Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước xã hội chủ nghĩa
1. Kí kết hiệp ước hữu nghị hợp tác và tương trợ giữa các nước
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước Đông Âu đứng trước nhiệm vụ cấp bách là phải tập trung sức lực vào việc khôi phục nền kinh tế, xây dựng lại đất nước của nhân dân các nước Đông Âu. Các thế lực phản cách mạng âm mưu lợi dụng những khó khăn kinh tế của các nước Đông Âu để từ đó làm mất quyền độc lập vé chính trị và khôi phục nên thống trị tư bản chủ nghĩa ở các nước này. Nhưng âm mưu của chú nghĩa đế quốc đã bị thất bại. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc hàn gắn những vết thương chiến tranh, Liên Xô vẫn tích cực giúp đỡ các nước Đông Âu để giải quyết những vấn đề cấp bách, tiếp tế lương thực, thực phẩm, các vật phẩm tiêu dùng và các trang thiết bị máy móc.
Mùa hè năm 1947, khi các nước đế quốc cắt đứt quan hệ và bao vây kinh tế các nước Đông Âu, thì các hiệp định kinh tế ngắn hạn kí với Liên Xô đã giúp các nước Đông Âu giải quyết được những khó khăn về nhiều mật và bảo đảm cho nền kinh tế các nước này tiếp tục phát triển:
– Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Liên Xô – Ba Lan (21-2-1945).
– Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Liên Xô – Mông Cổ (27-2-1946).
– Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Liên Xô – Rumani (4-2-1948).
– Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Liên Xô – Hunggari(18-2-1948).
– Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ Liên Xô Bungari (18-3-1948).v.v…
Cùng thời gian đó, các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu cũng đã tiến hành ki kết những hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau.
Nội dung các hiệp ước đó đã góp phần quan trọng vào việc khắc phục những khó khăn sau chiến tranh, củng cố nền độc lập dân tộc, chống lại sự bao vây can thiệp của các nước phương Tây. Nhờ sự giúp đỡ hào hiệp của Liên Xô về mọi mặt, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu có điều kiện thuận lợi đập tan những âm mưu phản cách mạng của kẻ thù trong và ngoài nước, tiến hành những cải cách dân chủ, chuẩn bị cơ sở cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
Năm 1949, khi các nước Đông Âu bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những yêu cầu về giúp đỡ và hợp tác giữa Liên Xô và các nước này ngày càng đòi hỏi cao hơn và đa dạng hơn: cần có sự hợp tác nhiều bên, sự phân công và chuyên môn hoá trong sản xuất giữa các nước nhằm nâng cao năng suất lao động và dần dần xoá bỏ tình trạng chênh lệch vẻ trình độ phát triển, tăng thêm sức mạnh trong việc đối phó với chính sách bao vây kinh tế của các nước phương Tây. Vì vậy, ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (viết tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu là: Liên Xô, Anbani (1960 rút khỏi SEV), Ba Lan, Bungari. Hunggari, Tiệp Khắc. Sau này thành phần tham gia được mở rộng: Cộng hoà dân chủ Đức (1950), Cộng hoà nhân dân Mông Cổ (1962), Cộng hoà Cuba (1972) và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1978).
Ngoài ra còn có một số nước tham gia với tư cách quan sát viên: Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Cộng hoà dân chủ nhân dân Angiêri, nước Êtiôpi xã hội chủ nghĩa. SEV còn có hiệp định về hợp tác với Nam Tư (1964), Phần Lan (1973), Irắc (1975), Mehicô (1975), Nicaragoa (1983).
Theo điều lệ (thông qua 1959), mục đích của SEV là tiếp tục củng cố và hoàn thiện sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, phát triển sự liên hợp quốc tế xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao mức sống của các nước thành viên.
Cơ quan cao nhất của SEV là các khoa họp Hội đồng gồm những người đứng đầu chính phủ của các nước thành viên. Dưới đó là Ban chấp hành gồm các Phó thủ tướng các nước thành viên, các uỷ ban chuyên môn và Ban thư kí của SEV.
Sau hơn 20 năm hoạt động, Hội đồng tương trợ kinh tế đã có những giúp đỡ to lớn đối với các nước thành viên trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Nhiều tổ chức liên hợp quốc tế của SEV đã được thành lập, như Trung tâm điều phối hệ thống năng lượng, Liên hợp quốc tế luyện kim ở Budapét, Tổ chức hợp tác đường sắt ở Vácxava, Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân Đúpna, Viện tiêu chuẩn hoá của SEV… Trong những năm 1951 – 1973, tỉ trọng của SEV trong sản xuất công nghiệp thế giới đã tăng từ 18% lên 33%, với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp hàng năm bình quân là khoảng 10%, thu nhập quốc dẫn của các nước thành viên SEV năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Liên Xô đã giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của SEV. Từ năm 1949 – 1970, Liên Xô đã cho các nước thành viên vay 13 tỉ rúp với lãi suất nhẹ và viện trợ không hoàn lại tới 20 tỉ rúp.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động Hội đồng tương trợ kinh tế đã bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót, như tình trạng hầu như “khép kín” và không hoà nhập được vào đời sống kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế và toàn cầu hoá; hoặc chưa coi trọng đầy đủ những tiến bộ của khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng những đòi hỏi của sản xuất và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng; nặng về trao đổi hàng hoá mang tính bao cấp, sự hợp tác trong các kế hoạch kinh tế dài hạn gặp phải những trở ngại của cơ chế quan liêu bao cấp, sự phân công sản xuất theo chuyên môn hóa có những chỗ chưa hợp lí vv…
3. Tổ chức hiệp ước Vacxava
Kể từ năm 1949, tình hình thế giới ngày càng trở nên căng thẳng với việc Mỹ và các nước đồng minh của Mĩ đẩy mạnh chính sách “Chiến tranh lạnh”, ráo riết chạy đua vũ trang và thành lập các liên minh quân sự nhằm chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 4 – 1949, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt theo tiếng Anh là NATO) ra đời với sự tham gia của 12 nước tư bản phương Tây làm cho tình hình thế giới thêm căng thẳng, bởi đây là liên minh quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của Mĩ và các đồng minh.
Sau đó liên tiếp ra đời các liên minh quân sự khác: ANZUS (1951), Khối quân sự Đông Nam Á (SEATO, 1954), Khối quân sự trung tâm (CENTO, 1959).
Năm 1955, các nước thành viên NATO lại quyết định cho Tây Đức gia nhập liên minh quân sự này nhằm biến Tây Đức thành lực lượng xung kích chống Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác. Tình hình châu Âu càng trở nên căng thẳng, nền hoà bình và an ninh khu vực bị đe doạ nghiêm trọng
Trước tình hình đó, các nước Anbani, Ba Lan, Bungari, Cộng hoà dân chủ Đức, Hunggari, Liên Xô, Rumani và Tiệp Khắc họp tại Vacxava ngày 14 – 5 – 1955 đã thoả thuận cùng nhau kí kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ. Bản hiệp ước có hiệu lực từ 5 – 6 – 1955 với thời hạn 20 năm (sau này có thể tiếp tục gia hạn) đánh dấu sự ra đời của Tổ chức hiệp ước phòng thủ Vacxava nhằm duy trì hoà bình, an ninh châu Âu, củng cố tỉnh hữu nghị, sự hợp tác và sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa anh em…(.)
Tổ chức hiệp ước Vacxava mang tính chất là một liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. Theo hiệp ước, trong trường hợp một hay nhiều nước thành viên của tổ chức này bị tấn công hoặc bị đe dọa an ninh, các nước thành viên khác có nhiệm vụ giúp đỡ nước bị tấn công hoặc bị đe dọa bằng mọi phương tiện có thể, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang.
Về cơ cấu tổ chức, Tổ chức hiệp ước Vaexava gồm Uỷ ban tư vẫn chính trị để trao đổi ý kiến về các vấn đề mà các nước thành viện cùng quan tâm; Bộ chỉ huy liên hợp lực lượng vũ trang, gồm những lực lượng vũ trang được tách ra theo sự thoả thuận của các nước thành viên.. Sau này lập thêm Uỷ ban các bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên (1969), Uỷ ban các bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên tổ chức hiệp ước Vacxava (1976) và Ban thư kí liên hợp.
Sau khi ra đời với những hoạt động của mình, Tổ chức hiệp ước Vacxava đã có những ảnh hưởng tích cực và to lớn đối với sự phát triển tình hình ở châu Âu và thế giới. Như một đối trọng với NATO, Tổ chức hiệp ước Vacxava đã đóng vai trò quan trọng gìn giữ hoà bình, an ninh châu Âu và thế giới. Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước thành viên đã đưa tới sự hình thành thế chiến lược cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa và các nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu những năm 70. Tuy nhiên, với mục đích cao cả là giữ gìn hoà bình, an ninh châu Âu và thế giới, các nước thành viên Tổ chức hiệp ước Vacxava đã nhiều lần bày tỏ ý đó sẵn sàng giải thể trong điều kiện khởi NATO cũng đồng thời làm như thế.
4. Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa khác
Ngoài các mối quan hệ trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế và Tổ chức hiệp ước Vacxava, giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước xã hội chủ nghĩa khác còn có nhiều mối quan hệ hợp tác về mọi mặt riêng biệt.
Sau khi cách mạng Trung Quốc tháng lợi và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, ngày 14 – 2 – 1950, hai chính phủ Liên Xô và Trung Quốc đã kí kết “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô – Trung”, xác định về mặt pháp lí khối liên minh giữa Liên Xô và Trung Quốc nhằm chống lại mọi âm mưu tấn công xâm lược của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài. Ngoài ra, Liên Xô còn cho Trung Quốc vay tiền, giúp đỡ chuyên gia và kĩ thuật để Trung Quốc có thể khôi phục và phát triển kinh tế của mình.
Trong những năm 50, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc là hữu nghị, góp phần tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng từ đầu những năm 60 trở đi, mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, đối đầu và đến năm 1969, xung đột vũ trang giữa quân đội hai nước đã nổ ra ở biên giới Xô – Trung. Từ sau đó, mỗi quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng, phức tạp.
Năm 1989, trong xu thể hoà hoãn, “đối thoại” giữa các cường quốc trên thế giới, Tổng thống Liên Xô-Goocbachóp đã đến thăm Trung Quốc, hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, chấm dứt thời kì “đối đầu” và mở ra một thời kì mới – thời kì bình thường hoa trong quan hệ Liên Xô và Trung Quốc.
Ở Đông Âu, do bất đồng về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, mỗi quan hệ giữa Liên Xô và Nam Tư đã trở nên căng thẳng, đối đầu. Đến năm 1954, Liên Xô và Nam Tư đã bình thường hoá trở lại mối quan hệ giữa hai nước song không gắn bó như trước nữa. Cũng từ những năm 60 trở đi, quan hệ giữa Liên Xô và Anbani cũng trở nên căng thẳng, đối đầu: hai bên đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, Anbani rút khỏi khối hiệp ước Vacxava và Hội đồng tương trợ kinh tế (khỏi SEV). Sau 30 năm gián đoạn, đầu năm 1991, Liên Xô và Anbani đã bình thường hoá trở lại mối quan hệ giữa hai nước.
Năm 1992, trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước.