Quan hệ quốc tế từ 1991 – 1995

1. Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan 

Sau khi thay thế Babrắc Cácman (Babrak Karmal) bởi Nadibula (Najibullah) vào chức vụ người đứng đầu Chính phủ cách mạng Apganixtan, Goocbachop quyết định hoàn tất việc rút quân, sau khi đã thỏa thuận với Mĩ về việc Mi sẽ không cung cấp vũ khí cho quân Mugiahitdin nữa.

Về phía Mugiahitđin, một “liên minh” đã được thỏa thuận giữa hay đảng chính trị, tất cả theo Hồi giáo Sunnit, chủ yếu tập trung những người Patchum, Tadjik, Uzbek và Turmen. Bốn đảng Hồi giáo Shiit (trong đó có Hazara) không tham gia vào liên minh này. 

Sau khi quân đội Liên Xô rút quân, chính phủ cách mạng Nadibula tiếp tục tồn tại trong ít tháng nữa, sau đó thủ đô Cabun bị thất thủ. 

Trong hơn 5 năm qua, sau khi chiếm được Cabun, cuộc nội chiến giữa những người Mugiahitdin đã diễn ra ác liệt, đẫm máu và thiệt hại nhiều hơn thời kì trước khi họ (Mugiahitđin) tiến hành chiến tranh chống lại chính quyền nhân dân ở Cabun. Cuộc chiến chủ yếu do lực lượng Taliban tiến hành nhằm chống lại lực lượng của Tổng thống Rabani, sau khi Taliban đánh bại lực lượng của ông Hécmatia 

Phái Taliban thu hút phần lớn những thanh niên được tuyển lựa từ các trường thần học Hồi giáo của người Apganixtan tị nạn trên đất Pakixtan. Họ chiếm được và cai quản một vùng rộng lớn phía đông và nam Apganixtan với những thành phố lớn có tầm quan trọng trong suốt thời gian nội chiến. Lực lượng này hiện nay được coi là một trong số các lực lượng mạnh nhất ở Apganixtan và nhận sự giúp đỡ ngầm đáng kể của một số nước. Trên thực tế, Apganixtan bị chia năm xẻ bảy. Cuộc nội chiến mang tính chất tranh giành quyền lực, mâu thuẫn tôn giáo và hận thù sắc tộc đang diễn ra có sự giật dây của người nước ngoài.

2. Vấn đề Campuchia 

Sau nhiều đợt rút quân của Việt Nam ra khỏi Campuchia, từ nửa sau những năm 80, vấn đề Campuchia đã bớt căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế. Các nước ASEAN cũng mong muốn tìm một giải pháp thương lượng để giải quyết vấn đề Campuchia cho tình hình trong khu vực được ổn định… Các cường quốc Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc… cũng dần dần có những biến chuyển mới trong chính sách về vấn đề Campuchia. 

Trong nội bộ Campuchia, hai phải Campuchia – Chinh phủ liên hiệp ba phải và Chính phủ cộng hòa nhân dân Campuchia – đã bắt đầu có những cuộc tiếp xúc với nhau: tháng 12-1987, Thủ tướng Hunxen đã gặp gỡ Hoàng thân Xihanue lần thứ nhất; tháng 1-1988, diễn ra cuộc gặp gỡ lần thứ hai. Trên cơ sở đó, ngày 25-8-1988 giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á và các bên Campuchia đã tổ chức hội nghị Jim 1 (Jakarta informel meeting), và ngày 19-12-1989, hội nghị Jim 2. Jim 2 khẳng định lại những kết luận của Jim 1 vé những vấn đề then chốt của giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia: gắn vấn đề rút quân của Việt Nam với việc ngăn chặn sự trở lại của bọn diệt chủng Pôn Pốt; xác định việc thực hiện quá trình tổng tuyển cử, cơ chế kiểm soát sẽ là một cơ chế quốc tế, được trang bị những vũ khí tự vệ với chức năng kiểm soát và giám sát. 

Ngày 30-9-1989, Việt Nam rút hết số quân còn lại ở Campuchia và tuyên bố sẽ không trở lại dù tình hình biến chuyển như thế nào đi nữa. 

Hội nghị quốc tế Pari về Campuchia họp ngày 23-10-1991 tại Trung tâm hội nghị quốc tế Clghe ở Pari. Dự hội nghị có 19 nước thành viên gồm: đoàn đại biểu Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia do Hoàng thân Xihanuc dẫn đầu và đoàn đại biểu các nước (theo thứ tự ABC tiếng Pháp): Brunảy, Ôxtrâylia, Nhật Bản, Lào, Malaixia. Philippin, Anh, Xingapo, Thái Lan, Liên Xô, Việt Nam, Nam Tư, do Bộ trưởng ngoại giao các nước kể trên dẫn đầu. Tổng thư kí Liên Hợp Quốc – Havić Pêrét Đế Cuègia cũng tham dự hội nghị. 

Hội nghị đã tiến hành nghi thức trọng thể để kí bốn văn kiện: Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn bộ cho cuộc xung đột Campuchia, Hiệp định về chủ quyền, độc lập, toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ, trung lập và thống nhất dân tộc của Campuchia; tuyên bố về phục hồi và tái thiết Campuchia và Định ước cuối cùng 

Tháng 5-1993, dưới sự giám sát của Liên Hợp Quốc, nhân dân Campuchia tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội. Quốc hội đã họp thông qua hiến pháp, tuyên bố thành lập Vương quốc Campuchia (do vua Nôrôđôm Xihanuc đứng đầu) và cử ra Chính phủ liên hiệp đoàn kết dân tộc. 

Trước mắt, Campuchia còn đang đứng trước nhiều khó khăn, trở ngại về kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó nguy hại nhất là sự phá hoại của phái Khơme Độ (tiếp tục gây nội chiến, tàn sát nhân dân… 

3. Cuộc chiến tranh vùng Vịnh (17-1 đến 28-2-1991) 

Từ thế kỉ XVI, Trác và Côoét trở thành một bộ phận của đế quốc Ottônan. Trong quá trình thống trị, đế quốc Ottoman tiến hành phân chia các vùng lãnh thổ, trong đó có việc đạt Côoét – vùng đất thuộc bộ tộc Sabát – thành một quận của vương quốc. Năm 1871, Cônét được sáp nhập vào vùng Batsôra của Irác. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), đế quốc Ottôman hoàn toàn tan rã. Anh và Pháp, với tư cách là những nước chiến thắng, thay thế Thổ Nhỉ Kỉ ở Trung Đông. Trác và Cooét tiếp tục bị đế quốc Anh thống trị. Năm 1914, Anh tuyên bố Cônét là một quốc gia độc lập dưới sự bảo hộ của Anh và năm 1930, Anh công nhận nền độc lập của Trác. Song đó chỉ là hình thức, trên thực tế Anh vẫn kiểm soát về chính trị, kinh tế. quân sự của Irắc và Côoét. Đặc biệt về kinh tế, Anh thành lập “Công tử dấu lửa Irác” và “Công ti dầu lửa Côoét”. Anh tiến hành phân định biên giới hai nước trên cơ sở các vùng khai thác dầu lửa và chủ yếu trên cơ sở lợi ích của Anh. 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 14-7-1958, cuộc cách mạng chống đế quốc, phong kiến ở Irắc thắng lợi, nước Cộng hòa irắc ra đời. Ba năm sau, ngày 19-6-1961, Cônét cũng tuyên bố độc lập, hoàn toàn tách khỏi sự bảo hộ của Anh. 

Ngay từ khi Côoét tuyên bố độc lập, phía Trắc đã không công nhận, coi Côoét là một thực thể giả tạo do Anh lập ra. Tuy nam 1963, Trắc công nhận Côoét nhưng không công nhận đường biên giới được xác định thiếu rõ ràng trước đây. Quan hệ giữa hai nước còn bất đồng về chủ quyền hai đảo Oabd và Bubyan ở phía tây vịnh Pécxích. Năm 1973, Trác chiếm một đồn biên phòng của Côoét, nhưng sau đó buộc phải rút quân do sự phản đối mạnh mẽ của các nước Arập. Trong cuộc chiến tranh giữa Irắc và Iran (1950 – 1988), Cônét đứng về phía Irác, tài trợ cho Irắc 17 tỉ đôla để tiền hành chiến tranh chống Iran. 

Sau khi chiến tranh kết thúc, sự tranh chấp và bất động giữa Trác và Côoét tiếp tục nổi lên. Trong cuộc họp Thượng đỉnh của Liên đoàn Arập tại Bátđa (ngày 28-5-1990), Irắc đã tố cáo Côoét khai thác dầu ở mỏ Rumaina dưới vùng đất chưa được xác định rõ giữa hai nước. Để giải quyết những bất đồng giữa Irác và Côoét, các nước Arập đã tiến hành một số hoạt động hòa giải trên tinh thần Arập. Nhưng chính trong thời gian này, Irắc bắt đầu triển khai lực lượng quân sự ở vùng biên giới giữa hai nước. Đến ngày 30-7-1990, Trác đã tập trung được khoảng 10 vạn quân, 300 xe tăng, 300 pháo hạng nặng. Ngày 30-7-1990, giữa Irác và Choét đã tổ chức một hội nghị thương lượng tại Giêđa (Arập Xêút), nhưng cuộc thương lượng hoàn toàn bị bế tắc. 

Ngày 2-8-1990, sau một ngày thương lượng không có kết quả, quân đội Irắc đánh chiếm Côoét. Chỉ sau ít giờ, thủ đô Côoét đã rơi vào tay các lực lượng Irắc. Vua Côoét và hoàng tộc phải chạy lãnh nạn sang Arập Xêut. Một Chính phủ lâm thời thân trắc được thành lập và ngày 5-8, tuyên bố Côoét là “nước cộng hòa”. Ngày 8-8, chính phủ mới “yêu cầu” thống nhất lãnh thổ vào Trác và Côoét trở thành tỉnh thứ 19 của Irác. 

Cuộc chiến tranh vùng Vịnh có thể chia ra ba giai đoạn 

– Giai đoạn thứ nhất (từ 2-8-1990 đến 16-1-1991): 

Giai đoạn Mĩ chuẩn bị lực lượng để tiến đánh tráo và hai bên tiến hành những cuộc thương lượng ngoại giao. 

– Giai đoạn thứ hai (từ 17-1 đến 23-2-1991):

Giai đoạn lực lượng liên quân (do Mỹ chỉ huy) bắt đầu thực hiện chiến dịch “Hảo tập sa mạc”. Với một hệ thống vũ khí kĩ thuật cao, các phương tiên trinh sát điện tử hiện đại, Mi và liên quân tiến hành chiến tranh gần như đúng theo tiến độ họ muốn. Hiệu quả chiến đấu cao và thương vong không đáng kể. 

– Giai đoạn ba (từ 24-2 đến 27-2-1991):

Giai đoạn lực lượng liên quân tiến hành cuộc tiến công với mật danh “Thanh kiếm đa mạc”. Cuối cùng, lực lượng quân đội liên quân chỉ cần thêm 100 giờ để kết thúc chiến tranh. Cuộc tiến công trên bộ 4 ngày đã tiêu diệt 1300 xe tăng. 700 khẩu pháo và 925 xe chiến đấu của Trác. Quân linh Trác hoảng loạn và hàng chục nghìn người đã ra hàng. 

Ngày 26-2 Irắc đã rút khỏi Côoét vô điều kiện. Vào lúc 5 giờ – GMT ngày 28-2-1991, Tổng thống Mĩ tuyên bố ngừng các cuộc tiến công trên bộ và Trác thông bảo hoàn thành cuộc rút quân khỏi Côoét. Ngày 3-4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 687 về việc chấm dứt chiến tranh với điều kiện Trác phải hủy bỏ các loại vũ khí hóa học, hạt nhân, tên lửa tầm xa, thừa nhận đường biên giới với Côoét năm 1963 và dành một phần thu nhập xuất khẩu dầu để bồi thường chiến tranh. Ngày 6-1, Trác tuyên bố chấp nhận tất cả các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 

Cuộc chiến tranh vùng Vịnh kết thúc, thắng lợi thuộc về liên quân do Mĩ cầm đầu. Đó là một cuộc chiến tranh khu vực, một cuộc chiến tranh cục bộ ở “cường độ trung bình”, một cuộc chiến tranh không cần sức giữa một bên là Liên quân gần 30 nước (có trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại, được sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc) và một bên chỉ có Irắc “đơn thương đặc mà”. Về thực chất, đó là một cuộc chiến tranh mang danh nghĩa chống xâm lược phục vụ cho lợi ích của Mi và đồng minh của Mỹ. 

Cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã gây tác động rất lớn trên nhiều lĩnh vực hoạt động quốc tế. Cuộc chiến tranh đã gây ra sự tổn thất quá lớn về của cải vật chất, cũng như sự hủy hoại khủng khiếp môi trường sống của loài người. 

4. Việc lập lại hòa bình ở khu vực Trung Đông 

Một trong những nguyên nhân cơ bản của cục diện không ổn định, luôn luôn càng tháng ở Trung Đông là sự đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ và hai khối Đông – Tây. Sự tồn tại của Ixraen cũng như cơ hội lập quốc của người Arập Palextin phụ thuộc vào cục diện chính trị Đông – Tây.

Từ đầu thập niên 90, sự đối đầu giữa Đông – Tây không còn, “cái nút” giải tỏa xung đột Arập – Ixraen đã được tháo gỡ. Nhưng chính sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và kết cục của chiến tranh vùng Vịnh đã làm người Palextin mất đi chỗ dựa cả về tinh thần lẫn vật chất. Trong tình hình đó, PLO phải thay đổi sách lược, không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài biện pháp thương lượng hòa bình. Về phía Ixraen, tuy giành được một số thắng lợi trong các cuộc chiến tranh Trung Đông, nhưng vẫn không đảm bảo được an ninh cho mình. Tổn thất trong chiến tranh, chi phí quân sự khá lớn, sự nổi loạn trong các vùng đất chiếm đóng đã khiến Ixraen không thể kéo dài tình trạng xung đột Ixraen – Arập. Nhận thức được điều này, chính quyền mới của Công đảng lên cầm quyền ở Ixraen từ tháng 7-1992 đã có những chính sách thực tế hơn, như chủ trương “đổi đất lấy hòa bình”. Vì thế, từ tháng 5-1993 giữa PLO và Ixraen đã tiến hành những cuộc đàm phán bí mật tại Oslo (thủ đô Na Uy). 

Ngày 10-9-1993, sau 45 năm chiến tranh, do sự dàn xếp của Mĩ và Ai Cập, tại Oasinhtơn. Chủ tịch PLO – Y.Araphat và Thủ tướng Ixraen – IRabin đã kí văn kiện công nhận lẫn nhau. Ba ngày sau, hai bên đã kị Hiệp định hòa bình về các nguyên tắc trao quyền tự trị cho người Palextin ở dải Gada và thành phố Giêricô thuộc bờ Tây sông Giáo đan. Hiệp định Gada – Giêricô quy định PLO được quyền quản lí dải Gada và thành phố Giêricô với diện tích 385 km và 72 vạn dân (trong tổng số 11.000 km lãnh thổ bị Ixraen chiếm đóng). Theo hiệp định này, Ixraen đồng ý tiến hành tổng tuyển cử ở các vùng đất bị chiến với sự tham gia của 15 vạn người Palextin ở Đông Jerudalem. 

Điểm nổi bật nhất của tiến trình hòa bình Trung Động về việc thực hiện giai đoạn hai của Hiệp định hòa bình PLO – Ixraen là: rút quân đội Ixraen ra khỏi bờ Tây sông Giodeđan, mở rộng quyền tự trị cho người Palextin và tiến hành cuộc bầu cử cho người Palextin ở khu vực này. Các phần tử Hồi giáo cực đoan trong nhóm Hanas và Gihát, những thế lực chống phá hiệp định PLO – Ixraen luôn luôn tìm cách ngăn cản bước tiến của quá trình hòa binh hàng các vụ đánh bom và khủng bố. Trong khi đó, các thế lực cực hữu trong chính quyền Ixraen cũng ráo riết cản trở việc thi hành hiệp định, làm chậm hơn một năm việc thực hiện Hiệp định hòa bình PLO – Ixraen so với dự kiến ban đầu. Sau nhiều lần đàm phán và lui thời hạn, cho nãi đến ngày 24-9-1995, PLO và Ixraen mới kí tất được hiệp định mở rộng quyền tự trị cho người Palextin ở bờ Tây sông Gioócdan tại Jaba (Ai Cập), và đến ngày 28-9-1995 hai bên chính thức kí hiệp định này tại Oasinhtơn. Đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình thiết lập nên hòa bình ở Trung Đông và là một thắng lợi quan trọng của cuộc đấu tranh kiên trì và bến bị vì các quyền cơ bản của nhân dân Palextin. 

Sau khi kỉ hiệp định, Ixraen bắt đầu thi hành những cam kết. Nhưng, ngày 4-11-1995, Thủ tướng Rabin, một trong những người có nhiều đóng góp vào tiến trình hoà bình Trung Đông, đã bị ám sát. 

Nhờ những cố gắng của Ixraen và PLO, những hoạt động “ngoại giao con thoi” của Mi và Ai Cập, sau vụ ám sát ông Rabin, quá trình hòa bình Trung Đông vẫn tiến lên phía trước với những bước đi nhanh hơn. Cuối năm 1995, quân đội Ixraen đã lần lượt rút khỏi 6 thành phố ở bờ Tây sông Gioocdan. Ngày 20-1-1996, tại dải Gada, khu vực bờ Tây sông Gioócđan và Dòng Giêruxalem đã diễn ra cuộc bầu cử đầu tiên của người Palextin để bầu Hội đồng chấp hành tự trị Palextin (gồm 88 thành viên và chủ tịch Hội đồng, có quyền lập pháp và quyền hành pháp). Chủ tịch Y.Araphat đã trúng cử Chủ tịch Hội đồng với hơn 88% số phiếu. Thắng lợi này đạt nền tàng để tiến tới thành lập một nhà nước Palextin độc lập và tự do.

Ngày 25-7-1994, tại Oasinhtơn, vua Hutxen của Gioocdani và Thủ tướng Ixraen – Rabin đã kí “Tuyên bố Oasinhtơn”, chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài 46 năm và thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Đây là một mốc quan trọng của quá trình hòa bình ở khu vực Trung Đông. 

Ngày 27-12-1995, sau chuyển ngoại giao con thoi của Bộ trưởng ngoại giao Mĩ gặp Tổng thống Axát ở Xiri và Thủ tướng S.Pérét ở Ixraen, Xiri và Ixraen đã bắt đầu nối lại cuộc thương lượng giữa hai nước để bàn về các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai bên, trong đó chủ yếu là vấn đề cao nguyên Golan. Cuộc thương lượng được diễn ra theo chiều hướng tích cực vì nó mở đầu cho bước quan hệ mới giữa hai nước. 

5. Cuộc nội chiến ở Cộng hòa Bôxnia Hécxêgôvina 

Boxnia HécxĖgovina là một trong sáu nước của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Nam Tư. Cuối những năm 80, cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội ở Nam Tư lên tới đỉnh cao, làm cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư tan ra. Nam 1991, nhiều nước cộng hòa trong Liên bang tuyên bố độc lập. Ngày 15-10-1991, Cộng hòa Boxnia Hécxêgôvina do người Hồi giáo lãnh đạo tuyên bố độc lập, tách khỏi Nam Tư cũ. Cộng đồng người Xécbi cũng trưng cầu dân ý, quyết định thành lập Cộng hòa Xécbia ở Bôxnia Hécxegovina. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo sâu sắc giữa ba cộng đồng người Xécbi, người Croat và người Hồi giáo đã dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu, kéo dài từ tháng 4-1992 đến tháng 12-1995. 

Cộng đồng quốc tế thông qua Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu đã có nhiều cố gắng nhằm đem lại hòa bình cho nước này. Ngày 21-11-1995, sau 21 ngày đàm phán hết sức căng thẳng tại Đaytan (Mi). Tổng thống ba nước: Cộng hòa Boxnia Hécxêgôvina, Cộng hòa Xéchia (thuộc Nam Tư mới) và Cộng hòa Crôatia đã kí tắt hiệp định hòa bình về Boxnia Hécxégovina và ngày 14-12-1995 đã kí chính thức hiệp định này tại Pari. 

Theo hiệp định này, nước Cộng hòa Boxnia Hécxégovina là một quốc gia độc lập, có chủ quyền trong đường biên giới được quốc tế thừa nhận. bao gồm hai thực thể: Liên bang Hồi giáo Crôatia (chiếm 51% lãnh thổ và Cộng hòa Xechia (chiếm 49% lãnh thổ). Chính quyền trung ương có Quốc hội, Hội đồng tổng thống, chính phủ và tòa án hiến pháp. Quốc hội và Hội đồng tổng thống sẽ được lựa chọn thông qua bầu cử tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế. Cộng hòa Boxnia Héexegovina là một thành viên Liên Hợp Quốc từ tháng 6-1992 và đã được hơn 90 nước công nhận. 

6. Một trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành 

Sau khi “trật tự hai cực” bị phá vỡ, Mĩ ra sức vươn lên “thế một cựu trong trật tự thế giới mới, còn các cường quốc khác có gắng duy trì “thế đa cực”, trong đó Đức và Nhật Bản đang đòi hỏi trở thành “hai cực nữa” trong trật tự “đa cực” này. 

Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới đang dần dần được hình thành. Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: + Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị. quân sự của các cường quốc Mĩ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp (tức sức mạnh tổng hợp về mọi mặt của một nước, trong đó kinh tế là sức mạnh trụ cột); + Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa; + Sự vươn lên của các nước Á – Phi – Mĩ latinh sau khi giành được độc lập; + Sự phát triển của phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới v.v…); + Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới. 

Tuy thế, đã xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển sau đây: 

– Xu thế đối thoại, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, cùng tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hòa bình, đang ngày càng trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế. 

– Nam nước lớn: Nga, Mỹ, Trung Quốc Anh, Pháp (tức năm nước Ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo anh tiến hành thương lượng, thỏa hiệp và hợp tác với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới mới.

– Vai trò của Liên Hợp Quốc được tăng cường và đề cao trong việc duy trì trật tự, an ninh trên thế giới (đưa quân đội Liên Hợp Quốc đến giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở các khu vực trên thế giới)

– Tất cả mọi quốc gia đều đang điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới, nhằm củng cố vị trí của mình hoặc tạo lập những tập hợp lực lượng riêng. 

– Xu thế “liên kết khu vực” đi đối với xu thế “toàn cầu hóa phát triển nhanh, như Liên minh châu Âu (EU), khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội ASEAN, Liên minh kinh tế Trung Mĩ (khối MERCOSUR), Hiệp hội tự do thương mại Mĩ latinh (LAFTA), Hiệp hội hải quan Trung Phi (CACU), Cộng đồng Đông Phi (EAC), Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOAC), Hiệp hội hợp tác khu vực các nước Nam Á (SAARC), v.v… Một thời kì mới trong quan hệ quốc tế đã bắt đầu, trong đó tất cả các quốc gia, dân tộc đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ để đưa vận mệnh đất nước minh tiến lên kịp với thời đại mới. Sự nghiệp bảo vệ hòa bình – mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, đang ngày càng tiến triển, mặc dù nguy cơ chiến tranh chưa phải đã chấm dứt. Những cuộc xung đột vũ trang vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới (một số nơi đã bước đầu tiến hành đường lối hòa bình để giải quyết mâu thuẫn như ở Trung Đông, ở Boxnia Hécxégôvina…), nhưng đã xuất hiện những khả năng hiện thực để ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới hủy diệt, bảo vệ sự sống con người và nền văn minh của nhân loại.