn khổ của hệ thống an ninh tập thể”. Công thức đó hình như muốn điều hòa luận điểm của Đức về bình đẳng và luận điểm của Pháp về an ninh. Thực ra Đức đã tháng trong cuộc đấu: Đức đã đạt được việc hủy bỏ những bạn chế về quân sự của hòa ước Vécxai, giành được bình đẳng về vũ trang; còn đối với Pháp, chữ “hệ thống an ninh” chỉ là một nguyên tác trừu tượng. không có nội dung thực tế.
– Kế hoạch xâm lược của Hitle và thủ đoạn sách lược của y
Ngày 31-1-1933, bọn phát xít Hitle lên nắm chính quyền ở Đức, việ Hitle lên nắm chính quyền ở Đức có nghĩa là giai cấp tư sản Đức đã dứt khoát chuyển hẳn sang chính sách đặc tài khủng bố công khai vẽ đối nội và chính sách bành trưởng xâm lược trắng trợn vẻ đổi ngoại, dùng chiến tranh để thanh toán hệ thống Vécxai, một lò lửa chiến tranh thế giới nguy hiểm nhất xuất hiện ở châu Âu.
Phục vụ ý chí của giai cấp tư bản lũng đoạn Đức, Hitle bắt tay vào việc thực hiện một chương trình nhằm thiết lập quyền thống trị thế giới.
Điều chú ý đầu tiên của Hitle là chinh phục châu Âu, gọi là kế hoạch lục địa, trong đó chủ yếu là chiếm đoạt các đất đai ở phía đông châu Âu, “trước hết là nước Nga và các dân tộc lân cận phụ thuộc Nga” nhưng cũng không loại trừ một cuộc chiến tranh với phương Tây, để xâm chiếm đất đai ở phía tây, trong đó Hitle coi “nước Pháp là kẻ thù truyền thống”
Hitle còn để ra kế hoạch Âu – Phi (Eurafrica), Âu – A (Eurasia), xâm chiếm lãnh thổ của các nước châu Phi, châu Âu, châu Á và cuối cùng cả Mi latinh nữa.
Chỉ có một cách để thực hiện cái “chương trình điên rổ” ấy là chiến tranh, nhưng Hitle không thực hiện chiến tranh ngay sau khi giành được chính quyền. Trái lại, hắn lại bắt đầu bằng việc xoa dịu những cuộc xung đột, bằng cách kí kết bất cứ hiệp ước và thỏa hiệp nào mà y thấy có lợi để lừa đối phương.
Ngày 7-6-1933, tức là chỉ hơn 4 tháng sau khi Hitle lên nắm chính quyển, Anh, Pháp và Italia đã kí với Đức một “Hiệp ước tay tư” ở Rôma. Điều đó chứng minh rằng Anh và Pháp sẵn sàng thỏa hiệp với các nước phát xít để cô lập Liên Xô. “Hiệp ước tay tư” cũng được Mĩ tán thành. Đó là bắt đầu của chính sách thỏa hiệp với bọn xâm lược phát xít. “Hiệp ước tay tư” do sáng kiến của Mútxôlini để ra, nhằm hai mục đích: thứ nhất là liên kết 4 nước lớn nhất ở châu Âu để chống Liên Xô; thứ hai là “xét lại các biên giới do các hòa ước Vécxai quy định”. Điều này cũng phản ánh tham vọng của phát xít Italia muốn bành trưởng ở Đông Âu và Địa Trung Hải. “Hiệp ước tay tư không được thông qua, bởi vì nó đã gây ra một sự chống đối mãnh liệt trong nhân dân và những phần tử tư sản chống lại việc xét lại hòa ước Vécxai ở Pháp, cũng như vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nước đồng minh của Pháp ở châu Âu, Rumani, Tiệp Khắc, Nam Tư (khối Tiểu hiệp ước) và Ba Lan, là những đối tượng của sự dòm ngó của các nước phát xít
Sau khi kế hoạch “Hiệp ước tay tư” thất bại, mâu thuẫn giữa các nước phát xít và Pháp trở nên gay gắt. Mutxôlini tuyên bố ngày 31-12-1933 trong một tờ báo Mĩ là “nếu không sửa đổi biên giới được thì vua pháo sẽ nổ”, còn Hitle thì tìm cách bí mật thủ tiệu các chính khách muốn căn trở việc thực hiện kế hoạch xâm lược của mình. Ngày 9-10-1934, Báctu (Barthou) ngoại trưởng Pháp, đã bị tay sai của Hitle ám sát cùng với vua Nam Tư trong lễ đón tiếp nhà vua Nam Tư ở Mácxảy. Báctu cũng như nhà vua Nam Tư Alécxang là những chính khách chủ trương thân thiện với Liên Xô, lập mặt trận chống Đức và Italia. Ám sát các đối thủ để gạt bỏ các trở ngại trên đường đi tới mục đích của mình, cùng là một thủ đoạn bỉ ổi mà Hitle thường dùng về sau này.
– Đức rút khỏi Hội Quốc Liên và tài vũ trang
Việc đầu tiên của Hitle sau khi lên nắm chính quyền là tái vũ trang lại nước Đức và thoát khỏi những ràng buộc quốc tế để chuẩn bị cho những hành động xâm lược sau này. Sự tranh chấp giữa Pháp và Đức về vấn đề an ninh và bình đảng, về vũ khí vẫn tiếp diễn gay gắt ở Hội nghị Giơnevơ sau khi Hitle lên nắm chính quyền. Hội nghị Giơnevơ đã đồng ý nguyện tác “Bình đảng về vũ khí”. Nhưng quan điểm của Pháp là phải có kiểm soát để đi đến vấn đề an ninh rồi mới nói đến vấn đề bình đẳng. Nội dung của vấn đề là Pháp muốn kiểm soát những tổ chức và trang ngoài quân đội chính quy của Đức. Quan điểm của Đức là bình đẳng về vũ khí tức khác. Anh và Italia trong trường hợp này đã theo quan điểm của Pháp, vì cả hai đều cùng lo sợ sự tài lập lực lượng quân sự của Đức. Trong điều kiện ấy, ngày 14-10-1933, chính phủ Quốc xã Đức đa quyết định rời bỏ Hội nghị giải trừ quân bị và 3 ngày sau rút khỏi Hội Quốc Liên.
Việc Đức (và trước đó là Nhật) rút khỏi Hội Quốc Liên là một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế. Nó chứng tỏ rằng từ đây các nước phát xít sẽ dùng chính sách chiến tranh trắng trợn để giải quyết những cuộc tranh chấp quốc tế sau này.
– Việc sáp nhập Xara và ban hành đạo luật cưỡng bức tòng quân
Vùng Xard theo hòa ước Vécxai được tách ra khỏi nước Đức và đặt dưới sự quản trị của Hội Quốc Liên trong 15 năm, kì hạn chấm dứt vào năm 1935. Cũng theo hòa ước Vécxai. đến năm 1935 sẽ tổ chức một cuộc trưng cấu dân ý để quyết định Xard sáp nhập vào Đức hay sáp nhập vào Pháp hoặc duy trì sự quản trị của Hội Quốc Liên.
Vào năm 1934, Báctu, ngoại trưởng Pháp đã thi hành một chính sách chống sự phục hồi nước Đức. Sau khi Báctu bị ám sát, Lavan quay sang chính sách thân thiện với Đức (đồng thời với Italia). Do đó lúc đấu Hitle chủ trương không trưng cầu dân ý vì Pháp hứa để cho Đức trọn quyền hành động. Cuộc trưng cầu dân ý ngày 13-1-1935 đưa đến 90% số dân chấp thuận sáp nhập vào Đức.
Ngày 16-3-1935, Hitle công bố đạo luật cưỡng bức tổng quán và thành lập 36 sư đoàn (trong lúc ấy Pháp chỉ có 30 sư đoàn). Ngày 18-6-1935, tức là chỉ ba tháng sau khi Đức ra luật cưỡng bức tòng quân, Anh lại kí với Đức một hiệp định về hải quân, cho phép Đức xây dựng hạn đội tàu nối và tàu ngầm. Hiệp định này trực tiếp vi phạm hiệp ước Véexai và cùng có thêm vị trí của Đức về mặt quốc tế.
– Đức chiến đóng vùng sông Ranh
Tất cả những sự việc trên tạo điều kiện cho nước Đức Hitle hủy bỏ hiệp định Lôcácnố”} vào giữa năm 1935 và chiếm đóng vùng sông Ranh. Hitle dựa vào hiệp ước tương trợ Pháp-Xô (2-5-1935) để tuyên bố rằng hiệp ước ấy không “hòa hợp” với các điều khoản của các hiệp định Lôcácnô, nhất là hiệp định về vùng sông Ranh. Do đó, Đức tự coi như không bị ràng buộc bởi hiệp định Lôcácnỗ nữa. Sau khi chính phủ Pháp thông qua hiệp ước tương trợ Pháp – Xô, Hitle đã ra lệnh cho quân đội chiếm đóng vùng phi quân sự ở tả ngạn sông Ranh.
Đây là một sự thử gần Pháp và các nước phương Tây của Hitle. Hitle dám hành động táo bạo như vậy trong khi Đức còn chưa chuẩn bị xong chiến tranh chính vì hắn đã nắm được sự ươn hèn của giới thống trị Pháp và Anh.
Thái độ nhu nhược, đầu hàng của giai cấp tư sản Anh, Pháp đã cổ vũ cho bọn Quốc xã và thúc đẩy giới thống trị các nước láng giềng càng thất chặt mối liên hệ với Đức Quốc xã. Hiệp ước Đức – Áo ngày 12-7-1936 thiết lập “quan hệ hữu nghị” giữa Đức và Áo. Nước Bỉ thì bỏ đường lối dựa vào nước Pháp (theo hiệp ước quân sự ngày 10-9-1920) và trở lại “trung lập”, nghĩa là đã mở triển vọng kết hợp chặt chẽ với Đức Quốc xã (tuyên bố của nhà vua Bỉ ngày 14-10-1936).
Như vậy, từ năm 1933 đến 1936, một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất đã xuất hiện ở trung tâm châu Âu. Đức tiếp tục bành trưởng thế lực, chuẩn bị cơ sở cho những bước nhảy xa hơn trong giai đoạn sau.
3. Sự xuất hiện “lò lửa chiến tranh thứ ba” . Italia dòm ngô Đông Âu và xâm lược Êtiôpi
Một lò lửa chiến tranh thứ ba xuất hiện ở Nam châu Âu: đế quốc Italia. Italia là nước tháng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng không thỏa mãn với việc phân chia thế giới theo hòa ước Vécxai. Tham vọng của Italia là muốn bình trưởng ở vùng Ban Cảng (dòm ngủ đất đai của Nam Tư… Anbani, Hi Lạp vv..), chiếm đoạt các thuộc địa ở châu Phi hòng làm bá chủ Địa Trung Hải mà chúng vẫn coi như cái “bổ nhà” của mình.
Tháng 6-1933. Halia đã đẻ ra việc kí kết “hiệp ước tay tư” giữa Italia, Anh, Đức. Pháp hòng xét lại biên giới đã quy định. Nhưng “hiệp ước tay tư” đã thất hại do sự phản đối của Pháp và các nước tiểu hiệp ước (là đối tượng dòm ngỏ của Iraliai. Italia rất bất mãn với Pháp.
Nhưng lúc này, quan hệ giữa Italia và Đức còn càng thảng vì mâu thuẫn quyền lợi ở Ban Cang Nam 1934, khi Đức thực hiện âm mưu sáp nhập Áo, thiếu chút nữa thì chiến tranh giữa hai nước bùng nổ. Đến năm 1935, khi Dức ra đạo luật cưỡng bức tòng quản, Italia đã kí kết với Anh, Pháp một thỏa hiệp thành lập mặt trận Xtơrêxa chồng Đức. Trong thời gian này, Italia có dựa chặt vào Pháp. Chính sách đó cùng hợp với chủ trương của Lavan, ngoại trưởng Pháp lúc bấy giờ. Ngay khi phát xít Italia thực hiện âm mưu khiêu khích Étiopi, ngày 7-1-1935, Lavan và Mútxôlini đã kí thỏa hiệp ở Rôma. Theo thỏa hiệp này. Pháp nhượng cho Italia vùng lãnh thổ rộng lớn nhưng rất hoang vu ở châu Phi (gần biên giới Libi) và cho Italia tự do hành động ở Etiôpi. Ngược lại, Italia hửa ủng hộ những quyền lợi của Pháp ở châu Âu và hứa bãi bỏ độc quyền của người Italia ở Tuynidi, giai cấp tư sản Pháp dung túng cho Italia chiếm Êtiopi để lấy lòng bạn đồng minh của mình.
Từ lâu, Êtiôpi đà là mục tiêu của những cuống vọng xâm lược của bọn đế quốc Italia. Tài nguyên phong phủ, thị trường tiêu thụ và nhãn công rẻ mạt, cũng như vị trí chiến lược quan trọng của Étiôpi đã hấp dẫn họn để quốc Italia.
Nam 1934, phát xít Italia bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm Êtiôpi. Tháng 12-1934, chúng tổ chức hàng loạt vụ khiêu khích ở biên giới Étiôpi và Xômali thuộc Italia. Tháng 1-1935, Êtiôpi đã khiếu nại tại Hội Quốc Liên về những hành động xâm lược của Italia. Nhưng các đại biểu Anh và Pháp trong Hội Quốc Liên đã cản trở việc xét đơn khiếu nại đó. Pháp vừa kí với Italia thỏa hiệp nơi trên. Đồng thời Italia lại dùng con bài Đức (dọa sẽ liên kết với Đức) để dọa Anh, Pháp (lúc này Đức đã ra đạo luật cường bức tòng quân ngày 16-3-1935) làm tư bản Anh, Pháp lo lắng đến mức phải nhượng bộ. Ủy ban “điều tra của Hội Quốc Liên do Anh, Pháp khống chế đã nêu ra những đề nghị nhượng bộ cho Italia, thiệt hại cho Étopi. Không được sự ủng hộ của Hội Quốc Liên, tháng 7-1935, Étiôpi lại cấu cứu Mĩ. Nhưng Mĩ từ chối, Mì che đậy việc giúp đỡ bọn xâm lược bằng bức màn “không can thiệp”. Ngày 24-8-1935, thượng nghị viện Mĩ thông qua đạo luật “trung lập”, cấm biên vũ khí và vật liệu quân sự cho các nước tham chiến. Về thực chất, đạo luật “trung lập” ngắm báo cho bọn xâm lược biết rằng những nước chúng định xâm lược sẽ không được Mì viện trợ
Ngày 4-10-1935, phát xít Italia bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Étiôpi với 200.000 quân, 400 máy bay, 400 xe tăng và 800 đại bác. Etiopi không có một đội quân thống nhất. Các lực lượng vũ trang của Ériopi bao gồm các đội cận vệ của nhà vua và các đơn vị quân sự phục tùng các vương hầu phong kiến riêng biệt. Các chiến sĩ Étiopi phân nhiều chỉ được vũ trang hàng súng trường, súng kíp, mộc… từ thời cổ đại. Tuy vậy họ đã chiến đấu rất anh dùng cho nén độc lập của đất nước.
Trước hành vi xâm lược trắng trợn của phát xít Italia, giới cầm quyền của các nước tư bản Âu, Mỹ đã không cứu giúp Étiôpi, trái lại đã thi hành một chính sách nhằm tiêu diệt Étiopi là một quốc gia độc lập. Ngày 9-12-1935, giữa Anh và Pháp đã kí kết một bản hiệp nghị thiệp nghị Hông Lavan) quy định việc phân chia Étiðpi giữa Italia, Anh và Pháp thành những khu vực ảnh hưởng. Trong việc phân chia này, Italia được một nửa lãnh thổ Etiopi. Nhưng Italia không vừa lòng, muốn chiếm cả nước Êtiopi.
Còn giới cầm quyền Mi, núp dưới tâm màn “trung lập”, đã làm cho Étiôpi mất khả nang mua vũ khí của Mì để tiến hành chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược.
Nhờ sự ủng hộ của các đế quốc Âu, Mĩ đối với bọn xâm lược Italia và nhờ ưu thế về quân đội và kĩ thuật chiến tranh, thế lực phát xít Italia đã tháng Étiôpi. Tháng 5-1936, quân đội Italia chiếm thủ đô Étiopi. Vua Étiopi trốn sang Anh. Chính phủ Mutxðlini tuyên bố sắp nhập Étiộpi làm thuộc địa, và vua Italia trở thành hoàng để Ôtiopi
Mặc dù chính sách trừng phạt rất hạn chế của Hội Quốc Liên không đem lại hiệu quả, nhưng phát xít Italia cùng rút ra khỏi Hội Quốc Liên ngày 3-12-1937.
4. Liên Xô đấu tranh nhằm củng cố vị trí quốc tế của mình và bảo vệ hòa bình giữa các dân tộc
Trong những năm 1929 – 1932, một chiến dịch điên cuống chống Liên Xô được phát động trong các nước tư bản chủ nghĩa. Âm mưu làm nổ cơ quan Tổng đại diện Liên Xô tại Vácxava (1930), chiến dịch chống Liên Xô ở Phần Lan (1931), việc chuẩn bị mưu sát đại sứ Nhật Bản tại Mátxcơva (1931), việc bọn bạch vệ bắn bị thương cố vấn của đại sứ quán Đức tại Mátxcơva (1932), việc tên bạch vệ Goóclulốp ám sát Tổng thống Pháp-Pôn Đune (1932), v.v.. tất cả những vụ khiêu khích đó nhằm mục đích gây một không khí càng thẳng giữa các nước đó với Liên Xô, đưa đến cát đứt quan hệ ngoại giao với Liên Xô và sau đó dẫn đến xung đột vũ trang.
Trong lúc đó, Giáo hoàng Pie XI kêu gọi một cuộc “thập tự chính” mới chống cộng sản, kêu gọi các tín đồ trên thế giới cùng “hành động tập thể” để ngăn chặn những sự “khủng bố tôn giáo ở Liên Xô” mà họ bịa đạt ra và dùng những tên gián điệp đội lốt thấy tu hoạt động phá hoại ở Liên Xô.
Nhưng tất cả những chiến dịch “chống cộng” điên cuồng, những vụ khiêu khích, những kế hoạch can thiệp vũ trang và những âm mưu gián điệp và phá hoại đều thất bại. Điều đó khiến bọn phản động quốc tế phải dè đặt, thận trọng và phải từ bỏ những kế hoạch phiêu lưu của chúng để chuẩn bị những kế hoạch to lớn và lâu dài hơn, bắt đầu bằng việc tập hợp thế giới tư bản chủ nghĩa trong một “mật trận thống nhất” chống Liên Xô.
Một trong những kế hoạch đó là dự án “liên hiệp châu Âu của Briang, do ngoại trưởng Pháp-Briang đẻ ra (5-1930), kế hoạch này nhằm tập hợp các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu để chống Liên Xô. Nhưng Pháp lại muốn khống chế khối này, cho nên vấp phải sự phản đối của Anh, Mĩ (nhất là Đức và Italia), nên kế hoạch đó cuối cùng bị thất bại.
Liên Xô ra khỏi tình trạng phức tạp về đối ngoại trong những năm khủng hoảng kinh tế của thế giới tư bản. Bảng chính sách đối ngoại hòa binh kiên quyết và khéo léo, Liên Xô đã đập tan âm mưu thành lập những khối nước thủ địch chống lại mình, đã kí những hiệp ước trung lập và không xâm lược với phần đông các nước láng giềng và một số nước tư bản phương Tây vào năm 1932, trong đó có cả Phần Lan. Ba Lan và Pháp là những nước vốn có thái độ thủ địch và quan hệ cang tháng với Liên Xô. Nam 1933, Liên Xô lại kí một hiệp ước xác định “thể nào là xâm lược” với các nước làng giếng, kể cả những nước trong khói Tiểu hiệp ước (một khối chống Liên Xô và là công cụ của Pháp-bao gồm Tiệp Khắc, Rumani và Nam Tư). Đây là những thắng lợi to lớn về ngoại giao của Liên Xô. Nhờ đó, Liên Xô đã củng cố thêm được vị trí quốc tế của mình.