Khái quát Các nước Mĩ Latinh (1945 – 1995)
Khu vực Mĩ latinh bao gồm 23 nước cộng hòa, nằm trải dài từ Mêhicô ở Bắc Mĩ đến tận Nam Mĩ, diện tích trên 20 triệu km (chiếm 1/7 diện tích thế giới) và dân số gần 600 triệu người (1993). Ở Mỹ latinh có rất nhiều tài nguyên phong phú về nông sản, lâm sản và đủ mặt khoáng sản với tỉ trọng cao trong thế giới tư bản chủ nghĩa: chuối chiếm 100%, cả phê- 80%, đường – 42%, nitơrát – 100%, bạc – 45%, đồng – 22%, dầu mỏ – 16%…
Nam 1492, C.Côlông tìm được đường đến châu Mỹ và đến năm 1500 thì thực dân Tây Ban Nha đã xâm chiếm hầu hết vùng Trung và Nam châu Mĩ. Trải qua nhiều năm đấu tranh anh dũng và gian khổ, đến đấu thế kỉ XIX, các nước thuộc địa của Tây Ban Nha đều giành lại được độc lập. Nhưng liền sau đó, thực dân Anh, Pháp, Đức, Hà Lan rồi Mĩ đã xâm lược thống trị các nước này.
Trong khoảng thời gian từ 1889 – 1933, bằng cách thảm nhập mạnh mẽ về kinh tế và can thiệp vũ trang Mĩ dần dần khống chế được khu vực Mi latinh. Nam 1933, Tổng thống Mĩ Rudøven đưa ra “Chính sách láng giềng thân thiện”, mở đầu thời kì thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở các nước Mĩ latinh. Với chính sách này, Mỹ đã ngăn chặn được sự xâm lược của phe phát xít và đẩy lùi được địa vị, ưu thế của Anh ở lục địa này.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm mọi cách nhằm biến Mĩ latinh thành “sân sau” của mình, Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ latinh chấp nhận “kế hoạch Côlayton” hay còn gọi là “Hiến chương kinh tế của châu Mị” với nội dung tự do buôn bán, tự do đầu tư, tự do mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mi xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ latinh. Hơn nữa, Mĩ đã ép các nước Mĩ latinh tham gia hàng loạt hiệp ước quân sự: Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), Hiệp ước chống cộng (1954), thành lập “Tổ chức các nước châu Mĩ (DEA) với sự khống chế chặt chẽ của Mỹ. Nam 1962, Tổng thống Mĩ Kennơđi đưa ra “Kế hoạch liên minh vì tiến bộ” nhằm tiếp tục duy trì chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ đối với các nước Mĩ latinh.
Do chính sách của Mĩ, các nước Mĩ latinh tuy về hình thức là những nước cộng hòa độc lập nhưng thực tế là những thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Khoảng 2500 công ti độc quyền Mỹ đã khống chế hầu hết các mạch máu kinh tế của Mi latinh.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới giành độc lập thực sự ở Mĩ latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi phải giải quyết hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ. Giải quyết nhiệm vụ dân tộc có ý nghĩa là thủ tiêu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, giành độc lập thực sự về kinh tế, chính trị, quân sự bằng cách lật đổ các chính quyền độc tải, quân phiệt và thành lập các chính quyền liên hiệp dân tộc dân chủ nhân dân. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trước tiên là phải thực hiện cải cách ruộng đất để xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất lớn, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện các quyền tự do dân chủ trong nước.
Quá trình phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới ở Mĩ latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có thể phân ra các giai đoạn sau đây:
– Từ 1945 đến 1959: cao trào đấu tranh bùng nổ ở khắp các nước Mỹ latinh, dưới hình thức các cuộc bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân, khởi nghĩa vũ trang của nhân dân chống lại giới cầm quyền và cuộc đấu tranh nghị viện để thành lập các chính phủ tiến bộ. Các chính phủ dân tộc dân chủ tiến bộ được thành lập ở Goatemala, Achentina, Vênêxu la…
– Từ 1959 đến cuối những năm 80: là giai đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh, mở đầu bằng thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959. Cũng từ đó, cơn bão táp cách mạng bùng nổ, hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang và Mĩ latinh trở thành “lục địa bùng chảy”. Đấu tranh vũ trang bùng nổ ở nhiều nước như Bôlivia, Vênêxula, Goatemala, Colombia, Peru, Nicaragoa, En Xanvado…. Với những hình thức đấu tranh khác nhau, các nước Mĩ latinh đã lần lượt lật đổ các chính quyền độc tài phản động, thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, giành lại chủ quyền dân tộc của mình.
Ở Chilê, được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, Tổng thống Agienđe đã giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1970. Chính phủ Liên minh đoàn kết nhân dân do Agienđề đứng đầu đã thực hiện những chính sách tiến bộ để củng cố nền độc lập dân tộc trong những năm 1970-1973. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nicaragoa dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng Xandinô cũng giành được thắng lợi năm 1979. Đó là những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh.
– Từ cuối những năm 80 đến nay: Trước tình hình thế giới có những biến động to lớn, đặc biệt là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Mĩ đã tiến hành hàng loạt các hoạt động chống lại phong trào cách mạng ở Mĩ latinh, bắt đầu từ cuộc can thiệp vũ trang đàn áp cách mạng ở Grenada (1983), Panama (1990); gây sức ép về kinh tế, chính trị để Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1991; bao vây, cô lập nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba.
Các nước Mĩ latinh sau khi khôi phục lại độc lập, chủ quyền đã bước vào thời kì xây dựng đất nước, phát triển kinh tế – xã hội. Chính phủ các nước đã tiến hành một số cải cách kinh tế, xã hội để cải thiện tình hình đất nước. Tuy nhiên, trong thập niên 80 các nước Mĩ latinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tình hình kinh tế, chính trị – xã hội chưa được cải thiện về căn bản.
Bước vào thập niên 90, di hại của “gánh nặng” nợ nước ngoài 400 tỉ đô la trong thập niên 80 của các nước Mĩ latinh càng là sức ép buộc chính phủ các nước ở đây lựa chọn những chính sách kinh tế và cải cách xa hội thích hợp. Trên thực tế, những thay đổi trên thế giới đã tác động rõ rệt đến nền kinh tế Mĩ latinh: thứ nhất, vị trí kinh tế của lục địa này trong nền kinh tế thế giới đã giảm sút. Năm 1989, buôn bán của Mĩ latinh chỉ còn chiếm 2,8% (so với 5,5% năm 1980) tổng khối lượng buôn bán của thế giới. Trong thập niên 80, tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm nội địa (PIB) hàng năm của Mĩ latinh chưa tới 1% (trong thập niên 70 là 5,9%). Trong khi đó, lạm phát ở mức cao nhất thế giới, năm 1983 lạm phát lên tới 1000% (năm 1980 là 56,1%). Thứ hai, nguồn vốn đầu tư của tư nhân vào Mĩ latinh đã giảm nhiều. Thứ ba, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng vùng Vịnh rất nặng nề đối với hầu hết các nước Mĩ latinh (trừ một số nước sản xuất dầu mỏ như Vênêxuêla và Mehicô). Riêng Braxin, năm 1990 bị thiệt hại 1,5 tỉ đôla do giá dầu tăng và 3 tỉ đôla do thực hiện lệnh cấm vận chống Trắc. Thứ tư, xu hướng liên kết khu vực và hình thành các nhóm trong nền kinh tế thế giới cũng tạo ra những ảnh hưởng thuận lợi và bất lợi đối với Mĩ latinh. Trong thập niên 80, xuất khẩu của khối EEC sang Mĩ latinh đã giảm từ 23,2 tỉ đôla xuống còn 18,1 tỉ đôla. Nhưng mặt khác, xu hướng nói trên cùng thúc đẩy quan hệ giữa Mĩ và Mĩ latinh. Trước thách thức kinh tế của EEC và Nhật Bản, Mĩ đã điều chỉnh quan hệ với các nước Mĩ latinh thông qua “Sáng kiến xí nghiệp châu Mỹ” của Tổng thống Busơ, nhằm phục vụ lợi ích của Mĩ và cải thiện quan hệ với các nước Mỹ latinh.
Nhằm thích ứng với tình hình đổi thay của thế giới, các nước Mĩ latinh đang ra sức tạo điều kiện thuận lợi để phát triển. Các nước này đang đẩy mạnh quá trình hợp tác khu vực và liên kết kinh tế. Hội nghị cấp cao lần thứ tư nhóm Ri6 (tổ chức tháng 10 – 1990) đã đạt được những tiến bộ đáng kể trên con đường liên kết kinh tế. Nhóm Ris quyết định mở rộng thành phần từ 8 đến 13 thành viên. Ngày 1 – 8 – 1990, ngoại trưởng các nước Braxin. Achentina, Chilê và Urugoay nhất trí thành lập Thị trường chung “Chóp nón” Nam Mĩ kể từ ngày 1-1-1995. Ngày 2-8- 1990, các vị đứng đầu nhà nước của 12 nước Thị trường chung Caribe họp tại thủ đô Kinxton (Ilamaica) đã quyết định thực hiện chế độ thuế quan thống nhất kể từ ngày 1 – 1 – 1991 và xóa bỏ các hàng rào buôn bán giữa các nước này kể từ tháng 7 – 1990. Năm nước Trung Mĩ quyết định loại bỏ dần dần hàng rào thuế quan và thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Mi. Cuối tháng 11 – 1990, bốn nước nhóm Andết (Côlômbia, Ecuado, Peru, Bolivia) đã quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do vào cuối năm 1991 và tiến tới thành lập thị trường chung vào năm 1995.
Các nước Mĩ latinh đang đẩy mạnh cải cách về kinh tế, điều chỉnh quan hệ đối ngoại và tiến hành phối hợp hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại. Mục tiêu của các biện pháp cải cách được tiến hành bao gồm cắt giảm thiếu hụt ngân sách, giảm gánh nặng nợ nước ngoài, giảm lạm phát; ổn định và phát triển kinh tế. Về chính trị, các biện pháp được tiến hành là sửa đổi Hiến pháp và luật lệ, dân chủ hóa sinh hoạt chính trị… Nhờ những biện pháp đó, mức tăng trưởng kinh tế của Mĩ latinh đã đạt tới mức 7 – 8% hàng năm. Hầu hết các nước đã thoát khỏi nạn lạm phát phi mã và tìm được cơ hội để phát triển.