Công cuộc cách mạng dân chủ của nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70
1. Cộng hòa nhân dân Ba Lan
Sau khi bọn phát xít bị đánh đuổi, chính phủ tư sản lưu vong ở Luân Đôn tìm cách trở vẻ nước và tiếp tục duy trì nước Ba Lan tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, chiến tranh đã làm thay đổi cơ cấu giai cấp xã hội ở Ba Lan. Những người cộng sản Ba Lan, lực lượng lãnh đạo chủ yếu cuộc kháng chiến trong thời gian chiến tranh, đã có uy tín lớn trong nhân dân.
Đêm 1-1-1944, theo sáng kiến của những người cộng sản Ba Lan, các đại biểu Mặt trận dân tộc đã bí mật thành lập Hội đồng dân tộc Ba Lan, do Biêrut làm Chủ tịch, gồm đại diện của Đảng Công nhân, Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội. Đảng Dân chủ, Đảng Nông dân. Hội đồng dân tộc tuyên bố xoá bỏ quyền đại diện cho nhân dân của chính phủ lưu vong
Ngày 22-7-1944, tại Cheem (lãnh thổ được giải phóng) Hội đồng dân tộc đã lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng do Osubka (Đảng Xã hội) làm Chủ tịch, có quân đội do tướng Rola Zymierxki chỉ huy. Sau đó uỷ ban chuyển về Lublin và ngày 31-12-1944 lấy tên là Chính phủ lâm thời cộng hoà Ba Lan, đặt trụ sở tại Vácxava.
Như vậy, Ba Lan có hai chính phủ: chính phủ lưu vong và chính phủ cách mạng trong nước. Cuộc đấu tranh của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan cho sự khôi phục của Ba Lan gắn liền với việc trao trả Ba Lan vùng đất Ban Tích theo tuyến Ôde – Naixo.
Tháng 4-1945, giữa Liên Xô và Ba Lan đã kí hiệp ước về hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác sau chiến tranh.
Chính phủ Anh cũng tìm cách vận động để chính phủ lưu vọng tham gia chính quyền mới. Cuộc đấu tranh giữa đại diện các lực lượng đã đi tới thành lập chính phủ liên hợp ngày 29-6-1945 gọi là “Chính phủ lâm thời đoàn kết dân tộc Ba Lan”do Osubka làm Chủ tịch, Gômunca và Micôlaidich (lưu vong) làm phó chủ tịch.
Ngày 19-11-1947, trong cuộc tuyển cử vào Quốc hội, Đảng Cộng sản thắng thế, và Micôlaidich bị gạt khỏi chính phủ. Một chính phủ mới được thiết lập do Xirangkiêvich làm Thủ tướng và Biêrút làm Chủ tịch nước.
Nền chuyên chính dân chủ nhân dân được thiết lập.
Sự hồi phục của Ba Lan được bắt đầu trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Trong những năm chiến tranh, có hơn 6 triệu người Ba Lan hi sinh, hơn 1 triệu người Ba Lan trở về từ các nhà tù với tình trạng bệnh tật. Khoảng 2,5 triệu người tù lao động khổ sai ở Đức trở về. Trong nước có khoảng hơn 2 triệu người tàn phế. Bọn phát xít đã tàn phá gần 40% tài sản dân tộc, tàn phá các thành phố của Ba Lan.
Cương lĩnh phục hỏi Ba Lan xem xét sự biến đổi căn bản nền kinh tế – xã hội trong thời kì cách mạng dân chủ nhân dân.
Nhờ cải cách ruộng đất (được tiến hành trong năm 1944-1945), sở hữu ruộng đất của địa chủ bị tước đoạt. Hơn 1 triệu nông dân nghèo nhận được ruộng đất. Nam 1945, bắt đầu việc di dân sang các vùng phía tây và phía bắc mới được khôi phục. Tại đây, gần nửa triệu hộ nông dân mới được xây dựng. Sở hữu lao động của tiểu nông dân đối với ruộng đất được xác định. Quốc hữu hoá chỉ chiếm 14% ruộng đất.
Vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh cho một nước Ba Lan mới là việc quốc hữu hoá công nghiệp. Tháng 1-1946, Hội đồng dân tộc Ba Lan đã thông qua đạo luật chuyển sang sở hữu nhà nước các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế quốc dân. Các xí nghiệp công nghiệp tư sản nay thuộc sở hữu toàn dân, những chủ xí nghiệp nào không có hành động chống nhân dân thì được đến bù một phần. Các xí nghiệp công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm vừa và nhỏ thì không bị quốc hữu hoả. Nhờ đó, tỉ lệ thành phần kinh tế XHCN trong công nghiệp chiếm 86% tổng sản lượng công nghiệp. Giai cấp tư sản đã bị tước bỏ thế lực kinh tế.
Trong thời kì chuyển biến cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mạng XHCN, cuộc đấu tranh giai cấp ở Ba Lan trở nên gay gắt hơn Hơn 20 nghìn người cộng sản và các nhà hoạt động dân chủ khác đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh với lực lượng phản động
Trung tâm phản động công khai là Đảng Nông dân Ba Lan do Micolaidich – người cấm đấu chính phủ lưu vong ở Luân Đôn lập ra. Các đại biểu của giai cấp bóc lột với sự ủng hộ của giáo hội và các nước Mỹ, Anh, đòi trả lại tài sản cho các chủ cũ. Chúng tìm cách gây nội chiến và yêu cầu sự can thiệp của nước ngoài.
Nhân dân không muốn trở lại thời kì nước Ba Lan địa chủ tư sản. Đầu năm 1947, trong hoàn cảnh đấu tranh giai cấp quyết liệt, cuộc bầu cử vào Quốc hội đã được tiến hành. Khối các Đảng Dân chủ, đứng đầu là Đảng Cộng sản, đã giành được đại đa số phiếu. Chuyên chính vô sản được thiết lập dưới hình thức dân chủ nhân dân.
Cuộc đấu tranh cho một nước Ba Lan mới đòi hỏi phải thống nhất các lực lượng tiến bộ trong nước, đặc biệt trong giai cấp công nhân. Trong những năm cách mạng, Đảng Xã hội Ba Lan đã loại bỏ các thành phần phái hữu và chuyển sang hợp tác với những người cộng sản. Tháng 12-1948, tại Đại hội thống nhất Đảng Công nhân Ba Lan và Đảng Xã hội Ba Lan, đã dẫn tới thành lập Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan dựa trên nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cùng với Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan, ở Ba Lan còn tồn tại Đảng Nông dân thống nhất và Đảng Dân chủ với sự tham gia của các trí thức, tiểu thương, tiểu chủ. Đóng vai trò to lớn trong đời sống chính trị Ba Lan là các công đoàn, các tổ chức thanh niên, phụ nữ, văn hoá v.v.. Tất cả các Đảng và tổ chức này đều gia nhập Mặt trận thống nhất nhân dân. thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan và tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhân dân Ba Lan đã nỗ lực rất lớn để khôi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá. Ngoài ra, phải xây dựng lại trên những vùng đất được trao trả, tổ chức lao động cho những người hồi hương, bảo đảm nhà ở và công việc cho nông dân từ nông thôn chuyển sang xây dựng các nông trường công nghiệp mới
Việc giải quyết vấn đề ruộng đất ở Ba Lan có nhiều đặc điểm so với các nước xã hội chủ nghĩa khác. Phần lớn ruộng đất thuộc nông dân. Thành phấn kinh tế XHCN là các nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp (chiếm 20%), Nông trường quốc doanh là lực lượng cung cấp chủ yếu nguồn ngủ cốc và sản phẩm chăn nuôi cho nhà nước.
Với sự giúp đỡ của nhà nước, các nhóm kinh tế nông nghiệp (một trong những hình thức hợp tác đổi công) ngày càng phát triển. Các thành viên của họ tiến hành cày cấy với các máy móc hiện có, áp dụng các phương pháp canh tác mới. Mọi sở hữu về phương tiện đều mang tính xã hội. Ruộng đất, công cụ của nông dân vẫn thuộc sở hữu tư nhân.
Vai trò lớn trong công cuộc xây dựng CNXH ở Ba Lan là sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước khác thuộc khối SEV. Ba Lan nhận được từ Liên Xô dầu lửa, quặng sắt, mảng gan và những công cụ máy móc khác nhau. Ba Lan xuất sang Liên Xô tàu biển, đầu máy xe lửa, sản phẩm công nghiệp, hoá chất v.v…
Được nhận lại đất từ bờ biển Ban Tích, Ba Lan đã trở thành cường quốc về biển. Thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho sản phẩm tàu biển của Ba Lan chiếm vị trí thứ hai về xuất khẩu (sau than đá). Ba Lan sản xuất 1/3 tàu chở hàng của các nước khỏi SEV.
Sự xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Ba Lan cũng gặp những khó khăn nhất định. Trong những năm 60, chính phủ Ba Lan đã có một số sai lầm về điều hành kinh tế Chính sách kinh tế của Nhà nước không dựa trên cơ sở khoa học, tổn tại cả nguyên nhân khách quan, gây ra khó khăn trong đời sống nhân dân hai năm mất mùa liên tục.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan (12-1970) đã vạch ra con đường khác phục khó khăn và bầu Gôrếch làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng.
Trong 30 năm (1945-1975), nhân dân Ba Lan đã giành được những thành tựu to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội. Uy tín quốc tế của Ba Lan được nâng cao. Biên giới phía tây, theo sông Ôde – Naixo – Lugixka phù hợp với hiệp ước giữa Ba Lan và Đức (1970), được củng cố.
Đại hội lần thứ VII Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan tháng 12-1975 đã nhấn mạnh rằng trong vòng 30 năm, Ba Lan đã hoàn thành công cuộc xây dựng những cơ sở của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ba Lan công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950.
2. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc
Tháng 4 -1945, trên lãnh thổ đã được giải phóng ở thành phố Kosin, chính phủ Mặt trận dân tộc Séc và Xlôvakia được thành lập. Cương lĩnh chính phủ do Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vạch ra. Cuộc khởi nghĩa Praha 9 – 5 – 1945 đã kết thúc cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Tiệp Khắc.
Sau khi giải phóng, cách mạng dân chủ nhân dân ở Tiệp Khắc đã được triển khai trên phạm vi rộng lớn. Bộ máy nhà nước cũ bị đập tan, toàn bộ chính quyển chuyển sang tay các Uỷ ban dân tộc và trở thành những cơ quan chính quyền của Mặt trận nhân dân rộng rãi – bao gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản hạng trung, trí thức. Lãnh đạo là giai cấp công nhân, đứng đầu là Đảng Cộng sản.
Chính phủ Tiệp Khác bắt đầu tiến hành cải cách ruộng đất, trước hết. tiến hành trưng thu ruộng đất của bọn địa chủ Đức và Hunggari cũng như bọn tay sai phát xít. Nông dân có ít đất được nhà nước chia thêm.
Bộ phận phản động cực hữu của tư sản đã tìm cách ngăn chặn tiến trình biến đổi cách mạng, cô lập những người cộng sản, tách Tiệp Khắc với Liên Xô. Chính vì vậy, một nhiệm vụ đặt ra trước giai cấp công nhân là hạn chế thế lực kinh tế, chính trị của tư bản ở trong nước. Chính phủ đã tiến hành quốc hữu hoả công nghiệp, nhà băng. Sự hình thành bộ phận xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp đã cho phép nhà nước thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế.
Trong cuộc bầu cử vào Quốc hội (5 – 1946), những đảng viên cộng sản và xã hội dân chủ đã giành được hơn 1/2 số ghế. Chính phủ mới do Chủ tịch Đảng Cộng sản Tiệp Khắc – Gốtvan đứng đấu.
Sau bầu cử, việc cải cách ruộng đất và quốc hữu hóa công nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Các đại biểu của giai cấp tư sàn bị đưa ra khỏi mọi khâu trong bộ máy nhà nước.
Ngày 20 – 2 – 1948, 12 bộ trưởng tư sản trong Chính phủ liên hiệp đòi thành lập chính phủ không có sự tham gia của Đảng Cộng sản. Lực lượng này được Tổng thống Bênét và các lực lượng tư bản quốc tế ủng hộ. Cũng vào thời gian đó ở Bavaria, trên biên giới phía tây của Tiệp Khắc bắt đầu có những cuộc chuyển quân của Mi. Dưới dạng du lịch, giãn điệp Mi xâm nhập Tiệp Khác với số lượng ngày càng nhiều .
Theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, nhân dân kiên quyết bảo vệ nền cộng hòa. Trong nghị quyết của cuộc mít tinh của công nhân Praha đã ghi rõ: “Chúng tôi muốn chính phủ Gotvan không có các bộ trưởng tư sản”.
Nhân dân lao động đã lập các uỷ ban hành động. Ngày 22 – 2 – 1948, Đại hội các uỷ ban nhà nước đã họp với sự tham gia của 8 nghìn người thay mặt cho 2.5 triệu công nhân. Đại hội kiên quyết đòi củng cố chế độ dân chủ nhân dân. Một cuộc tổng bãi công kéo dài hàng giờ đã diễn ra để phản đối. Bênét không còn cách nào khác là cho các bộ trưởng tư sản từ chức và công nhận thành phần mới của chính phủ Gốtvan, kết thúc giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân và chuyển sang cách mạng XHCN ở Tiệp Khắc. Trong nước bắt đầu thiết lập chuyên chính vô sản. Giai cấp công nhân, đứng đầu là những người cộng sản, đã nắm được chính quyền và chuyển sang xảy dựng CNXH. Quốc hội thông qua hiến pháp mới nhằm củng cố thành quả của nhân dân và bán Gôtvan làm Tổng thống
Thắng lợi của “sự kiện tháng Hai” đánh dấu bước ngoặt cách mạng ở Tiệp Khắc
Điều kiện bắt buộc để đảm bảo sự vững chắc của chuyên chính vô sản là phải thống nhất giai cấp công nhân. Tháng 6 – 1948, Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội – dân chủ đã hợp nhất, trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, thành Đảng Cộng sản Tiệp Khắc.
Sau khi thiết lập chuyên chính vô sản, ở Tiệp Khắc vẫn duy trì chế độ đa đảng. Đảng Nhân dân trước kia bảo vệ lợi ích của tư sản và lực lượng Thiên Chúa giáo, nay tuyên bố thừa nhận cương lĩnh của Mặt trận. Đảng Xã hội chủ nghĩa (thành lập năm 1948) bao gồm một bộ phận tri thức, viên chức, thợ thủ công người Séc. Đảng Tự do Xlôvakia gồm một bộ phận tiểu tư sản, viên chức, tri thức theo khuynh hướng Thiên Chúa giáo. Đảng Phục hưng Xlôvakia xuất hiện sau “sự kiện tháng Hai”, bao gồm một bộ phận nhỏ nhân dân lao động. Tất cả các đảng này đều tham gia Mặt trận dân tộc và tuyên bố tán thành xây dựng CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khác.
Trong những năm thuộc chính quyền nhân dân, cấu trúc công nghiệp Tiệp Khắc có sự thay đổi, 2/3 sản phẩm công nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất. Đặc biệt ở Xlôvakia, công nghiệp phát triển nhanh chóng. Tới giữa những năm 70, sản phẩm công nghiệp ở Xlôvakia tăng 30 lần so với năm 1937, bằng 2 lần của toàn bộ sản phẩm công nghiệp do cả nước tư sản Tiệp Khắc trước đó.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã giúp đỡ to lớn cho Tiệp Khắc. Liên Xô là nước chủ yếu cung cấp cho Tiệp Khắc tất cả các nguyên liệu chính và máy móc cần thiết, đồng thời là bạn hàng lớn của công nghiệp xuất khẩu Tiệp Khắc.
Cuộc sống ở nông thôn thay đổi sâu sắc. Nhân dân lao động thống nhất trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Ách áp bức bị loại bỏ. Nam 1960, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xác định Tiệp Khắc là nước xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân và tri thức.
Tháng 1 – 1967, trong nước đã diễn ra cuộc cải cách kinh tế. Nhưng việc áp dụng hệ thống kinh tế mới đã bị những lực lượng chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng, một mặt chúng phê phán toàn bộ sự phát triển trước đó, mặt khác đòi thay tính kế hoạch bằng nền kinh tế tự phát thị trường. Bọn xét lại cũng ủng hộ đường lối đó. Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan Đảng và bộ máy nhà nước đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong Đảng bị giảm sút. Nguyên tắc binh đẳng giữa người Séc và Xlôvakia trên thực tế chưa được quan tâm.
Các thế lực phản động chống CNXH được phương Tây ủng hộ đã ăn mưu quay ngược bánh xe lịch sử. Kế hoạch bạo động bắt đầu từ ngày 28-6-1967 tại Đại hội nhà văn họp ở Praha. Nhiều đại biểu đã công khai chỉ trích chính sách của chính phủ. Đây là một sự chống đối của các nhà trí thức được sự ủng hộ của phái hữu trong Đảng. Novotni không dẹp yên được sự chống đối của các nhà văn. Hơn nữa vào cuối tháng 10 – 1967, trong nội bộ Trung ương Đảng đã có sự chia rẽ giữa các phần tử “tự do” với những phần tử trung thành với đường lối của Đảng. Đứng đầu phải đối lập là Bí thư Đảng bộ Xlôvakia-Đupxếch. Phong trào từ tri thức lan rộng sang các giới khác, kể cả công nhân. Nôvô tri phải từ chức và Đupxách lên thay ngày 5 – 1 – 1968.
Đupxếch và lực lượng mới trong ban lãnh đạo Đảng đã đưa ra kế hoạch gọi là “Chương trình hành động” tháng 4 – 1968: đòi Đảng chấp nhận việc lập các đảng đối lập không cộng sản, giải phóng thông tin, bỏ kiến duyệt báo chí, công bố quyền đi thăm nước ngoài, phục hồi minh oan những người bị kết tội trước đây v.v…
Trong nước bắt đầu diễn ra các cuộc biểu tình của sinh viên, trí thức. Đụng độ xảy ra giữa cảnh sát và sinh viên từ tháng 3 – 1968.
Xuất phát từ chỗ cho rằng các nước XHCN phải bảo vệ nhau trong “hoạn nạn”, nhất là “nguy cơ phục thù” từ Tây Đức, ngày 21 – 8 – 1968, quân đội Liên Xô cùng bốn nước: Ba Lan, CHDC Đức, Bungari, Hunggari thuộc khối Vácxava đã kéo quân vào Tiệp Khác. Kết quả cuộc đàm phán giữa Dupxếch với các nhà lãnh đạo Liên Xô đã đi đến thoả thuận: Liên Xô và các nước khác trong khối Vácxava sẽ rút quân khỏi Tiệp Khác khi “mối đe doạ đối với CNXH ở Tiệp Khắc bị loại trừ”.
Tháng 4 – 1969, Huxác được bầu làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Ban chấp hành Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã vạch ra nguyên nhân cuộc khủng hoảng, vạch ra những biện pháp cụ thể để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
Sau khi khắc phục những hiện tượng khủng hoảng trong Dảng và trong xã hội, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc động viên nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự thống nhất về tổ chức và tư tưởng của Đảng được củng cố, mối liên hệ với quần chúng được tăng cường. Theo quyết định của Quốc hội, Tiệp Khác tiến hành xây dựng nhà nước Liên bang của hai nước Cộng hoà: Séc và Xlôvakia.
Tháng 4 – 1976, Đại hội lần thứ XV Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã khẳng định những thành quả xây dựng CNXH của cả nước trong 30 năm qua và xác định các kế hoạch, nhiệm vụ phát triển nền kinh tế quốc dân 1976 – 1980.
Tiệp Khắc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950.
3. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Rumani
Cuộc tiến công mạnh mẽ của Liên Xô đã thúc đẩy sự lật đổ chế độ phát xít ở các nước Đông Âu. Ngày 23 – 8 – 1944, ở Bucarét đã diễn ra cuộc khởi nghĩa vũ trang. Antônétxcu và bọn tội phạm phát xít khác đã bị bắt giữ.
Công nhân vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiếm các vị trí chiến lược quan trọng nhất (nhà ga, bưu điện, điện bảo, cầu), bao vây các đội quân Đức phát xít. Binh lính Rumani bắt đầu chuyển sang phía quân khởi nghĩa, quay vũ khí chống lại quân đội Hitle. Với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, cuộc cách mạng dân chủ nhân dân đã được bắt đầu ở Rumani.
Việc lật đổ chế độ phát xít không mang lại thắng lợi hoàn toàn cho nhân dân. Hoàng cung, những lãnh tụ của các đảng tư sản-địa chủ và bọn dân tộc – tự do và nông dân dân tộc cũng như tướng lĩnh đã ủng hộ Antônétxau duy trì sự thống trị cũ. Chính phủ hoàng cung mới dựa vào sự ủng hộ của Anh – Mỹ đã cản trở sự phát triển của cách mạng
Để đưa cách mạng tiếp tục tiến lên, những người cộng sản đã thành lập Mặt trận dân tộc dân chủ bao gồm những người cộng sản, xã hội dân chủ, “mặt trận những người sở hữu ruộng đất” và một số tổ chức khác.
Nông dân bắt đầu tịch thu ruộng đất của địa chủ. Để giúp đỡ nông dân trong cuộc đấu tranh chống địa chủ và nhóm phát xít, Đảng Cộng sản đã phải các đội công nhân về nông thôn, để tăng cường sự liên minh công nông
Đầu năm 1945, bọn phản động Rumani đã chuyển sang phản công chống những lực lượng dân chủ. Chúng bắn vào cuộc biểu tình nửa triệu người ở Bucarét. Theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản, nhân dân đòi chính phủ (do bọn phản động chiếm đa số) phải từ chức. Đỉnh cao của quá trình đó là cuộc biểu tình trước hoàng cung kéo dài nhiều ngày.
Ngày 6 – 3 – 1945, chính quyền chuyển sang chính phủ nhân dân gồm các đại biểu của mặt trận. Đứng đấu chính phủ là lãnh tụ của “Mặt trận những người sở hữu ruộng đất” – P. Grida. Thực hiện cương lĩnh của Đảng Cộng sản, chính phủ Mặt trận dân tộc dân chủ đã chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ. Bọn phát xít bị gạt khỏi bộ máy nhà nước. Các dân tộc thiểu số binh đồng với người Rumani, phụ nữ và binh lính có quyền bầu cử. Sự kiện quan trọng thời kì này là cuộc cải cách ruộng đất. Hơn 1,5 triệu ha ruộng đất từ tay 140 nghìn địa chủ đã được tịch thu. Hơn 90 nghìn nông dân được cấp ruộng, khoảng 1/4 ruộng đất trưng thu chuyển sang sở hữu nhà nước. Kết quả cải cách ruộng đất là giai cấp địa chủ đã bị thủ tiêu. Liên minh công nhân và nông dân được củng cố.
Chính phủ đã thực hiện sự giám sát của công nhân đối với các xí nghiệp, nâng cao thuế đối với giai cấp hữu sản, cải cách tiến tệ, thực hiện một loạt biện pháp biến đổi dân chủ.
Ngày 30 – 12 – 1947, chế độ quân chủ bị thủ tiêu và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Rumani. Nến chuyên chính vô sản được thiết lập ở Rumani và cả nước bắt đầu xây dựng cơ sở của chủ nghĩa xã hội.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Rumani từ một nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành nước công, nông nghiệp. Biến đổi căn bản của Rumani cũng được diễn ra ở nông thôn. Lúc đầu, nông dân gia nhập các tổ đội nông nghiệp, hình thành thói quen lao động tập thể. Sau đó Đảng Công nhân Rumani chuyển sang xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp cấp cao. Nam 1962, tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành.
Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành phần xã hội của dân cư đã diễn ra sự thay đổi lớn lao. Giai cấp bóc lột bị loại bỏ. Người chủ nhân chính của đất nước là công nhân, nông dân tập thể và trí thức lao động. Đời sống của nhân dân được nâng cao. Trước chiến tranh, Rumani có 4 triệu người mù chữ hoặc ít chữ. Tới đầu những năm 70, cả nước đã phổ cập giáo dục trung học hệ 10 năm.
Sự thay đổi trong đời sống xã hội được phản ánh trong Hiến pháp năm 1965. Theo Hiến pháp, Rumani là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Tháng 11 – 1974, Đại hội XI Đảng Cộng sản Rumani họp khẳng định những thành tựu 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội; sản xuất công nghiệp tang 30 lần, những cơ sở của chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng. Đại hội thông qua cương lĩnh tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội và ấn định kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) và phương hướng phát triển tới năm 1990.
Tháng 7-1970, Rumani và Liên Xô đã kí hiệp ước về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau và đạt quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950.
4. Cộng hòa nhân dân Bungari
Quân đội Xô viết tiến sát lãnh thổ Bungari đã thúc đẩy sự sụp đổ của nền quân chủ phát xít. Đêm 9 – 9 – 1944, khắp nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tại Xôphia, nhân dân khởi nghĩa đã phá bỏ các đồn cảnh sát, giải phóng tù chính trị và chiếm các công sở. Các đội du kích được thành lập. Một bộ phận quân chính phủ, bao gồm cả trung đoàn xe tăng, đã chạy sang quân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa vũ trang đã lật đổ ách phát xít quân chủ. Chính quyền chuyển sang Mặt trận Tổ quốc.
Chính quyền cách mạng tuyên chiến với Đức. Quân đội nhân dân Bungari được thành lập cùng với Hồng quân tham gia tích cực việc tiêu diệt quân đội phát xít. Liên Xô đã giúp đỡ Bungari thoát khỏi ách phát xít, giành được độc lập tự do.
Trong quá trình cách mạng, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản lớn mạnh dẫn. Năm 1946, Nhà nước tuyên bố thành lập Cộng hoà nhân dân Bungari, người đứng đầu chính phủ là G. Đimitơrốp. Trong cuộc bầu cử Quốc hội, những người cộng sản đã chiến được nhiều ghế hơn tất cả các đảng khác cộng lại.
Ngày 4 – 12 – 1947, Quốc hội thông qua Hiến pháp mới, củng cố thắng lợi của cách mạng XHCN. Một năm sau, G. Dimitơrốp lập chính phủ mới với đa số là đảng viên cộng sản.
Cuối tháng 12, Quốc hội thông qua đạo luật về quốc hữu hoá xí nghiệp tư nhân, đó là bước quyết định để củng cố chuyên chính vô sản.
Trong thời gian cách mạng đã diễn ra sự thay đổi trong Đảng Xã hội-dân chủ. Ban lãnh đạo phản bội đã bị loại bỏ. Năm 1948, Đảng Xã hội-dân chủ đã hợp nhất với Đảng Cộng sản trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin thành Đảng Cộng sản Bungari.
Đảng Nông dân Bungari tiếp tục tồn tại. Đó là một đảng nhân dân chân chính, bao gồm những nông dân hợp tác xã thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đoàn thanh niên Đimitơrốp là cánh tay phải của Đảng. Tất cả các đảng phải và tổ chức đó, kể cả công đoàn, đã gia nhập Mật trận Tổ quốc, chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Đường lối công nghiệp hoá đất nước được tuyên bố tại Đại hội V Đảng Cộng sản Bungari (12 – 1948), thông qua quyết định thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1949 – 1953). Với sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Bungari từ một nước nông nghiệp dần trở thành nước công. nông nghiệp.
Các ngành công nghiệp mới xuất hiện ở Bungari: luyện kim, khai quặng, hoá chất, đóng tàu, điện khi hoi v.v… Hàng chục thành phố mới được xây dựng.
Những biến đổi tích cực cũng diễn ra ở nông thôn. Bungari là nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Âu đã hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp (1958).
Năm 1976, tại Đại hội XI của Đảng. Tôđo Gipcốp được bầu làm Bí thư thứ nhất của Đảng. Đại hội đã tổng kết thành quả kế hoạch 5 năm (1971-1976) và đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ VII (1976-1980).
Bungari thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950.
5. Cộng hoà liên bang XHCN Nam Tư
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống phát xít ở Nam Tư gắn liền với cuộc cách mạng nhân dân. Lực lượng tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phát xít, giải phóng dân tộc là Đảng Cộng sản Nam Tư. Cuối năm 1941, từ các đội du kích đã thành lập những đơn vị đầu tiên của quân giải phóng Nam Tư, do Tổng Bí thư Đảng là Titô lãnh đạo.
Tháng 5 – 1945, Nam Tư hoàn toàn giải phóng khỏi ách xâm lược phát xít. Song, trong những năm chiến tranh, Nam Tư đã bị tổn thất lớn, mất hơn 11% dân số cả nước.
Tháng 1 – 1946, Quốc hội Nam Tư thông qua Hiến pháp mới, cùng cố thành quả của nhân dân. Hiến pháp tuyên bố Nam Tư là nhà nước Liên bang gồm 6 nước Cộng hòa nhân dân : Montenegro, Xlôvenia, Boxnia Hécxegovina, Makedonia, Xécbia, Croatia.
Sự thủ tiêu sở hữu ruộng đất của địa chủ trong phạm vi cả nước đã được thực hiện sau khi Nam Tư được giải phóng khỏi bọn chiếm đóng phát xít. Do kết quả của cải cách, hơn 15 triệu ha đất đã được trưng thu từ địa chủ, tư sản nông nghiệp và giáo hội. Khoảng 800 ha ruộng đất được chuyển cho nông dân, phần còn lại được chuyển sang sở hữu nhà nước, các cơ sở kinh tế nông nghiệp được thành lập.
Khác với nhiều nước dân chủ nhân dân, ở Nam Tư một phần xi nghiệp công nghiệp được chuyển sang sở hữu xã hội ngay từ những năm còn chiến tranh. Số còn lại được quốc hữu hóa dần dần vào thời kì sau chiến tranh.
Chính phủ đã thực hiện cải cách tiền tệ, thực hiện sự kiểm soát của Nhà nước đối với lĩnh vực ngoại thương. Sau khi quốc hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu, thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp đã chiếm 90% tổng sản phẩm xã hội.
Sau chiến tranh, lực lượng chính trị – xã hội dẫn đầu Nhà nước là Đảng Cộng sản Nam Tư (tới năm 1952 đổi tên thành Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư). Năm vai trò chủ yếu trong đời sống đất nước là Liên minh xã hội chủ nghĩa nhân dân lao động Nam Tư – tổ chức quần chúng thu hút 8 triệu người tham gia.
Sau khi hoàn thành việc khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, nhân dân Nam Tư bước sang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà máy, công xưởng hiện đại, các vùng công nghiệp mới được xây dựng trong cả nước.
Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp chiếm 16% đất canh tác (tổ hợp nông nghiệp), chiếm ưu thế trong nông thôn Nam Tư là nên kinh tế tiểu nông
Phù hợp với Hiến pháp 1963, Nam Tư tuyên bố đổi tên nước thành Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Nam Tư.
Từ năm 1965, ở Nam Tư đã diễn ra cuộc cải cách kinh tế, ổn định tình hình kinh tế quốc dân. Trong quá trình cải cách kinh tế, một số xí nghiệp không có khả năng thích nghi với điều kiện cạnh tranh đã buộc phải đóng cửa và dẫn tới tăng nhanh số người thất nghiệp.
Vào đầu những năm 70, ở một số địa phương đã hồi phục các phần tử dân tộc bẻ phải, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Tháng 5 – 1974, Đại hội lần thứ X Liên đoàn cộng sản Nam Tư được tiến hành. Đại hội đã ghi nhận rằng: mặc dù có một số khó khăn, nhân dân Nam Tư đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sản xuất công nghiệp tăng 15 lần, nông nghiệp tăng 2 lần, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Nam Tư đã trở thành một nước công, nông nghiệp.
6. Cộng hòa nhân dân Anbani
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anbani tuyên bố là quốc gia độc lập (nhưng thực tế sự độc lập chỉ là hình thức). Tháng 4 – 1939, Anbani bị Italia chiếm đóng. Giai cấp tư sản – địa chủ Anbani đã chuyển sang hợp tác với bọn chiếm đóng.
Lãnh đạo phong trào chống phát xít là Đảng Cộng sản Anbani (thành lập tháng 11 1941). Ở Anbani theo chế độ một đảng, vì thế Mặt trận giải phóng dân tộc không phải là liên minh các đảng mà là liên minh toàn dân dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng Cộng sản.
Trong cuộc đấu tranh chống bọn chiếm đóng và lực lượng tay sai, ở Anbani đã thành lập các Uỷ ban giải phóng dân tộc. Ở các vùng giải phóng, các uỷ ban này đã trở thành cơ quan chính quyền nhân dân. Các chiến sĩ du kích và quân đội giải phóng dân tộc (thành lập năm 1943) đã gây nhiều tổn thất cho bọn chiếm đóng. Ngày 29 – 11 – 1944, lãnh thổ Anbani hoàn toàn được giải phóng. Chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập ở Anbani.
Để củng cố chế độ dân chủ nhân dân, Mặt trận giải phóng dân tộc ở Anbani đã đổi tên thành Mặt trận dân chủ với sự tham gia của Đảng Cộng sản, Liên đoàn thanh niên lao động, Liên đoàn phụ nữ và công đoàn. Trong cuộc bầu cử vào nghị viện tháng 12 – 1945, ứng cử viên của Mặt trận dân chủ, đứng đầu là Đảng Cộng sản, giành nhiều phiếu nhất và Anbani tuyên bố là nước cộng hoà nhân dân.
Chính quyền dân chủ nhân dân đã thực hiện các cải cách kinh tế – xã hội. Trước cách mạng, 3/4 ruộng đất thuộc địa chủ, phủ nông, nhà thờ và bọn độc quyền nước ngoài chiếm hữu. Cuộc cải cách ruộng đất do chính quyền nhân dân tiến hành đã thủ tiêu sự bất công này. Hơn 70 nghìn gia đình ít ruộng đã được nhận ruộng đất và nông cụ.
Việc quốc hữu hoá các xí nghiệp công nghiệp, khai mỏ, khai thác dầu và nhà hàng đã dẫn tới việc thủ tiêu sự phụ thuộc vào nước ngoài, chủ yếu là tư bản Italia. Năm 1947, thành phần kinh tế XHCN đã chiếm 87% sản xuất công nghiệp ở Anbani.
Phương hướng cụ thể để xây dựng CNXH ở Anbani đã được vạch ra tại Đại hội lần thứ nhất Đảng Lao động Anbani tháng 11 – 1948. Tại Đại hội này, Đảng Cộng sản Anbani đã đổi tên thành Đảng Lao động Anbani.
Nhân dân Anbani nhiệt tình tiến hành xây dựng CNXH. Liên Xô đã cung cấp tín dụng: máy móc cho Anbani xây dựng các khu công nghiệp mới như năng lượng khoảng sản, dầu lửa, v.v.. Trên các cánh đồng hợp tác xã nông nghiệp, sản phẩm tăng gần 2 lần rưỡi trong những năm 60 (so với trước chiến tranh). Anbani trở thành nước công, nông nghiệp.
Từ chỗ có 80% nhân dân Anbani mù chữ, tới giữa những năm 70 cả nước đã thực hiện giáo dục bắt buộc 8 năm. Ở Anbani, phục vụ y tế không mất tiền.
Vào đầu những năm 60, do bất đồng với Liên Xô và các nước Đông Âu, Anbani đã rút khỏi khối Vacxava và Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Anbani có quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950.
7. Cộng hòa nhân dân Hunggari
Đầu năm 1944, trên vùng lãnh thổ giải phóng, Mặt trận dân tộc độc lập Hunggari đã thành lập với sự tham gia của tất cả các lực lượng chống phát xít. Sau đó, thành phố Debrexen đã thành lập Chính phủ dân tộc làm thời. Ngày 4 1945, Hunggari được giải phóng hoàn toàn khỏi ách phát xít. Cách mạng dân chủ nhân dân được triển khai khắp cả nước. Các tổ chức phát xít bị giải tán. Trong các xí nghiệp đã thực hiện sự kiểm soát của công nhân. Chính quyền ở địa phương chuyển sang các uỷ ban dân tộc.
Trong những năm cách mạng dân chủ nhân dân, một trong những biện pháp quan trọng hơn cả là cài cách ruộng đất. Ở Hunggari, hơn 1/3 ruộng đất nằm trong tay địa chủ và nhà thờ. Chính quyền đã thủ tiêu sở hữu ruộng đất của địa chủ và giáo hội. Nhân dân được nhận ruộng đất,
Những biến đổi xã hội sâu sắc đã dẫn đến sự chống đối của giai cấp bóc lột. Ở Hunggari đã hình thành khối phần động mạnh, điển hình là Đảng Kinh tế tiểu nông. Nhà thờ Thiên Chúa giáo đóng vai trò to lớn trong đời sống chính trị đất nước. Các lực lượng xã hội dân chủ ủng hộ bọn phản động. Mọi âm mưu lật đổ đều nhằm bảo vệ chế độ tư sản ở Hunggari.
Trong cuộc bầu cử vào nghị viện tháng 11 – 1945, Đảng Kinh tế tiểu nông giành được 57% số phiếu bầu. Đa số ghể trong Chính phủ liên hiệp thuộc về đảng này. Chỉ có 4 đảng viên cộng sản tham gia chính phủ.
Nhân dân lao động Hunggari đòi thay đổi chính phủ. Ngày 1 – 2 – 1946, bất chấp sự chống đối của bọn phản động, Hunggari đã tuyên bố là nước cộng hoà. Trong Mặt trận dân tộc độc lập Hunggari đã hình thành “phái tả” với sự tham gia của những người cộng sản, những người Xã hội-dân chủ, Đảng Nông dân dân tộc và các công đoàn. Một bộ phận những người lao động của Đảng Kinh tế tiểu nông cũng ủng hộ phái tả”. “Phái tả” yêu cấu bọn phản động phải từ chức trong chính phủ, làm trong sạch Đảng Kinh tế tiểu nông và “quốc hữu hoá” công nghiệp.
Để ủng hộ các đòi hỏi của “phải tả”, tháng 3 – 1946 ở Budapét đã diễn ra cuộc mít tinh của 400 nghìn người. Làn sóng mít tinh, biểu tình tràn ngập đất nước.
Trước tỉnh hình đó, bọn phản cách mạng đã chuẩn bị âm mưu đảo chính, đứng đầu là Ph. Nadi, lãnh tụ Đảng Kinh tế tiểu nông, giữ chức Thủ tướng. Nhờ sự cảnh giác của những người cộng sản, vào đầu năm 1947, âm mưu chống nước cộng hoà đã bị đập tan.
Tháng 8 – 1947, trong cuộc bầu cử bất thường vào nghị viện, liên minh các Đảng Dân chủ nhận được đa số phiếu. Những người cộng sản chiếm được địa vị lãnh đạo trong chính phủ. Đại đa số giai cấp công nhân đã chuyển sang phía Đảng Cộng sản. Tới giữa năm 1948, ở Hunggari đã thiết lập chuyên chính vô sản.
Tháng 6 – 1948, tại Đại hội thống nhất những người cộng sản và Xã hội-dân chủ, Đảng Lao động xã hội chủ nghĩa Hunggari được thành lập, trở thành lực lượng lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tháng 8 – 1949, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước cộng hoà nhân dân Hunggari. Nhân dân chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hàng chục nhà máy, xí nghiệp được xây dựng Ở nông thôn, các hợp tác xã nông nghiệp được thành lập, chiếm 1/3 ruộng đất canh tác.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ban lãnh đạo Đảng Lao động Hunggari đã mắc sai lầm nghiêm trọng là kết nạp rộng rãi những người tình nguyện vào Đảng. Hậu quả là trong Dảng đã xuất hiện những phần tử dao động. kẻ thù trực tiếp làm yếu Đảng và chuyên chính vô sản. Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng thường xuyên bị vi phạm. Việc giải quyết vấn đề hợp tác hoá ở Hunggari không tuân thủ theo nguyên tác tự nguyện của nông dân, trong khi đó ban lãnh đạo Đảng Lao động XHCN Hunggari lại quá đề cao vấn đề “công nghiệp hoa”. Tất cả đã dẫn đến sự bất bình trong dân chúng. Lợi dụng sai lầm của ban lãnh đạo Đảng, bọn xét lại bắt đầu hoạt động, làm yếu Đảng từ bên trong
Ngày 23 – 10 – 1956, ở Hunggari đã diễn ra cuộc đảo chính bắt đầu từ cuộc biểu tình của sinh viên. Đêm 23 rạng ngày 24 – 10, cuộc biểu tình đã chuyển thành cuộc bạo động vũ trang. Một bộ phận quân đội cũng đi theo lực lượng biểu tình. Chính phủ mới được thành lập, do Imre Nagy làm Thủ tướng, đã tuyên bố rút khỏi tổ chức Hiệp ước Vácxava và yêu cầu phương Tây giúp đỡ. Trước tình hình đó, quân đội Liên Xô cùng các nước thuộc khối Vácxava đã can thiệp. Cuộc khủng hoảng ở Hunggari kết thúc. Sau cuộc đảo chính, Đảng Lao động XHCN Hunggari đổi tên thành Đảng Công nhân XHCN Hunggari. Lanôt Kađa được cử làm Bí thư thứ nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hunggari tiếp tục sự nghiệp xảy dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Hunggari theo thể chế một đảng, lãnh đạo tổ chức xã hội rộng lớn là Mặt trận Tổ quốc nhân dân. Trong những năm cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, các đảng chính trị khác không được bổ sung thêm đảng viên nên cuối cùng phải chấm dứt sự tồn tại.
Từ nửa sau những năm 60, Hunggari đã tiến hành cải cách kinh tế, vận dụng hệ thống điều hành kinh tế mới. Nhiệm vụ chủ yếu của cải cách là kết hợp đồng bộ hơn kế hoạch của trung ương với sự tự quản của các xí nghiệp. Cải cách đã dẫn tới sự phân công lao động quốc tế, sự tăng cường chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, sử dụng rộng rãi các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Từ “đất nước của 3 triệu người nghèo” (như người ta thường gọi Hunggari trước cách mạng), đến nửa sau những năm 70 Hunggari đã trở thành một nước công nghiệp phát triển. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Hunggari đã xảy dựng được các tổ hợp công nghiệp to lớn; cơ sở luyện thép Đunai, chế biến dấu ở Lônhinvarösơ, tàu điện ngầm Budapét, liên hiệp xây dựng nhà ở, v.v…
Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. So với trước cách mạng số lượng học sinh tăng 1 lần rưỡi, số sinh viên tăng 8 lán.
Đại hội Dàng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hunggari lần thứ XI (họp tháng 3 – 1975) đã vạch ra kế hoạch phát triển ở Hunggari trong 5 năm tiếp theo (kế hoạch 5 năm lần thứ năm, 1976 – 1980).
8. Cộng hoà dân chủ Đức
Đảng Cộng sản Đức không ngừng đấu tranh chống phát xít. Hàng chục nghìn người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh chống phát xít.
Ngày 8 – 5 – 1945, nước Đức phát xít đã đầu hàng không điều kiện. Để thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt, tiêu diệt chủ nghĩa quốc xã và bảo đảm sự phát triển dân chủ, quân đội Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã chiếm đóng Đức. Nước Đức bị chia làm 4 khu vực chiếm đóng. Mỗi vùng đều thực hiện chế độ quân quản. Để điều hành chung đất nước, người ta đã thành lập Uỷ ban kiểm soát với sự tham gia của 4 người đứng đầu mối vùng Thủ đô Đức Béclin được chia ra 4 phần và cũng bị quân đội của bốn nước chiếm đóng.
Trong vùng do quân đội Xô viết chiếm đóng, các quyết định thoả thuận giữa các đồng minh về xây dựng nước Đức đã được thực hiện đầy đủ. Kết quả của việc tiến hành “phi quân phiệt hoa” là thế lực phản động đã bị tước đoạt hoàn toàn cơ sở kinh tế phục vụ cho chủ nghĩa quân phiệt. Tài sản của bọn độc quyền (cũng như bọn phát xít và tội phạm chiến tranh) đã bị tịch thu và trở thành sở hữu của toàn dân. Việc tiến hành cải cách ruộng đất đã dẫn tới kết quả là 14 nghìn địa chủ bị tước đoạt, 560 nghìn nông dân được nhận 2,2 triệu ha ruộng đất cùng nhiều tài sản, trâu bò và nông cụ khác.
Trong quá trình thủ tiêu chủ nghĩa phát xít, bọn quốc xã đã bị loại khỏi các cơ quan nhà nước. Tội phạm chiến tranh và phát xít bị xử tội.
Việc triệt tiêu chủ nghĩa phát xít và bọn quốc xã không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của nhân dân, chính vì thế ở Đông Đức, phù hợp với hội nghị Potxđam, đã diễn ra quá trình “dân chủ hoá mọi mặt đời sống. Từ cơ sở bí mật trở về, những đảng viên cộng sản, những người xã hội dân chủ và các lực lượng chống phát xít khác đã triển khai hoạt động.
Theo sáng kiến của Đảng Cộng sản, các cơ quan chính quyền mới bắt đầu được thành lập. Đó là những cơ quan tự quản ở các thôn xã, thành phố và những vùng đã thiết lập nên chuyên chính dân chủ cách mạng của công nhân và nông dân.
Tháng 4 -1946, Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức đã được thành lập do Vinhen Pích làm Bí thư thứ nhất.
Để đưa nước Đức thành một nước dân chủ, hoà bình cần phải thu hút đông đảo nhân dân tham gia Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức. Chính vì thế những người cộng sản đã ủng hộ mọi hoạt động của các tổ chức và đảng phải yêu nước, chống phát xít. Mùa hè 1945, Liên đoàn dân chủ Thiên Chúa giáo được thành lập thu hút các lực lượng tư sản vừa và nhỏ trí thức, nông dân, công nhân. Ngoài ra, Đảng Dân chủ tự do của tư sản, viên chức, thợ thủ công cũng được thành lập. Năm 1948, ở Đức lại xuất hiện thêm hai đảng Đảng Nông dân dân chủ Đức và Đảng Dân tộc dân chủ Đức, thu hút các lực lượng tướng tá, thành viên của Đảng Quốc xã không có nợ máu với nhân dân.
Năm 1949, Mặt trận dân tộc dân chủ Đức được thành lập với sự tham gia của các đồng phải chính trị và tổ chức xã hội Đông Đức. Lúc đầu, Mặt trận tiến hành đấu tranh nhằm loại trừ hậu quả của chủ nghĩa phát xít, về sau Mặt trận đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng CNXH. Ở Đông Đức, nghị quyết của Hội nghị P’Atxđam đã được thực hiện nghiêm chỉnh. Cuộc cách mạng dân chủ chống phát xít tháng lợi.
Các cường quốc phương Tây, trước hết là Mỹ, đã làm thất bại việc thi hành nghị quyết của Hội nghị Ianta và Patxdam.Do đó, tháng 3 – 1948, Hội đồng kiểm soát đã chấm dứt hoạt động. Tháng 9 – 1949, với sự ủng hộ của Mỹ, Anh, Pháp, nhà nước Tây Đức được thành lập với tên gọi Cộng hoà liên bang Đức.
Nhân dân lao động ở vùng chiếm đóng của Liên Xô không muốn để mất những thành quả của cuộc cách mạng dân chủ chống phát xít và không cho phép sự phục hồi chủ nghĩa tư bản ở phía đông đất nước. Họ yêu cầu thành lập nhà nước của công nhân, nông dân Đức.
Ngày 7 – 10 – 1949, nước Cộng hoà dân chủ Đức được thành lập ở Đông Đức. Tham gia chính phủ công nhân và nông dân là đại biểu của tất cả các đảng phái ở trong Mặt trận dân tộc dân chủ Đức.
Như vậy, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với những chế độ xã hội khác nhau.
Mùa hè 1952, Hội nghị Đảng Xã hội thống nhất Đức thông qua nghị quyết về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân thống nhất Đức, tất cả các đảng và tổ chức của Mặt trận dân tộc dân chủ Đức đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bọn phục thù Tây Đức và những kẻ cổ vũ cho chúng là Mĩ đã tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức. Ngày 17 – 6 – 1953, các nhóm vũ trang từ Tây Béclin đã xâm nhập lãnh thổ Cộng hoà dân chủ Đức với mưu toan sáp nhập Cộng hoà dân chủ Đức vào Cộng hoà liên bang Đức. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, âm mưu của chúng đã bị đập tan.
Tiếp đó, các lực lượng lật đổ từ Cộng hoà liên bang Đức đã lợi dụng biên giới mở giữa Cộng hoà dân chủ Đức và Tây Béclin để phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cộng hoà dân chủ Đức (hoạt động trinh sát, thu gom hàng hoá khan hiếm). Ngày 13 – 8 – 1961, chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức đã tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát biên giới với Tây Béclin, thông qua việc xây dựng bức tường Béclin (lúc đầu bức tường được xây dựng còn sơ sài, về sau được củng cố vững chắc, hiện đại).
Bằng sự nỗ lực của hàng triệu nhân dân lao động, Cộng hoà dân chủ Đức đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Tới giữa những năm 60, sản lượng công nghiệp đã bằng sản lượng của cả nước Đức năm 1936. Các ngành công nghiệp hàng đầu cũng thu được những kết quả đáng kể.
Năm 1960, ở Cộng hoà dân chủ Đức đã tiến hành xong hợp tác hoá nông nghiệp. Điều đó có nghĩa là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã thắng lợi ở nông thôn cũng như thành thị. Năm 1968, Cộng hoà dân chủ Đức thông qua Hiến pháp mới. Năm 1974, kỉ niệm 25 năm thành lập, Cộng hoà dân chủ Đức đã trở thành một trong những nước phát triển.
Đại hội lần thứ IX Đảng Xã hội thống nhất Đức (5 – 1976) đã vạch ra dự thảo cương lĩnh của Đảng và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế quốc dân (1976 – 1980).
Về đối ngoại, uy tín của Cộng hoà dân chủ Đức ngày càng được khẳng định. Tháng 9 – 1971, chính phủ các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp đã thừa nhận Tây Béclin không thuộc lãnh thổ của Cộng hoà liên bang Đức. Ngày 21 – 12 – 1972, Hiệp ước đạt cơ sở cho quan hệ giữa hai nước Đức đã được kí kết và sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước Đức đã được thiết lập. Năm 1973, cả hai nước Đức gia nhập Liên Hợp Quốc. Ngày 7 – 10 – 1975, giữa Liên Xô và Cộng hoà dân chủ Đức đã kí kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, mở rộng và nâng cao mối quan hệ giữa hai nước.