Học thuyết Nichxon và sự phá sản của nó (1969 – 1975)

1. “Học thuyết Nichxơn” 

Năm 1969, Nichxơn lên làm Tổng thống Mĩ trong một hoàn cảnh khó khăn, đen tối chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ. Về mặt quốc tế, lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi thế giới đã căn bản khác trước; trong nội bộ phe đế quốc, lực lượng so sánh cũng thay đổi ngày càng bất lợi cho Mỹ. Mì liên tiếp thất bại nặng nề ở Việt Nam và ở nhiều nơi khác, làm cho lực lượng và địa vị của Mi bị suy giảm nghiêm trọng. Trước tình hình này, Nichxơn đẻ ra “học thuyết Nichxơn” nhằm điều chỉnh lại “chiến lược” để tiếp tục mưu độ bả chủ thế giới và giữ vững vị trí quyền lợi của Mi ở khắp mọi nơi. 

Nội dung của “Học thuyết Nichxơn” được xây dựng trên 3 nguyên tắc căn bản: 

– Tăng cường sức mạnh của Mĩ để làm cơ sở cho chính sách “uy hiếp”, “mua chuộc” hoặc gây chiến, xâm lược các nước khác. 

– Buộc các đồng minh và chư hầu phải “chia sẻ trách nhiệm” với Mĩ, lập ra những liên minh phản cách mạng từng khu vực để thay thế Mi chống lại phong trào cách mạng. 

– “Sẵn sàng thương lượng” nếu có lợi cho Mĩ và nhằm chia rẽ, khiêu khích các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng trên thế giới. Có thể nói, sự ra đời của “học thuyết Nichxơn” là một bước lùi và sự biểu hiện của thế bị động so với “chủ nghĩa Toruman” và “chiến lược Kennơđi”. 

Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Nichxơn buộc phải đối phó ngay với “vấn đề trung tâm số 1” của Mĩ lúc này là rút dẫn quân Mĩ ở các nơi về nước để giảm bớt những khoản chi phí khổng lồ mà ngân sách Mỹ không thể chịu đựng nổi nữa. Nichxơn đã đề ra chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, có nghĩa là tìm cách “thay đổi màu da trên xác chết” để tiếp tục cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới, phục vụ cho quyền lợi của Mĩ. Bên cạnh đó, Mĩ tiếp tục thương lượng với Việt Nam nhưng trên thế mạnh và với điều kiện có lợi cho Mĩ. Để phối hợp với chiến trường Nam Việt Nam, tháng 3-1970, đế quốc Mĩ đã điều khiển bọn tay sai nguỵ Lonon tiến hành cuộc đảo chính phản cách mạng ở Campuchia và sau đó phát động chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở Campuchia. Mĩ cũng thực hiện ở đây chiến lược “Khơme hoa chiến tranh”. Ở Lào, Mĩ thực hiện “chiến lược chiến tranh đặc biệt tăng cường”. 

2. Mỹ thương lượng với Liên Xô về vấn đề Đức. Hiệp ước về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức 

Những cơ sở pháp lí để giải quyết vấn đề Đức sau chiến tranh đã được ghi rõ trong Hiệp định Pôtxđan. Nhưng, do hậu quả của chính sách phá hoại của Mĩ và các nước đồng minh của Mi, trên nước Đức đã xuất hiện hai chế độ chính trị – xã hội và hai nhà nước đối lập nhau – nước CHDC Đức (Đông Đức) và nước CHLB Đức (Tây Đức). Sau khi được Mi đưa vào khối quân sự NATO và được trang bị lại hoàn toàn bình đẳng như các thành viên khác của khối NATO (kể cả vũ khí hạt nhân), giới cầm quyền Tây Đức công khai tiến hành những hoạt động phục thù đối với CHDC Đức và các nước xã hội chủ nghĩa khác, như trắng trợn đòi khôi phục lại đường biên giới năm 1937 (có nghĩa là thôn tính nước CHDC Đức và thủ tiêu đường biên giới Ôde – Netxơ, thôn tính Tiệp Khắc và Tây Beclin thuộc về Tây Đức). Ngày 23-6-1966, nghị viện Tây Đức thông qua đạo luật về độc quyền đại diện cho cả nước Đức, công khai tự cho chính phủ Tây Đức được quyền thi hành pháp luật và chủ quyền ở ngoài biên giới Tây Đức trên một vùng rộng 225.000 km (bao gồm CHDC Đức, những phần đất đai ở Ba Lan và Liên Xô vv..). Qua nhiều hội nghị thương lượng giữa Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp, vấn đề Đức vẫn “dẫm chân tại chỗ” và luôn là một trong những mối nguy cơ chủ yếu đe doạ hoà bình và an ninh ở châu Âu cũng như toàn thế giới. 

Đến những năm 70, tình hình so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi căn bản khác trước. Do sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt của CHDC Đức, Mỹ và các đồng minh của Mi thấy không thể nào đảo ngược lại cục diện ở Đông Đức cũng như ở châu Âu nữa. Do đó, sau khi lên cầm quyền Nichxơn đã buộc phải “xuống thang trong vấn đề Đức, chấp nhận thương lượng với Liên Xô để tìm ra một giải pháp thoả đáng, phản ánh đúng những thực tế lịch sử đã diễn ra ở Đức kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Trên cơ sở những nguyên tắc đã được thoả thuận giữa Liên Xô và Mĩ, ngày 9-11-1972, giữa CHDC Đức và CHLB Đức đã kí kết ở Bon “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”. Hiệp định gồm phần mỏ dầu chung và 10 điều khoản, nhãn mạnh rằng trong các hoạt động của mình, hai nước xuất phát từ trách nhiệm duy trì nên hoà bình, từ lòng mong muốn góp phần vào việc làm giảm bớt sự căng thẳng và bảo đảm nền an ninh ở châu Âu và “thiết lập quan hệ láng giềng thân thiên, bình thường với nhau trên cơ sở bình đẳng (điều khoản I). Hai nước sẽ “tuân theo những mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc”, cụ thể là những nguyên tắc chủ quyền bình đảng của tất cả các nước, tôn trọng độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết, tôn trọng các quyền của con người và cự tuyệt sự phân biệt đối xử (điều khoản II). Hai nước sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp hoàn toàn bằng các biện pháp hoà bình và sự tự kiềm chế việc đe doạ bằng vũ lực hoặc dùng vũ lực”. Hai bên “có trách nhiệm phải tôn trọng không điều kiện sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước ở châu Âu trong phạm vi những biên giới hiện tại”. Hiệp định cũng quy định rõ “không một nước nào trong hai nước có thể đại diện cho nước kia trong phạm vi quốc tế..”. Hai bên cũng quy định sự phát triển, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, khoa học và kĩ thuật. giao thông vận tải, van hoá và trong các lĩnh vực khác. Cả hai bên sẽ trao đổi đại diện thường trực được đặt ở nơi có chính phủ trung ương. 

Như thế, vẫn đổ Đức sau một thời gian tồn tại kéo dài trong quan hệ quốc tế đã được giải quyết. Mĩ, Tây Đức và các đồng minh của họ đã buộc phải thừa nhận trên pháp lí sự tồn tại của một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức, thừa nhận đường biên giới hiện tại và toàn vẹn lãnh thổ của CHDC Đức cũng như của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, thừa nhận quyền đại diện cho mình và quyền độc lập, tự chủ trong đường lối đối nội, đối ngoại của CHDC Đức… Đó là thắng lợi to lớn của cách mạng Đức, thắng lợi to lớn của chủ nghĩa xã hội và hoà bình, an ninh ở châu Âu và toàn thế giới… 

3. Cuộc thương lượng giữa Liên Xô và Mỹ nhằm hạn chế vũ khí chiến lược 

Do chính sách chạy đua vũ trang của Mĩ và các đồng minh của Mĩ, nhân loại đang đứng trước một nguy cơ bùng nổ chiến tranh cực kì nguy hiểm. trong đó vũ khí hạt nhân đang trở thành một hiểm hoạ huỷ diệt loài người. Đến thời điểm này, không chỉ Mĩ, Liên Xô có vũ khí hạt nhân, mà còn một số nước khác cũng có vũ khí hạt nhân hoặc khi cần thiết có thể nhanh chóng sản xuất được vũ khí hạt nhân (theo tính toán, chỉ cần một nửa số lượng vũ khí hạt nhân đang được tăng trừ trong các kho vũ khí của Mĩ hoặc Liên Xô cũng đủ sức để huỷ diệt toàn bộ cuộc sống của con người). Chính vì thế, cuộc đấu tranh nhằm hạn chế, ngăn chặn chạy đua vũ trang hạt nhân, tiến tới giảm và loại trừ vũ khí hạt nhân, đặc biệt là vũ khí hạt nhân chiến lược, đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của toàn thể nhân loại. 

Do so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi căn bản khác trước, dưới áp lực đấu tranh của Liên Xô cùng các lực lượng cách mạng và hoà bình trên toàn thế giới, Mỹ đã buộc phải kí kết với Liên Xô một số hiệp định và thoả thuận về hạn chế vũ khí chiến lược. 

Ngày 26-5-1972, Liên Xô và Mĩ kí “Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa” (gọi tắt là ABM), quy định mỗi bên – Liên Xô và Mi được xây dựng hai hệ thống ABM, một ở chung quanh thủ đô, một ở chung quanh căn cứ tên lửa chiến lược, và mỗi hệ thống có 100 tên lửa chống tên lửa. Ngày 3-7-1974, hai bên lại kí nghị định thư bổ sung Hiệp ước ABM, quy định mỗi bên chỉ triển khai một hệ thống ABM thôi. Hiệp ước ABM có giá trị vô thời hạn. 

Cùng ngày, Liên Xô và Mĩ còn kí “Hiệp định tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1) (gọi tắt là SALT – I), với những nội dung: 

– Cấm xây dựng thêm những tên lửa vượt đại châu đạt trên đất liền (gọi tắt là ICBM) sau ngày 1-7-1972. 

– Cấm thay thế những ICBM loại nhẹ, triển khai trước năm 1964 thành những ICBM loại nặng.

Hiệp định SALT-1 có giá trị hết ngày 3-10-1977, nhưng đến cuối tháng 9-1977, hai bên tuyên bố tiếp tục thi hành các điều khoản của Hiệp định. 

Từ năm 1973, giữa Liên Xô và Mĩ lại thương lượng để chuẩn bị kí kết “Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược” (gọi tắt là SALT-2). Qua nhiều lần thương lượng, hai bên đã kí kết những văn bản thoả thuận, như văn kiện “Những nguyên tác cơ bản về việc hạn chế hơn nửa vũ khí chiến lược tấn công” (21-6-1973), “Thoả thuận Vøladivoxtốc” (24-11-1974)… 

Như thế, với việc kí các hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược ABM, SALT-1, từ giữa những năm 70 đã hình thành một thế cân bằng chiến lược quân sự chung giữa Liên Xô và Mỹ trên phạm vi thế giới, cũng như hình thành thế cân bàng vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Liên Xô và Mi về chất lượng cũng như số lượng. Kết quả này góp phần làm hoa hoàn tình hình thế giới và có tác dụng củng cố hoà bình, an ninh của tất cả các dân tộc. Thế nhưng, sau khi nhậm chức Tổng thống Mĩ, Rigăn và các thế lực hiếu chiến phản động lại tìm mọi cách phá vỡ thế cần bằng chiến lược trên, ra sức chạy đua vũ trang hạt nhân, gãy nên tình trạng hết sức căng thẳng và nguy hiểm. 

4. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975 và sự phá sản của “Học thuyết Nichxơn” 

Khi giải thích chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, nguyên Bộ trưởng quốc phòng Mi-Ledo đã diễn đạt “Việt Nam hoá chiến tranh” là “Học thuyết Nichxơn trong hành động”, là “sự áp dụng lớn đầu tiên Học thuyết Nichxơn”, là “trường hợp thí nghiệm và là bước quyết định đầu tiên trong việc thực hiện Học thuyết Nichxơn, là quan điểm vạch kế hoạch mới ở châu Á”. Về nội dung của “Việt Nam hoá chiến tranh”, trong báo cáo vẽ đường lối đối ngoại trước quốc hội Mỹ ngày 18-2-1970, Nichxơn đã nhấn mạnh hai điểm: tăng cường lực lượng quân nguy về số lượng trang bị, khả năng chỉ huy, nghệ thuật tác chiến, năng lượng toàn diện: mở rộng “chương trình bình định”. Nichxon và Ledo vạch kế hoạch thực hiện “”Việt Nam hoá chiến tranh” trong ba giai đoạn, hát đầu từ năm 1970, kết thúc vào cuối nam 1975, và chủ trương sẽ sử dụng hải quân và không quân làm “lá chán bảo đảm” lâu dài cho quân nguy. 

Nhưng tất cả mọi âm mưu, thủ đoạn của “Học thuyết Nichxơn” đều vấp phải sự giáng trả mãnh liệt và có hiệu quả của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia. Việc đánh bại chiến dịch Lam Sơn-719 ở đường 9 Nam Lào và cuộc hành quân “Toàn tháng 1-71” ở vùng đông-bác Campuchia đầu năm 1971, trong đó quân đội ngụy Sài Gòn đóng vai trò “tay sai địa phương thay thế Mĩ, đã làm phá sản nghiêm trọng chính sách “chia sẻ trách nhiệm” và chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, “Khơme hoá chiến tranh” và “chiến tranh đặc biệt tăng cường” của “Học thuyết Nichxơn” tại chiến trường ba nước Đông Dương. Tháng 3-1972, quân dân miền Nam Việt Nam đã mở cuộc tấn công với quy mô lớn ở Quảng Trị, Kon Tum, Bình Long, mở rộng thêm nhiều vùng giải phóng. Tháng 12-1972, trong đòn đánh trả cuộc tập kích chiến lược hàng không quân của Mĩ, quân dân miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 (chiếm khoảng 16 tổng số máy bay chiến lược của Mỹ). 

Trước những thất bại quá nặng nề, chính phủ Mỹ buộc phải kí kết “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ” ngày 27-1-1973 tai Pari. 

Việc kí kết Hiệp định Pari đánh dấu một thắng lợi hết sức to lớn và mở ra bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam. Nó cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi và cổ vũ, thúc đẩy cách mạng Lào, cách mạng Campuchia và cách mạng thế giới tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ngày 29-3-1973, theo quy định của Hiệp định Pari, đơn vị cuối cùng của quân đội Mĩ đã buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, chấm dứt sự có mặt của quân đội xâm lược nước ngoài trên đất nước Việt Nam sau 115 năm. 

Tuy kí kết Hiệp định Pari, nhưng đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược miền Nam Việt Nam và tìm mọi cách phá hoại việc thi hành Hiệp định Pari. Bọn Mi – Thiệu ra sức mở những cuộc hành quân bình định, lấn chiếm vùng giải phóng với âm mưu xoá bỏ vùng giải phóng, tiêu diệt lực lượng cách mạng, thủ tiêu Hiệp định Pari và chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Nhưng từ sau Hiệp định Pari, tình hình thế giới và so sánh lực lượng ở Việt Nam đã thay đổi căn bản khác trước. Mọi âm mưu và thủ đoạn của bè lũ Mỹ – Thiệu đều gặp phải những thất bại thảm hại. 

Mùa xuân năm 1975, sau 55 ngày đêm, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam Việt Nam đã lật đổ hoàn toàn nén thống trị Mỹ 

– Thiệu ngày 30-4, và chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam đến đây đã hoàn toàn bị phá sản. 

Thắng lợi hoàn toàn, trọn vẹn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là đỉnh cao của cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc trong những thập niên 60 và đầu 70. Nó đã mở ra một thời kì mới cho phong trào giải phóng dân tộc thế giới cũng như sự phát triển của quan hệ quốc tế. Trong những năm 1973-1975, kể từ sau khi Hiệp định Pari được kí kết, quan hệ quốc tế đã diễn ra ngày càng có lợi cho sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 

Ở Lào, ngày 21-2-1973, Hiệp định về lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc đã được kí kết ở Viêng Chăn. Hiệp định Viêng Chăn dẫn đến việc lập lại hoà bình ở Lào, việc ra đời của Chính phủ liên hợp dân tộc làm thời và Hội đồng quốc gia liên hợp Vương quốc Lào với số lượng người hai bên ngang nhau và việc công nhận về thực tế cũng như về pháp lí vùng giải phóng của Pathet Lào (chiếm 4/5 đất đai, nối liền từ Bắc đến Nam với 1/2 số dân Lào). Sau thắng lợi hoàn toàn của quân và dân miền Nam Việt Nam, ngày 30-4-1975, lợi dụng thời cơ hết sức thuận lợi, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, quân và dân Lào đã nổi dậy, đập tan nguỵ quyền Viêng Chăn, giành lại toàn bộ chính quyền về tay nhân dân lao động. Ngày 2-12-1975, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ra đời, đánh dấu mốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào. 

Ở Campuchia, từ cuối năm 1973, nhân dân Campuchia bước vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mĩ – giai đoạn bao vây, tấn công Phnôm Pênh và đánh đổ hoàn toàn bè lũ Mĩ – nguỵ Lonnon. Được sự giúp đỡ của Việt Nam và phối hợp với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của quân và dân Việt Nam, ngày 17-4-1975 quân và dân Campuchia đã giải phóng thủ đô Phnôm Pênh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước kéo dài hơn 5 năm. 

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã có ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện chính trị ở Đông Nam Á. Khối liên minh quân sự phản động Đông Nam Á (SEATO) – công cụ xâm lược chủ yếu của đế quốc Mĩ ở vùng này, buộc phải tự tuyên bố giải tán (1976). Dưới áp lực đấu tranh của nhân dân, giới cầm quyền ở một số nước Đông Nam Á cũng phải tuyên bố xem xét lại các mối quan hệ với Mĩ và ở mức độ nào đó đòi Mĩ phải rút quân đội và rút các căn cứ quân sự của Mĩ ra khỏi nước mình. Với nhưng mức độ khác nhau, chính phủ một số nước ở Đông Nam Á đã thực hiện chính sách nhằm bình thường hoả quan hệ cùng tồn tại hoà bình, hữu nghị với ba nước Đông Dương và các nước xã hội chủ nghĩa khác. 

Như vậy, với thất bại ở Việt Nam, “Học thuyết Nichxơn” đã bị phá sản về lí thuyết cũng như trong thực tiễn. Chính thất bại này đã dẫn tới việc Nichxơn buộc phải từ chức sau “vụ Oatoghét” năm 1974.