Các nước Nam Á
1. Khái quát
Các nước khu vực Nam Á là vùng dân cư đông đúc thứ nhì thế giới với tài nguyên rất phong phú. Bình nguyên sông Hàng và sông Ấn là nơi sản xuất lúa mì, lúa gạo vào hàng thứ hai châu Á, ngoài ra còn có các nông sản khác như bông, đay, gai, mía, cao su và các khoảng sản như than, sắt, mănggan, vàng… Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, vùng Nam Á gồm ba nước Ấn Độ, Xri Lanca, Nepan. Các nước này đều là thuộc địa hoặc phụ thuộc vào Anh. Sau chiến tranh, do kết quả đấu tranh của nhân dân từng vùng, thực dân Anh đã phải rút quân khỏi các nước này, nhưng vẫn tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình. Thực hiện chính sách “đi mà ở”, “chia để trị”. Anh đã chia Ấn Độ thành hai nước tự trị là Ấn Độ và Pakixtan (tháng 8-1947) dựa trên cơ sở tôn giáo. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ.
Nước Pakixtan tự trị thành lập ngày 15-8-1947 gồm hai phần: Động và Tây Pakixtan tách biệt bởi Ấn Độ. Tháng 3-1971, do kết quả thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Bengan, ở Đông Pakixtan đã xuất hiện nước Cộng hòa Bangladet.
Từ tháng 2-1948, Xri Lanca trên danh nghĩa là một nước tự trị, nhưng suốt thời gian dài phụ thuộc chặt chẽ vào Anh. Do kết quả của phong trào đấu tranh của nhân dân Xri Lanca, ngày 22-5-1972, nước Cộng hòa Xri Lanca được thành lập. Theo Hiến pháp công bố tháng 9-1978, Cộng hòa Xri Lanca đổi tên thành Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Xri Lanca. Như vậy hiện nay vùng Nam Á có 5 nước: Ấn Độ, Pakixtan, Banglađét, Xri Lanca và Nêpan.
Theo Hiến pháp năm 1973, Pakixtan là một nước Cộng hòa Hồi giáo Tháng 7-1977, tướng Dia Unhác làm đảo chính, giải tán Quốc hội và đình chỉ một phần hiến pháp, đánh vào quyền lợi của những người lao động. Về đối ngoại, chính quyền Unhác tiếp tục tham gia vào khối quân sự xâm lược Bátđa, đồng thời thi hành chính sách thù địch với Cộng hòa Apganixtan và có thái độ không hữu nghị với Ấn Độ.
Ngày 17-8-1988, Tổng thống Dia Unhác chết vì tai nạn máy bay. Chủ tịch Quốc hội xác Xalam Khan giữ quyền Tổng thống. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11-1988, Đảng Nhân dân Pakixtan giành được đa số ghế trong Quốc hội. Ngày 1-12-1988, bà Bênadia Búttô (con gái cố Tổng thống Dunphica Ali Buttô – người bị tướng Unhác xử tử năm 1979) được cử làm Thủ tướng. Trong lễ tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, bà Bênadia Buttô tuyên bố: trả tự do cho tù chính trị, bãi bỏ lệnh cấm các công đoàn hoạt động, xóa bỏ nghèo đói, mù chữ, thiết lập công bằng xã hội, thực hiện chính sách năng động để phát triển quan hệ với Liên Xô, Mỹ, các nước Hồi giáo và các nước láng giềng.
Ở Bangladet, sau khi giành được độc lập (3-1971), chính phủ M.Ratman thực hiện một số cải cách kinh tế – xã hội, quốc hữu hóa những ngành quan trọng trong công nghiệp, ngân hàng, thương nghiệp, kiểm soát ngành ngoại thương, giảm thuế, cấm các đảng cực hữu hoạt động, ban bố hiến pháp dân chủ.
Ngày 15-8-1975, một nhóm sĩ quan trong quân đội làm đảo chính giết M. Ratman, đình chỉ chương trình cải cách kinh tế – xã hội của chính phủ Rátman và cấm các đảng phái hoạt động. Từ đó, tình hình đất nước không ổn định, nhiều cuộc đảo chính nổ ra.
Ngày 30-5-1981, Tổng thống D.Ratman bị giết, Apdun Xata lên thay. Nhưng ngày 24-3-1982, trung tướng H.M. Écsát làm đảo chính, lật đổ Tổng thống Ápđun Xata, giải tán Quốc hội, chính phủ. Với sự ủng hộ của chính quyền quân sự, tháng 1-1986, Đảng Dân tộc mới được thành lập. Trong cuộc bầu cử Quốc hội (5-1986), Đảng này giành được thắng lợi. Ngày 15-10-1986, H.M. Ensát được bầu làm Tổng thống. Ngày 10-11-1986, chính phủ bãi bỏ tình trạng giới nghiêm và khôi phục hiến pháp. Tình hình chính trị-xã hội ở Bangladet có phần ổn định hơn.
Vào cuối thế kỉ XVIII, Nepan là đối tượng xâm lược của Anh. Nam 1816, Anh buộc Nôpan kí hiệp ước bất bình đảng cho phép Anh được quyền kiểm soát chính sách đối ngoại của Nepan. Năm 1846, dòng họ quý tộc Rana nắm quyền thống trị ở Nepan, vua chỉ tốn tại trên danh nghĩa. Nam 1951, chế độ Rana bị lật đổ, quyền lực của nhà vua được khôi phục. Theo Hiến pháp năm 1962, Nepan là nước quân chủ lập hiến, vua nắm toàn quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời là Tổng tư lệnh quân đội. Từ ngày 5-1-1961, vua ban hành sắc lệnh cấm tất cả các đảng phái hoạt động. Từ tháng 4-1990, lệnh này đã được bãi bỏ.
Nhìn chung, các nước Pakixtan, Banglađét, Xri Lanca và Nepan là những nước nông nghiệp kém phát triển. Sau khi giành được độc lập, các nước này gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội và có mức sống rất thấp. Ở châu Á, các nước này đều là thành viên của Phong trào không liên kết và cố gắng đóng góp sức mình vào phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
2. Ấn Độ
a) Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Sự ra đời của nước Cộng hòa Ấn Độ
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ lên cao mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Nam 1942, Đảng Cộng sản Ấn Độ được hoạt động công khai, số lượng đảng viên đã từ 16.000 người (năm 1943) tăng lên 53.000 người (năm 1946), ảnh hưởng của Đảng ngày càng sâu rộng trong mọi tầng lớp công nhân, nông dân, học sinh, trí thức.
Từ giữa năm 1945, đã diễn ra nhiều cuộc bãi công mặc dù bị cảnh sát đàn áp. Tháng 10-1945, công nhân Bombay bãi công phản đối chính phủ Anh dùng quân đội Anh – Ấn đàn áp phong trào cách mạng ở Inđônêxia và Việt Nam. Ngày 25-10 trở thành “Ngày Inđônêxia” trên khắp Ấn Độ. Công nhân từ chối chuyển hàng quân sự cho Pháp và Hà Lan. Tháng 11-1945, đã diễn ra cuộc bãi công có tiếng vang khắp cả nước của 300.000 công nhân thành phố Cancutta. Đáng chú ý là cuộc đấu tranh của hơn 20.000 binh sĩ Ấn Độ làm việc trong quân đội Anh ở căn cứ hải quân Bombay. Trong suốt 3 ngày (18 đến 20-2-1946), thủy quân Bombay đã anh dũng đấu tranh và bị cảnh sát Anh huy động lực lượng đến đàn áp làm gần 300 người chết, 1.700 người bị thương. Cuộc nổi dậy của thủy quân Bombay đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ trong cả nước. Trong suốt ngày 22-2, theo lời kêu gọi của những người cộng sản, ở Bombay bắt đầu các cuộc bãi công, tuần hành, mít tinh quấn chúng thu hút 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên tham gia.
Phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ, đặc biệt là cuộc nổi dậy vũ trang của binh lính có sự tham gia tích cực của những người cộng sản, đã làm cho chính phủ thực dân Anh và bộ phận lãnh đạo các chính đảng lớn ở Ấn Độ lo lắng. Các thủ lĩnh Đảng Quốc Đại, Liên đoàn Hồi giáo, một mặt bày tỏ sự thông cảm của mình, ủng hộ đòi hỏi của các thủy binh; nhưng mặt khác, kêu gọi họ chấm dứt bãi công chống chính quyền. Đảng Quốc đại cử V.Paten đến điều đình với Ban lãnh đạo bãi công Bombay. Dưới áp lực từ nhiều phía, Ủy ban bãi công Bombay phải nhượng bộ.
Cuộc đấu tranh Bombay kéo theo các vụ nổi dậy của nhân dân Cancutta, Madrat, Karachi… Trong năm 1946, có hơn 2000 cuộc bãi công làm tổn hại cho giới chủ hơn 2 triệu ngày công. Đặc biệt đầu năm 1947, riêng ở Cancitta có hơn 40 vạn công nhân tham gia bãi công
Năm 1946 còn chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy tự phát trên khắp các tỉnh của nông dân. Nông dân nhiều vùng xung đột vũ trang với địa chủ, cảnh sát. Tại các vùng Batsti, Ballia,… nông dân đòi cải cách ruộng đất. Ở Bengan, phong trao Tebhaga (“một phần ba”) của nông dân đòi chủ đất hạ mức thuế xuống 1/3 thu hoạch. Phong trào lôi cuốn gần 5 triệu người tham gia. Phong trào nông dân đạt đến đỉnh cao hơn cả là ở Telingan (vùng người Teluga ở Haiderabāt). Tại đây, nông dân nổi dậy đòi thủ tiêu chính quyền của lãnh vương Nidam, thành lập chính quyền nhân dân Panchaiat. Phong trào chống phong kiến cũng nổi lên ở Casømia, ở các công quốc Trung Ấn.
Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, Chính phủ công đảng Anh (do Thủ tướng Atli đứng đầu) phải tiếp tục nhượng bộ.
Tháng 6-1946, J. Neru thay Adat làm Chủ tịch Đảng viên Phó vương Anh đề nghị J. Neru làm Phó thủ tướng và thành lập Chính phủ lâm thời như là một Hội đồng hành pháp trực thuộc Phó vương. Đề nghị này được chấp nhận, ngày 24-8-1946 đã công bố thành phần của Hội đồng hành pháp. Trong Hội đồng, Phó thủ tướng là J.Nêru và các thành viên gồm các thủ lĩnh Đảng Quốc đại như V.Paten, R. Prasát… cùng đại diện của Cộng đồng Thiên chúa giáo (J.Mathai), người Xích (SSniph), người Pasi (Brabba)… Mặc dù có một vài hạn chế, trong những bước đi đầu tiên, đặc biệt là trong linh vực đối ngoại, Chính phủ lâm thời đã chứng tỏ sự khác biệt so với chính quyền thực dân trước đó.
Sau đó, chính phủ Anh cử Maobatton-nguyên tư lệnh tối cao quân đội đồng minh ở Đông Nam Á, sang Ấn Độ thay thế phó vương Varen vào tháng 4-1947. Ngày 3-7-1947, “kế hoạch Maobáttơn” về phân chia Ấn Độ thành hai xứ tự trị được công bố với các nội dung sau:
+ Trên lãnh thổ Ấn Độ thành lập hai xứ tự trị là Liên bang Ấn Độ và Pakixtan.
+ Vấn đề phân chia Bengan và Pengiáp theo đặc trưng tôn giáo sẽ được quyết định thông qua biểu quyết của đại biểu các khu vực có cư dân Ấn giáo và Hồi giáo cư trú.
+ Tại tỉnh biên giới Tây Bắc và huyện Silhet (Atsam) chủ yếu có người Hồi giáo sinh sống thì tiến hành trưng cầu dân ý.
+ Số phận của Xinh sẽ được biểu quyết ở Hội đồng lập pháp hàng tỉnh.
+ Việc các công quốc gia nhập vào xứ tự trị nào là thẩm quyền của lãnh vương công quốc đó.
+ Quốc hội lập hiến chung sẽ chia thành Quốc hội lập hiến hai xứ tự trị, cơ quan này sẽ quyết định thể chế của hai quốc gia.
Kì họp của Ủy ban Quốc đại toàn Ấn (6-1947) với 157 phiếu thuận, 61 phiếu chống đã chấp thuận kế hoạch trên. Trong khi đó, Liên đoàn Hải giáo đòi bổ sung thêm điều khoản “nhập vào Pakixtan toàn bộ xứ Bengan và Pengiáp”.
Kết quả bỏ phiếu ở Xinh và trưng cầu dân ý ở Silhet, cùng những biến giới Tây Bắc, xác định các vùng đó thuộc về Pakixtan.
Tháng 8-1947, “kế hoạch Maobatton” với tư cách là “Đạo luật về nền độc lập Ấn Độ”, được Nghị viện Anh thông qua và có hiệu lực từ ngày 15-8-1947. Cũng vào ngày này chính quyền Anh lần lượt chuyển giao chính quyền cho Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo. Sau đó hai nước đều tổ chức ngày độc lập và thành lập chính phủ riêng của mình, chính phủ Ấn Độ do J.Nêru, Chủ tịch Đảng Quốc đại và Chính phủ Pakixtan do Lixcat Ali Han, bí thư Liên đoàn Hồi giáo đứng đầu. Từ đây bắt đầu thời kì phát triển độc lập của Ấn Độ.
b) Ấn Độ trên con đường xây dựng đất nước và phát triển kinh tế – xã hội
Sự kiện Ấn Độ tuyên bố tự trị đã đưa đến sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị của đất nước. Chính phủ Liên bang Ấn Độ tự trị do J.Nêru làm Thủ tướng đã đứng ra điều hành đất nước từ 15-8-1947. Cũng trong thời gian này, cuộc cải cách lãnh thổ hành chính đầu tiên được tiến hành. Đến năm 1949, 555 công quốc (trong số 601 công quốc) gia nhập Ấn Độ, số còn lại gia nhập Pakixtan. Như thế, từ một xứ sở phân tán, Ấn Độ trở thành một quốc gia thống nhất. Tuy nhiên, ngay từ đầu, do sự xúi giục của các thế lực bên ngoài, ở Ấn Độ đã xuất hiện xu hướng li khai mà đặc biệt phức tạp là ở công quốc Giammu và Casơmia. Đặc biệt là “vấn đề Casdnia, nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ và Pakixtan, đã trở thành nguyên nhân của sự tranh chấp và xung đột chưa bao giờ dứt giữa Pakixtan và Ấn Độ.
Việc phân chia đất nước đã làm tăng thêm những khó khăn kinh tế của Ấn Độ. Cuộc xung đột vũ trang (7-1948) để giải quyết “vấn đề Casơmia”, tiếp đó là cuộc chiến tranh thương mại (1949-1950) giữa Ấn Độ và Pakixtan đã làm cho những mối quan hệ kinh tế vốn có lâu đời bị gián đoạn. Ấn Độ mất đi 10% diện tích trống bông, 85% diện tích trống đay và 10% diện tích trống lúa mì, hệ thống thủy lợi và mạng lưới giao thông thống nhất bị phá vỡ. Nam 1949, tổng sản lượng các ngành công nghiệp chủ yếu chỉ đạt 60-70% mức trong chiến tranh. Sản xuất ngừng trệ vì thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, công nhân thất nghiệp, ở Đông Pengiáp số công nhân giảm xuống 1/3. Lương thực khan hiếm, sản lượng nông nghiệp chỉ đạt 40% mức trước chiến tranh.
Nhìn chung, trong những năm sau độc lập, Ấn Độ vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, tàn tích phong kiến chế độ Daninđa về sở hữu và canh tác đất đai vẫn còn thống trị. Năng suất lao động rất thấp, thu nhập quốc dân tính theo đầu người vào năm 1948 chỉ đạt 248 rupi. Trong khi đó, vị trí của tư bản Anh, Mĩ ở Ấn Độ còn rất lớn. Tính đến tháng 6-1948, đầu tư nước ngoài vào Ấn Độ là 3,2 tỉ rupi (trong đó Anh chiếm 72%). Tư bản nước ngoài kiểm soát 47% số vốn đầu tư vào công nghiệp khai thác và chế biến dầu lửa, 93% ngành cao su, 90% ngành đường sát…
Nhiệm vụ đặt ra cho chính phủ Liên bang Ấn Độ là phải giải quyết những hậu quả trên, xây dựng một nền kinh tế dân tộc của mình. Tháng 4-1948, chính phủ Ấn Độ công bố quyết định về chính sách kinh tế, nhằm xây dựng một nền kinh tế “hỗn hợp”, Nhà nước sẽ nắm độc quyền một số ngành như sản xuất vũ khí, năng lượng nguyên tử và đường sắt. Có 17 ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ khác được đưa vào kế hoạch phát triển chung, số còn lại thuộc xí nghiệp tư nhân quản lí. Năm 1948, nhà nước bắt đầu quản lí các ngân hàng cổ phần tư nhân thông qua “Đạo luật về các nhà băng”. Như vậy, mặc dù khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng không lớn, song việc thực hiện đường lối chủ nghĩa tư bản nhà nước cùng đưa lại cho nền kinh tế Ấn Độ một diện mạo khác trước.
Trong thời kì này, phong trào đấu tranh đòi thành lập nước cộng hòa và độc lập dân tộc thực sự ngày càng lên cao khắp trong nước. Đồng thời, giai cấp tư sản Ấn Độ cũng trở nên giàu có hơn, năm các chức vụ chủ chốt trong chính quyền và muốn được độc lập thực sự về kinh tế và chính trị
Ngày 26-11-1949, Hội nghị lập hiến đã thông qua Hiến pháp mới. Theo Hiến pháp mới, Ấn Độ là nước cộng hòa có chủ quyền: trên đất Ấn Độ, các quyền dân chủ và công lí thuộc mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do tư tưởng, tín ngưỡng được đảm bảo. Chế độ đảng cấp và các đặc quyền bị bãi bỏ, nhân phẩm và sự đoàn kết dân tộc được pháp luật bảo vė.
Hiến pháp mới đã tạo ra một sự chuyển biến lớn về mặt pháp lí đối với số phận lịch sử của Ấn Độ. Thực dân Anh buộc phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ. Tổng thống đầu tiên được bầu là một trong những nhà hoạt động lão thành nhất của Đảng Quốc đại, bạn chiến đấu của Ganđi – ngài Ragiedra Pxaxat, còn Thủ tướng là J. Neru.
Hiến pháp có hiệu lực từ ngày 26-1-1950. Từ đó, ngày 26-1 được coi là ngày hội lớn của dân tộc Ấn Độ – ngày Cộng hòa.
Sau khi giành được độc lập vẻ chính trị, Ấn Độ bước vào thực hiện những cải cách kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa nhàm xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, thủ tiêu tàn tích xã hội cũ để xây dựng đất nước vững mạnh, phón vinh.
Cải cách ruộng đất (bắt đầu từ năm 1947, kết thúc vào năm 1954) là bước quan trọng đầu tiên trong chính sách kinh tế của chính phủ. Trên lãnh thổ Ấn Độ tổn tại từ lâu hai chế độ sở hữu đất đai: chế độ Daminda (có từ thời trung đại) và chế độ Ralyatvari (chế độ thuế đất do thực dân Anh thực hiện từ thế kỉ XIX ở Ấn Độ). Quá trình tiến hành cải cách ruộng đất diễn ra trong bối cảnh đấu tranh chính trị gay gắt.
“Luật thay thế chế độ Daminda” và một số đạo luật về nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là “luật sở hữu tối đa nhằm quy định diện tích đất đai tối đa mà chủ đất có quyền sở hữu, được ban hành ở hầu hết các bang ở Ấn Độ.
Nhìn chung, mặc dù có vài hạn chế, cải cách ruộng đất ở Ấn Độ có ý nghĩa lịch sử tiến bộ. Cải cách đã thu hẹp phạm vi bóc lột theo lối phong kiến của giai cấp địa chủ, góp phần mở đường cho sự phát triển nông thôn theo con đường tư bản chủ nghĩa, bước đầu thay đổi bộ mặt nông thôn Ấn Độ. Đầu những năm 60, những tàn tích phong kiến ngự trị hàng nghìn năm trong xã hội Ấn Độ đã bị thủ tiêu về cơ bản. Kết quả thu được do cải cách ruộng đất và mở rộng diện tích canh tác làm cho tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 65% trong những năm 1951- 1965.
Hiến pháp Ấn Độ cũng như những văn kiện có tính chất cương lĩnh về kinh tế của Đảng Quốc đại đều nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong phát triển nền kinh tế đất nước. Ngay từ đầu năm trực thuộc chính phủ do J. Nêru làm Chủ tịch đã 1950, Ủy ban kế hoạch được thành lập. Dưới sự chỉ đạo của ủy ban này, trong những năm 1951 – 1965, ba kế hoạch 5 năm đã được soạn thảo và đưa vào thực hiện. Mục tiêu của từng kế hoạch 5 nằm có khác nhau: nếu như mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là chuẩn bị các biện pháp để cải tạo nền công nghiệp thì hai kế hoạch sau đó, nhà nước chú trọng diện khí hóa đất nước. Trải qua ba kế hoạch 5 năm, Ấn Độ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nếu như trong 10 năm trước khi giành được độc lập (1937-1947), công nghiệp chỉ tăng hàng năm 0,6% thì đến những năm của kế hoạch 5 năm lần I mức tăng là 6,5%, lần II là 7,3% và đầu kế hoạch 5 năm lần thứ III, mặc dù có ảnh hưởng của chiến tranh biên giới Trung – Ấn, vẫn tăng gần 4,7%.
Mặc dầu đạt được nhiều thành tựu nhưng kết quả công nghiệp hóa ở giai đoạn này (1950 – 1964) chưa thật cao. Sản phẩm làm ra không tiêu thụ hết đã đưa đến việc sử dụng chưa hết công suất tối đa của máy, do vậy phải kéo dài thời hạn công nghiệp hóa vì không đạt được chi tiêu đề ra, nền kinh tế nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn.
Sau khi JNeru qua đời (27-5-1964), giai đoạn ổn định tương đối của Ấn Độ đã chấm dứt. Ấn Độ lâm vào khủng hoảng kinh tế – xã hội gay gắt. Nạn thiếu lương thực trầm trọng và déo dài, đặc biệt là những năm 1965 – 1966. Những mâu thuẫn nan giải trong phát triển kinh tế ngày càng tăng do nhịp độ tích lũy thấp, sức mua của thị trường nội địa eo hẹp, nguồn vốn đầu tư thiếu hụt, việc tăng thuế, tăng giá các mặt hàng cùng với những khó khăn về lương thực đã đưa nên kinh tế xuống dốc và trì trệ. Đời sống nhân dân ngày càng tối tệ, mâu thuẫn xã hội gay gắt làm giảm sút lòng tin vào chính quyền và Đảng Quốc đại.
Ngày 19-1-1966, sau khi Thủ tướng L.B.Saxtri, người kế nhiệm J.Nêru qua đời, Indira Gandi (con gái của cố Thủ tướng Neru) trở thành Thủ tướng thứ ba của Cộng hòa Ấn Độ. Chính phủ Ganđi đã thực hiện những chính sách mới nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế Ấn Độ. Tuy nhiên, những hoạt động tích cực của chính phủ Ganđi diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn, trong sự phân biệt ngày càng sâu sắc của Đảng Quốc đại. Mặc dù vậy, Ấn Độ đã đạt được những bước tiến mới về kinh tế, xã hội trong thời kì cầm quyền của Thủ tướng I.Gandi.
Ngày 31-10-1984, I.Ganđi bị ám sát bởi các thế lực phản động và cánh hữu. Dư luận Ấn Độ và toàn thế giới vô cùng thương tiếc Bà. Sau khi Bà qua đời, con trai Bà là Ragip Ganđi trở thành Thủ tướng mới của Ấn Độ. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng R.Ganđi, nhân dân Ấn Độ phải đương đầu với nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội và thu được những thắng lợi, đưa đất nước đi lên. Tuy nhiên, chính sách của chính phủ Ganđi được thực hiện trong tình hình nội bộ phức tạp, trong mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa các phe phái. Tháng 5-1991, R. Ganđi bị sát hại, sự kiện bi thảm này đã chấm dứt hơn nửa thế kỉ Đảng Quốc đại gắn liền với tên tuổi và sự lãnh đạo của gia đình Neru.
Năm 1989, Liên minh Mạt trận quốc gia (ra đời từ 9-1988, gồm 4 Đảng Quốc gia, phần lớn tách từ Đảng Quốc đại, 3 đảng địa phương và sự hỗ trợ của các lực lượng cảnh tả và hữu) lên cầm quyền. Sau 11 tháng tồn tại, chính phủ Mặt trận sụp đổ. Tiếp đó, chính phủ của Đảng Nhân dân xã hội chủ nghĩa lên cầm quyền, nhưng cũng bị thất bại sau 4 tháng cấm quyền (4-1991). Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch mới – ông Naraxinha Rao – Đảng Quốc đại đã vượt qua thử thách, đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, giành được quyền thành lập chính phủ trung ương vào tháng 6-1991.
Cho đến nay, Ấn Độ đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần tán và đã đạt được những thành tựu quan trọng sau hơn 40 năm qua. Trong nông nghiệp, nhờ thực hiện cuộc “cách mạng xanh”, áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến trong nông nghiệp, sản lượng lương thực tang đáng kể. Năm 1992, sản lượng lương thực đạt mức 183 triệu tấn (tăng 3,3 lần so với năm 1952: 55 triệu tấn) trong khi dân số tang 2,2 lần. Ấn Độ đã đẩy lùi nạn đới, từ giữa những năm 70 đã thôi nhập lương thực.
Qua 7 kế hoạch 5 năm, nền công nghiệp Ấn Độ đã giữ được mức phát triển trung bình hàng năm 5%. Ấn Độ đã tự túc được máy móc, thiết bị cho ngành dệt, sợi đay, hóa chất, chế tạo được máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, ti vi màu… và có thể mạnh của nền công nghiệp một nước lớn về sản xuất thép thô, hợp kim sắt. Hệ thống các nhà máy điện đảm bảo nhu cấu điện trong nước (năm 1989, sản xuất 262 tỉ kw/h so với 5,27 kw/h năm 1951). Ấn Độ có mạng lưới giao thông khá phát triển với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường biển và hàng không hoàn chỉnh.
Về khoa học – kĩ thuật, Ấn Độ đứng hàng thứ ba trên thế giới (sau Mi, Nga) về đội ngũ những nhà khoa học được đào tạo trong nước. Năm 1974, Ấn Độ đã thử quả bom nguyên tử đầu tiên. Hiện nay Ấn Độ tham gia “câu lạc bộ các nước chinh phục vũ trụ”.
Bước vào thập niên 90, những biến động trên thế giới, cũng như những khó khăn trong nước làm cho kinh tế Ấn Độ suy thoái nghiêm trọng, mức tăng trưởng kinh tế giảm. Từ tháng 7-1991, Ấn Độ thực hiện cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường và tự do hóa, mở cửa, khuyến khích hợp tác đầu tư nước ngoài, điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng, tranh thủ vốn và kĩ thuật nước ngoài. Mặc dù còn phải đối phó với nhiều vấn đề to lớn: khó khăn kinh tế, vấn đề dân số, mâu thuẫn tôn giáo Hồi-Ấn, các hoạt động khủng bố, xu hướng li khai của các bang Pengiáp. Giammu và Casơmia… Chính phủ Ấn Độ đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và từng bước đi lên.
Về chính sách đối ngoại, trong hơn 40 năm qua, trên cơ sở lập trường độc lập không liên kết, Ấn Độ chủ trương hợp tác, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới. Ấn Độ gắn bó và giúp đỡ tích cực phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Đông Dương, góp phần quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở khu vực này. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, chính phủ Ấn Độ đã có những điều chỉnh quan trọng về chính sách đối ngoại theo hướng đẩy mạnh “đa dạng hóa” quan hệ, đặc biệt chủ trọng cải thiện quan hệ láng giếng – nhất là với Trung Quốc. Ấn Độ cũng tranh thủ Mỹ, Nhật Bản, tăng cường quan hệ với ASEAN để tạo môi trường hòa bình, tranh thủ mọi nguồn viện trợ, công nghệ cao phục vụ cải cách và phát triển nên kinh tế, làm cơ sở để phát huy vai trò của mình trong trật tự thế giới mới đang hình thành.