Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô – Mĩ và hai khối Đông – Tây
1, Chủ nghĩa “Tơruman” và âm mưu của Mỹ
Việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và thực hiện những cải cách dân chủ ở các nước phát xít chiến bại đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1947, ở các nước Anbani, Bungari, Rumani, Hunggari, Nam Tư, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, chính quyền dần dần thật sự chuyển vào tay nhân dân lao động . Ở Thổ Nhi Kì, Hi Lạp, phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo dâng lên mạnh mẽ; ở Pháp, Italia, Bỉ, Đảng Cộng sản đã tham gia chính phủ, thực hiện những cải cách về kinh tế, xã hội tiến bộ. Ở châu Á, quân giải phóng Trung Quốc đã giảng cho quân đội Tưởng Giới Thạch những đòn chí mạng. Để đối phó lại, tháng 3-1947, Tổng thống Mi-Tơruman đã đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ, chính thức đưa ra “chủ nghĩa Torunan”. Theo Tơruman thì các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính” và những đe doạ tương tự đang diễn ra trên nhiều nước khác ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả ở nước Đức nữa. Vì vậy, Mi phải đứng ra đảm nhiệm sứ mạng lãnh đạo thế giới tự do”, phải ‘giúp đỡ” cho các dân tộc trên thế giới chống lại “sự đe doạ” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Nga, giúp đỡ bàng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Tổng thống Mĩ Toruman đã phát động cuộc “chiến tranh lạnh”() chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Với sự ra đời của “chủ nghĩa Toruman, mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô với Mi và các nước phương Tây trong thời kì chiến tranh chống phát xít đã tan vỡ và thay vào đó là cuộc “chiến tranh lạnh”. Để phát động “chiến tranh lạnh”, Mĩ tìm cách lôi kéo các nước Đồng minh vào những tổ chức kinh tế, chính trị, quân sự để qua đó khống chế, thao túng các nước này…
Ngày 5-6-1947, ngoại trưởng Mi- Macsan đọc diễn văn đưa ra ‘Phương ăn phục hưng châu Âu, trong đó nhấn mạnh chỉ cần một bộ phận hoặc toàn bộ các nước châu Âu cùng nhau xây dựng một kế hoạch “phục hưng” thì Mĩ sẽ vui lòng mở rộng “viện trợ” đến châu Âu. Ngày 12-7-1947, các nước Anh, Pháp triệu tập ở Pari hội nghị 16 nước tư bản châu Âu chấp nhận “viện trợ” của Mil”, thành lập “Uỷ ban hợp tác kinh tế châu Âu” và yêu cầu Mi “viện trợ” 29 tỉ đô la trong 4 năm (sau giảm xuống 22 tỉ). Tháng 4-1948, Quốc hội Mỹ thông qua “đạo luật viện trợ nước ngoài” với những quy định như: các nước nhận viện trợ buộc phải kí với Mĩ những hiệp định tay đổi có lợi cho Mỹ; phải thi hành “hết sức nhanh chóng các chính sách kinh tế, tài chính mà Mì yêu cầu; phải bảo đảm quyền lợi cho tư nhân Mĩ đầu tư kinh doanh; phải cung cấp nguyên liệu chiến lược cho Mĩ; phải thiết lập tài khoản đặc biệt và nếu sử dụng tài khoản này phải được Mĩ đồng ý… Ngoài ra, đạo luật còn dùng những lời là kín đáo buộc các nước nhận “viện trợ phải thủ tiêu việc buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, huỷ bỏ kế hoạch quốc hữu hoá và gạt các lực lượng tiến bộ ra ngoài chính phủ của các nước nhận “viện trợ” đã phục hồi rồi sau đó phát triển nhanh chóng, nhưng bị lệ thuộc vào Mĩ về kinh tế, chính trị và quân sự.
Để đối phó với chủ nghĩa Toruman” và “kế hoạch Macsan”, tháng 9-1947, theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Liên Xô, tại Vacxava đã tiến hành hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản Liên Xô, Bungari, Hunggari, Ba Lan, Rumani, Tiệp Khắc, Nam Tư, Pháp và Italia. Hội nghị đã thông qua bản tuyên bố, trong đó phân tích tình hình thế giới lúc này đã chia thành hai phe: phe “đế quốc” và “tư bản” (do Mỹ đứng đầu) và phe chống đế quốc, chống tư bản (do Liên Xô đứng đầu). Hội nghị quyết định thành lập cơ quan thông tin của một số Đảng Cộng sản và công nhân gọi là Cục thông tin quốc tế (KOMINFORM) với nhiệm vụ tổ chức việc thông tin, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động đấu tranh cách mạng giữa các Đảng một cách tự nguyện.
Sau khi các nước Đông Âu đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày 8-1-1949, Liên Xô và các nước Anbani (2), Ba Lan, Bungari, Hunggari, Rumani, Tiệp Khắc đã quyết định thành lập tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa: Hội đồng tương trợ kinh tế (gọi tắt là khối SEV). Như thế, trên thế giới đã xuất hiện hai khối kinh tế đối lập nhau: khối kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa (khối SEV) với thị trường riêng của nó và khối kinh tế tư bản chủ nghĩa.
2. “Chính sách ngăn chặn” và việc chia cắt nước Đức và Triều Tiền của Mỹ
Trong những năm 1947 – 1949, Mĩ thực hiện “chính sách ngăn chặn” (Containment policy) nhằm “ngăn chặn” sự bành trưởng của chủ nghĩa cộng sản rồi tiến tới tiêu diệt nó. “Chính sách ngăn chặn” được đề ra dựa trên những kết luận của Kennan (Georges Kennan), một chuyên gia và Liên Xô của Mĩ, cho rằng sau chiến tranh Liên Xô đã bị suy yếu, kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần, chỉ cần đặt trước Liên Xô một lực lượng mạnh mẽ thì trong một thời gian từ 10 – 15 năm, Liên Xô sẽ tự bị tiêu diệt và sẽ ngăn chặn được chủ nghĩa cộng sản bành trướng trên thế giới. Kennan chủ trương “ngăn chặn lâu dài”, “ngăn chặn” một cách kiến trẻ nhưng phải cứng rắn và cảnh giác trước những khuynh hướng xâm lược của người Nga, điều đó phải là một nhân tố chủ yếu của bất cứ chính sách nào của Mỹ đối với Nga.
Sau khi đã thực hiện “chủ nghĩa Tơruman” và “kế hoạch Macsan”, Mi ra sức tiểu hành âm mưu chia cắt nước Đức, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức, biển Tây Đức thành một tiền đón “ngăn chặn” nguy cơ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đang “đe doạ” ở nhiều nước châu Âu. Mĩ đã có tình phá hoại những khoả họp của hội nghị ngoại trưởng ở Matxcơva (tháng 1-1947) và ở Luân Đôn (tháng 12-1947) bằng cách bác bỏ mọi để nghị hợp lí của Liên Xô trong việc giải quyết vấn đề kỉ hoà ước với Đức, vấn đề thành lập một chính phủ chung cho toàn nước Đức theo như nghị quyết Potxđam và những biện pháp nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Đức…
Để bảo vệ nền kinh tế Đông Đức khỏi bị tan rã, Ban quân chính Liên Xô ở Đức đã bắt buộc phải thi hành những hạn chế về vận tải trong việc thông thương giữa các khu vực miền Tây và miền Đông cũng như giữa Đông và Tây Béclin. Đồng thời, ở Đông Đức cũng tiến hành cải cách tiến tệ dân chủ để góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế ở vùng này.
Tháng 5-1949, “vấn đề Béclin” đã được giải quyết do Liên Xô đồng ý huỷ bỏ những hạn chế giữa Béclin và các khu vực miền Tây với điều kiện hội nghị ngoại trường phải họp lại để bàn việc giải quyết vấn đề Đức. Nhờ sự đấu tranh kiên quyết của Liên Xô, các nước phương Tây đã không lũng đoạn được kinh tế Đông Đức và cuộc xung đột quân sự ở châu Âu đã không diễn ra
Tiếp theo ngày 8-4-1949, trong hội nghị ở Oasinhtơn, các chính phủ Mĩ, Anh, Pháp đã thông qua văn bản “quy chế đóng quân” và nhiều văn bản quan trọng khác về vấn đề Đức. Nội dung các văn bản này là trao trả quyền quản trị nước Đức cho quốc gia Tây Đức sẽ thành lập, và trong bước đầu, công nhận cho Tây Đức có quyền tự trị phù hợp với chế độ chiếm đóng ở vùng này. Nhưng ba chính phủ Mỹ, Anh, Pháp vẫn nắm quyền lực tối cao, có thẩm quyền sửa đổi lại mọi quyết định về lập pháp và hành chính của nhà cầm quyền Tây Đức. Ngoài ra, Mĩ, Anh, Pháp vẫn còn giữ quyền kiểm soát nên công nghiệp ở vùng Rua, kiểm soát ngành ngoại thương và hoạt động ngoại giao của Tây Đức, kể cả việc thay mặt Tây Đức kí kết các nghị quyết quốc tế. Các lực lượng vũ trang đóng ở Tây Đức được hoàn toàn tự do đi lại và các tư lệnh quân đội các nước Mĩ, Anh, Pháp cũng có thể tước quyền của các cơ quan Tây Đức và kiểm soát Tây Đức bất kì lúc nào.
Như thế, các hiệp định của hội nghị Oasinhtơn đã đưa tới việc thành lập một quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức và một quy chế chiếm đóng mới ở Tây Đức trái ngược với tinh thần hội nghị Potxđam. Tháng 5-1949, Hội đóng nghị viện họp ở Bon đã thông qua dự thảo hiến pháp của nước Cộng hoà liên bang Đức (Tây Đức).
Ngày 14-8-1949, ở các khu vực miền Tây đã tiến hành bầu cử quốc hội riêng rẽ. Ngày 12-9, Hớt (Theodore Heuss) được cử làm Tổng thống và ngày 15-9, Adenao (Konrad Adenauer), thủ linh Đảng Liên minh công giáo dân chủ, được cử làm Thủ tướng chính phủ nước Cộng hoà liên bang Đức.
Như thế, ở Tây Đức đã xuất hiện một quốc gia riêng rẽ, cấu kết chặt chẽ với các nước phương Tây trong mọi chính sách phản cách mạng, để chống lại nước Cộng hoà dân chủ Đức, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập quốc gia riêng rẽ Tây Đức đã dẫn đến việc ‘ chia cát lâu dài nước Đức và gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, chính trị của toàn nước Đức, làm ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp hoà bình của nước Đức cũng như của châu Âu và toàn thế giới.
Ở châu Á Mì cũng gấp rút thực hiện việc chia cắt Triều Tiên, coi đó là một bộ phận quan trọng trong chính sách “ngăn chặn” nguy cơ thẳng lợi của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và thiết lập nên thống trị của Mĩ ở khu vực này. Ngày 10-5-1948, Mĩ và các thế lực thân Mĩ đã tổ chức tuyển cử riêng rõ bầu “các đại biểu quốc hội Nam Triều Tiên”. Ngày 30-5-1948, quốc hội này đã họp ở Xêun, bầu Lý Thừa Văn làm Chủ tịch, và ngày 12-7-1948, thông qua hiến pháp đưa Lý Thừa Văn lên làm Tổng thống nước Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Liên trong ngày hôm đó, Mỹ công nhận chính phủ Nam Triều Tiên, sau đó các nước trong phe Mi, kể cả toà thánh Vaticăng cũng lần lượt thừa nhận chính phủ Lý Thừa Văn. Từ tháng 8 đến tháng 12-1948, Mĩ đã kí kết với chính phủ Lý Thừa Văn nhiều hiệp định bất bình đẳng, trong đó có hiệp định “viện trợ” cho phép các độc quyền Mĩ kiểm soát kinh tế, tài chính ở Nam Triều Tiên.
3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành và sự thất bại của “chính sách ngăn chặn” của Mỹ
Mục tiêu và âm mưu chủ yếu của kế hoạch thống trị thế giới của Mỹ là tìm cách ngăn chặn và tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Với chính sách “ngăn chận”. Mĩ định bao vây quân sự, kinh tế Liên Xô và các nước Đông Âu, hi vọng rằng Liên Xô sẽ bị suy yếu, kiệt quệ rồi đi đến chỗ tự tiêu diệt, và ở các nước Đông Âu, giai cấp tư sản sẽ có điều kiện lên nắm chính quyền, thiết lập nền thống trị tư bản chủ nghĩa. Ở Đức cũng như ở Triều Tiên, Mi không chỉ muốn ngăn chặn sự “bành trướng của chủ nghĩa cộng sản” mà còn muốn cấu kết, nâng đỡ các thế lực phản động ở hai nước này để tiến tới tiêu diệt lực lượng cách mạng và xâm lược, thống trị toàn nước Đức và toàn nước Triều Tiên. Trung Quốc là nơi mà Mĩ đã bỏ công sức nhiều nhất trong thời kì từ 1947-1949, hi vọng rằng sẽ tiêu diệt lực lượng cách mạng và đạt được nền thống trị trên lục địa 700 triệu người.
Nhưng âm mưu và hi vọng của Mĩ đã hoàn toàn bị phá sản, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không những không bị ngăn chặn mà còn được hình thành từ châu Âu sang châu Á và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Liên Xô không bị suy yếu kiệt quệ mà trái lại còn hùng mạnh và vững chắc hơn trước. Kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh đã hoàn thành trong 4 năm 3 tháng và bằng nguồn tài nguyên trong nước, không có sự giúp đỡ hoặc vay mượn gì của bên ngoài. Năm 1950, sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, khiến ưu thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ bị phá sản.
Ỏ Đông Âu, trong những năm 1947-1949, nhân dân các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari, Nam Tư, Rumani, Tiệp Khắc đã lần lượt hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và bắt đầu bước vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ở Đông Đức, để đối phó lại âm mưu chia cắt của Mĩ, tháng 5-1949, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, đại biểu của các đảng phái và các tổ chức dân chủ của hai miền nước Đức đã họp Đại hội nhân dân, thông qua dự thảo hiến pháp và bầu ra Hội đồng nhân dân Đức. Ngày 7-10-1949, Hội đồng nhân dân Đức tuyên bố thành lập nước Cộng hoà dân chủ Đức và cử ra chính phủ lâm thời của nước Cộng hoà dân chủ Đức. Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ Đức là một đòn đánh mạnh vào hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, làm thất bại nặng nề âm mưu “ngăn chặn” và thống trị nước Đức của Mĩ.
Ở châu Á sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nước Cộng hoà nhân dân Mông Cổ đã chính thức bước vào thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1948-1952), Ở Triều Tiên, để đối phó với âm mưu tính lập chính phủ riêng rẽ Nam Triều Tiên của đế quốc Mĩ, tháng 6-1948, các đảng phái và các tổ chức dân chủ của miền Bắc Triều Tiên đã họp hội nghị liên tịch, quyết định tiến hành bầu cử quốc hội tối cao ở miền Bắc Triều Tiên để thành lập một chính phủ dân chủ thực sự. Ngày 21-9-1948, Quốc hội tối cao hợp, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Đó là một thất bại nặng nề trong âm mưu xâm lược, thống trị Triều Tiên của Mỹ. Từ cuối năm 1947, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới và ngày càng thu được những tháng lợi to lớn. Tháng 10-1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, đánh dấu hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã được hình thành và làm cho lực lượng so sánh trên thế giới thay đổi có lợi cho chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt trên phạm vi quốc tế cho sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã thắng lợi và “chính sách ngăn chặn”, chống lại sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới của Mĩ đã bị thất bại.