Những cuộc xung đột khu vực giữa hai cực Xô – Mĩ và hai khối Đông – Tây tiếp diễn
1. Cuộc chiến tranh ở Angôla
Angôla là thuộc địa lớn nhất và giàu tài nguyên của Bồ Đào Nha ở tây- nam châu Phi. Từ thế kỉ XV, thực dân Bồ Đào Nha đã thống trị Angola và biến Angôla thành một nước thuộc địa nghèo nàn lạc hậu. Mặc dù trong lòng đất chứa đựng dầu lửa, những kho lớn kim cương (đứng thứ 8 thế giới), mặt đất bạt ngàn bông, mía, gạo, cà phê (đứng thứ 3 thế giới) v.v…, nhân dân Angôla vẫn phải sống một cuộc đời tối tăm, cực khổ với 95% dân số bị mù chữ, hơn 1 triệu người bị thất nghiệp, trong nước nhà tù nhiều hơn trường học và bệnh viện.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển ngày càng lên cao ở Angôla, xuất hiện nhiều tổ chức chính trị tiến bộ: Nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở thủ đô Luanda năm 1955, Đảng Liên minh đấu tranh của người Phi năm 1956 v.v… Do yêu cầu phát triển của cách mạng và vì có cương lĩnh gần giống nhau, ngày 10-12-1956, Nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác và Đảng Liên minh đấu tranh của người Phi đã hợp nhất với nhau trong một tổ chức cách mạng lấy tên là “Phong trào nhân dân giải phóng Angôla” (MPLA).
Sự ra đời của MPLA đánh dấu bước ngoạt phát triển của cách mạng Angôla. Từ đó, cách mạng bắt đầu có một bộ tham mưu sáng suốt lãnh đạo với cương lĩnh đúng đắn nhằm đoàn kết toàn thể nhân dân đấu tranh xóa bỏ chế độ thuộc địa, thủ tiêu mọi tàn tích phản động của chế độ đó trong xã hội Angola và xây dựng Angôla thành một nước độc lập, thống nhất và tiến bộ xã hội”. Trong thời gian đầu, những người cách mạng Angôla còn tin tưởng sẽ giành được độc lập bằng con đường hòa bình, nhưng thực tế đấu tranh đa chứng minh cho họ thấy rõ các biện pháp đấu tranh hòa bình không phải là vũ khí chong chế độ thực dân, mà trong những điều kiện như hiện nay thì chỉ có một con đường duy nhất để giành độc lập dân tộc thực sự – đó là con đường bạo lực cách mạng
Ngày 15-1-1975, hơn 8 tháng sau khi chế độ phát xít ở Bồ Đào Nha sụp đổ, tại Pêmila (Nam Bồ Đào Nha) những người đứng đầu 3 tổ chức MPLA, FNLA(D), UNITA(2) đã kỉ kết với chính phủ Bồ Đào Nha hiệp định ALVOR quy định sẽ tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 10-1975 trước khi Angôla chính thức được trao trả độc lập vào ngày 11-11-1975 (theo thỏa thuận, tổ chức nào được nhiều phiếu nhất sẽ đúng ra thành lập chính phủ). Mĩ và các thế lực phản động đã lợi dụng điều khoản tổng tuyển cử này để chia rẽ và gây ra sự xung đột vũ trang giữa ba tổ chức MILA, FNLA và UNITA.
Được sự giúp đỡ đắc lực của Mi, Daia(3) và Nam Phi, tổ chức FNLA đã kiểm soát được miền Bắc Angola, tổ chức UNITA kiểm soát được miền Nam và đông – nam Angôla. Còn tổ chức cách mạng chân chính MPLA lúc này mới chỉ kiểm soát được miền Trung miền Đông vùng bờ biển phía tây – nam và thủ đô Luanda. Nhằm tiêu diệt tổ chức MPLA, trước khi Bồ Đào Nha trao trả độc lập, tháng 10-1975 quân đội phản động Nam Phi dưới sự điều khiển của Mỹ, đã tiến quân vào Angôla tới gần thủ đô Luanda. Trước tình hình nguy kịch này, được sự hậu thuẫn của Liên Xô, quân tỉnh nguyện Cuba đã tiến vào Angola giúp đỡ lực lượng vũ trang giải phóng MPLA đánh bại các cuộc tấn công quân sự của quân đội Nam Phi và quân đội các tổ chức phản động FNLA, UNITA
Ngày 11-11-1975, nước Cộng hòa nhân dân Angôla chính thức được thành lập. Ông ANets, Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng Angia (MPLA) được cử làm Chủ tịch nước. Trong lễ tuyên bố độc lập, Chủ tịch A Nets khẳng định: “Angola sẽ là một nước dân chủ nhân dân, trong đó mọi quyền lực sẽ về tay công nhân, nông dân, trí thức”.
Không cam tâm chịu thất bại, với sự hậu thuẫn về mọi mặt, Mĩ và giới cầm quyền phản động Nam Phi đã tập trung giúp đỡ lực lượng UNITA chống lại cách mạng Angôla. Mĩ đã giúp đỡ về tiền tài, vũ khí; Nam Phi đã đưa quân đội sang tiến hành chiến tranh với lực lượng MPLA và quản tình nguyện Cuba. Cuộc chiến tranh này đã kéo dài hơn hai thập niên mà vẫn chưa chấm dứt, gây nên nhiều tổn thất về người và của cải.
2. Cuộc chiến tranh ở Afghanistan
Nằm ở khu vực Tây Á, Apganixtan giữ một vị trí chiến lược quan trọng. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Apganixtan về hình thức đã giành được độc lập (1922), nhưng về thực chất vẫn bị phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc bên ngoài. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vua Zaher (1933 – 1973), ông vua cuối cùng đã cho phép Thủ tướng Daoud nhờ Liên Xô giúp đỡ hoàn toàn về trang bị và huấn luyện cho quân đội Apganixtan. Năm 1973, Daoud đã buộc vua Zaher phải thoái vị và thiết lập nên chuyên chế độc tài Daoud.
Đảng Dân chủ nhân dân Apganixtan ra đời năm 1965 có khoảng 5000 đảng viên (trong một nước có 17 triệu dân, đại bộ phận theo Hồi giáo và gồm nhiều dân tộc khác nhau).
Ngày 27-4-1979, Đảng Dân chủ nhân dân đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài Daoud, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân do lãnh tụ của Đảng là Taraki đứng đầu. Nhưng trong nội bộ Đảng Dân chủ nhân dân lại bị chia rẽ thành hai phải: phải Nhân dân (Khalq) và phải Ngọn cờ (Partcham). Tháng 9-1979, vì tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng và Nhà nước, Amin, một trong những lãnh tụ của Đảng đã lật đổ Taraki và sát hại ông. Trước tình hình đó, tháng 12-1979 Liên Xô đã đưa quân đội tiến vào Apganixtan, lật đổ chính quyền Amin. Một chính phủ mới ở Apganixtan được thành lập do Babrak Karmal đứng đầu (B.Karmal nguyên là đại sứ của Apganixtan ở Tiệp Khắc
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1945, Liên Xô đưa quân đội tham gia chiến tranh với một quốc gia khác ở ngoài biên giới nước minh. Cuộc chiến tranh này đã làm cho nhân dân Apganixtan nổi dậy chống lại quân đội Liên Xô và chống lại quân đội của chính phủ B.Karmal. Ngày 14-1-1980, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với 104 phiếu thuận và 18 phiếu chống đã lên ăn hành động này của Liên Xô.
Cuộc chiến tranh Apganixtan đã lan rộng khắp nơi do chủ nghĩa dân tộc mãnh liệt và sự sùng tín của Hồi giáo. Mỹ và Trung Quốc là hai nước chủ yếu cung cấp vũ khí, trang bị, tiền tài cho lực lượng kháng chiến ở Pakixtan (là nơi trung chuyển và tiến hành các cuộc thương lượng quan trọng giữa lãnh tụ các nhóm kháng chiến Mugiahitdin). Ngoài ra Pakixtan còn chấp nhận cho 3 triệu dân thường Apganixtan sang lánh nạn.
3. Vấn đề Campuchia
Ngay sau khi thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng (17-4-1975), tập đoàn lãnh đạo phái Khơme Đỏ Pôn Pốt – Iêng Xari đã phản bội cách mạng. đưa đất nước vào thời kì lịch sử “đen tối” chưa từng có.
Chung xua đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc phải về lao động và sinh sống trong những trại tập trung ở nông thôn, cái mà chúng gọi là “công xã nông thôn”.
Chúng tàn phá chùa chiền, trường học, cấm chợ búa, xóa bỏ tiền tệ. Chúng biến đất nước thành một xã hội “quái gở” chưa từng thấy trong lịch sứ: biến những thành thị thành những “không gian chết”, xóa bỏ mọi quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt cấm học hành, cấm tín ngưỡng và tàn sát dã man hàng triệu dân Campuchia vô tôi (trí thức, công nhàn, tiêu thương, tiểu chủ và những người làm công tác văn hóa – nghệ thuật…). Chúng đã thiết lập nên một chế độ kinh tế độc quyền nhà nước cực đoan và phá hủy mọi cơ cấu kinh tế quốc dân.
Về chính sách đối ngoại, chúng đã thi hành một chính sách phản động và hiếu chiến với mục đích chống phá cách mạng nước ngoài mà trung tâm la Việt Nam.
Đối với Thái Lan, nước có cùng biên giới với Campuchia, tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari không ngừng tiến hành những hoạt động vũ trang khiêu khích như: đầu 1977, binh lính Khơme Đỏ đã xâm chiếm lãnh thổ Thái Lan và va chạm với quân Thái ở Noiparai, và từ tháng 1 đến tháng 8-1977 có gần 400 cuộc tấn công xâm nhập của người Campuchia vào lãnh thổ Thái Lan, tàn sát dân thường
Đối với Lào, tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari đã gây ra những vụ khiêu khích, những cuộc xung đột vũ trang ở biển giới Lào – Campuchia.
Đối với Việt Nam, ở biên giới phía Tây-Nam, từ cuối năm 1975 quân Pôn Pốt đã tiến hành nhiều vụ xâm lấn, có nơi chúng tiến vào sâu lãnh thổ Việt Nam tới 10 km, như ở vùng Sa Thầy thuộc Gia Lai – Kon Tum, bất hàng trăm dân thường, đốt phá nhà cửa. Đến tháng 12-1977, tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari đã công khai phát động một cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam 6 trong 7 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam đã bị chúng tấn công xâm lược, phá hoại mùa màng, nhà cửa và tàn sát nhiều người Việt Nam vô tôi mà trước đây đã từng là bạn bè giúp đỡ cho sự nghiệp cách mạng Campuchia.
Tháng 2-1978 sau khi đẩy lùi cuộc tấn công lấn chiếm của bọn Pôn Pốt ở biên giới, chính phủ Việt Nam đã đưa ra đề nghị chấm dứt ngay chiến sự ở biên giới. rut lực lượng vũ trang của hai bên cách xa biên giới 5 km, tổ chức một hội nghị, kí một hiệp ước trên “cơ sở tôn trọng lãnh thổ của nhau trong biên giới hiện tại” và đạt một thỏa thuận về một hình thức thích hợp của sự bảo đảm và giám sát quốc tế. Bọn Pôn Pốt đã khước từ đề nghị chính đáng này.
Dưới sự thống trị của tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari, đất nước Campuchia đã rơi vào vực thẳm của sự khủng khiếp và khốn cùng. Nhà báo Pháp J.Delacouture gọi chế độ đó là “chế độ tự diệt chủng”, một chế độ mà tự bản thân nó là một tội ác, đã diệt chủng gần 3 triệu người đồng loại của mình.
Sau 1975, mâu thuẫn giữa tập đoàn Pôn Pốt – Iêng Xari và nhân dân Campuchia ngày càng trở nên sâu sắc, gay gắt. Nhân dân Campuchia đã nổi dậy đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng. Cuộc chiến đấu của nhân dân Campuchia, lúc đầu mang tính chất tự phát, lẻ tẻ và chưa có sự gắn bỏ, thống nhất với nhau trong cả nước. Ngày 3-12-1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước ra đời, do Hiềng Xomrin làm Chủ tịch. Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển biến quan trọng của cách mạng Campuchia.
Tháng 12-1978, để chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước và để nhằm chuyển hóa mâu thuẫn (từ mâu thuẫn nội bộ dân tộc sang mâu thuẫn dân tộc với Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc sôvanh cực đoan của bọn Pôn Pốt), quân Pôn Pốt đã mở cuộc tấn công quy mô lớn ở mặt trận biên giới Tây Nam, song chúng đã bị quân đội nhân dân Việt Nam giáng cho những thất bại nặng nề.
Nhân cơ hội này, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia đã nổi dậy ở nhiều nơi.
Từ ngày 26-12-1978, đến 30-12, lực lượng cách mạng đã đập tan tuyến phòng thủ bên ngoài của bọn Pôn Pốt. Ngày 7-1-1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, trung tâm quyền lực của Khơme Đỏ sụp đổ.
Ngày 8-1-1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia, do Hiêng Xomrin làm Chủ tịch, được thành lập. Ngày 25-1-1979, Hội đồng cách mạng ra mắt quần chúng, và đến ngày 1-5-1979, một cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ thực sự đã diễn ra và thành công tốt đẹp. Chính quyền mới được xây dựng từ trung ương đến địa phương thành một hệ thống hoàn chỉnh và thay mật nhân dân Campuchia thực hiện chủ quyền về mặt đối nội và đối ngoại, quản lí toàn bộ đất nước.
Ngày 18-2-1979, để bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng mới thành lập, chính phủ Hiêng Xomrin đã kí kết với Việt Nam một hiệp ước yêu cầu quân đội Việt Nam đóng trên đất Campuchia để bảo vệ thành quả cách mạng Campuchia.
Sau thắng lợi ngày 7-1-1979 của cách mạng Campuchia và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ra đời, tất cả các thế lực chống đối đã nêu lên “Vấn đề Campuchia”. Dưới sự thao túng của một số cường quốc, trong tháng 1-1979, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua hai nghị quyết vệ Campuchia tại phiên họp thứ 2108.
– Nghị quyết thứ nhất: Tiếp tục công nhận bọn Pôn Pốt là đại diện hợp pháp của Campuchia.
– Nghị quyết thứ hai: Đòi quân đội Việt Nam rút ngay ra khỏi Campuchia.
Ở trong nước, tất cả các lực lượng chống đối cách mạng đã liên kết lại với nhau để chống lại chính quyền cách mạng Hiêng Xomrin và quân tình nguyện Việt Nam. Từ năm 1982, các lực lượng chống đối đã xây dựng và củng cố hệ thống căn cứ ở trên đất Thái Lan và cho ra đời “Chính phủ liên hiệp ba phái” do Xihanúc đứng đầu (bao gồm phái Khơme Xơray của Sonsan – tức Khơme Xanh, phái Khơme Trắng của Xihanúc và phải Khơme Đỏ của Pôn Pốt). Với sự giúp đỡ của lực lượng chống đối bên ngoài, từ 1979 đến 1985, cuộc nội chiến ở Campuchia đã diễn ra gay gắt và ác liệt. Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, quân và dân Campuchia đã liên tiếp đánh bại các cuộc tấn công quân sự của lực lượng thù địch và xây dựng lại đất nước bị tàn phá nặng nề về mọi mặt một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Từ năm 1982, Việt Nam bắt đầu rút quân về nước và đến mùa khổ 1984 – 1985, Việt Nam đã tiến hành 4 đợt rút quân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, loại bỏ được một nhân tố mà các lực lượng đối đầu đã lợi dụng gây nên “vấn để Campuchia” và chứng minh rõ thiện chí của Việt Nam.
4. Nội chiến ở Nicaragoa
Nicaragua giành được độc lập dân tộc từ tay thực dân Tây Ban Nha năm 1821, nhưng giữa thế kỉ XIX. Anh và Mi đã đấu tranh với nhau quyết liệt để tranh giành ảnh hưởng ở Nicaragua. Năm 1912 – 1913, Nicaragua bị quân đội Mĩ chiếm đóng. Trải qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc A.Xandino, nhân dân Nicaragos đã buộc quân Mĩ phải rút về nước. Nhưng Mi vẫn tiếp tục thi hành nhiều thủ đoạn nhằm đưa Nicaragon vào vòng lệ thuộc Mĩ. Năm 1934, dưới sự điều khiển của Mĩ, Xônôxa Gácxia đã giết hại Axexa Xandinô. Hai năm sau, năm 1936, được Mĩ giúp sức, Xônôxa Gácxia đã làm đảo chính quản sự, thiết lập nền thống trị độc tài ở Nicaragoa, đưa Nicaragoa vào vòng lệ thuộc Mi nặng nề hơn.
Năm 1961, Mặt trận giải phóng dân tộc Xanđinô ra đời trên cơ sở thống nhất các lực lượng du kích, những người tiến bộ, các chiến sĩ đã từng chiến đấu dưới ngọn cờ của người anh hùng dân tộc A.Xantinô. Mặt trận đã xây dựng nhiều cơ sở cách mạng trong vùng rừng núi phía bắc, đẩy mạnh hoạt động du kích trên toàn quốc với khẩu hiệu “đánh đổ chế độ độc tài Xômôxa”. Đến giữa những năm 70, trước tình hình không thể duy trì mái chế độ độc tài Xônôxa. Mĩ bày trò “hòa giải”, âm mưu dung hòa các tập đoàn tư sản đối lập Nicaragos với tập đoàn Xômôxa để tập trung đối phó với cuộc chiến đấu của Mặt trận Xanđinh. Các lực lượng vũ trang của Mạt trận vẫn đầy mạnh chiến đấu, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Ngày 30-5-1979, Mặt trận ra lời kêu gọi nhân dân khởi nghĩa vũ trang và tổng bãi công chính trị, lật đổ chế độ độc tài Xómôxa. Ngày 9-7, Bộ chỉ huy mặt trận hạ lệnh tấn công vào thủ đô Managoa phối hợp với cuộc nổi dậy của quần chúng. Ngày 14-7, Xônôxa tuyên bố từ chức và chạy trốn sang Maiami. Ngày 18-7, Bộ tư lệnh quân cảnh vệ đầu hàng cách mạng. Ngày 19-7-1979, Chính phủ lâm thời xây dựng lại đất nước Nicaragoa từ Côxtarica trở về thủ đô Managoa, đánh dấu cách mạng Nicaragoa đã thắng lợi. Cách mạng Nicaragua có ảnh hưởng to lớn ở khu vực Mĩ latinh. Với sự giúp đỡ của Liên Xô và Cuba, Chính phủ Nicaragon đã đưa đất nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để chống lại Chính phủ cách mạng Nicaragoa, từ phía bắc Hồnđurat và Nam Côxtarica, Mĩ đã giúp đỡ cho lực lượng chống đối “Côntơ rất” (Contras) chống lại Chính phủ cách mạng Nicaragoa. Mĩ đã huấn luyện và vũ trang đầy đủ cho bọn Contorất phát động nội chiến trong nhiều năm liền. Từ tháng 5- 1985, chính quyền Rigăn lén lút buôn bán vũ khí cho Iran và chuyển một phần tiền lãi cho bọn Côntơrát, trái với lệnh cấm của quốc hội. Việc buôn bán vũ khí bí mật này đã bị phơi bày ra ánh sáng ngày 4-11-1986 và được người Mi gọi là vụ bê bối “Iran ghết”. Ủy ban điều tra “vụ Iran ghét” của Quốc hội Mĩ đã buộc nhiều quan chức cao cấp của Nhà Trắng, kể cả Tổng thống Mĩ – Rigân (sau khi mãn nhiệm), phải ra điều trấn trước ủy ban
5. Liên Xô, Mĩ tiếp tục thương lượng việc hạn chế vũ khí tiến công chiến lược
Đến đầu thập niên 70, cuộc đối đầu Xô – Mĩ đã mở rộng ra nhiều quốc gia và nhiều khu vực trên thế giới, biểu hiện qua những cuộc xung đột vũ trang mang tính khu vực mà Liên Xô và Mĩ đều làm hậu thuẫn cho mỗi một phe phái trong cuộc xung đột này. Tuy thế, giữa Mỹ và Liên Xô vẫn tiếp tục có những cuộc thương lượng về việc hạn chế vũ khí tiến công chiến lược và với một số vấn đề khác nữa. Sau khi kí hiệp định SALT-1 (3-7-1974), giữa Liên Xô và Mĩ lại thương lượng để chuẩn bị kí kết “Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược” (gọi tắt là SALT-2). Qua nhiều lần thương lượng và kí kết những văn bản thỏa thuận, ngày 18-6-1979, Liên Xô và Mĩ đã kí kết Hiệp định SALT-2. Nội dung “Hiệp định SALT-2” quy định giới hạn tổng số các phương tiện phóng vũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi bên (hệ phóng tên lửa ICBM, SLBM, máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa đạn đạo “không đối đất” gọi tắt là ASHM, có tấm bán lớn hơn 600 km), lúc đầu là 2400, sau sẽ giảm xuống còn 2250 vào cuối năm 1981; quy định giới hạn ngang nhau của tổng số tên lửa (gọi tắt là MIRV) và máy bay ném bom chiến lược trang bị tên lửa có cánh, tầm bắn hơn 600 km là 1320; cấm thử và triển khai những loại ICBM mới với một ngoại lệ cho mỗi phía (tức nổi bên được triển khai một loại mới); quy định khống chế số đầu đạn của tên lửa đối với các ICBM thông thường