Các nước Đông Bắc Á

1. Trung Quốc 

a) Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập 

Cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc kéo dài nhiều năm đã kết thúc thắng lợi. Sau chiến tranh chống Nhật, cục diện cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã có nhiều biến đổi quan trọng khác trước: lực lượng quân đội chủ lực phát triển lên tới 120 vạn người, dân quân 200 vạn người, vùng giải phóng bao gồm 19 khu căn cứ (chiếm gần 1/4 đất đai và gần 1/3 dân số toàn quốc) trong đó có những thành phố, thị trấn quan trọng. Sau kháng chiến chống Nhật, Liên Xô đã chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc, một vùng công nghiệp có vị trí chiến lược rất quan trọng, cho Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền cách mạng quản lí. Đồng thời Liên Xô còn chuyển giao toàn bộ vũ khí giải giáp đội quân Quan Đông của Nhật và một phần vũ khí của các phương diện quân Xô viết trước khi các đạo quân này rút về nước cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. 

Những nhân tố nêu trên đã có tác động sâu sắc làm thay đổi so sánh lực lượng trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc – thế lực cách mạng đẩy lùi được thế lực cơ hội chủ nghĩa và nắm quyền chi phối đường lối của Đảng. Đó là bối cảnh dẫn tới sự phát triển và thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc. 

Trong thời kì kháng chiến chống Nhật, tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã thực hiện đường lối chống Nhật tiêu cực, rút quân chủ lực về đóng chốt ở vùng Tây Nam để bảo toàn và tích lũy lực lượng. Ngay sau khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, Tưởng Giới Thạch cho gấp rút vận chuyển quân lính đến khu mới giải phóng, ngăn cản quân giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật.

Lợi dụng danh nghĩa tiếp quản, tập đoàn tư bản quan liêu, đứng đầu là 4 gia tộc lớn (Tưởng Giới Thạch, Tổng Tử Văn, Khổng Tường Hy, Trấn Lập Phu) đã chiếm hầu hết các ngân hàng, xí nghiệp công nghiệp và tài sản thương nghiệp quốc gia mà trước đây phát xít Nhật đã chiếm đoạt. 

Đi đối với sự lũng đoạn về kinh tế, tài chính và sự chuyển chế độc tài vẽ chính trị, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động nội chiến nhằm tiêu diệt Dàng Cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc, Tưởng còn thực hiện chính sách bất lính, vơ vét lương thực để chuẩn bị nội chiến. Chính vì thế, đông đảo nhân dân lâm vào cảnh đói rét, phá sản, lưu lạc tha phương. Tỉ lệ công nhận thất nghiệp gia tăng, riêng ở Thượng Hải năm 1946, công nhân thất nghiệp chiếm 37,5% tổng số công nhân. 

Xuất phát từ tình hình trong nước và nguyện vọng được sống trong hòa bình, độc lập dân tộc của nhân dân Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành hòa bình dân chủ, chống lại sự can thiệp của Mĩ và chính sách nội chiến của tập đoàn Tưởng Giới Thạch. 

Ngày 26-8-1945, tại Trùng Khánh, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã diễn ra cuộc đàm phán để thực hiện hòa bình dân chủ. Do áp lực đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và sự nỗ lực của Đảng Cộng sản, ngày 10-10-1945, hai bên đã kí kết Hiệp định song thập, trong đó quy định những biện pháp bảo vệ hòa bình trong nước, xác định việc triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị để bàn việc xây dựng đất nước. 

Mặc dù phải tiến hành Hội nghị hiệp thương chính trị và thông qua những nghị quyết về hòa bình, dân chủ cho nhân dân cả nước, nhưng tập đoàn Tưởng Giới Thạch (với sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ) vẫn ráo riết chuẩn bị nội chiến. Mĩ đã trang bị, huấn luyện trên 50 vạn quân Tưởng Giới Thạch, giúp đỡ vận chuyển quân Tưởng đến bao vây các khu giải phóng, đưa 10 vạn quân Mĩ đổ bộ vào Trung Quốc (Sơn Đông). Trong vòng chưa đầy 2 năm sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, MI đã “viện trợ cho Tưởng Giới Thạch 4 tỉ 430 triệu đôla, trong đó đại bộ phận là viện trợ quân sự. Sau khi chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, ngày 20–7–1946 Tưởng Giới Thạch phát động cuộc tấn công quân sự với quy mô lớn (113 lữ đoàn, khoảng 160 vạn quân) vào các vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuộc nội chiến chính thức bùng nổ. 

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không giữ đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng lực lượng của mình. Qua một năm nội chiến, so sánh lực lượng giữa hai bên đã có những biến đổi to lớn. Quân giải phóng đã tiêu diệt được 1.112.000 quân chủ lực Quốc dân đảng và phát triển lực lượng chủ lực của mình tới 2 triệu người.

Ngày 30-6-1947, quân giải phóng nhân dân vượt sông Hoàng tiến vào vùng Đại Biệt Sơn, khôi phục và phát triển khu giải phóng Trung Nguyên, mở đầu cho giai đoạn phản công trên toàn quốc. Tiếp đó, quân giải phóng ở Đông Bắc, Tây Bắc và Hoa Đông cùng lần lượt chuyển sang phản công đánh chiếm lại các vùng bị mất và tiến quân vào khu vực thống trị của Quốc dân đảng Qua ba chiến dịch lớn: Liều – Thẩm (vùng Liêu Ninh, Thẩm Dương và Trường Xuân), Hoài – Hải (vùng Hải Châu, Thượng Khưu, Làm Thành và Từ Châu), Bình – Tân (vùng Bắc Bình và Thiên Tân) kéo dài 4 tháng 19 ngày, quân giải phóng đã tiêu diệt 144 sư đoàn chính quy, 29 sư đoàn không chính quy, gồm hơn 1.540.000 quân tinh nhuệ của Tường Giới Thạch xương sống” của nền thống trị phản động đã bị bẻ gãy. 

Ngày 21-4-1949, Quân giải phóng mở cuộc tiến công vượt sông Trường Giang Ngày 23-4, Nam Kinh, trung tâm thống trị của tập đoàn Tường Giới Thạch được giải phóng. Nền thống trị của Quốc dân đảng đến đây chính thức sụp đổ. Đến cuối năm 1949, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng, trừ Tây Tạng Tập đoàn Tưởng Giới Thạch tháo chạy ra Đài Loan. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc hoàn thành thắng lợi năm 1949 là một trong những sự kiện to lớn, có ý nghĩa quan trọng của lịch sử thế giới thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thắng lợi này kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến tư sản mại bản, đưa nhân dân Trung Quốc vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Với diện tích bảng 1/4 châu Á và chiếm gần 1/4 dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc vào thời điểm đó đã tăng cường ảnh hưởng và lực lượng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. 

b) Những thành tựu trong mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1919 – 1959)

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, Trung Quốc bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ đưa Trung Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. 

Ngày 30-6-1950, Luật cải cách ruộng đất” của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được chính thức ban hành. Cải cách ruộng đất được tiến hình trong toàn quốc, trừ những vùng thiểu số. Đến cuối năm 1952, cải cách ruộng đất được hoàn thành căn bản trong cả nước. 

Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành tịch thu những tài sản của bọn tư sản mại bản như nhà máy, hầm mỏ, ngân hàng, bưu điện, giao thông vận tải và các tổ chức lũng đoạn thương nghiệp v.v… Tất cả những tài sản này đã được quốc hữu hóa và chuyển thành thành phần kinh tế quốc doanh. Mọi đặc quyền đặc lợi của các cường quốc đế quốc đều bị xóa bỏ, Nhà nước hoàn toàn nám ngành ngoại thương. 

Năm 1952, công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành. Sản lượng công nghiệp tăng gấp 2 lần năm 1949 và đã vượt mức trước chiến tranh 

Năm 1957, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957) hoàn thành thắng lợi. Sản lượng công – nông nghiệp so với năm 1949 tăng 4,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần, trong đó sản xuất tư liệu sản xuất tăng hơn 6 lần. So với năm 1952, sản lượng công nghiệp tăng 140, sản lượng nông nghiệp và nghề phụ tăng 25%. Trung Quốc bước đầu xây dựng được cơ sở công nghiệp nặng của mình, đã tự sản xuất được 60% thiết bị máy móc cần thiết và có thể xuất khẩu một bộ phận. Trong nông nghiệp, việc hợp tác hóa đã hoàn thành với 97% tổng số hộ toàn quốc đã gia nhập hợp tác xã. Việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng hoàn thành 

Những thành tựu đạt được trên đây nhờ vào sự nỗ lực của nhân dân Trung Quốc, đồng thời nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc hơn 6 tỉ rúp, trên 1000 hạng mục công trình – trong đó có 374 công trình đặc biệt lớn. 

Cùng với những tiến bộ to lớn về kinh tế, nền văn hóa giáo dục Trung Quốc cũng có những bước tiến vượt bậc. Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học bắt đầu thực hiện những cải cách quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của nước Trung Hoa mới. 

Ngày 15-9-1954, Quốc hội khóa đầu tiên đã họp và thông qua Hiến pháp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 

Về chính sách đối ngoại, trong những năm 1949-1959 Trung Quốc thực hiện đường lối đối ngoại góp phần củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới. Nhờ vậy, địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc tế. 

Đối với phong trào giải phóng dân tộc, Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và giúp đỡ về tinh thần và vật chất. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950 – 1953, Trung Quốc đã phái quân tình nguyện sang giúp đỡ nhân dân Triều Tiên chống đế quốc Mĩ. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã ủng hộ nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.

Như thế, trải qua hơn một thập niên, lần đầu tiên ở Trung Quốc đã xuất hiện một cục diện chính trị, xã hội tương đối ổn định, với sự phát triển tương đối nhanh chóng trên mọi lĩnh vực. 

c) Trung Quốc từ năm 1959 đến 1978 

Từ năm 1959, Trung Quốc trải qua hai mươi năm không ổn định vẻ kinh tế, chính trị, xã hội (1959 – 1978). 

Từ cuối năm 1957, sau khi tham dự Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân ở Mátxcơva, Mao Trạch Đông triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng để ra đường lối “đại nhảy vọt” với phương châm “nhanh, nhiều, tốt, rẻ, xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đầu năm 1958, Mao Trạch Đông chính thức đưa ra đường lối “ba ngọn cờ hồng” gồm: đường lối chung, đại nhảy vọt và công xã nhân dân. 

Việc thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, đặc biệt việc xây dựng công xã nhân dân (sáp nhập các hợp tác xã thành công xã nhân dân, thực hiện chế độ “bao cấp” phương thức sinh hoạt và lao động quân sự hóa) và “đại nhảy vọt” đã làm cho nền kinh tế của Trung Quốc bị đảo lộn, hỗn loạn, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Cuối năm 1958, nạn đói diễn ra trầm trọng làm khoảng trên 30 triệu người chết đói. Đồng ruộng bỏ hoang, nhà máy bị đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, lương thực và vì phải tập trung vào “luyện thép” (năm 1958 được gọi là năm “lấy sản xuất thép làm cương lĩnh hoạt động”, và toàn dân phải tham gia luyện thép để đạt sản lượng 18 triệu tấn thép). 

Trước tình hình khẩn cấp, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp ở Vũ Xương tháng 12-1958. Hội nghị cử Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước thay thế Mao Trạch Đông và thành lập tổ sửa sai để sửa chữa những sai lầm và hậu quả do đường lối “ba ngọn cờ hồng” gây nên. Cũng từ đó, trong nội bộ Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc đã diễn ra những bất đồng vẽ đường lối và tranh chấp về quyền lực mà đỉnh cao là cuộc “đại cách mạng văn hóa vô sản”, diễn ra trong những năm 1966 – 1969. 

Đầu tháng 8.- 1966, cuộc “đại cách mạng văn hóa vô sản” bắt đầu. Hàng chục triệu “tiểu tướng” Hồng vệ binh được huy động đến đập phá các cơ quan Đảng và chính quyền, lôi ra đấu tố, truy bức nhục hình từ Chủ tịch nước đến Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, tưởng t… Các “tiểu tướng” Hồng vệ binh có quyền giải tán cấp ủy Đảng và các đoàn thể quần chúng, cách chức các cấp chính quyền và lập ra cái gọi là “Ủy ban cách mạng văn hóa” để nắm mọi quyền lực của Đảng và chính quyền. Vì thế “cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản” đã làm cho hàng chục triệu người bị tàn sát hoặc xử lí oan ức, gây nên một cục diện hỗn loạn, đau thương trong lịch sử Trung Quốc. 

Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Trung Quốc (họp tháng 4-1969) đánh dấu cuộc cách mạng văn hóa vô sản đã kết thúc về cơ bản. 

Suốt từ năm 1969 đến 1976, nghĩa là từ sau Đại hội IX đến lúc Mao Trạch Đông qua đời và “bè lũ bốn tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiểu, Vương Hồng Van, Diều Văn Nguyễn) bị lật đổ, đường lối “ba ngọn cờ hồng” được tiếp tục thực hiện. Kết quả là tình hình kinh tế, xã hội của Trung Quốc ngày càng đen tối, hỗn loạn. 

Sau khi Mao Trạch Đông qua đời (9-9-1976), Hoa Quốc Phong – Diệp Kiếm Anh – Đặng Tiểu Bình đã lật đổ “bẻ lũ bốn tên” (ngày 6-10-1976). Tháng 8-1977, Đại hội XI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định quyền lực của Hoa Quốc Phong – Đặng Tiểu Bình – Diệp Kiếm Anh. Sau đó,Đặng Tiểu Bình lên nắm cương vị lãnh đạo. 

Trong những năm từ 1968 đến 1978, những người lãnh đạo Trung Quốc không để ra kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn mà chỉ có những kế hoạch hàng năm, rồi sau đó lại mất mấy năm để điều chỉnh lại. Đồng thời trong nội bộ giới lãnh đạo vẫn tiếp tục diễn ra nhiều cuộc thanh trừng, lật đổ län nhau. 

Về đối ngoại, từ năm 1959 trở đi, giới lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới. 

d) Trung Quốc từ năm 1979 đến nay 

Tháng 12-1978, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc họp, vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế – xã hội ở Trung Quốc. Qua Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9-1982) và đặc biệt là Đại hội lần thứ XIII (10-1987), đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, với những nội dung chủ yếu sau đây: trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc; lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm; kiên trì “bốn nguyên tắc cơ bản” (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Lênin – tư tưởng Mao Trạch Đông); thực hiện cải cách và nở cửa, phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa, giàu mạnh, dân chủ, văn minh. 

Sau mười năm cải cách, từ 1979 đến 1988, mức tăng bình quân hàng năm của tổng sản phẩm quốc dân là 9,6%, vượt mức của thời kì 1953-1978 là 61%. Trong thời gian 10 năm, xuất nhập khẩu tăng gấp 4 lần. Thu nhập bình quân hàng năm của nông dân tăng 11,8%, của dân thành phố tăng 6,5%. Năm 1988, tổng giá trị sản phẩm quốc dân đạt 1.401,5 tỉ đồng (nhân dân tệ), thu nhập quốc dân là 1.177 tỉ đồng (so với năm 1949, tang 20 lần), đứng vào hàng thứ 8 trên thế giới. Sản lượng công nghiệp từ nam 1978 đến 1990 tăng trung bình hàng năm là 12,6%. 

Về nông nghiệp, từ năm 1980 đến năm 1990, mức tăng bình quân hàng năm về lương thực đã đạt 10 triệu tấn, bông -16 vạn tấn, các loại thịt-1 triệu 18 vạn tấn. Chính nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như vậy về tổng sản lượng nông phẩm, Trung Quốc đã thay đổi được vị trí thứ yếu của mình về nông phẩm trên trường quốc tế. 

Về khoa học – kĩ thuật, sau ngày giải phóng (1949) Trung Quốc chỉ có 30 viện, sở nghiên cứu khoa học với 5 vạn cán bộ, nhân viên, trong đó chỉ có 500 người đang tiến hành công tác nghiên cứu. Ngày nay, Trung Quốc có 11 triệu cán bộ khoa học – kĩ thuật với 5400 viện, sở nghiên cứu khoa học kĩ thuật không ngừng đạt được những thành tựu to lớn. 

Ngày 16-10-1964, Trung Quốc đã thành công trong cuộc thử nghiệm vụ nổ bom nguyên tử đầu tiên, tiếp đó ngày 17-6-1965 lại thành công trong việc nghiên cứu bom khinh khí, mở đường cho Trung Quốc trở thành một cường quốc hạt nhân. Ngày 24-2-1970, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên, đến nay Trung Quốc đã phóng 30 vệ tinh các loại, trong đó có 7 vệ tinh nghiên cứu khoa học, 7 vệ tinh nghiên cứu kĩ thuật, 16 vệ tinh ứng dụng. Với số lượng vệ tinh, Trung Quốc đứng hàng thứ tư thế giới. 

Bước vào thập niên 90, Trung Quốc tiếp tục những hoạt động cải cách “mở cửa” sôi động và đạt tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao nhất thế giới.

Năm 1993 là năm đầu tiên Trung Quốc triển khai thực hiện đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIV, quyết tâm đẩy mạnh cải cách theo hướng phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện điều đó. Trung Quốc tiến hành kiện toàn lại toàn bộ bộ máy lãnh đạo các cấp và phát huy năng lực của lớp cán bộ kế cận, giải thể Ủy ban cố vấn trung ương tổn tại suốt hơn 10 năm qua, thay thế 26 trong số hơn 40 bộ trưởng các ngành (trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Tấn Cơ Vi và Thống đốc ngân hàng Lê Quý Tiên), bầu mới 8 tỉnh trưởng, thuyên chuyển công tác 4 tỉnh trưởng trong tổng số 30 tỉnh, thành phố thuộc trung ương. 

Song song với các biện pháp cải cách hành chính, Trung Quốc cũng mạnh dạn áp dụng các biện pháp cải cách kinh tế và mở cửa’ đối ngoại: cho người nước ngoài vào kinh doanh, du lịch; nới lỏng việc kiểm soát khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Để chuẩn bị cơ chế kinh tế cho việc Trung Quốc gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại thế giới), từ giữa năm 1993 Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách cải cách ngoại thương quan trọng như: giảm thuế nhập khẩu 200 mặt hàng từ các nước phương Tây, giảm 53,2% tổng số mặt hàng lâu nay bị đánh thuế xuất nhập khẩu… Kế hoạch ngoại thương dài hạn của Trung Quốc xác định rõ ràng từ năm 1993 đến năm 2000, Trung Quốc sẽ nhập 210 hạng mục sản xuất từ các nước phương Tây, trong đó gồm 23 ngành sản xuất về nông nghiệp, năng lượng, giao thông, bưu điện, công nghiệp nhẹ… với tổng kim ngạch khoảng 30 tỉ USD. 

Với những biện pháp có tính chất đòn bẩy đó, nền kinh tế đã có những bước phát triển mới. Năm 1992, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đạt 12,8%, năm 1993 là 13,4% (trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 21%), nông nghiệp 4%, sản lượng lương thực đạt 456,45 triệu tấn (mức cao nhất trong lịch sử), sản xuất nông nghiệp ổn định. Năm 1993, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đạt 3.138 tỉ nhân dân tệ, tăng 13,4% so với năm 1992. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước rõ rệt: thu nhập quốc dân binh quân đầu người ở thành phố tăng 12% so với năm 1992, ở nông thôn tăng 2%, 

Về chính sách đối ngoại, từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước Trung Quốc cũng có nhiều đổi mới, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Inđônêxia, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế, trong đó có vấn đề Campuchia và tìm mọi cách nâng cao địa vị của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Trong quan hệ với các nước láng giềng xung quanh, Trung Quốc đặc biệt coi trọng và thúc đẩy quan hệ mọi mặt với các nước ASEAN. Nam 1993 được coi là “năm ASEAN của Trung Quốc”. Trong năm 1993, Trung Quốc đã mời hầu hết các nước ASEAN sang thăm Trung Quốc và cử Chủ tịch Quốc hội Kiểu Thạch, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng ngoại giao sang thăm các nước ASEAN; mở cửa rộng rãi cho các nước ASEAN đầu tư vào Trung Quốc với chính sách ưu đãi riêng. Với các hoạt động kinh tế, chính trị này, Trung Quốc ngày càng đi sậu hòa nhập vào thị trường Đông Nam Á và củng cổ thềm vành đai an ninh của Trung Quốc, từng bước triển khai vành đai kinh tế Đại Trung Hoa mà nòng cốt chủ yếu là lực lượng Hoa kiểu và người Hoa ở khu vực Đông Á. 

Song song với việc tăng cường quan hệ Trung Quốc – ASEAN, Trung Quốc cũng chú trọng cải thiện quan hệ với các nước láng giềng có cùng chung biên giới với Trung Quốc qua việc kí kết các hiệp định, buôn bán biên giới với Nga, Mông Cổ; kí hiệp định tin cậy với Ấn Độ; kí kết hiệp định biên giới với Lào. Trong quan hệ với Việt Nam, từ tháng 11-1991 hai bên đã khôi phục và phát triển quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, kí 30 hiệp định và thỏa thuận cấp chính phủ. Tháng 12-1999, hai bên đã kí Hiệp ước biển giới trên đất liền, khai thông các tuyến đường sắt, đường bộ, đường không. 

2. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc 

Ngày 15-8-1945, quân đội Liên Xô đã cùng với nhân dân Triều Tiên tiêu diệt đội quân Quan Đông của phát xít Nhật, giải phóng miền Bắc Triều Tiên. Trong tháng 8 và tháng 9-1945, nhân dân cả hai miền Nam, Bắc đã nổi dậy lật đổ các thế lực phản động, thành lập các ủy ban nhân dân. 

Theo nghị quyết của Hội nghị Ianta (2-1945), Triều Tiên bị tạm thời chia làm hai miễn; miền Bắc thuộc quyền quân quản của Liên Xô và miền Nam là miền quân quản của Mĩ. Vĩ tuyến 38° được coi là ranh giới tạm thời của 2 bên quân quần. 

Tại Hội nghị ngoại trưởng 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc họp ở Mátxcơva (12–1945), việc giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thỏa thuận theo những quy định sau đây : – Xây dựng một quốc gia độc lập ; – Thành lập một chính phủ dân chủ để đảm nhiệm việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và văn hóa chung cho cả nước ; – Ủy ban hỗn hợp gồm đại biểu của hai bộ tư lệnh quân đội Liên Xô và Mĩ đóng ở bán đảo sẽ giúp vào việc thành lập một chính phủ lâm thời. 

Theo thỏa thuận chung, thay mặt Đồng minh, quân đội Liên Xô sẽ đóng ở bắc vĩ tuyến 38°, còn phía nam là quân đội Mỹ. 

Tuy nhiên, việc thành lập một chính phủ chung cho cả nước gặp rất nhiều khó khăn và không thực hiện được. Sự bất đồng quan điểm Xô-Mĩ đã dẫn đến sự bế tắc trong việc thành lập một chính phủ lâm thời ở Triều Tiên. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định lập một Ủy ban tạm thời của Liên Hợp Quốc về Triều Tiên”, có nhiệm vụ tạo điều kiện cho việc thành lập chính phủ toàn quốc Triều Tiên sau tuyển cử và thúc đẩy nhanh chóng việc rút quân đội chiếm đóng. Ủy ban gồm đại biểu của các nước sau đây: Ôxtrâylia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Philippin, Xanvado, Niri và Ucraina (nhưng Ucraina đã từ chối tham gia hoạt động của Ủy ban này). 

Trên thực tế, Uỷ ban tạm thời của Liên Hợp Quốc chỉ thực hiện công việc của mình ở miền Nam. Ngày 10-5-1948, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành ở miền Nam, tổ chức “Hội quốc gia nhằm thực hiện nhanh chóng nến độc lập Triều Tiên” giành được đa số phiếu và lãnh tụ của Hội là Lý Thừa Văn đứng ra lập chính phủ mới, thành lập nhà nước lấy tên là Đại Hàn dân quốc (Hàn Quốc). 

Đồng thời, ở Bắc Triều Tiên, “Hội đồng nhân dân Bắc Triều Tiên” được triệu tập và lập ra Ủy ban chấp hành do tưởng Kim Nhật Thành làm Chủ tịch. Ủy ban này đã dự thảo Hiến pháp mới. Tháng 8-1948, Hội nghị nhân dân toàn Triều Tiên được bầu, hội nghị gồm 300 đại biểu Nam Triều Tiên và 212 đại biểu Bắc Triều Tiên. Ngày 9-9-1948, Hội nghị tuyên bố thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và cử chính phủ do Kim Nhật Thành đứng đầu. Ngay sau đó Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu (kể cả Nam Tư) đã công nhận chính phủ đó. Tháng 8–1950, Trung Quốc công nhận Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. 

Tháng 12–1948, Ủy ban tạm thời được thay thế bằng một Ủy ban thường trực của Liên Hợp Quốc về Triều Tiên. Cũng trong tháng 12-1948, Liên Xô tuyên bố rút quân chiếm đóng khỏi Bắc Triệu Tiền. Mĩ cũng hành động tương tự như Liên Xô, và tháng 6-1949 ở Nam Triều Tiên chỉ còn lại một phái bộ quân sự 500 người. Như vậy, do những bất đồng về quan điểm, một đường ranh giới quân sự đã trở thành đường biên giới gần như không thể vượt qua được giữa hai quốc gia ở phía bắc và phía nam bán đảo Triều Tiên. 

Ngày 25-6-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ trên toàn tuyến ranh giới. Sau 3 tháng chiến tranh, quân đội Bắc Triều Tiên đã vượt qua vĩ tuyến 38%, chiếm 95% đất đai và 97% số dân ở miền Nam.

Ngày 7–7–1950, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết yêu cầu Mĩ cử tư lệnh lực lượng thống nhất của Liên Hợp Quốc đưa quân đến Triều Tiên. Mĩ đã tập trung toàn bộ binh lực Mĩ ở Viễn Đông, dưới sự chỉ huy của tướng Mác Áctua, đổ bộ vào cảng Nhân Xuyên ngày 15-9-1950, sau đó tiến quân đánh chiếm miền Bắc đến tận sông Áp Lục, giáp giới Trung Quốc. 

Ngày 25-10-1950, Trung Quốc phái quân chí nguyện sang “kháng Mĩ, viện Triều”. Quân đội Triều – Trung đã đẩy lùi quân đội Mi khỏi Bắc vì tuyến 38 

Tháng 7-1951, cuộc đàm phán về ngừng bắn được bắt đầu với sự tham gia của đại diện Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, đại diện quân đội Mì ở Triều Tiền và đại diện quân chí nguyện Trung Quốc. Phải đến tháng 7-1953, Hiệp định đình chiến mới được kí kết ở Bàn Môn Điếm, lấy vì tuyến 38 làm ranh giới quân sự giữa hai miền Nam – Bắc. Một khu phi quân sự, rộng 4 km sẽ ngăn cách quân đội hai bên. Cung từ đó, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc trở thành hai quốc gia đi theo những định hướng phát triển khác nhau. 

Sau hơn nửa thế kỉ đối đầu, ngày 13-6-2000 đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, mở ra thời kì hòa bình, hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, hướng tới việc thống nhất đất nước trên bán đảo Triều Tiên 

a) Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên 

Sau khi chiến tranh chấm dứt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên do Kim Nhật Thành đứng đầu, nhân dân miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến tranh đã tàn phá khốc liệt đất nước Triều Tiên. Riêng miền Bác đã chịu những tổn thất nặng nề: 8.700 nhà máy, 28 triệu mả nhà ở, 5000 trường học, 1000 bệnh viện và trạm xá, hàng ngàn công trình phúc lợi khác bị phá hủy. Công nghiệp điện lực chỉ còn bằng 1/4 mức trước chiến tranh, công nghiệp hóa học còn khoảng 15, công nghiệp chất đốt và ngành luyện kim còn 1/10. Ở nông thôn, 400.000 hécta ruộng bị tàn phá hoặc bỏ hoang. 

Tháng 4-1954, Hội nghị nhân dân tối cao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên lần thứ VII đã thông qua kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân (1954 – 1956). Kế hoạch này đã được hoàn thành trước thời hạn. Cuối năm 1956, sản lượng công nghiệp đã tăng 2,8 lần so với năm 1953, trong đó sản lượng tư liệu tăng 4 lần, hàng tiêu dùng tăng 2,1 lần. Về nông nghiệp, sản lượng ngũ cốc đã đạt mức năm 1949. 

Công cuộc cải tạo tư bản tư doanh theo con đường xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành về cơ bản. Năm 1955, tỉ trọng thành phần xã hội chủ nghĩa trong công nghiệp chiếm 98,3%. Về nông nghiệp, 80,9% tổng số nông hộ đã tham gia hợp tác xã. 

Từ năm 1957, nhân dân Triều Tiên bắt đầu thực hiện những kế hoạch dài hạn để xây dựng chủ nghĩa xã hội và thu được nhiều thành tựu to lớn: hoàn thành điện khí hóa cả nước, nên công nghiệp trong nước đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân cả nước về xe ô tô du lịch và xe vận tải, đầu máy và toa xe lửa, máy kéo và các nông cụ khác. Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành năng lượng, luyện kim đen, khai khoảng, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng… rất phát triển. Nông nghiệp cùng có những bước tiến mới, đặc biệt là ngành dành bất cá và hải sản. 

Ngày 27-12-1972, Hiến pháp xã hội chủ nghĩa được ban hành. Hiển pháp xác nhận những thành tựu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Triều Tiên. Theo Hiến pháp, cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước là Hội nghị nhân dân tối cao. 

Nhìn chung, từ những năm 1960 đến đầu những năm 1990, CHDCND Triều Tiên phát triển theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Tuy đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong các ngành công nghiệp nặng, nhưng về nông nghiệp Triều Tiên vẫn thiếu lương thực, hàng năm phải nhập trên 1 triệu tấn lương thực. Bước vào thập niên 90, kinh tế gặp nhiều khó khăn sản lượng lương thực và công nghệ không phát triển kịp so với nhu cầu của đất nước, nợ nước ngoài nhiều, thiên tai nặng nề… Đến năm 1998, tình hình kinh tế đã phần nào được cải thiện. Nam 1999, thu nhập quốc dân đạt 13 tỉ USD) với mức bình quân đầu người là 544USD. 

Về văn hóa giáo dục, nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu rực rõ. Trước cách mạng, phần đông nhân dân mù chữ. Đến năm 1949, đã hoàn thành việc thanh toán nạn mù chữ. Năm 1975, Triều Tiên đã thực hiện chế độ giáo dục phổ cập 11 năm. Những năm 80, ở Triều Tiên cứ 3 người dân có một người đi học. Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nhiều công trình phúc lợi công cộng, nhiều khu nhà đầy đủ tiện nghi mọc lên đã giải quyết về cơ bản chỗ ở cho người dân lao động. Miền Bắc Triều Tiên đã thực sự thay đối về mọi mặt. 

Về đối ngoại, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên có quan hệ hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc thế giới, có quan hệ ngoại giao với 131 nước trên thế giới. Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên là thành viên của Phong trào không liên kết và có nhiều đóng góp trong sự phát triển của phong trào. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên từ năm 1950 và quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển. 

b) Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) 

Sau khi chiến tranh giữa hai miền chấm dứt, tình hình kinh tế – xã hội ở Hàn Quốc vô cùng khó khăn, tình hình chính trị không ổn định. Với diện tích đất đai nhỏ hẹp (99 nghìn km), phần lớn là núi, chỉ có khoảng 25%. là đất trồng trọt, độ phì nhiêu không cao, hầu như không có khoảng sản. chỉ có than mỡ, quặng và sắt là đáng kể… Hàn Quốc phải trải qua thời là rất khó khăn, gian khổ để phát triển kinh tế, xã hội. Đó là chưa kể đến những hậu quả nặng nề của chiến tranh làm cho Hàn Quốc bắt đầu phát triển kinh tế hầu như từ điểm xuất phát. 

Những năm cầm quyền của chính quyền Lý Thừa Văn, thành tựu kinh tế – xã hội đạt được rất hạn chế, mặc dù có sự viện trợ ổ ạt của Mi. Từ năm 1953 đến 1961, Mi đã viện trợ cho Hàn Quốc trên 4 tỉ đô la, trong đó 2,58 tỉ đô la là viện trợ kinh tế. Chính quyền Lý Thừa Văn tập trung chủ yếu vào mục đích chính trị với ảo tưởng “Bắc tiến”, phần lớn viện trợ Mĩ được dùng vào quốc phòng và đầu tư kết cấu hạ tầng như làm đường giao thông, kho tàng và thông tin liên lạc. 

Thời kì này nền kinh tế Hàn Quốc phát triển chậm chạp tăng bình quân mỗi năm 5,1%. Tình trạng kinh tế trì trệ đã làm sự bất ổn định về chính trị, sự chống đối của nhân dân ngày càng tăng. Hàn Quốc vốn là vùng trồng lúa nhưng lương thực không đủ cung cấp cho dân, nạn đói hoành hành. Ngày 19-4-1960, Lý Thừa Văn phải bỏ sang Haoai, trao chính quyền cho Fjang Myon. Chính quyền mới tuy đã nhận thấy yêu cầu cấp bách là phải đạt được sự tăng trưởng cần thiết về kinh tế, nhưng vì còn quả non yếu nên không cải thiện được tình hình. Các cuộc đấu tranh của quần chúng thường xuyên nổ ra. Nhìn chung, trong thời kì này Hàn Quốc còn rất nhiều khó khăn về kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, nhờ viện trợ của Mĩ, Hàn Quốc đã xây dựng được một số cơ sở hạ tầng quan trọng, có ý nghĩa khởi đầu cho sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc những năm sau này. 

Ngày 16-5-1961, tướng Pắc Chung Hy giành được chính quyền bằng một cuộc đảo chính không đổ máu. Giới quân sự lên cầm quyền, nhưng ưu tiên số một của họ là phát triển kinh tế chứ không phải quân sự. Cùng từ đây, nên kinh tế Hàn Quốc bắt đầu giữ được tốc độ tăng trưởng tương đổi cao và đều đặn qua các thời kì, chỉ trừ năm 1980 là năm cầm quyền của nội các quá độ sau khi Pác Chung Hy bị ám sát (tháng 10-1979) và nông nghiệp bị thiên tai nặng đã làm cho tổng sản phẩm quốc dân giảm 5,1%. 

Tháng 3-1981, Tướng Chu Đỏ Hoan lên cầm quyền với cam kết tiếp tục chương trình kinh tế của Pác Chủng Hy nhằm tạo nên một cuộc “cất cánh thứ hai” của nền kinh tế. Tháng 12-1987, Đảng Công lí dân chủ (Democratic Justice Party) đã đưa ra chương trình phát triển kinh tế,thu hút được sự ủng hộ của nhân dân và ông Rô Thế U đã trở thành Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỉ 1988–1992. 

Sau hơn 30 năm (từ 1962-1995), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hàn Quốc đã tăng hơn 196 lần, từ 2,3 tỉ USD (1962) lên 451,7 tỉ USD (1995). Tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người tăng hơn 115 lần, từ 87 USD (1962) lên 10.076 USD (1995). Cơ cấu kinh tế thay đổi về căn bản, nông nghiệp từ chỗ chiếm 36,6% tổng thu nhập quốc dân (1962), chỉ còn 7,6% (1995), công nghiệp tăng từ 14,4% đến 33,6%, dịch vụ tăng từ 24,1% đến 46,5%. Thương mại tăng rất nhanh, năm 1992 Hàn Quốc đứng thứ 13 thế giới về thương mại 

Hàn Quốc có hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống đường cao tốc ngày càng phát triển, mạng lưới đường tàu điện ngầm ở Xoun đứng thứ 6 trên thế giới. Hàn Quốc rất coi trọng công tác giáo dục, tỉ lệ người biết chữ thuộc loại cao nhất thế giới. Hàn Quốc tiến hành phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1953, phổ cập trung học năm 1992. Những công dân có học thức, giỏi tay nghề, có tinh thần kỉ luật, được coi là “nguồn tài nguyên cơ bản” của đất nước. Chức danh thấy giáo được xã hội kính nể. 

Tuy vậy, từ năm 1989 kinh tế Hàn Quốc phát triển chậm lại, mức tăng trưởng từ 12% giảm xuống còn 6,7%. Từ năm 1993, kinh tế bắt đầu hối phục, độ tăng trưởng là 7% hàng năm. Năm 1997, Hàn Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính trầm trọng làm cho nền kinh tế sụt giảm chưa từng thấy. Năm 1998, mức tăng trưởng chỉ đạt – 5,8%. Hàn Quốc phải tiến hành cải tổ, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thực hiện cải cách trong các tập đoàn kinh tế lớn (còn gọi là Chaebol) để phục hồi nền kinh tế. Năm 1999, Hàn Quốc đã thoát khỏi khủng hoảng, mức tăng trưởng kinh tế đạt hơn 10%. 

3. Mông Cổ 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ khẩn trương tiến hành khôi phục kinh tế trong những năm 1946 -1947. Tháng 12-1947, Đại hội lần thứ XI của Đảng Nhân dân cách mạng Mong Cổ đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1948 – 1952). Hiệp ước hữu nghị và tương trợ, các hiệp định về hợp tác kinh tế và văn hóa năm 1946 giữa Mông Cổ và Liên Xô đã có tấm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế và văn hóa của Mông Cổ. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Mông Cổ đã xây dựng được hàng chục xí nghiệp công nghiệp mới về kim loại, khai khoáng. Ngành giao thông vận tải phát triển nhanh chóng Tổng sản lượng công nghiệp tăng 51%, đàn gia súc tăng 8,6%. 

Sau khi kết thúc thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Mông Cổ tiếp tục thực hiện các kế hoạch 5 năm. Năm 1959, công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã hoàn thành. Từ năm 1960. Mồng Cổ bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1975, kế hoạch 5 năm lần thứ 5 kết thúc. Nền kinh tế đã có một bước phát triển to lớn. Từ chỗ hầu như không có công nghiệp, ngày nay công nghiệp đã phát triển với tốc độ nhanh chóng ở nhiều ngành: khai thác than, quặng, nhiệt điện, luyện kim, vật liệu xây dựng, dệt da giày, sản xuất đồ hộp thịt, sữa… Nhiều khu trung tâm công nghiệp lớn mọc lên: Ulan Bato, Đứckhan, Ecdennét, Bácganu… Công nghiệp chiến 52% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân. 

Nông nghiệp là ngành kinh tế có truyền thống lâu đời của Mông Cổ (chiếm khoảng 34% lao động trong nền kinh tế quốc dân). Ngành chín nuôi cung cấp 70% tổng sản phẩm nông nghiệp. Năm 1987, cả nước thu hoạch được 690.000 tấn ngũ cốc đàn gia súc có 22,7 triệu con (bao gồm cừu, dê, gia súc lớn có sừng, ngựa, lạc đà…). 

Về văn hóa giáo dục, đến cuối những năm 50, Mông Cổ đã cơ bản thanh toán được nạn mù chữ. Hiện nay, cứ 4 người dân có 1 người đi học. Phúc lợi xã hội ngày càng tăng. Mạng lưới y tế hình thành ở khắp trong nước để bảo vệ sức khỏe của nhân dân. 

Đại hội XIX Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ (1986) đã thông qua “Những phương hướng cơ bản nhằm phát triển kinh tế – xã hội Mông Cổ thời kì 1986 – 1990, nhằm đưa Mông Cổ tiến một bước nơi trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. 

Tuy thế, vào cuối những năm 80, Mông Cổ cũng gặp nhiều khó khan và lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài trong nhiều năm Vào đầu thập niên 90, Mông Cổ tiến hành cải cách kinh tế, chuyển đổi toàn bộ hệ thống kinh tế – từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Từ năm 1994, suy thoái kinh tế cơ bản được chấm dứt. Mức tăng trưởng kinh tế những năm 1995 – 1998 đạt từ 3% −3,7% ; đàn gia súc ngày càng phát triển, đạt 33 triệu con. Về chính trị, Mông Cổ thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng và từ bỏ con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

4. Lãnh thổ Đài Loan 

Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc, cách Trung Quốc lục địa khoảng 150 km. Trước đây Đài Loan là thuộc địa của Hà Lan. Nam 1863. Cheng Chéng Kung giải phóng Đài Loan khỏi ách thống trị của Hà Lan và sáp nhập vào tỉnh Phúc Kiến. Năm 1895, Đài Loan bị nhượng cho Nhật và đến năm 1945, được giao lại cho Trung Quốc.

Năm 1949, chính quyền Tưởng Giới Thạch bị thất bại trong cuộc nổi chiến (1946 – 1949) phải bỏ chạy ra Đài Loan và lập chính quyền riêng của mình. Từ đó đến nay, Trung Quốc và Đài Loan có hai chính quyền song song tồn tại. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn coi Đài Loan là tỉnh thứ 22 của mình, còn Đài Loan tự gọi mình là Trung Hoa dân quốc. 

Những năm đầu sau chiến tranh, Đài Loan gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy hình ảnh Đài Loan rất mờ nhạt trên bản đồ kinh tế thế giới. Từ những năm 60, chính phủ Đài Loan thực hiện nhiều cải cách kinh tế, chính trị để phát triển. Chính phủ thực hiện chính sách “mở cửa” cho các công ti nước ngoài vào đầu tư, mở cửa các khu chế xuất lớn. Đồng thời chính phủ cải tổ bộ máy nhà nước, thành lập một Hội đồng có thẩm quyền để giải quyết các thủ tục nhanh chóng và dễ dàng, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, chính phủ tiến hành xây dựng kiến trúc hạ tầng thuận lợi cho việc đi lại, giao thông liên lạc và sinh hoạt. 

Sau 4 thập niên xây dựng và phát triển, Đài Loan nổi lên như một hiện tượng lạ, thu hút sự quan tâm của thế giới bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhảy vọt. Trong suốt 40 năm (1950 – 1990), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Đài Loan gấp 29,75 lần, bình quân mỗi năm tăng 8,9%. Tính bình quân cứ sau 8 năm, nền kinh tế Đài Loan lại tăng gấp đôi và đáng chú ý là sự tăng trưởng này diễn ra liên tục 40 năm qua. Do vậy, người ta gọi nền kinh tế Đài Loan là “nền kinh tế được tăng theo cấp số nhân”. 

Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao nên mặc dù dân số tăng nhanh, từ 8 triệu năm 1952 tăng lên 16 triệu năm 1975 và trên 20 triệu năm 1990, nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng từ 148 USD năm 1952 và 250 USD năm 1959, đã liên tục tăng lớn đạt con số 7.347 USD năm 1989 và 7.726 USD năm 1990. 

Thành tựu kinh tế mà Đài Loan đạt được không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự lựa chọn chiến lược khôn khéo với các bước đi phù hợp, các chính sách kinh tế mềm dẻo cho từng thời kì phát triển. Đóng thời, trong thời kì đầu, Đài Loan đã nhận được viện trợ khá lớn của Mĩ, trong đó có một phần rất quan trọng được sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển nông- công nghiệp. Tuy nhiên, viện trợ Mì chỉ đến năm 1965, sau đó ngừng hẳn, do vậy Đài Loan phải lựa chủ yếu vào nguồn vốn trong nước. 

Những năm gần đây, do gặp nhiều khó khăn trong chiến lược phát triển kinh tế, tình trạng thiếu năng lượng, vấn đề bảo hộ mậu dịch, vấn để bảo vệ môi trường… nền kinh tế Đài Loan có xu hướng phát triển chậm dần. Từ tốc độ tăng trưởng 12,6% (năm 1986) của tổng sản phẩm quốc dân, đã hạ xuống 7,3% (năm 1989) và 5,3% (năm 1990). Sản xuất nông nghiệp trong tình trạng bấp bênh, năm 1985 tăng 2,6% nhưng năm 1986 giảm 0,6%, năm 1989 giảm 1,4%, năm 1990 chỉ tăng 0,8%. 

Để khắc phục những khó khăn trên và lấy lại mức tăng trưởng cao cho nền kinh tế, Đài Loan đã đẩy mạnh đầu tư, phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành, tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó đặc biệt chú ý đến việc mở rộng buôn bán và đầu tư với các nước trong khu vực châu Á – Thái Binh Dương. Trong đó, Đông Nam Á ngày càng trở thành một trọng điểm đầu tư và phát triển của Đài Loan.