Các nước Đông Nam Á

1. Các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc 

Nhằm đè bẹp làn sóng cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và không muốn mất vùng đất giàu có, phì nhiêu này, ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đế quốc, vốn là các “mẫu quốc” ở đây đã đưa những đội quân tinh nhuệ, được trang bị vũ khí tối tân vào đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và tái chiếm lại khu vực này. 

a) Cách mạng Lào từ 1945 đến 1975 

Tháng 8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện. Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám bùng nổ và thành công rực rỡ. Nấm thời cơ thuận lợi ngàn năm có một, nhân dân Lào vùng dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn phong kiến tay sai. Ngày 12-10-1945, nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là cuộc cách mạng Tula” (tức là cuộc cách mạng tháng Mười). Ngày 12-10-1945, chính phủ Lào ra mắt quốc dân ở thủ đô Viêng Chăn và trịnh trọng tuyên bố trước thế giới về nên độc lập của Lào. 

Tháng 3-1946, Pháp đưa quân tái chiếm nước Lào. Sau khi Thà Khẹt (nằm trên bờ sông Mê Công) bị thất thủ, chính phủ cách mạng lâm thời Lào phải tạm thời lưu vong sang Thái Lan (Bảng Cốc). Thực dân Pháp hoàn thành việc chiếm đóng các thành phố ở Lào. Vua Lào Xixavang được trở lại ngôi vua và con trai vua Xixavang Vatthana làm thủ tướng chính phủ bù nhìn, tay sai của thực dân Pháp. 

Từ năm 1947, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, các chiến khu dẫn dẫn được thành lập ở Tây Lào, Thượng Lào và Đông Bắc Lào Ngày 20-1-1949, đơn vị đầu tiên của Quân giải phóng nhân dân Lao lấy tên là “Latxavõng” được thành lập do Cayxỏn Phomvihan chỉ huy. Đội Latxavòng ngày càng lớn mạnh và mở rộng nhiều khu du kích rộng lớn Mường Xinh, Luông Phabang, Sầm Nưa, Viêng Chăn, Kham Muộn, Atopa, Xaravan. Xavanakhet.. Ngày 13-8 1950, Đại hội toàn quốc kháng chiến tuyên bố thành lập Mặt trận Lào tự do, để ra cương lĩnh chính trị 12 điểm và tuyên bố thành lập chính phủ kháng chiến Lào, do Hoàng thân Xuphanuvông đứng đầu. 

Ngày 11-3-1951, Liên minh Việt – Lào – Khơme được thành lập dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau nhằm tăng cường tỉnh đoàn kết chiến đấu giữa quân và dân ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. 

Mùa xuân năm 1953, trong chiến dịch Thượng Lào, nhân dân Lào đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Luông Phabang và Xiêng Khoảng Tháng 12 1953, trong chiến dịch Trung Lào, quân dân Lào đã tiêu diệt 2000 tồn địch, giải phóng phần lớn tỉnh Xavanakhét và tính Khăm Muôn. Cũng trong thời gian này, qua chiến dịch Hạ Lào, quân dân Lào đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Atôpơ và một phần tinh Xaravan. Đầu năm 1954, quân dân Lào đã giải phóng tỉnh Phongxali, phần lớn tỉnh Luông Phabang, phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu, phối hợp trực tiếp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam, góp phần đưa đến thất bại thảm hại của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954. Không thể tiếp tục chiến tranh được nữa, đế quốc Pháp buộc phải kí hiệp định Giơnevơ tháng 7-1954 lập lại hòa bình ở Đông Dương. Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, Việt Nam và Campuchia, công nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng cách mạng Lào và thừa nhận hai tỉnh tập kết Phongxali và Sam Nưa là khu vực quản lí trực tiếp của lực lượng cách mạng Lào. 

Ngay sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, đế quốc Mĩ lập tức hất cảng Pháp, độc chiếm Lào, âm mưu biến Lào thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Bàng viên trợ” về kinh tế và quân sự, Mì đã dần dẫn nắm được quyền chi phối nền kinh tế và quyền chỉ huy quân sự của chính phủ phản động phải hữu. Quân đội phải hữu được Mĩ nuôi dưỡng và lực lượng đặc biệt (phỉ Vàng Pao) là lực lượng chiến lược để tiến hành “chiến tranh đặc biệt” ở Lào. 

Trong những năm 1954 – 1975, cuộc đấu tranh cách mạng chống để quốc Mĩ và tay sai của nhân dân Lào phát triển qua 3 thời kì: 

– Từ 1954 đến 1963: Thời kì đấu tranh chống chiến lược hai mặt phản cách mạng: “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo lực phản cách mạng của Mĩ và tay sai. Ngày 6-1-1956, Mặt trận Lào yêu nước được thành lập, tập hợp mọi lực lượng, mọi xu hướng yêu nước và tiến bộ. Do biết phối hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh cách mạng trên ba mặt: chính trị, quân sự và đảm phán hiệp thương, các lực lượng cách mạng ngày càng mạnh, buộc địch phải kí hiệp định Viêng Chăn, thành lập Chính phủ liên hiệp lần thứ nhất, có sự tham gia thích đáng của Mặt trận Lão yêu nước. 

Ngày 18-8-1958, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, tập đoàn phản động Phi Xavanicon đã lật đổ Chính phủ liên hiệp, xé bỏ hiệp định Viêng Chăn, tìm cách tiêu diệt lực lượng vũ trang giải phóng nhân dân Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh mạnh mẽ về chính trị, kết hợp cả quân sự trong cả nước để chống lại đế quốc Mĩ và tay sai. Quân dân Lào đã giành được nhiều thắng lợi lớn, tiêu diệt được hàng chục tiểu đoàn quân ngụy ở Nậm Thà và các chiến trường khác, buộc Mỹ và tay sai phải kí kết Hiệp nghị Giơnevơ về Lào ngày 23-7-1962, công nhận Chính phủ liên hiệp dân tộc làm thời lần thứ hai ở Lào (được thành lập từ tháng 6-1962) do hiệp thương của đại diện 3 phái ở Lào tại hội nghị Cánh đồng Chum). Nhưng ngay sau đó, các thế lực phản động lại phá hoại hiệp định, khủng bố những người yêu nước, phá vỡ khối liên minh giữa các lực lượng tiến bộ, làm cho chính phủ liên hiệp không hoạt động được. 

– Từ giữa năm 1964 đến đầu năm 1973: thời kì nhân dân Lào đấu tranh đánh bại “chiến lược chiến tranh đặc biệt” của Giônxơn và chiến tranh đặc biệt tăng cường” của “Học thuyết Nichxơn”. 

Từ tháng 5-1964, chính quyền Mỹ ồ ạt đưa vũ khí, trang thiết bị hiện đại cho quân đội phải hữu, tăng số quân lên gấp đôi, số lượng cố vấn Mỹ lên tới 5000 tên… Mỹ còn tăng cường lực lượng không quân, liên tiếp mở những cuộc hành quân lớn, sử dụng 12 đến 20 tiểu đoàn nhằm tiến công lấn chiếm vùng giải phóng. 

Quân dân Lào đã đoàn kết chặt chẽ vừa chiến đấu vừa phát triển lực lượng, xây dựng vùng giải phóng, đồng thời vận động quần chúng đấu tranh chính trị bằng nhiều hình thức phong phú. Tháng 1-1968, quân dân Lào đã kết thúc chiến dịch Nậm Bạc, đánh bại 4 binh đoàn cơ động của địch, đánh quy lực lượng vũ trang của phái hữu, tạo điều kiện cho các chiến trường khác trong toàn quốc mở rộng vùng giải phóng.

Tháng 2 – 1970, quân dân Lào chiến thắng lớn ở Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên địch, quét sạch “lực lượng đặc biệt” khỏi khu vực lấn chiếm và truy quét chúng đến tận Xám Thống Long Chụng. Tháng 2-1971, phối hợp với quân dân Việt Nam, quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân chiến lược mang tên Lam Sơn – 719, giải phóng toàn bộ cao nguyên Boloven. Tháng 9-1971, lực lượng Lào yêu nước đã đẩy lùi chiến dịch lấn chiếm Cánh đồng Chun của Mĩ và tay sai. Chỉ tính từ 1969 đến 1973, quân dân Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 111.400 tên địch, bắn rơi và phá hủy 1610 máy bay, thu và phá hủy 30.092 súng các loại. Vùng giải phóng được mở rộng 4/5 lãnh thổ, “với địa bàn quan trọng nhất với hơn một nửa số dân cả nước, được xây dựng với quy mô của một quốc gia.

Tháng 2-1973, Mĩ và tay sai buộc phải kí kết Hiệp định Viêng Chăn, lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Chính phủ liên hiệp dân tộc làm thời (lần thứ ba) và Hội đồng quốc gia chính trị liên hiệp được thành lập. Thủ đô Viêng Chăn văn kinh đô Luông Phabăng được trung lập hóa theo quy chế đặc biệt. Những sự kiện đó tạo ra những điều kiện mới rất cơ bản để đưa cách mạng tiến lên bước phát triển mới. 

– Từ 1973 – 1975: thời kì đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước trong điều kiện hòa bình. Đặc điểm nổi bật của tỉnh hình lúc này là nước Lào tạm chia làm ba vùng: vùng giải phóng, vùng kiểm soát của phái hữu và vùng trung lập; với ba chính quyền: chính quyền cách mạng, chính quyền phái hữu Viêng Chăn và chính quyền liên hiệp trung ương. Trong điều kiện mới, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã phát huy sức mạnh tổng hợp của các dân tộc trong tư thế chiến thắng, lấy đấu tranh chính trị của quần chúng kết hợp với đấu tranh pháp lí trong các tổ chức liên hiệp nhằm buộc đối phương phải thi hành các điều khoản của Hiệp định Viêng Chăn 

Mùa xuân năm 1975, cuộc tổng tiến công chiến lược của quân và dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn đã tạo thêm những điều kiện hết sức thuận lợi cho cách mạng Lào. Tháng 5-1975, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các lực lượng vũ trang cách mạng, có sự phối hợp của quần chúng, đã nhanh chóng chiếm lĩnh các vị trí xung yếu trong các vùng do phải hữu kiểm soát như Viêng Chăn, Picxế, Xavanakhét. Bộ máy chính quyền phản động từ tỉnh, huyện đến cơ sở lần lượt sụp đổ. Ngày 23-8-1975, thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn đã thành lập chính quyền cách mạng, đánh dấu việc hoàn thành cơ bản việc giành chính quyền trong cả nước. Ngày 1-12-1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc được triệu tập tại thủ đô Viêng Chăn. Đại hội xóa bỏ chế độ quân chủ lỗi thời, thiết lập chế độ cộng hòa dân chủ nhân dân, thành lập Hội đồng nhân dân tối cao và thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Ngày 2-12-1975, Đại hội đã nhất trí thông qua chương trình hành động của chính phủ và ra tuyên bố quan trọng: vĩnh viễn chấm dứt ách thống trị của đế quốc và phong kiến ở Lào, đưa nước Lão tiến lên con đường hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng và tiến bộ xã hội. Đó là sự kiện lịch sử to lớn trong đời sống chính trị của nhân dân Lào, đánh dấu sự kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử nước Lào – “thời kì nhân dân các dân tộc ở Lào thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình và tiến bước trên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa rạng rõ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

b) Cách mạng Campuchia từ 1945 đến 1979 

Tháng 8-1945, trong lúc nhân dân Việt Nam (và sau đó là nhân dân Lào) nổi dậy làm cách mạng và cướp chính quyền về tay mình, thì ở Campuchia, tuy phong trào cách mạng có lên cao nhưng không dẫn tới bùng nổ cách mạng và chính quyền phản động Sơn Ngọc Thành, tay sai phát xít Nhật vẫn tiếp tục tồn tại. 

Ngày 9-10-1945, Pháp cho một đại đội nhảy dù xuống Phnôm Pênh, bắt sống Sơn Ngọc Thành và các thành viên trong chính phủ Campuchia. Ngày 16 10 1945, tướng Pháp Løcoléc tới Phnôm Pênh gặp những người cấm đầu triều đình phong kiến Campuchia. Triều đình phong kiến nhanh chóng quy thuận Pháp và ngày 7-4-1946, đã kí với Pháp hiệp định chấp nhận sự thống trị trở lại của Pháp ở Campuchia. 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ năm 1951 trở đi là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia đã anh dũng tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 

Bước sang năm 1950, phong trào kháng chiến phát triển ngày càng mạnh mẽ, rộng khắp đòi hỏi bức thiết phải thống nhất tất cả các lực lượng cách mang trong cả nước. Từ ngày 17 đến ngày 19-4-1950, những người kháng chiến Campuchia đã tiến hành Đại hội quốc dân thành lập Ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Khơme) và bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng trung ương lâm thời, tức chính phủ kháng chiến do Sơn Ngọc Minh làm Chủ tịch. Ngày 19-4-1950, Chủ tịch Sơn Ngọc Minh trịnh trong đọc bản Tuyên ngôn độc lập, kêu gọi toàn dân đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù, giành độc lập cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân. Ngày 19-6-1951, trên cơ sở thống nhất các lực lượng vu trang trong toàn quốc, quân đội cách mạng chính thức thành lập, lấy tên là Quân đội Ixarắc. Tháng 7 1951, Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản toàn Campuchia đã quyết định thành lập đảng của mình lấy tên là Dàng Nhân dân cách mạng Campuchia. 

Cuối năm 1952, tình hình chính trị, quân sự và tài chính của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương trở nên hết sức nguy kịch Trong bối cảnh đó, từ thang 6-1952, vua Xihanuc đã tiến hành cuộc vận động ngoại giao (thường gọi là “Cuộc thập tự chinh của Quốc vương vì nền độc lập của Campuchia”), buộc chính phủ Pháp phải kí hiệp ước “trao trả độc lập cho Campuchia ngày 9-11-1953. Tuy thế, quân đội Pháp vẫn tiếp tục chiếm đóng Campuchia và Campuchia vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp. 

Sau thất bại ở Điên Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải kí kết Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào, Việt Nam. Hiệp định cũng quy định tất cả các lực lượng quân đội Pháp rút khỏi lãnh thổ Campuchia, vĩnh viễn chấm dứt chế độ thống trị thực dân Pháp ở Campuchia. 

Từ năm 1954 đến năm 1970, chính phủ Campuchia do Xihanuc đứng đầu đã thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, miễn là không có điều kiện ràng buộc. Nhờ có đường lối này, Campuchia có điều kiện đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục trong cả nước. 

Ngày 18-2-1970, dưới sự điều khiển của Mỹ, thế lực tay sai thân Mỹ ở Campuchia đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Xihanuc, phá hoại nền hòa bình trung lập ở Campuchia và đưa Campuchia vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân của Mĩ trên cả ba nước Đông Dương. 

Ngay sau cuộc đảo chính, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam (theo sự thỏa thuận của Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương tháng 4-1970), cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược của nhân dân Campuchia đã phát triển nhanh chóng, lực lượng vũ trang lớn mạnh, vùng giải phóng mở rộng ở khắp mọi miền đất nước. Ngày 23-3-1970, ở Ratanakiri, Mặt trận dân tộc thống nhất Campuchia và Quân đội giải phóng Campuchia được thành lập. 

Từ tháng 9-1973, lực lượng vũ trang Campuchia chuyển sang tấn công, bao vây thủ đô Phnôm Pênh và các thành phố Bátđamboong, Uđông, Campót v.v…

Mùa xuân năm 1975, quân dân Campuchia mở rộng cuộc tổng công kích giành thắng lợi cuối cùng. Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi. 

Ngay sau khi thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, tập đoàn lãnh đạo Khơme đỏ Pôn Pốt – Iêng Xari đã phản bội lại cách mạng, đưa đất nước Campuchia vào một thời kì lịch sử đen tối. Tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari đã xua đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc họ phải sống và lao động tập trung trong những trại tập trung ở nông thôn. Chúng tàn phá chùa chiền, trường học, cấm chợ búa và tàn sát dã man hàng triệu người dân Campuchia vô tội. 

Trước thảm họa diệt chủng, nhân dân Campuchia sôi sục căn thủ, nổi dậy đấu tranh chống chế độ Pôn Pốt – Iêng Xari. Ngày 3-12-1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, được sự giúp đỡ của quân tỉnh nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia đã nổi dậy ở nhiều nơi. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, chế độ Pôn Pốt – Iêng Xari bị lật đổ. Lịch sử Campuchia bước sang một thời kì mới – thời kì hồi sinh, xây dựng lại đất nước. 

c) Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Inđônêxia 

Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Inđônéxia đã tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại ách thống trị của phát xít Nhật. Khởi nghĩa nông dân ở Xingapacna, Inđoramadu, Xemarang…, những cuộc bạo động ở Blita, Kéridi, cuộc nổi dậy của công nhân, trí thức, học sinh các thành phố lớn… đã giáng những đòn mạnh mẽ vào nền thống trị của bọn chiếm đóng. 

Ngày 15-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng. Trước thời cơ thuận lợi, phong trào đấu tranh đòi độc lập lên cao sổi nổi ở nhiều nơi. Ngày 17-8-1945, quần chúng nhân dân (trước hết là các tổ chức thanh niên chống Nhật), công nhân, nông dân đã thúc đẩy bác sĩ Xucácno (lãnh tụ của Đảng Quốc dân) và Hátta (lãnh tụ của Đảng Matsumi) soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia. 

Sau khi Tuyên ngôn độc lập được công bố, nhân dân cả nước đứng dậy hưởng ứng, cuộc Cách mạng tháng Tám chống đế quốc Nhật giành độc lập bùng nổ. Ở các thành phố lớn như Giacácta, Xurabaya… quân chúng nổi dậy chiếm lĩnh các công sở, đài phát thanh và giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Ngày 18-8-1945, Hội nghị “Ủy ban trù bị độc lập Inđônêxia” gồm đại diện các đảng phái, các đoàn thể đã họp thông qua Hiến pháp và bầu Xucácnô làm Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêxia.

Tháng 11-1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Hà Lan phát động cuộc chiến tranh xâm lược trở lại Inđônêxia. Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân Inđônêxia nhất tề đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Hà Lan. 

Lợi dụng chính quyền cách mạng non trẻ, thực dân Hà Lan cùng với lực lượng phản động trong nước ép Chính phủ lâm thời (do Sariphutđinh – lãnh tụ Đảng Cộng sản, đứng đấu) phải từ chức và đưa Hátta (lãnh tụ Đảng Matsumi) làm Thủ tướng. Hátta dựng lên sự kiện Madium (vu cáo những người cộng sản âm mưu đảo chính ở Madium) để khủng bố những người cộng sản. Tháng 11-1949, Chính phủ Hátta kí Hiệp ước Lahay, đạt Inđônêxia trong khối liên hiệp Hà Lan Inđônêxia. Như vậy, từ một nước độc lập, Inđônêxia rơi vào địa vị một nước nửa thuộc địa. 

Từ sau năm 1949, những người cộng sản Inđônêxia đã củng cố phát triển lực lượng và thực hiện sách lược liên minh với Đảng Quốc dân của giai cấp tư sản, tiến hành đấu tranh chống chính sách phản động của chính phủ Hátta. Cuộc đấu tranh mạnh mẽ của các lực lượng yêu nước, đòi độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 1950. Ngày 15-8-1950, Xucácnô đã chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia, tách khỏi sự thống trị của thực dân Hà Lan. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh nhằm xóa bỏ những ảnh hưởng của thực dân Hà Lan vẫn được tiếp tục trong những năm tiếp theo. 

Tháng 8-1953, chính phủ Hatta bị đổ, chính phủ Đảng Quốc dẫn được thành lập. Tổng thống Xucácnô được đông đảo quần chúng ủng hộ đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ nhằm khôi phục và củng cố nền độc lập của đất nước; phê bỏ phái đoàn cố vấn quân sự của Hà Lan ở InđônĖxia (1953), để xưởng tổ chức Hội nghị các nước Á – Phi ở Bangdung (1955), hủy bỏ Hiệp ước Lahay (1956), thu hồi miền Tây Irian (1963), thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ trong nước… 

Vào cuối những năm 60, nên độc lập dân tộc của Inđônêxia được củng cố và địa vị của nước Cộng hòa Inđônêxia không ngừng nâng cao trên trường quốc tế. 

d) Sự thành lập Liên bang Malaysia 

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật chiếm đóng Mã Lai. Phong trào kháng Nhật phát triển mạnh mẽ vào năm 1943. Tháng 8-1945, phát xít Nhật đầu hàng. Đảng Cộng sản Mã Lai vận động quần chúng nổi dậy, phối hợp với lực lượng vũ trang kháng Nhật (thành lập năm 1942), giải phóng phần lớn lãnh thổ Mã Lai trước khi quân đội Anh đổ bộ trở lại. 

Tháng 11-1945, đế quốc Anh tìm mọi cách đặt lại nền thống trị thực dân trên đất Mã Lai. Một mặt, chúng điều động nhiều đơn vị quân đội sang Ma Lai, mạt khác chúng mua chuộc, chia rẻ và đàn áp các lực lượng cách mạng 

Đầu năm 1946, Anh tạch Xingapo thành thuộc địa riêng của mình. Năm 94 chí tiểu quốc gia Hồi giao va hai bang Penang, Malắcca đã hợp nhat thành Liên bang Malaya Thang 6 1948, thực dân Anh ban bố “lệnh khẩn cấp” giả tan Đảng Cộng sản Mã Lai, nghiêm cấm Liên hiệp công đoàn Ma La hoạt động, huy động hàng chục vạn quân có xe tăng, máy bay tiến hành càn quét, tan sát, bắt bớ các lực lượng yêu nước Mã Lai. Mặc dù vậy, phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang đòi giải phóng đất nước vẫn mở rộng trong toàn quốc. Năm 1953, Liên hiệp ba đảng (Tổ chức dân tộc thống nhất Mà Lai, Hiệp hội Hoa kiều ở Mã Lai. Hiệp hội Ấn Độ ở Mã Lai) được thanh lập Tháng 2-1956, trước sức ép phong trào đấu tranh của quần chung nhân dân, chính phủ Anh phải tiến hành đàm phán với đoàn đại biểu chính phủ liên bang Malaya. Năm 1957, các đảng phải chính trị ở Liên bang Malaya thống nhất lại thành một đảng duy nhất – Đảng Liên hiệp. Ngày 31-8 1957, Liên bang Malaya tuyên bọ độc áp với 11 bang thuộc ban đảo Malacca Tuy nhiên, Anh vẫn giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế như: sản xuất cao su, khai thac thiếc, ngân hàng ngoại thương. Như vay về danh nghĩa Liên bang M laya là một quốc gia độc lập, co chinh phu dần tộc, nhưng trên thực tế vận phụ thuộc vào đê quốc Anh. 

Ngay 9-3-1963, tại Luân Đôn, một hiệp ước được kí kết giữa Anh, Liên bang Malaya, Xingapo, Xabắc, Xaraoắc được kí kết để thành lập Liên bang Malaixin trong khuôn khổ cùng hợp tác với nước Anh. Ngày 16-9-1963, Liên bang Malaixia chính thức thành lập. 

Mùa hè năm 1965, quan hệ giữa chính phủ Malaixia và Xingapo trở nên căng thẳng về các vấn đề kinh tế, chính trị và sắc tộc. Bởi vậy, ngày 9-8-1965, Xingapo tuyên bố tách khỏi Liên bang Malaixia, trở thành một quốc gia độc lập. 

e) Các nước Đông Nam Á khác 

– Philippin 

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản Philippin đứng ra lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống phát xít Nhật Tháng 3-1942, quân đôi nhân dân kháng Nhật (Hukbalahap) được thành lập, chiến tranh du kích hạt triển rộng rãi trong hầu hết các vùng địch chiếm đóng. Tại khu giải phóng, nhân dân đã thành lập chính quyền cách mạng, tiến hành cải cách ruộng đất và thực hiện nhiều cải cách dân chủ. Tính đến mùa thu năm 1944, trước khi quân đội Mĩ đổ bộ trở lại Philippin, quân đội nhân dân kháng Nhật đã tiêu diệt hơn 25.000 tên địch và giải phóng được phần lớn lãnh thổ Philippin. 

Tháng 10-1944, Mi trở lại Philippin, tiến hành đàn áp các lực lượng kháng chiến, ra lệnh tước vũ khí quân đội nhân dân kháng Nhật. Tuy vậy, phong trao đấu tranh giành độc lập dân tộc vẫn tiếp tục dâng cao ở Philippin. Trước sức ép đấu tranh của nhân dân Philippin, Mĩ tuyên bố thừa nhận nền độc lập của Philippin như đã hứa hẹn từ năm 1934. Ngày 4-6-1946, Philippin tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hòa. Chính quyền ở Philippin được chuyển một cách hình thức qua tay chính phủ quốc gia. Tuy vậy, địa vị thống trị của các công ti tư bản độc quyền Mỹ vẫn được duy trì Mĩ buộc chính phủ Philippin phải kí kết hàng loạt hiệp ước nô dịch như: Hiệp ước mẫu dịch, Hiệp ước về căn cứ quân sự Mi – Philippin (14-3-1947), Hiệp định viện trợ quân sự Mỹ – Philippin (21-3-1947)… Hiệp định về căn cứ quân sự Mỹ – Philippin quy định Philippin cho Mi sử dụng 23 căn cứ quân sự trong thời hạn là 99 năm và nhân viên quản sự Mĩ đóng ở các căn cứ này được hưởng tri ngoại pháp quyền. Hiệp định viện trợ quân sự Mỹ – Philippin quy định thành lập “Đoàn cố vấn quân sự Mĩ” chịu trách nhiệm huấn luyện và xây dựng quân đội Philippin. Như vậy, tuy là nước cộng hòa độc lập nhưng Philippin trên thực tế vẫn là một thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Cuộc đấu tranh đòi độc lập hoàn toàn của các lực lương yêu nước ở Philippin vẫn tiếp tục diễn ra trong toàn quốc. 

Singapore 

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Xingapo bị Nhật chiếm đóng (1942-1945) và bị đổi tên thành Senan (có nghĩa là “ánh sáng phương Nam”) Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, ngày 5-9-1945, quân đội Anh quay trở lại Xingapo và lặp lại nén thống trị của mình. Trong những năm sau chiến tranh, thực dân Anh đã thi hành chính sách “mở cửa” ở Xingapo, đón nhận thuyền buôn từ khắp nơi trên thế giới và Xingapo trở thành một thương càng không thu thuế. Với chính sách này, chỉ trong một thời gian ngắn, từ một làng chài lưới nghèo nàn chỉ có vài chục nóc nhà và là địa điểm ẩn náu của những băng cướp biển, Xingapo nhanh chóng trở thành một trung tâm buôn bán, chuyển khẩu mậu dịch và phân phối lao động lớn nhất Đông Nam Á Đồng thời hệ thống dịch vu cho vay tín dụng của người Anh và người Hoa cũng ra đời. 

Trước sức ép của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của người dân Xingapo và sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, ngày 3-6-1959 thực dân Anh buộc phải trao trả cho Xingapo quyền “quốc gia tự trị”. Tuy nhiên Xingapo vẫn lệ thuộc chặt chẽ vào Anh. 

Do những khó khăn trong phát triển kinh tế, ngày 16-9-1963, Xingapo tự nguyện gia nhập Liên bang Malaixia, với hi vọng sẽ dựa vào sự giúp đỡ của Liên bang để xây dựng nền kinh tế của mình. Nhưng sau đó, những mâu thuẫn dân tộc giữa người Hoa và người Mã Lai trong cùng Liên bang chính sách bảo hộ mậu dịch mà Chính phủ Liên bang thi hành đã cản trở sự phát triển kinh tế của Xingapo. Chính vì thế, các nhà cải cách dân chủ xã hội Xingapo lại đấu tranh đòi tách khỏi Liên bang. Ngày 9-8-1965, Xingapo chính thức tách khỏi Liên bang Malaixia và ngày 22-12-1965 tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xingapo. Bắt đầu từ đây. Xingapo đã tìm được những bước đi thích hợp cho mình và đưa đất nước bước vào thời kỉ phát triển mới với những điều “thần kì” trong sự phát triển kinh tế. 

2. Các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập đến nay 

Sau khi trở thành những quốc gia độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển mới – thời kì xây dựng và phát triển đất nước, với những bước đi khác nhau phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của mình. Dưới đây là tình hình một số nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập. 

a) Indonesia, Philippin 

– Indonesia 

Sau khi giành được độc lập, Inđônêxia bắt đầu công cuộc khối phục và phát triển kinh tế. Trong những năm 1957 – 1965, chính phủ Xucácnó đã tiến hành quốc hữu hóa một số đồn điền, nhà máy, ngân hàng của tư bản nước ngoài, thực hiện những cải cách kinh tế trong nước và thi hành rộng rãi các quyền tự do dân chủ. Tuy nhiên, trong thời kì này do tình hình chính trị và an ninh không ổn định, nên kinh tế chưa đạt được những bước phát triển đáng kể. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 80 USD và cho đến năm 1967, cũng chỉ dao động chút ít ở mức này. 

Ngày 30-9-1965, đơn vị quân đội bảo vệ phủ Tổng thống đã tiến hành cuộc đảo chính quân sự. Cuộc đảo chính đã nhanh chóng bị dập tắt. Sau đó, chính quyền mới được thành lập, Xuhacto lên làm Tổng thống. Đất nước Inđônêxia dần dần ổn định về chính trị và phát triển nhanh chóng về kinh tế. 

Chính phủ Inđônêxia đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế có điều tiết, dẫn tới những chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế Inđônêxia. Thập niên 70 đã chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế nhảy vọt của Inđônêxia từ 2,5% (trong những năm 60), lên 7 -7,5% hàng năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng kinh tế của Inđônêxia chủ yếu dựa vào nguồn xuất khẩu dầu mỏ, tăng trưởng tuy cao nhưng không ổn định. Hàng năm, nguồn thu nhập từ dầu mỏ chiếm trung binh 30% thu nhập quốc dân và 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu. 

Vào đầu thập niên 80, những nhược điểm của kinh tế thị trường Inđônêxia bắt đầu bộc lộ và tác động sâu sắc, làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế. Ngân sách nhà nước thiếu hụt nghiêm trọng do nguồn dầu mỏ giảm sút lớn, nợ nước ngoài tăng, dẫn đến các ngành sản xuất xuất khẩu đình đốn, hiện tượng tái lạm phát tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng tụt xuống còn 1,2%, thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Năm 1983, chính phủ Inđônêxia tuyên bố cải cách kinh tế vĩ mô toàn diện trên cơ sở chấn chỉnh và cải tổ khu vực doanh nghiệp nhà nước, mở rộng tư nhân hóa và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao nguồn tích lũy trong nước. Nội dung cải cách kinh tế của Inđônêxia tập trung vào xây dựng môi trường kinh tế vi mô ổn định trên cơ sở thắt chặt tài chính, tầng nguồn thu thông qua đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, không chỉ phụ thuộc vào dấu mỏ. Mặt khác, cải cách kinh tế của Inđônêxia còn tập trung vào các mục tiêu như tự do hóa hơn nữa chính sách “mở cửa” với bên ngoài, thực hiện phương châm “đa dạng hóa” thị trường xuất khẩu. Thông qua cải cách, tốc độ tăng trưởng của Inđônêxia đã đạt 6,5% năm trong thập niên 90. 

Tỉ lệ lạm phát duy trì ở mức dưới 10%, tỉ lệ nguồn tiết kiệm và đầu tư trong nước đạt trung bình 35% tổng sản phẩm quốc dân (so với 20% trong những năm 70). Nếu như những năm 50, nông nghiệp chiếm 65% tổng sản phẩm quốc dân thì đến năm 1995, tỉ lệ này giảm xuống còn 28%, trong khi tỉ lệ công nghiệp và dịch vụ chiếm 72%.

Inđônêxia được đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong chương trình phát triển nông thôn và dân số. Chương trình giáo dục phổ cặp và chính sách y tế cộng đồng được nhà nước đặc biệt quan tâm, chiếm 15% ngân sách phát triển trong nam 1994. 

So với các nước ASEAN, nền kinh tế Inđônêxia mới đạt mức phát triển trung bình. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người đạt 884 USD năm 1994. Tháng 7-1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Đông Nam Á đã làm suy sụp nền kinh tế Inđônêxia, đồng thời kéo theo cuộc khủng hoảng chính trị – xã hội, tạo cơ hội cho chủ nghĩa li khai và xung đột tôn giáo trỗi dậy. Tháng 5-1998, Tổng tổng Xuháctô buộc phải từ chức sau hơn 32 năm cầm quyền. Tổng thống mới – Abduranan Oahit cùng với chính phủ mới đang tìm mọi cách để khôi phục lại trật tự xã hội và phát triển kinh tế.

– Philippin

 Philippin là một nước nông nghiệp, với khoảng 9,7 triệu hecta đất canh tác, chuyên trong các cây chính là lúa (hơn 8 triệu tấn/năm), ngô, dừa, mía, hoa quả, cây Abaca cho sợi, cà phê… Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến dừa, đường, khai thác gỗ và quặng để xuất khẩu. Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, tư bản nước ngoài, đặc biệt là tư bản Mĩ đã lũng đoạn nền kinh tế Philippin (Mi chiếm 50% tổng số vốn đầu tư nước ngoài ở Philippin). 

Tốc độ phát triển của nền kinh tế Philippin bị chậm lại vào giữa những năm 60. Từ năm 1965, Tổng thống Máccôt để ra những chính sách cải cách kinh tế với tên gọi “Chương trình xây dựng xã hội mới” nhằm biến kinh tế Philippin từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp nửa phong kiến sang cơ cấu kinh tế nông công nghiệp, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò quan trọng của sự phát triển. Về nông nghiệp, năm 1972 diễn ra cuộc cải cách ruộng đất lần thứ hai với những sắc luật quy định rõ ràng và cư thể nhằm phát triển quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Đi đối với cải cách ruộng đất, chính phủ Philippin tăng cường đầu tư tin dụng trong nông nghiệp, thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các loại cây có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, bông, chuối… đồng thời tập trung ưu tiên cho ngành lâm nghiệp và hải sản là những ngành có nhiều tiềm năng ở Philippin. 

Trong công nghiệp, đường lối phát triển là vận dụng tối đa những lợi thế của công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, sử dụng nhiều nhân công cùng với việc nắm bắt cơ hội phát triển công nghiệp hiện đại trên cơ sở nguồn vốn và kĩ thuật của nước ngoài. Khu vực kinh tế nhà nước đảm nhiệm việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ các ngành công nghiệp nặng như luyện thép, đồng, đóng tàu… 

Dựa vào nguồn vốn nước ngoài, nhà nước tài trợ rộng rãi cho các chương trình phát triển nên trong thập niên 70, nền kinh tế Philippin phát triển với tốc độ khá nhanh, trung bình là 6,2% năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này vào loại thấp trong các nước ASEAN nhưng cơ cấu kinh tế của Philippin đã có những thay đổi đáng kể. 

Vào đầu những năm 80, ở Philippin diễn ra cuộc khủng hoảng chính trị, đồng thời là khủng hoảng kinh tế kéo dài. Bảng thống kê dưới đây cho thấy sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippin trong những năm đầu thập niên 80.

Từ năm 1986, tổng thu nhập quốc dân của Philippin không ngừng tăng lên, năm 1988 mức tăng là 6,8%. Tuy vậy mức tang trưởng lại giảm dần vào đầu những năm 90. Nam 1992 chỉ đạt 1%. Số thất nghiệp có lúc lên đến 18,3%, thông thường cũng ở mức 9%.

Để khắc phục tình trạng khủng hoảng, từ sau khi nhận chức Tổng thống, Phiden Ramột đã thực hiện chương trình chống nghèo đói, thất nghiệp, cải thiện hạ tầng cơ sở, tìm nguồn tài chính, tiết kiệm để trả nợ… Ủy ban kinh tế và phát triển Philippin đã đề ra chương trình kinh tế dài hạn trong 6 năm (1993 – 1998) nhằm biến Philippin từ “một nền kinh tế ốm yếu” thành một nước công nghiệp mới. 

Mức tăng trưởng kinh tế của năm 1993 là 2%, tổng thu nhập quốc dân là 61 tỉ USD. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người đạt 850 USD (năm 1994). 

Nhìn chung, nền kinh tế Philippin vẫn còn tương đối lạc hậu, với 1/2 số dân tham gia sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, tạo ra 1/3 tổng thu nhập quốc dân. Công nghiệp chế tạo chiếm 1/2 tổng thu nhập quốc dân. Philippin là nước sản xuất đồng lớn nhất ở Viễn Đông và là một trong mười nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Hiện nay Philippin đang tăng cường tham dò các mỏ dầu mới, một trong số những mỏ đó theo dự đoán có thể có trữ lượng 300 triệu thùng. 

b) Thái Lan, Malaysia 

-Thái Lan 

Chiến tranh thế giới kết thúc, nền kinh tế Thái Lan lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Tháng 9-1945, Sêni Pramốt, người đứng đầu phong trào “Thái tự do” từ Mĩ về lập chính phủ. Nhưng hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã làm cho tình hình chính trị hết sức sôi động: phong trào công nhân phát triển nhanh chóng, nhiều công đoàn thành lập, nông dân đấu tranh đòi giảm tô tức, đòi nâng cao mức sống… Tiếp sau đó sự bất ổn định kéo dài về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Thái Lan. 

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cho tới đầu thập niên 60, Thái Lan vẫn là một nước nông nghiệp (sản phẩm nông nghiệp chiếm tới hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan), công nghiệp chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Lao động nông nghiệp chiếm trên 82% tổng số lao động trong nước. Công nghiệp chỉ thu hút 4% lực lượng lao động, số còn lại làm việc trong những ngành dịch vụ. Năm 1962, thu nhập bình quân đầu người ở Thái Lan là 85 USD. 

Từ năm 1961, Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ nhất (10 1961 đến 9-1966) và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ hai (10–1966 đến 9-1971) với phương châm khai thác và tận dụng các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Nhờ vậy, trong vòng 10 năm (1957 – 1967) công nghiệp nhẹ của Thái Lan tàng 90%, trong khi đó công nghiệp nặng tăng 383%, tỉ lệ lạm phát trung bình hàng năm là 2 (1962 – 1973). Giai đoạn này được gọi là “thời kì vàng” của nền kinh tế Thái Lan. Hầu hết các cơ sở kinh tế của Thái Lan hiện nay được xây dựng từ những năm 60. 

Tuy nhiên, trong suốt thập niên 70, nền kinh tế Thái Lan rơi vào tỉnh trạng suy thoái. Nạn lạm phát kéo dài, năm 1979, tỉ lệ lạm phát lên tới 20%. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, vào đầu thập niên 80, Thái Lan có khoảng 11 triệu người (chiếm 20% dân số) sống dưới mức nghèo khổ. Tình trạng suy thoái của nền kinh tế Thái Lan trong suốt thập niên 70 cho thấy mức sống của nước này phụ thuộc nặng nề vào vốn đầu tư nước ngoài. 

Tháng 10-1981, chính phủ Prem Tinxulanon đã đề ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ năm với những mục tiêu chính là: tăng cường đầu tư tư nhân, kiểm soát lao động, phát triển nguồn năng lượng: giảm nhập khẩu dấu, tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, phát triển hàng chế tạo cần thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm tỉ lệ trả nợ nước ngoài. Một trong những công trình trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội lần này là công trình phát triển vùng duyên hải phía đông sẽ trở thành một trung tâm đầu tư quan trọng trung tâm công nghiệp nặng. công nghiệp hóa dầu, khí đốt, chế biến nông sản có quy mô lớn, đồng thời là một trung tâm du lịch mới của Thái Lan. Thủ tướng Prem Tinxulanon đã tập hợp trí tuệ của hơn 700 chuyên gia kinh tế hàng đầu của đất nước. để vạch ra hàng loạt biện pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đưa đất nước ra khỏi những khó khăn về kinh tế – xã hội và tạo đà cho những bước phát triển mới hiện nay. Nam 1986, năm kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ năm được xem là năm phục hồi hoàn toàn của nền kinh tế Thái Lan. Nếu như những năm 60, nông nghiệp chiếm 40% tổng thu nhập quốc dân thì tới năm 1986, chỉ còn 17%. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tang khá đều đạn : 1982-42%; 1983-5.7%;1984-6%. Lạm phát giảm từ 11,6% trong kế hoạch 5 năm lần thứ tư xuống còn 2,8%. Đồng thời, chương trình phát triển nông thôn thu được những kết quả to lớn. 

Được khích lệ bởi những thành tựu to lớn của kế hoạch 5 năm lần thứ nam, nền kinh tế Thái Lan vẫn tiếp tục “cất cánh” trong những năm tiếp theo. Năm 1988, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt đỉnh cao là 13%. Tiếp đó, năm 1989 là 12% và năm 1990 là 10%. Bước vào thập niên 90, tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 7 – 8% và Thái Lan dự kiến giữ mức tăng trưởng này trong những năm còn lại của thế kỉ XX trong mối quan hệ cân đối với những yếu tố kinh tế – xã hội trong nước. Tổng sản phẩm quốc dân tỉnh theo dấu người cũng tăng tiến: năm 1990 là 1.418 USD; 1992–1.605 USD; 1993-1.905 USD và 1994-2.085 USD. 

Tháng 7-1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ đã bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế Thái Lan, điểm khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Đông Nam Á. Biến cố này làm cho nền kinh tế Thái Lan suy sụp nghiêm trọng. Chính phủ Thái Lan đã tập trung giải quyết 6 vấn để lớn : nợ ngắn hạn, tăng xuất khẩu, tư nhân hóa những xí nghiệp quốc doanh, giải quyết giá sinh hoạt, giải quyết nạn thất nghiệp và ổn định chính trị. Chương trình cải tổ này đã đem lại những thành quả rất đáng kể trên con đường khôi phục kinh tế đất nước. 

Nhìn chung sau gần 40 năm phát triển, Thái Lan đã từng bước biến đổi để trở thành nước công nghiệp mới (NIC). Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Thái Lan còn phải đương đầu với nhiều khó khăn. Thái Lan đang cố gắng đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, giữ gìn nền văn hóa cổ truyền và phát huy bản sắc dân tộc trong phát triển. 

– Malaysia 

Sau khi giành được độc lập, nền kinh tế Malaixia vẫn mang nặng tính chất thuộc địa. Tư bản nước ngoài, mà trước hết là tư bản Anh, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Malaixia 

Khác với nhiều nước trong khu vực, sau khi giành độc lập thường đi ngay vào phát triển công nghiệp, thậm chí ưu tiên phát triển công nghiệp nang, Malaixia đã phát huy tiềm năng của mình và tập trung vào phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp. Chính phủ dành 37% ngân sách để phát triển nông nghiệp (trong khi Thái Lan dành 31%, còn Mianma và Inđônêxia dành 27%). Trong những năm 1957 – 1970, chính phủ đã đưa ra một chương trình tổng thể để thực hiện chiến lược kinh tế – xã hội của mình, trong đó chú trọng vào các khẩu: đổi mới và đa dạng hóa cây trống xuất khẩu, khai hoang và phát triển nông nghiệp trồng lúa, phát triển kinh tế đồn điền, phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến hướng ra xuất khẩu, đa dạng hóa quan hệ ngoại thương… Nhờ có những biện pháp tích cực đó, Malaixia đã đạt được những bước tiến đáng kể trong chiến lược phục hồi kinh tế xã hội. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966-1970) của Malaixia hoàn thành có hiệu quả. Nông nghiệp đạt 102,5% kế hoạch, giao thông vận tải đạt 99,8%, thông tin liên lạc-98,8%. Các chỉ tiêu phát triển công nghiệp thực hiện vượt mức 67,2%. Tuy nhiên, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất chưa làm thay đổi được cơ cấu của nền kinh tế, hơn nữa không giải quyết được sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội và thu nhập giữa các tộc người (người Hoa, người Ấn Độ, người Mã Lai) ở Malaixia. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột sắc tộc diễn ra vào tháng 5 1969 tại Cuala Lampe. 

Để giải quyết những mâu thuẫn trong lòng xã hội Malaixia, chính phủ Malaixia đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế – xã hội “Xây dựng lại xã hội Malaixia”, thực hiện trong hai thập niên từ năm 1971 đến năm 1990. Nội dung chính của kế hoạch này là: hướng vào phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; hướng ra xuất khẩu; thực hiện chính sách kinh tế mới với mục tiêu cấu trúc lại nền kinh tế xã hội; giảm tỉ lệ nghèo đói tiến tới xóa bỏ đói nghèo; giảm sự khác biệt về thu nhập và phân phối giữa các khu vực, các tộc người… Với đường lối và biện pháp thích hợp, nền kinh tế Malaixia đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao và tương đối ổn định trong những năm 70 Tỉ lệ tăng trưởng đạt 7,8% năm, vượt qua tỉ lệ tăng trưởng của các nước đang phát triển lúc đó. Cơ cấu kinh tế cũng có nhiều biến đổi. Năm 1980, Malaixia đảm bảo được 92% nhu cầu về lương thực (đầu thập niên 70 mới tự túc được 78%). Các ngành công nghiệp gia tăng đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người từ 390 USD năm 1970, tăng lên 1.680 USD năm 1980. 

Bước vào thập niên 80, những yếu tố thuận lợi cho sư tang trưởng nhanh của kinh tế Malaixia đã thay đổi. Nhà nước tiến hành điều chỉnh đường lỗi kinh tế của mình cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, nền kinh tế Malaixia lại được phục hồi và phát triển. Năm 1987, tốc độ tăng trưởng đất 56%. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong những năm 1987-1990 là 5,2%. Nếu như dự trữ ngoại tệ của Malaixia từ 1980 – 1984 chỉ khoảng 3,5 đến 4 tỉ USD, thì năm 1989 là 7,4 tỉ USD. Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1990 tăng 70% so với năm 1980. Nếu nhìn một cách tổng thể và đem so với những mục tiêu của “chính sách kinh tế mới” được để ra từ đầu những năm 70, có thể thấy rằng Malaixia đã đạt được những tiến bộ về kinh tế – xã hội đáng khâm phục Sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống và phân phối thu nhập đã diễn ra đối với tất cả mọi người dân Malaixia Tỉ lệ gia đình sống dưới mức nghèo khổ trên bán đảo Malaixia giảm từ 49,3% xuống còn khoảng 15%. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi lớn, dẫn đến sự cân bằng hơn giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt công nghiệp chế tạo ngày càng phát triển nhanh chóng. Tốc độ phát triển trung bình của ngành này trong những năm 70 là 11,3% năm, trong những năm 80 là 13,7%. Xuất khẩu các sản phẩm chế tạo chiếm tới 60,4% tổng số xuất khẩu năm 1990, trong khi đó năm 1970 chỉ chiếm 12%. 

Tháng 7-1991, chính phủ Malaixia đưa ra chính sách phát triển kinh tế quốc gia trong giai đoạn 1991 – 2000 mà kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1991 – 1995) là giai đoạn mở đầu, nhằm cải thiện tính hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế Malaixia. Trong kế hoạch này nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện từng bước cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, viễn thông, điện năng, hệ thống cấp thoát nước, bảo vệ môi trường… Năm 1992, Malaixia đạt tỉ lệ tăng trưởng 8,5%, bình quân thu nhập đạt 2965 USD. Năm 1994, bình quân thu nhập đạt 3.230 USD. Năm 1997, con số này là 4530 USD. 

Từ chỗ là một nước có nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm 40% tổng sản phẩm quốc dân, sau gần 40 năm phát triển, Malaixia đã không ngừng vươn lên để trở thành nước công nghiệp mới (NIC) trong khu vực. Tháng 7-1998, chính phủ Malaixia đã công bố Kế hoạch sáu điểm, do Hội đồng hành động kinh tế quốc gia (NEAC) soạn thảo, nhằm phục hồi sự phát triển kinh tế sau khủng hoảng. Nhờ đó từ năm 1999, kinh tế Malaixia đạt được mức tăng trưởng ổn định từ 5% → 6%/năm. 

c) Singapore, Brunei 

-Singapore 

Nam 1965, nước Cộng hòa Xingapo non trẻ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp trong việc xác định đường lối phát triển của mình. Những thách thức lớn về sự tồn tại và phát triển được đặt ra trước một quốc gia nhỏ bé về diện tích, nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, lại vừa thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Đặc biệt, do sự nhập cư ở ạt của người Hoa và tỉ lệ sinh đẻ quá cao trong những năm đầu mới giành được độc lập đã tạo ra một đội quân thất nghiệp khổng lồ. 

Trong bối cảnh đó, vào thời kì đấu (1965 – 1979) Xingapo không còn cách nào khác là phải tiến hành công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu, nhằm vươn tới thị trường rộng lớn bên ngoài. Những ngành công nghiệp đầu tiên được khuyến khích trong “chiến lược công nghiệp hướng ra xuất khẩu” là những ngành sử dụng nhiều lao động nhằm giải tỏa tình trạng thất nghiệp. Đồng thời, chính phủ Xingapo quyết định chuyển toàn bộ các hoạt động kinh tế của mình hòa nhập với hệ thống kinh tế thế giới và đi theo chiều hướng kinh tế hướng ngoại, chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tiết kiệm trong nước để tạo nguồn vốn phát triển, Xingapo đã phát huy lợi thế về vị trí địa lí để phát triển các hoạt động dịch vụ. Dịch vụ du lịch được đầu tư đặc biệt với việc xây dựng các sân bay lớn, hiện đại, các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống thông tin liên lạc hoàn chỉnh. Chính phủ Xingapo đã sớm chú ý đến thị trường tài chính, từ năm 1968 đã thiết lập thị trường ngoại hối. Thị trường vàng bạc được thiết lập ở Xingapo từ năm 1969, thị trường chứng khoán cũng được thiết lập từ năm 1971 và đến năm 1976 thì số lượng giao dịch chứng khoản đã đạt tới 126 triệu USD. 

Từ năm 1979 trở đi, xuất phát từ những biến đổi trên thế giới và tình hình thực tiễn của đất nước, chính phủ Xingapo đã để ra chiến lược phát triển kinh tế mới với nội dung: cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều “chất xám”, được mệnh danh là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Xingapo. Chính phủ đặc biệt chú ý đến việc tăng cường cải thiện cơ sở kinh tế hạ tầng cơ bản, việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cho công nhân, mở rộng chuyển giao, đổi mới công nghệ với các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật, Tây Âu. Trong thập niên 80, các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như luyện kim, chế tạo máy, chế tạo thiết bị chính xác cao cho ngành hàng không vũ trụ, quang học, y học, thiết bị tự động hóa đồ điện, điện tử, hóa chất và hóa dầu được chú trọng phát triển. 

Sau 3 thập niên xây dựng và phát triển kinh tế, Xingapo đã bước vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới (NICs) trên thế giới, trở thành “con rồng” nổi trội nhất trong “bốn con rồng” châu Á. Trong vòng 25 năm (1966-1991), tổng sản phẩm quốc dân tăng gấp 8,6 lần, mức tăng trung bình hàng năm là 8,9%, những năm 1966 – 1979 tốc độ tăng trưởng đạt mức kỉ lục, gắn 12 năm. Năm 1994, mức tăng trưởng đạt 10,2, thu nhập bình quân tính theo đầu người là 18.025 USD. Năm 1998, thu nhập bình quân tính theo đầu người xếp hàng thứ năm trên thế giới với 28620 USD. Tỉ lệ tang trưởng bình quân trong những năm 1990-1998 là 8%. Bên cạnh đó, Nhà nước Xingapo rất chú trọng đến phúc lợi xã hội, công tác giáo dục, y tế. Hệ thống giáo dục của Xingapo đã đạt được những thành công to lớn và đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành kinh tế. 

Xingapo trở thành quốc gia phát triển nhất ở Đông Nam Á, một quốc gia mẫu mực về nhiều mặt, trong đó nổi bật là trật tự, kỉ cương xã hội, luật pháp nghiêm minh. Tất cả mọi quy định ngặt nghèo về luật pháp, ki cương xã hội đều nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị, xã hội. Đảng Nhân dân hành động, do Thủ tướng Lý Quang Diệu lãnh đạo trong vòng 3 thập niên và đến năm 1990, người kế vị là Gô Chúc Tông (Goh Chok Tong) lên làm Thủ tướng, vẫn là Đảng duy nhất cầm quyền ở Xingapo. 

Xingapo ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 so với các nước trong khu vực, nhưng lại là nước có những giải pháp sớm nhất để phòng ngừa khủng hoảng Chính phủ đã thành lập Ủy ban xúc tiến khả năng cạnh tranh của Xingapo và tìm kiếm các giải pháp nhằm chấn hưng đất nước. Đầu năm 1998, Ủy ban này đã đưa ra kế hoạch 8 điểm để nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế Xingapo trong 10 năm tới, trong đó nhấn mạnh đến sự chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, thúc đẩy phát triển công nghệ cao, phát triển kinh tế Internet trong thế kỉ XXI. 

– Brunei 

Brunei nằm ở phía tây-bắc đảo Borneo, ba mặt giáp Malaixia. Thế kỉ XVI, Brundy đã từng là một đế chế chiếm hữu toàn bộ đảo Boocnes và một số vùng Philippin. Nhưng đến thế kỉ XVII, để chế Brunày bắt đầu suy yếu và sụp đổ, rồi sau đó thực dân Anh vào xâm chiếm, biến vùng này thành xứ bảo hộ. Brunây giành được quyền tự trị năm 1971 và độc lập hoàn toàn năm 1984. 

Nói đến kinh tế Brunây, phải kể đến dấu lửa và khi đốt, là sản phẩm đem lại hơn 80% thu nhập quốc gia cho nước này (hiện nay Brunây có 2 mỏ dầu trên đất liền, 6 mỏ dầu khí đốt ở ngoài khơi với trên 580 giếng khoan). Trong những năm 60, 70 sản lượng dầu và khi đốt của Brunây tăng vọt, nhờ vậy thu nhập quốc dân của Brunày năm 1980 tang 67,4%.. Brunây đã xây dựng được một trong những nhà máy hóa lỏng khí đốt lớn nhất thế giới vào những năm 80. Với lợi tức do xuất khẩu dầu lửa và khi đốt, Brunày đã đầu tư ra nước ngoài chủ yếu bằng việc mua chứng khoán và gửi ngân hàng lấy lãi. Chỉ riêng lãi tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài. Brunày đã thu được 1 tỉ đôla/năm. Nhờ có nguồn thu nhập cao về dấu lửa khi đốt và dân số ít, nên thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Brunây là 18.500 USD. 

Đất nước chỉ có khoảng 10% diện tích đất đai được canh tác. Brunây phải nhập khẩu 80% lương thực và thực phẩm. Để có thịt bò. Brunày đã mua một trang trại nuôi bò ở Uylori, phía bắc Ôxtrāylia với diện tích 5.793 km (gần bằng diện tích của Brundy). 

Brunảy duy trì chế độ quân chủ, cha truyền con nối. Vua Brunây– Ngài Hasanan Bônkia (Hassanal Bolkiah), đồng thời là Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng. Nhà vua chỉ định 5 hội đồng, trong đó có Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng tôn giáo, Hội đồng xét xử, Hội đồng lập pháp và Hội đồng truyền ngôi. Nội các cơ 11 bộ trưởng và 7 thứ trưởng. Nhà vua chủ trương cùng cổ hệ tư tưởng quốc gia quân chủ Hồi giáo Mã Lai nhằm duy trì sự thống nhất đất nước. 

Vua Brunây có quyền lực tuyệt đối và là một trong những người giấu nhất trên thế giới (tổng trị giá tài sản nằm trong tay nhà vua lên tới 27 tỉ đôla). 

Trong số những nước Đông Nam Á, Brunây là quốc gia có nhiều người theo đạo Hối nhất. Nhà vua cũng là người rất sùng đạo. 

Nhờ có nguồn thu nhập cao về dầu lửa, khí đốt, chính phủ Brunây có thể bao cấp cho dân về thực phẩm và nhà ở, thực hiện chế độ giáo dục không mất tiền, cấp tiến cho sinh viên đi học nước ngoài, dân không phải đóng thuế thu nhập, việc chữa bệnh và ma chay cũng do Nhà nước bao cấp. Các gia đình công chức làm việc cho Chính phủ thường có biệt thự riêng với 1 – 2 ôtô trở lên. 

Brunây thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1992 nhân dịp Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm chính thức Brunây. 

d) Lào, Campuchia 

– Lào 

Sau khi đất nước được giải phóng, Lào bước sang thời kì mới với hai nhiệm vụ chiến lược: bảo vệ và xây dựng đất nước. Tổ chức Đảng và chính quyền nhân dân đã được củng cố từ trung ương xuống tận cơ sở, lãnh đạo và quản lí mọi công việc của đất nước, lực lượng vũ trang và an ninh ngày càng trưởng thành, đã kịp thời đập tan mọi hành động gây rối, phá hoại của địch. 

Trên lĩnh vực nông nghiệp, nhờ có phong trào “khai hoang vỡ hóa”, thâm canh và làm thủy lợi, đến đầu thập niên 90 diện tích trồng lúa đã tăng 1,2 lần so với năm 1976 và sản lượng thóc năm 1989 đạt hơn 1,4 triệu tấn. 

Về công nghiệp, Nhà nước đã khôi phục và đưa vào hoạt động các nhà máy, xí nghiệp mới như sản xuất thức ăn gia súc, sửa chữa ôtô, cơ khí, sản xuất thạch cao, sản xuất đá, gạch, cấu kiện bê tông… Riêng về điện, sau khi hoàn thành các chương trình mở rộng nhà máy thủy điện Nậm Ngừng, mỗi năm nước Lào có thể sản xuất được 921 triệu KW/giờ, tăng 3,8 lần so với năm 1976. Hệ thống đường bộ, đường thủy và đường hàng không được củng cố và mở rộng phạm vi hoạt động. Các ngành giáo dục, y tế, văn hóa cũng có nhiều tiến bộ. 

Năm 1994, Quốc hội Lào đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế – xã hội tới năm 2000. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và tập quân canh tác, Lào xác định ba vùng kinh tế chính và 6 đồng bằng tập trung thâm canh, chiếm 380.000 ha với mức phấn đấu đạt 89% sản lượng thóc trong cả nước. 

Tại Hội nghị khu vực ở tỉnh phía bắc cuối tháng 7-1994, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, kiên Thủ tướng chính phủ-Khămtây Xiphandon đã chỉ rõ tiềm năng to lớn và những điều kiện thuận lợi để xây dựng Bắc Lào trở thành khu vực kinh tế vững mạnh trong cả nước. Để thực hiện các mục tiêu nói trên, năm 1994 chính phủ Lào đã đầu tư cho xây dựng cơ bản 121,8 tỉ kíp, tăng 31% so với năm 1993. 

Từ tháng 7-1992, Lão đã trở thành quan sát viên của ASEAN và ngày 23–7–1997 là thành viên chính thức của tổ chức này. 

– Campuchia 

Từ năm 1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, nhân dân Campuchia vừa phải thực hiện công cuộc hồi sinh, xây dựng lại đất nước bị tàn phá, đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh kéo dài chống các thế lực đối lập liên kết với nhau chống phá cách mạng. 

Để thúc đẩy tiến tới một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, tháng 9-1989, quân tình nguyện Việt Nam đã chủ động và đơn phương rút khỏi Campuchia. Với sự giúp sức của hai nước Pháp và Inđônêxia, cùng 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc qua nhiều năm thương lượng, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận thành lập Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia (SNC) do Thái tử Xihanuc làm Chủ tịch. Ngày 23-10-1991, tại Hội nghị quốc tế Pari về Campuchia, Hiệp định hòa bình về Campuchia đã được kí kết, tạo điều kiện để nhân dân Campuchia khôi phục và phát triển đất nước. 

Căn cứ vào Hiệp định Pari về Campuchia và quyết định của Hội đồng dân tộc tối cao SNC, từ ngày 23 đến 27-5-1993, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến được tổ chức ở Campuchia dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc. Ngày 21-9-1993, Quốc hội mới đã thông qua Hiến pháp, thiết lập nền quân chủ lập hiến, do N.Xihanuc làm Quốc vương 

Với hiến pháp mới, người dân Campuchia thuộc hai phái chính trị lớn: Mặt trận thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hòa bình và hợp tác (FUNCINPEC) và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) – với ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng lên của Nôrôđôm Xihanuc – đã đạt tới một thỏa ước, gác lại các bất đồng, cùng nhau hợp tác, đối phó với những vấn đề cấp bách của đất nước mà trước hết là ổn định, tái thiết và đối phó với vấn đề “Khơme đỏ”. Theo Hiến pháp, chính phủ Campuchia do Hoàng thân Nôrôđôm Ranarit và ông Hunxen làm đồng Thủ tướng Sau cuộc bầu cử tháng 7-1998, một chính phủ liên hiệp mới bao gồm các lực lượng chính trị của Đảng CPP và FUNCINPEC được thành lập, do ông Hunxen làm Thủ tướng. Chính phủ liên minh đã đẻ ra chính sách mới mà trọng tâm là ổn định chính trị, phát triển kinh tế, giữ vững chính sách hòa bình, trung lập.

3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 

a) Sự thành lập tổ chức ASEAN 

Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á có dự định thành lập một tổ chức khu vực nhằm tạo điều kiện cho sự hợp tác, phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hóa; đồng thời, hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm mọi cách để biến Đông Nam Á thành “sân sau” của họ. Trong quá trình tìm kiếm sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á đã xuất hiện những tổ chức khu vực và kí kết các hiệp ước giữa các nước trong khu vực. Tháng 1-1959, Hiệp ước hữu nghị và kinh tế Đông Nam Á – SAFET (Southeast Asian Friendship Economic Treaty) bao gồm Malaixia và Philippin ra đời. Tháng 7-1961, Hội Đông Nam Á – ASA (Association of Southeast Asia) gồn Malaixia, Philippin và Thái Lan được thành lập. Tháng 8-1963, một tổ chức gốm Malaixia, Philippin, Inđônêxia (gọi tắt là MAPHILINDO) được thành lập. Tuy nhiên, những tổ chức trên đây không tồn tại được lâu do sự bất đồng giữa các nước về vấn để lãnh thổ và chủ quyền. 

Cuối năm 1966, ngoại trưởng Thái Lan gửi đến các ngoại trưởng Inđônêxia, Malaixia, Philippin và Xingapo bản dự thảo về việc tổ chức “Hội các quốc gia Đông Nam Á về hợp tác khu vực”. Sau nhiều cuộc thảo luận, tháng 8-1967, ngoại trưởng năm nước: Thái Lan, Inđônêxia, Philippin, Malaixia và Xingapo đã họp ở Bang Cốc và ngày 8-8-1967, đã ra tuyên bố về việc thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt tiếng Anh là ASEAN). 

b) Mục đích thành lập và những mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN

Tuyên bố thành lập ASEAN ở Băng Cốc ngày 8-8-1967 nêu rõ 7 mục 

+ Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng 

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tác của Hiến chương Liên Hợp Quốc. 

+ Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học – kĩ thuật và hành chính.

+ Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính. 

+ Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề vệ buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao mức sống của nhân dân. 

+ Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á. 

+ Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương hợp và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.

Trong gần 30 năm qua, ASEAN đã thực hiện sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều hội nghị quan trọng đã được tổ chức, nhiều văn kiện cơ bản gồm các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố đã được kí kết, thể hiện mục đích và tính chất của tổ chức này. Dưới đây là những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN: 

– Tuyên bố Cuala Lampo (còn gọi là tuyên bố ZOPFAN). 

Ngày 17-11-1971, tại thủ đô Cuala Lampơ (Malaixia) ngoại trưởng 5 nước thành viên ASEAN đã kí một bản tuyên bố khảng định cam kết của ASEAN đối với việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á như đã nêu trong Tuyên bố Bang Cốc 1967 và quyết định sẽ cùng nhau xúc tiến các nỗ lực cần thiết nhằm tranh thủ các nước khác công nhận Đông Nam Á là khu vực hòa bình, tự do và trung lập (A Zone of Peace, Freedom and Neutrality – viết tắt là ZOPFAN), không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức hoặc phương cách nào của các cường quốc bên ngoài. 

– Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất (năm 1976) 

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất được tổ chức tại Bali (Inđônêxia) từ 23 đến 24-2-1976. Tại hội nghị này các vị đứng đầu Nhà nước và chính phủ các nước ASEAN đã kí hai văn kiện quan trọng: 

+ Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (thường được gọi là Hiệp ước Bali) đặt khuôn khổ cho một nền hòa bình lâu dài ở khu vực trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp trong khu vực và kêu gọi hợp tác có hiệu quả trên các lĩnh vực nông – công nghiệp, thương mại và cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế vì lợi ích chung của các nước trong khu vực. 

+ Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN: nêu rõ những mục tiêu và nguyên tắc đảm bảo sự ổn định chính trị ở khu vực như đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực phát triển kinh tế và văn hóa, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp thiên tai, hợp tác trong các chương trình phát triển khu vực, giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp ở khu vực, đồng thời xác định rõ những lĩnh vực hợp tác cụ thể về kinh tế. 

Hội nghị Thượng đỉnh Bali cùng đã đẩy mạnh việc thống nhất quan điểm, phối hợp lập trường và tiến hành những hoạt động chung giữa các nước thành viên về những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. 

Cũng tại Hội nghị Bali, các nước ASEAN đã kí Hiệp định thành lập Ban thư kí ASEAN để phối hợp hành động giữa các ủy ban và dự án hợp tác ASEAN. 

– Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ hai (năm 1977) 

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ hai được tổ chức ở Cuala Lampơ (Malaixia) từ 4 đến 5-8-1977, tức là chỉ hơn một năm sau Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất ở Bali, với 2 lí do: kỉ niệm 10 năm thành lập ASEAN và điểm lại tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện các chương trình hợp tác để ra tại Hội nghị Bali. 

Hội nghị Cuala Lamp đạt được 2 kết quả quan trọng: 

+ Cơ cấu lại Ủy ban hợp tác ASEAN để chuẩn bị cho mở rộng hợp tác ASEAN trên mọi lĩnh vực. 

+ Chính thức hóa các cuộc đối thoại của ASEAN với các nước công nghiệp phát triển nhằm nâng cao vai trò của ASEAN trong cộng đồng quốc tế. 

– Kết nạp Brunây Đaruxalam năm 1984 

Brunây Đaruxalam là quan sát viên của ASEAN từ năm 1981. Theo Hiệp ước ngày 7-1-1979 kỉ giữa Quốc vương Brunày với chính phủ Anh, ngày 31-12-1983 Brunây trở thành nước độc lập. 

Ngày 7-1-1984, Brunây được chính thức kết nạp vào ASEAN theo lễ nghi trọng thể được tổ chức tại Giacácta và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. 

– Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ ba (năm 1987) 

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ ba được tổ chức ở Manila (Philippin) từ 14 đến 15-12-1987 nhân kỉ niệm 20 năm thành lập ASEAN. Tại hội nghị này, các vị đứng đầu chính phủ các nước ASEAN đã thông qua các văn kiện quan trọng sau: 

+ Tuyên bố Manila năm 1987: bày tỏ quyết tâm của các nước ASEAN  tiếp tục thúc đẩy và củng cố sự đoàn kết và hợp tác ở khu vực, giải quyết các tranh chấp ở trong vùng bảng phương pháp hòa bình, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế và thương mại, khuyến khích hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân vào sự hợp tác ASEAN. 

+ Nghị định thư sửa đổi điều 14 và 18 của Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali năm 1987) để các nước ngoài khu vực cũng có thể tham gia. 

+ Hiệp ước khuyến khích và đảm bảo đầu tư ASEAN. 

+ Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thỏa thuận ưu đài buôn bán ASEAN (PTA). 

Vé cơ cấu tổ chức, Hội nghị Manila đã quyết định lập cơ chế Hội nghị liên bộ trưởng (Joint Ministerial Meeting – JMM) bao gồm các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng kinh tế về thể chế hóa cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Economic Official Meeting – SEOM). 

Trong dịp này các vị đứng đầu chính phủ các nước ASEAN quyết định sẽ tiến hành Hội nghị Thượng đỉnh từ 3 đến 5 năm một lần. 

– Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư (năm 1992) 

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư được tiến hành ở Xingapo từ 27 đến 28-1-1992. Tại hội nghị này. ASEAN đã thông qua một số văn kiện và quyết định quan trọng sau : 

+ Tuyên bố Xingapo năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa sự hợp tác chính trị và kinh tế lên tấm cao hơn và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực an ninh. 

+ Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN trong đó nêu lên 3 nguyên tắc của sự hợp tác: hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia của các nước thành viên trong các chương trình, dự án hợp tác; xác định rõ 5 lĩnh vực hợp tác kinh tế cụ thể là thương mai – công nghiệp – năng lượng – khoáng sản, nông – lâm – ngư nghiệp, tài chính – ngân hàng, vận tải – liên lạc và du lịch; và nhấn mạnh “hòa giải” là phương châm giải quyết những bất đồng giữa các nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định khung này; quyết định sẽ thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong vòng 15 năm. 

+ Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) quy định các biện pháp cũng như các giai đoạn cho việc từng bước giảm thuế nhập khẩu, tiến tới thực hiện AFTA. 

+ Về cơ cấu: Quyết định Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN sẽ họp 3 năm một lần, thành lập hội đồng AFTA cấp Bộ trưởng để theo dõi, thúc đẩy việc thực hiện CEPT và AFTA; giải tán 5 ủy ban kinh tế và giao cho SEOM đảm nhận việc giám sát các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN; cải tổ và tăng cường bộ máy Ban thư kí ASEAN, trong đó có việc nâng cấp Tổng thư kí ASEAN lên hàm Bộ trưởng. 

Ngày 22-7-1992, Việt Nam và Lào chính thức kí tham gia Hiệp ước Bali tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 25 tại Manila (Philippin). Ngay sau lễ kí, ASEAN tuyên bố Việt Nam và Lào là quan sát viên của ASEAN cùng với Papua Niu Ghinê. 

Sau đó Việt Nam đã được mời tham dự các cuộc họp hàng năm của ngoại trưởng các nước ASEAN tại Xingapo (1993) và Thái Lan (1994) cũng như một số cuộc họp khác của ASEAN. Sau khi hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 tại Băng Cốc (Thái Lan) khẳng định sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên, ngày 17-10-1994 Việt Nam đã gửi thư cho Chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN là Brunây chính thức đặt vấn đề Việt Nam muốn gia nhập ASEAN. 

Ngày 28-7-1995, tại Brunây đã diễn ra lễ kết nạp trọng thể Việt Nam vào ASEAN. Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại trong việc thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. 

Sau đó, cũng tại Brunây đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao lần thứ 28 của các nước ASEAN trong hai ngày 29 và 30-7-1995. 

– Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ năm (12-1995): diễn ra tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của các vị đứng đầu Nhà nước hoặc chính phủ 7 nước thành viên ASEAN. Thủ tướng Thái Lan Panhan Xinlapa Acha được cử làm Chủ tịch hội nghị và Thủ tướng Võ Văn Kiệt được cử làm Phó chủ tịch hội nghị. Trong các mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh lần này có việc kí kết một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân trong khu vực, thảo luận về việc mở rộng số thành viên ASEAN, thảo luận các đề nghị về một khu vực tự do buôn bán ASEAN (AFTA) sẽ được thực hiện vào năm 2003, thảo luận về khả năng của “các tam giác phát triển trong khu vực. Thủ tướng Vo Van Kiệt tuyên bố Việt Nam đang cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ VI của ASEAN vào năm 1998. 

Tháng 3-1996, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Âu – Á (ASEM) được tổ chức tại Băng Cốc gồm nguyên thủ của 25 nước (15 nước EU, 7 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc). Các nguyên thủ đã bàn luận những vấn đề quan trọng nhằm thúc đẩy mối quan hệ về các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật giữa hai tổ chức ASEAN và EU. Đây là một hội nghị có ý nghĩa lịch sử trọng đại: lần đầu tiên những người đứng đầu các nước EU đã ngồi bàn bạc với những người đứng đầu các nước ASEAN một cách hoàn toàn bình đảng, hữu nghị, tự nguyện và hai bên cùng có lợi. 

Ngày 23-7-1997, Lào và Mianma đã gia nhập ASEAN, đưa số thành viên của tổ chức này lên 9 nước. Ngày 30-4-1999, Campuchia là thành viên thứ mười của ASEAN. 

Trải qua hơn ba thập niên phát triển, kể từ khi thành lập đến nay, tuy gặp nhiều khó khăn, phức tạp về chính trị, kinh tế, chịu sức ép của các nước lớn từ nhiều phía, nhưng tổ chức ASEAN đã tồn tại và phát triển với nhiều triển vọng tốt đẹp ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Từ một tổ chức không tên tuổi, liên kết các quốc gia nhỏ, yếu trong khu vực để đối phó với những thách thức từ bên trong và bên ngoài, trong đó trước hết là những thách thức về an ninh và kinh tế để bảo vệ sự tồn tại của mình, ngày nay ASEAN đã trở thành một tổ chức có uy tín lớn trên thế giới.