Giai đoạn II (Từ 1929 đến 1936): Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai

Sự tác động lẫn nhau giữa các mẫu thuẫn và sự chuyển hóa mâu thuẫn đã dẫn đến tình hình là vào năm 1936 hình thành trên thế giới một “thế kiếng ba chân”, gồm ba lực lượng đấu tranh lẫn nhau: Liên Xô, khối Trục phát xít và khối đế quốc Anh, Pháp, Mĩ; các nước phát xít Đức, Italia, Nhật trong giai đoạn trước còn đứng riêng rẽ, thậm chí còn xung đột nhau (Italia, [Dựu nay đã cấu kết lại thành một khối chặt chẽ. Trước tình hình đó, Anh Pháp, Mĩ cũng phải dựa vào nhau thành một khối để đối phó. Hai khỏi đế quốc mẫu thuẫn với nhau gay gắt võ vấn đề thị trường và quyền lợi, nhưng lại cùng chống Liên Xô. 

Quan hệ quốc tế trở nên vô cùng phức tạp và cang tháng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã lan tràn khắp từ Âu sang Á, từ Thượng Hải đến Gibranta, bao gồm hơn 500 triệu người. Chiến tranh thế giới ngày càng khó tránh khỏi. 

1. Chiến tranh Tây Ban Nha. Sự can thiệp của Ital:, Đức và chính sách “không can thiệp” của các Chính phủ Anh, Mĩ, Pháp 

Cuộc chiến tranh Tây Ban Nha về hình thức là một cuộc nội chiến giữa bọn phiền loạn phát xít Phrancô và chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha. Nhưng vẽ thực chất đó là cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Italia và Đức, được các chính phủ Anh. Mĩ, Pháp gián tiếp ủng hộ. Đó là cuộc chiến tranh Cách mạng giải phóng dân tộc về phía nhân dân Tây Ban Nha chống lại sự xâm lược phát xít, thực hiện cách mạng dẫn tộc – dân chủ nhân dân. 

Trước ảnh hưởng và vai trò ngày càng tăng của những người cộng sản trong bộ máy chính quyền và quân đội nước cộng hòa Tây Ban Nha, trước những cải tạo cách mạng sáu sắc mà chính phủ cộng hòa Tây Ban Nha đã thực hiện, và trước phong trào ngày càng lên mạnh của nhân dân tiến bộ các nước ủng hộ nước cộng hòa Tây Ban Nha, giai cấp tư sản các nước để quốc củng hoảng sợ và tăng cường giúp đỡ bạn phiến loạn. Các chính phủ Anh, Pháp đã phong tỏa chặt chẽ các bờ biển Tây Ban Nha, đung cửa biên giới Pháp – Tây Ban Nha không cho các lực lượng tiến bộ các nước vào giúp Tây Ban Nha và cố gắng thỏa hiệp với bọn xâm lược phát xịt. Cuối cùng, các chính phủ Anh. Pháp, Mĩ đã vứt bỏ cả chiếc mặt nạ “không can thiệp và “trung lập” già đối để công khai ủng hộ bọn phiến loạn. Tháng 11-1937, các chính phủ Anh và Pháp đã công nhận chính phủ Phrancs trên thực tế và tháng 2-1939 thì công nhận trên pháp lí. Chính phủ Pháp đã chuyển giao cho chính phủ Phrancó số quỹ và hạm đội của nước cộng hòa Tây Ban Nha gửi ở Pháp. Những chiến sĩ cộng hòa Tây Ban Nha chạy ra nước ngoài đã bị nộp cho bọn phiến loạn phát xít Bọn tỉnh báo Anh. Pháp và Mĩ đã tổ chức vụ mưu phản chống nước cộng hòa. Viện tư lệnh quân đội cộng hòa ở mặt trận Madrit đã bị Anh, Mĩ mua chuộc Y cùng đồng bọn đã tổ chức cuộc đảo chính ở thủ đô Madrit, lật đổ chính phủ cộng hòa và mở mặt trận (ngày 12-3-1939) cho bọn phiến loạn phát xít và bọn can thiệp Đức, Italia vào chiếm Madrit. Nước Cộng hòa Tây Ban Nha đa bị thủ tiêu. 

2. Đế quốc Nhật phát động chiến tranh đại quy mô xâm lược Trung Quốc (tháng 7-1937) 

Ngày 7-7-1937, quân Nhật tấn công bất ngờ vào Lư Cầu Kiểu ở ngoại ở phía nam Bắc Bình (Bác Kinh). Một giai đoạn mới của cuộc xâm lược của Nhật ở Trung Quốc bắt đầu. Trong một thời gian ngân, Nhật Bản đã chiếm được những trung tâm thương mại – công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc: Bác Kinh, Thiên Tân và Thượng Hải Chính phủ Tưởng Giới Thạch phản bội rút quân của mình hầu như không chống cự, giao cho quân thủ những tỉnh rộng lớn và giàu có nhất của Trung Quốc. 

Ngày 12-9-1937, khi chính phủ Trung Quốc đệ đơn khiếu nại lên Hội Quốc Liên về những hành động xâm lược của Nhật, thì Hội Quốc Liên do Anh, Pháp không chế) đã tránh thảo luận vấn đề này và chuyển giao cho hội nghị 9 nước kí kết Hiệp ước Oasinhtơn năm 1922 về Trung Quốc. Hội nghị này họp tại Bruexon (Bi, tháng 11-1937. 

Liên Xô cũng tham dự Hội nghị này. Liên Xô đề nghị áp dụng những biện pháp hành động tập thể chống xâm lược, trong đó có những biện pháp trừng phạt kinh tế. Nhưng đề nghị của Liên Xô đã bị gạt bỏ. 

Cuối cùng. Hội nghị Brucxen đã kết thúc bằng việc thông qua biện pháp. kêu gọi “Nhật và Trung Quốc chăm dứt những hành động quân sự và đảm phân hòa bình”. Lời kêu gọi đó không có tác dụng gì đối với Nhật Bản.

Mặc dầu đế quốc Mĩ, Anh. Pháp từ chối những biện pháp tập thể để ngăn cản cuộc xâm lược của Nhật, Liên Xô vẫn tiếp tục giành cho nhân dân Trung Quốc một sự giúp đỡ thiết thực. Ngày 21-5-1937, Liên Xô đã kí kết với Trung Quốc hiệp ước không xâm phạm Xô – Trung ở Nam Kinh. Liên Xô đã giúp đỡ Trung Quốc vũ khí và kì thuật quân sự. Liên Xô còn gửi cả quân tình nguyện sang sát cánh chiến đấu bên cạnh những người yêu nước Trung Quốc. 

3. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai 

Mặc dấu giới cấm quyền các nước tư bản phương Tây có tính xoa dịu mâu thuẫn với các nước phát xít để hòng đẩy bọn phát xít tấn công Liên Xô, nhưng mâu thuẫn giữa họ với các nước phát xít là không thể hòa hoàn nổi, không xoa dịu được. Quy luật phát triển không đều và quy luật cạnh tranh là những quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản – đã làm cho cuộc đấu tranh giữa các đế quốc nhằm tranh giành thị trường, nguyên liệu và khu vực đầu tư trở nên gay gắt đến cực độ, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Anh và Đức (vì Đức đòi lại các thuộc địa bị giao cho các nước thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Tây Nam Phi, Tandania, Camơrun, Togo). 

Đồng thời, những mâu thuẫn giữa Đức và Mĩ, giữa Đức và Pháp cung trở nên gay gắt. Mâu thuẫn Mĩ – Đức bất nguồn từ cố gắng của cả hai nước muốn giành bá chủ thế giới. Các nước phát xít tấn công vào các vị trí kinh tế của Mĩ ở Thái Bình Dương, ở Viễn Đông và Mi latinh. Điều đó không tránh khỏi thúc đẩy Mi xích lại gần với Anh và Pháp, đi tới một liên minh chính trị, quân sự tạm thời giữa các nước đó dưới sự điều khiển của Mĩ. 

Mâu thuẫn Pháp – Đức là do ý muốn của Đức tìm cách thanh toán hệ thống Vécxai, thống trị lục địa châu Âu. Ở Rumani, Tiệp, Ba Lan, Thổ, cuộc đấu tranh ngấm ngầm và công khai giữa các độc quyền Đức và Pháp không ngừng diễn ra, làm cho hệ thống các liên minh của Pháp ở châu Âu có nguy cơ bị sụp đổ. Những kế hoạch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Đức đe dọa các thuộc địa của Pháp ở châu Phi cũng gây ra mỗi lo ngại nghiêm trọng cho giới thống trị Pháp. 

Mâu thuẫn giữa Anh, Mĩ với Nhật cũng ngày càng gay gắt do âm mưu của Nhật muốn độc chiếm Trung Quốc, gạt bỏ các quyền lợi của Mĩ, Anh ở Trung Quốc và Đông Nam Á, hòng thiết lập quyền bá chủ của Nhật ở Thái Bình Dương và Viễn Đông. 

Mâu thuẫn giữa Pháp, Anh với Italia càng thêm căng thẳng do tham vọng của Italia muốn biến Địa Trung Hải thành “biển riêng của Italia”, chiếm các tỉnh của Pháp – Coócxơ, Nixơ, Xavoa và đất đai của Pháp ở Bắc Phi cùng những thuộc địa của Anh ở Trung Đông và châu Phi. 

Do đó, vào nửa cuối những năm 30 trong hệ thống tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau -khối thứ nhất gồm bọn xâm lược phát xít Đức, Italia, Nhật; khối thứ hai thành lập muộn hơn, gồm có Anh, Pháp, Mĩ. Ngày 25-11-1936, Đức đã kí với Nhật “Hiệp định chống Quốc tế cộng sản”, trong đó “hai nước cam kết sẽ trao đổi với nhau về tình hình hoạt động của Quốc tế cộng sản và hợp tác chặt chẽ với nhau để chống Quốc tế cộng sản’. Một nan sau, ngày 6-11-1937, theo đề nghị của chính phủ Đức, latlia cũng chính thức gia nhập “Hiệp định chống Quốc tế cộng sản”. Như thế là đã hình thành “trục tam giác Béclin – Rồma – Tokiô”. Sự thành lập khối Trục không phải chỉ nhằm mục đích chống Quốc tế cộng sản, mà trước mắt và cấp bách hơn là nhằm chống các địch thủ đế quốc phương Tây, gây chiến tranh để phân chia lại thế giới, giành thị trường và thuộc địa. 

4. Phát xít Đức thôn tính Áo và âm mưu xâm lược Tiệp Khắc 

Bước đầu tiên trong kế hoạch chinh phục châu Âu và thế giới của phát xít Đức là chiếm tất cả đất đai có người Đức ở, những nước láng giềng của Đức, trước hết là Áo, rồi đến Tiệp Khắc và Ba Lan. 

Tình hình quốc tế lúc này đã thuận lợi cho Đức: Anh, Mỹ, Pháp đã bỏ rơi Áo; còn Italia, là chỗ dựa chính của Áo trước đây, thì bây giờ, từ sau chiến tranh xâm lược Êtiôpi và chiến tranh Tây Ban Nha, đã ngả theo và cấu kết với Đức. Mútxôlini đã “khuyên bào” Sútních (Thủ tướng Áo) nên thỏa thuận với Đức vì “Áo là nước có nhiều người Đức và Áo lại là một nước yếu, nên khó áp dụng một chính sách chống Đức cho có hiệu quả. 

Trước sự hăm dọa dùng vũ lực của Hitle, Sútních buộc phải giao quyền cho tên quốc xã Áo – Xét Inca (Seyss Inquart). Xét Inca lên làm thủ tướng và đến 11-3-1938, quân đội Đức tràn vào Áo. Ngày 13-3-1938, một đạo luật quyết định sáp nhập Áo vào đế quốc Đức được ban hành. 

Anh, Pháp không bảo vệ nền độc lập của Áo mà thực tế đã ủng hộ cuộc xâm lược của phát xít Đức. Ngày 2-4-1938, chính phủ Anh đã chính thức cộng nhận việc nước Đức thôn tính Áo. Chính phủ Pháp cũng giữ lập trường tương tự như vậy. Italia thì tất nhiên tán thành bởi Mútxôlini cho đó là “một tất yếu lịch sử”. 

Sau khi nuốt trôi Áo, Đức chuẩn bị thôn tính Tiệp Khắc. Tiệp Khắc chiếm một địa vị đặc biệt quan trọng trong kế hoạch giành quyền thống trị lục địa châu Âu của đế quốc Đức. 

Về phương diện chính trị, Tiệp Khắc gắn với Pháp và Liên Xô bàng hiệp ước tương trợ, là một trở ngại quan trọng cho việc thực hiện những mưu đổ xâm lược của Hitle ở Trung và Đông Nam Âu. Đánh vào Tiệp Khắc tức là Hitle đồng thời đã giáng một đồn mạnh vào Pháp, loại trừ đồng minh quan trọng của Pháp ở Trung Âu và cô lập Pháp. Đòn này cũng giảng vào khối tiểu hiệp ước – cơ sở của hệ thống đồng minh của Pháp ở châu Âu. Ngoài ra, việc chiếm Tiệp Khắc mở ra cho Đức khả năng “thọc vào sườn của Ba Lan. Kế hoạch xâm lược Tiệp Khắc cũng nhằm chống Liên Xô và là giai đoạn quan trọng nhất trong việc chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xo. 

Ít lâu sau khi chiếm Áo, Đức bắt đầu chuẩn bị cắt nhiều vùng đất của Tiệp ra khỏi nước Tiệp Khắc. 

Italia và Nhật tuyên bố ủng hộ Đức. Đến lượt Hunggari và Ba Lan cũng đòi chia sẻ những vùng đất của Tiệp Khắc, nơi có người Ba Lan và người Hung ở.

Thủ tướng Anh Sambéclanh đã hai lần (ngày 15-9 và 22-9-1938) sang tận nơi nghỉ mát của Hitle ở Béctégicđen để “dàn xếp hòa bình cuộc tranh chấp này” (thực chất là để mặc cả với Hitle về giá cả bán đứng Tiệp Khác và những vùng khác ở châu Âu mà Hitle đòi hỏi). Sămbéclanh đã đồng ý về nguyên tắc việc cắt vùng Xuyđeten ra khỏi Tiệp Khác (Xuydeten là vùng đất ở phía tây và Tây Bắc Tiệp Khắc, có trên 3 triệu người nói tiếng Đức). Ngày 19-9, Anh và Pháp đã gửi cho chính phủ Tiệp Khắc một yêu cầu có tính chất tối hậu thư đòi Tiệp Khác phải chấp nhận những yêu sách của Đức. Ngày 21–9, theo lời thỉnh cầu của chính phủ Tiệp Khắc đang cần một cơ hội để biện bạch cho sự đầu hàng của mình, một tối hậu thư nữa của Anh, Pháp lại được gửi đến Praha, nói rõ ràng trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang do Tiệp Khắc không chịu thỏa mãn những yêu sách của Đức, thì Tiệp Khắc không thể trông vào sự giúp đỡ của Anh và Pháp. Hơn thế nữa, Anh-Pháp còn dọa tiếp rằng: nếu Tiệp Khắc tiếp nhận sự giúp đỡ của Liên Xô thì cuộc chiến tranh của nước Đức phát xít sẽ mang tính chất một cuộc thập tự chinh” chống Liên Xô mà Anh, Pháp khó tránh khỏi không tham gia. 

Chính phủ tư sản Tiệp Khắc, do bản chất giai cấp của mình, đã tiếp nhận sự đấu hàng và tối hậu thư của Anh, Pháp. 

Trong khi Anh, Pháp đòi chính phủ Tiệp Khắc phải nhượng bộ trước những yêu sách của bọn phát xít, thì Liên Xô nhiều lần khẳng định rằng Liên Xô sẵn sàng giúp đỡ Tiệp Khắc và đề nghị những biện pháp cụ thể trong cuộc hội nghị liên tịch giữa Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, Pháp và Tiệp Khắc. Liên Xô đã tập trung quân ở biên giới phía Tây của mình (cả bộ binh và không quân) và đặt quân đội trong tình trạng sản sàng chiến đấu. Liên Xô đệ nghị Pháp can thiệp để Ba Lan và Rumani nhận cho quân đội Liên Xô đi qua hai nước đó trong trường hợp phải giúp đỡ Tiệp Khắc. Liên Xô cũng để nghị Hội Quốc Liên thảo luận những biện pháp tập thể để bảo vệ Tiệp Khắc. Nhưng tất cả những đề nghị của Liên Xô đều bị các chính phủ Pháp và Anh gạt bỏ. 

5. Hiệp nghị Muyních. Đức chiếm đóng Tiệp Khắc 

Ngày 29-9-1938, ở Muyních đã có cuộc hội nghị những người đứng đầu các nước Anh, Đức, Italia và Pháp. Các đại biểu Tiệp Khắc đã không được bước vào phòng họp, họ chỉ được triệu tập đến để nghe kết quả. 

Hội nghị đã thông qua nghị quyết về việc trao lại cho Đức vùng Xuydeten. Trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 10-10, một ủy ban quốc tế gồm đại biểu của 4 cường quốc được thành lập ở Tiệp Khắc để xác định nhưng vùng còn lại sẽ phải trải qua trưng cầu ý dân và định đoạt xem thuộc về nước nào. Thế là Tiệp Khắc đã bị phân chia và dâng cho bọn phát xít. 

Ở Muynich, Sảnbéclanh và Mútxôlini đã đạt tới thỏa thuận với nhau về sự cần thiết trong một thời gian ngắn nhất phải bảo đảm thắng lợi cho bọn phiển loạn Tây Ban Nha và thủ tiêu nước cộng hòa Tây Ban Nha. 

Thỏa hiệp đế quốc ở Muyních là đỉnh cao nhất của chính sách dung túng, nhượng bộ, lỗi kéo phát xít mà các nước phương Tây đã thi hành từ lâu để chống lại Liên Xô. Ngày 30-9, Đức và Anh đã kỉ ở Muynich một bắn tuyên bố “không xâm phạm lẫn nhau và giải quyết hòa bình các vấn để tranh chấp”. Sau đó một thời gian ngắn, một bản tuyên bố tương tự cũng được kí kết giữa Đức và Pháp. 

Như vậy, hiệp nghị Muynich về thực chất là một âm mưu nghiêm trọng nhằm thành lập một “mặt trận thống nhất của chủ nghĩa đế quốc quốc tế chống Liên Xô. Đây là lần thứ hai sau khi Cách mạng tháng Mười thắng lợi, các đế quốc hầu như đã đạt được mục đích của chúng (lần thứ nhất là mặt trận đế quốc vũ trang can thiệp từ 1918 – 1921). 

Do kết quả của thỏa hiệp Muynich, Đức đã củng cố được các vị trí ở Trung Đông và Đông Nam Âu trên cơ sở làm suy yếu các vị trí của Anh và Pháp. Ảnh hưởng của Đức ở Bungari được tăng cường, giới thống trị Bungari mơ ước chiến Đôbrútgia và Xalônica với sự giúp đỡ của Đức. 

Nước Hunggari của Hoócty tháng 2-1939 đã công khai gia nhập khối phát xít và ngoan ngoãn trở thành chư hầu của Đức. 

Cuộc đấu tranh gay gắt diễn ra chung quanh Runani. Ở nước này, do hậu quả của chính sách phản bội của Anh và Pháp đối với Tiệp Khác, ảnh hưởng của những nhóm thần Đức được tăng cường. Đức lại biệt khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa Rumani và Hung về vấn đề Toranxivania để đẩy Rumani từ bỏ Pháp và Anh mà theo Đức. 

Những khuynh hưởng thân Đức cùng được tăng cường ở Nam Tư. Khối Tiểu hiệp ước, đồng minh của Pháp ở Đông Nam Âu, bị tan vỡ. 

Vào tháng 2-1939, Anh, Pháp và Mĩ nhận được những tin tức rõ ràng là Đức dự định chiếm nốt phần còn lại của Tiệp Khác. Giới thống trị Anh, Pháp và Mĩ tính toán rằng sau khi chiếm trọn Tiệp Khắc, Đức sẽ tấn công Liên Xô. 

Ngày 15-3-1939, quân đội Đức chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc, xóa bỏ nền độc lập của nước này. Như vậy, bọn xâm lược phát xít đã trắng trợn dày xéo lên Hiệp định vừa kí kết ở Muynich.

Ngày 23-3, Đức bắt Rumani kí một hiệp định kinh tế, biến nền kinh tế Rumani thành vật phụ thuộc của mình. 

Cuối tháng 3, Đức lại gây sức ép mới đối với Ba Lan, yêu cầu Ba Lan giao lại cho Đức hải cảng Đangdich. Ngày 28–4–1939, Đức bác bỏ hiệp ước không xâm phạm Đức – Ba Lan kí năm 1934 và hiệp định hải quân Anh – Đức kí năm 1935. Bọn phát xít Hitle đã gây nên tình hình căng thẳng ở Đăngdích, đưa những lực lượng xung kích ăn mặc cải trang vào thành phố này và gây những vụ xung đột với chính quyền Ba Lan… Trong khi đó thì Bộ Tổng tham mưu Đức đã thảo xong kế hoạch chi tiết tấn công Ba Lan và ổn định vào ngày 1-9-1939. 

Lợi dụng ưu của phe phát xít, ngày 7 và 8–4–1939, Italia cũng đem quân vào xâm lược Anbani. Các chính phủ Anh, Pháp và Mĩ đã biết trước việc này nhưng họ vẫn để mặc cho Italia thôn tỉnh Anbani. 

Thời kì này cũng là thời kì mà Italia và Đức đẩy mạnh thêm một bước việc giúp đỡ Phrancô đánh chiếm trung tân kháng chiến cuối cùng của chính phủ Cộng hòa Tây Ban Nha là Madrit và cuối tháng 3-1939, Madrit đã lọt vào tay quân đội Phrancô. Từ đó, Phrancô lần lượt chiếm những đồn lũy cuối cùng của nhân dân Tây Ban Nha. Sau chiến thắng này, Phrancô chính thức tuyên bố gia nhập “Hiệp định chống Quốc tế cộng sản” của phe Đức – Italia – Nhật (ngày 27–3–1939). 

6. Cuộc đàm phán Anh – Pháp – Xô về bảo vệ an ninh châu Âu 

Sau khi Hitle thôn tính toàn bộ nước Tiệp Khác, ngày 20-9-1939, Liên Xô đề nghị triệu tập một hội nghị gồm các nước Anh, Pháp, Ba Lan, Runani, Thổ, Hi Lạp và Bungari để bàn vệ “vấn đề bảo vệ an ninh ở châu Âu” trước chính sách xâm lược của phe phát xít ngày càng được mở rộng Tất nhiên là các chính phủ tư sản từ chối đề nghị của Liên Xô. Nhưng do áp lực mạnh mẽ của dư luận trong và ngoài nước, giới cầm quyền Anh Pháp đã buộc phải nhận lời tiến hành hội nghị với Liên Xô nhằm thảo luận việc bảo vệ an ninh châu Âu trước họa xâm lăng của chủ nghĩa phát xít. 

Cuộc đàm phán Anh – Pháp – Xô bắt đầu từ 15-4-1939. Liên Xô đưa ra để nghị kí kết một hiệp ước tương trợ giữa Anh, Pháp và Liên Xô: ba nước cam kết sẽ giúp đỡ nhau về mọi mặt (kể cả về quân sự), và cũng giúp đỡ như vậy đối với các nước Đông Âu ở vùng giữa biển Ban Tích và Biển Đen giáp giới với Liên Xô trong trường hợp các nước đó bị xâm lược. Đề nghị này nhằm chặn đường không cho bọn phát xít mở rộng xâm lược ra bất cứ hướng nào. Nhưng chính phủ Anh đã bác bỏ đề nghị của Liên Xô. Anh chỉ muốn Liên Xô cam kết “Giúp đỡ phương Tây trong tất cả mọi hoàn cảnh”, mà ngược lại không muốn “tự mình cam kết điều gì để ủng hộ Liên Xô chống Đức”. 

Anh và Pháp không bảo đảm nền độc lập của ba nước ở vùng biển Ban Tích, nghĩa là cho Đức có thể xâm chiếm ba nước này, đặt cơ sở để xăm lược Liên Xô. 

Trong khi ấy thì Anh, Pháp lại buộc Liên Xô phải giúp đỡ về mặt quân sự cho một loạt nước trong trường hợp bị tấn công mà họ đã kị cam kết như: Ba Lan, Rumani, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ (trong đó có cả những nước mà Liên Xô không có quan hệ ngoại giao), và những nước nói trên, theo đề nghị của Anh, Pháp, cũng không có một cam kết ngược lại nào đối với Liên Xô. 

Ngày 23-7-1939, Liên Xô lại để nghị các nước phương Tây mở cuộc đàm phán giữa các phái đoàn quân sự ở Mátxcơva. Sức ép của dư luận thế giới buộc Anh và Pháp phải mở cuộc đàm phán đó. Nhưng họ vẫn tiếp tục thái độ thiếu thành thật và trò chơi “bất cả hai tay”: trong khi đàm phản với Liên Xô, họ vẫn bí mật đàm phán với phát xít Đức. 

Những tài liệu hiện nay cho biết: bắt đầu từ tháng 6-1939, chính phủ Anh đã chủ động mở cuộc đàm phán bí mật với các đại biểu Đức để kị một bản hiệp ước toàn diện giữa Anh và Đức. Cuộc đàm phán được tiến hành ở Luân Đôn với sự tham gia của cố vấn của Thủ tướng là G.Uynxơn (Wilson) và Bộ trưởng ngoại thương P.Hátxơn (Hudson). 

Trong cuộc đàm phán, người ta đã thảo luận vấn đề kí hiệp ước khám tấn công nhau, vấn đề phân chia thị trường và khu vực ảnh hưởng, lại , bỏ cạnh tranh và vấn đề “cùng sử dụng lực lượng ở Trung Quốc và ở Nga, tức là vấn đề hợp tác Anh – Đức chống Liên Xô, Trung Quốc và chia sẻ đất đai của Liên Xô, Trung Quốc. Trong giai đoạn cuối cùng trước khi chiến tranh bùng nổ, Chính phủ Anh còn đề nghị kí kết với Đức một hiệp định (kế hoạch Buxton), theo đó thì Đức không can thiệp vào lãnh thổ để quốc của Anh, đồng thời Anh cam kết tôn trọng những vùng ảnh hưởng của Đức ở phía đông và Đông Nam châu Âu, Anh sẽ bác bỏ những can kết với các nước ở vùng ảnh hưởng của Đức; Anh sẽ cố gắng vận động Pháp “bãi bỏ hiệp ước tương trợ Pháp – Xô” và hơn nữa, Anh sẽ chấm dứt cuộc đàm phán giữa Anh và Liên Xô. 

Nhưng Anh càng nhượng bộ thì Đức củng làm giả, Đức đưa ra hết yêu sách này đến yêu sách khác, những yêu sách mà nếu Anh chấp nhận thì cũng giống như Anh đầu hàng Đức và đế quốc Anh sẽ bị sụp đổ. Dĩ nhiên là Anh không thể làm như vậy được. 

Tuy vậy, Chính phủ Anh vẫn quyết định kéo dài cuộc đàm phán ở Mátxcơva và vẫn tìm cách cấu kết với Hitle. 

Ngày 11-8, các phái đoàn quân sự Anh và Pháp cuối cùng đã tới Matxova. Nhưng trước khi đi, phái đoàn Anh đã nhận được chỉ thị là phải làm cho cuộc đàm phán tiến hành thật chậm, nghĩa là cần phải “kéo dài” một khi chưa thỏa thuận được với Đức để chống Liên Xô. Bản chỉ thị còn nhấn mạnh: “không nên nhận một cam kết dứt khoát nào có thể trói tay chúng ta trong tất cả mọi trường hợp”. Ngoài ra, phái đoàn Anh còn được chỉ thị do thám, tìm hiểu khả năng quân sự của Liên Xô. 

Trong cuộc hội đàm, Liên Xô đã tỏ ý sẵn sàng đưa 136 sư đoàn, 5000 đại bác, 10.000 xe tăng, 5.500 máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để chống quân xâm lược. Để đáp lại, đoàn Anh đã đưa 6 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn cơ giới. 

Phái đoàn Liên Xô cho rằng Liên Xô không có biên giới chung với kẻ xâm lược, cho nên không thể nào giúp Anh, Pháp, Ba Lan và Rumani loại trừ trường hợp có thể kéo binh đi ngang địa phận của nước Ba Lan và Rumani trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Mặc dù quan điểm đó rất đúng đán, phải đoàn Anh và Pháp không công nhận. Chính phủ Ba Lan tuyên bố không đồng ý cho quân đội Liên Xô đi ngang qua lãnh thổ Ba Lan và không cần sự giúp đỡ về quân sự của Liên Xô. Thái độ trên của các nước đã phá hoại khả năng hợp tác giữa họ với Liên Xô để chống quân xâm lược và đã làm thất bại cuộc đàm phán ở Mátxcơva. 

7. Cuộc tấn công của Nhật ở hồ Khaxan và sông Khankhingôn – vụ “Muynich phương Đông”

Ở Viễn Đông, các nước phương Tây cũng thi hành một chính sách đối với Nhật tương tự như đối với Đức ở châu Âu. Họ dung túng những hành động xâm lược của Nhật để nhằm đẩy Nhật đánh Liên Xô, do đó đẩy Liên Xô vào cái thế bị tấn công trên hai mặt trận Đông và Tây, phải chống lại hai tên phát xít hung hãn nhất. Vì vậy, mặc dấu việc Nhật đánh chiếm đại quy mô Trung Quốc là một đòn rất nặng đánh vào địa vị của đế quốc Anh và Mĩ ở Trung Quốc, nhưng họ vẫn cố tỉnh làm ngơ, hi vọng mượn tay bọn quân phiệt Nhật tiêu diệt lực lượng cộng sản ở Trung Quốc và tấn công Liên Xô. 

Cuối tháng 7-1938, quân đội Nhật đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô ở khu vực hổ Khaxan. Nhưng chỉ trong mấy ngày, quân xâm lược đã bị đánh bại thảm hại và phải kí kết hiệp định chấm dứt cuộc xâm lược. 

Đến tháng 5-1939, lợi dụng tình hình châu Âu căng thẳng, Liên Xô đang bận đối phó ở phương Tây, quân đội Nhật lại tấn công vào lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ tại khu vực sông Khankhingôn. Bọn xâm lược Nhật muốn chiếm Mông Cổ, khống chế vùng tiếp cận đường sắt chính xuyên qua Xibia, uy hiếp con đường huyết mạch của Liên Xô ở Viễn Đồng, giành lấy những căn cứ thuận lợi cho việc mở rộng cuộc xâm lược Liên Xô sau này. Các trận đánh đã diễn ra trên một mặt trận dài 50-60km và sâu 20-25km. Về thực chất, Nhật Bản đã bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược không tuyên bố chống Liên Xô. 

Trung thành với hiệp ước tương trợ, Liên Xô đã bảo vệ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Trong các chiến dịch mở từ tháng 5 tới tháng 8-1939, các lực lượng vũ trang của Liên Xô và Mông Cổ đã đánh bại quân xâm lược Nhật, và đến ngày 16-9, Nhật Bản phải xin đình chiến. 

Mặc dấu kế hoạch của Nhật bị thất bại, những sự kiện ở hồ Khaxan và sông Khankhingôn càng làm cho đế quốc Mi, Anh và Pháp hi vọng hơn rằng cuộc chiến tranh Xô – Nhật sắp bắt đầu và chúng càng cố thỏa thuận với bọn đế quốc Nhật để thúc đẩy nhanh cuộc chiến tranh đó bằng cách bán rẻ lợi ích của nhân dân Trung Quốc cho Nhật. 

Trong việc làm này, Mĩ và Anh đều tranh nhau quyền chủ động. Mỉ đế nghị triệu tập hội nghị Thái Bình Dương và Mao Trạch Đông đã vạch trấn là: Hội nghị Thái Bình Dương sẽ là một “Muynich phương Đông”, nó sẽ chuẩn bị cho Trung Quốc số phận của Tiệp Khắc. 

Hội nghị Thái Bình Dương không thành vì mâu thuẫn Mĩ – Nhật. Nhưng sau đó, Anh đã thành công trong việc kí một hiệp ước “Muyních phương Đồng” thực sự: đó là hiệp định Anh – Nhật nhục nhã, thường gọi là “Hiệp định Arita-Cơrâygi” kí ngày 23-7-1939 giữa ngoại trưởng Nhật (Arita) và đại sứ Anh ở Tôkiô (Cơrăygi). Hiệp định này đã giao Trung Quốc cho Nhật để đổi lấy cuộc chiến tranh của Nhật chống Liên Xô. 

8. Hiệp định Xô-Đức không xâm lược nhau 

Tình hình phức tạp nơi trên ở cả phương Tây và phương Đông khiến cho Liên Xô thấy rằng: Anh, Pháp định đẩy Liên Xô một minh đánh nhau với Đức và Nhật. Mọi cố gắng kiên trì của Liên Xô nhằm đạt tới một sự thỏa thuận với Anh và Pháp để chống sự xâm lược của phát xít đều bị giới thống trị Anh, Pháp làm thất bại. Anh, Pháp đã cắt đứt chiếc cầu nối giữa họ với Liên Xô bằng cách làm tan vỡ cuộc đàm phán ở Mátxcơva.

Trong khi ấy, Đức đề nghị Liên Xô kí một hiệp định không xâm lược nhau. Đức thấy rằng: tấn công Liên Xô trước là một việc khó khan và nguy hiểm, vì Liên Xô là một nước xã hội chủ nghĩa to lớn, có nguồn dự trữ về nhân lực và vật lực vô tận. Thất bại của Nhật ở Khankhingôn đã cho Đức thấy sức mạnh của Liên Xô. Cho nên Đức thấy cần phải chuẩn bị kĩ càng hơn, tranh thủ hành trưởng thế lực ở châu Âu trước (việc này được chính sách dung túng của các nước phương Tây làm cho dễ dàng hơn), sau đó mới dốc toàn lực lượng của châu Âu vào cuộc chiến tranh quyết định “sống mái” với Liên Xô. Vì vậy, Đức đã đề nghị với Liên Xô kí hiệp định nói trên để thực hiện kế hoãn binh. 

Trong tình hình phức tạp lúc đó, Liên Xô phải chọn giữa hai khả năng: hoặc là tiếp nhận đề nghị của Đức, nhờ đó tranh thủ được một thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng đối phó với cuộc xâm làng sau này của phát xít Đức; hoặc là gạt bỏ đề nghị của Đức và sẽ lập tức bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh nguy hiểm trên hai mặt trận, không có bạn đồng minh giúp đỡ, tức là vào “cái bẫy” mà giới thống trị Anh, Pháp, Mĩ đã giảng sẵn cho Liên Xô. Chính phủ Liên Xô, xuất phát từ lợi ích của nhà nước xã hội chủ nghĩa, từ lợi ích của cách mạng thế giới và hòa bình thế giới, đã tiếp nhận đề nghị của Đức. Ngày 23-8-1939, hiệp định không xâm lược nhau giữa Liên Xô và Đức đã được kí kết. 

Biện pháp khôn khéo và kiên quyết này của Liên Xô đã làm thất bại “trò chơi hai mật” của các nước phương Tây, phủ tan chính sách “cò ngao tranh chấp, ngư ông thủ lợi” của Anh, Pháp và làm tan vỡ mặt trận thống nhất của các nước đế quốc chống Liên Xô đã được dựng lên ở Muynich. Hiệp định này còn làm thất bại âm mưu của Nhật định dựa vào sự ủng hộ của phát xít Đức để xâm lược Liên Xô, và làm cho hàng ngũ khối phát xét trở nên lục đục. Thủ tướng Nhật-Hiranuma xin từ chức để phản đối Đức kí hiệp ước trên mà ông ta cho là đi ngược lại “Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản”. 

Một ngày sau khi kí hiệp định Xô – Đức không xâm lược nhau, ngày 24-8-1939, Liên Xô và Đức lại bí mật kí thêm một “biên bản mật” nhằm phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Đức ở Đông Âu. Việc chuẩn bị về ngoại giao cho cuộc tấn công xâm lược Ba Lan của phát xít Đức được bắt đầu từ mùa xuân 1939. Ngày 23-3-1939, Hitle đòi Ba Lan chuyển giao Đangdích cho Đức và lập một hành lang Đức chạy qua hành lang Ba Lan nhầm nối Đức với Đồng Phổ. Chúng tổ chức những vụ khiêu khích ở biển giới, gây tình hình “vô cùng lộn xộn” ở Ba Lan. Về mặt quân sự, Hitle đã thảo ra kế hoạch tấn công Ba Lan (mang mật danh “Kế hoạch tráng”) từ tháng 4 đến tháng 5-1939. 

Đền 30 rạng 31-8-1939, Đức chuyển tới Ba Lan một bản công hàm mang tính chất tối hậu thư về vấn đề Đăngdích và hành lang Ba Lan. Chính phủ Ba Lan đã bác bỏ những yêu sách của Đức. Sáng sớm ngày 1-9-1939, lúc 4 giờ 45 phút, quân Đức mở cuộc tấn công vào Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Qua diễn biến của quan hệ quốc tế từ 1929 – 1939, chúng ta thấy rõ 

– Nguyên nhân sâu xa hay là nguồn gốc của Chiến tranh thế giới thứ hai là tác động của quy luật phát triển không đều vô kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Sự phát triển không đều đó đã làm cho lực lượng so sánh trong thế giới tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Vecxai 

– Oasinhtơn do kết quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa. Điều đó nhất định phải dẫn đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới. 

– Nguyên nhân trực tiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. 

– Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và phát xít Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây, do chính sách hai mặt của họ, đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tàn sát nhân loại.