Nước Mĩ từ 1973 đến 1995

1. Kinh tế, khoa học – kĩ thuật 

Từ cuộc khủng hoảng nặng lượng năm 1973 trở đi kéo dài mãi tới 1982, nước Mĩ làm vào một cuộc khủng hoảng kéo dài triển miền. Đặc biệt là trong những năm 1979 – 1982, cuộc khủng hoảng đã mang tính chất tàn phá nặng nề. Người Mĩ đã gọi những năm 70 là “thập niên suy thoái”, “thập niên lạm phát”, “thập niên thất nghiệp”… 

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1979 – 1982 đã diễn ra trên các mặt: 

– Năng suất lao động giảm sút nghiêm trọng: nếu những năm 1958–1966 là 2,77%/năm, 1967 – 1973 là 1,44%/năm, thì đến 1974 – 1981 giảm xuống còn 0,43%. Về công nghiệp, cũng tương tự với những thời gian như trên, năng suất đã giảm từ 3,4%/năm xuống 2,79%/năm, rồi 1,118%/năm, ngành nông nghiệp cũng như thế: 281/năm, xuống 1,58% năm và 1,15%/năm. Ngành tài chính, bảo hiểm xã hội và kinh doanh bất động sản, tương ứng với thời gian kể trên cũng giảm từ 27 nam, xuống 0,3%/năm và kéo dài mức 0,37 nam cho mãi tới năm 1982. Các ngành dịch vụ giảm từ 1,08% năm trong những năm 1958 – 1966) xuống 0,5% nam từ 1973 – 1982. 

– Sản xuất công nghiệp giảm sút vượt xa dự đoán của các nhà doanh nghiệp Mi: giảm 5%/năm, có những ngành giảm tới 12%, 11% và 10% (như trong ngành vật liệu xây dựng, ngành khai khoảng), ngành luyện kim nam 1982 giảm 47% so với 1981; công nghiệp sản xuất xe ô tô năm 1982 giảm 50 vạn chiếc so với năm 1981 là 6,5 triệu chiếc.

– Sự rối loạn về tài chính, tiền tệ, tín dụng: Đầu những năm 70. hệ thông tiền tệ Brittan Út (Bretton Wood) sụp đổ, dẫn đến lạm phát gia tăng và tiền tệ rối loạn (lạm phát tăng 14% vào năm 1980). Thảm hụt ngân sách của Mĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng: những năm 1960 – 1980 là 10%, năm 1982 là 17% và 1983 là 30%.

– Sự suy yếu tương đối trong lĩnh vực cạnh tranh quốc tế: từ 1973 đến nay, Mĩ luôn luôn ở trong tình trạng nhập siêu nghiêm trọng, trong kim ngạch xuất khẩu luôn luôn đứng sau Nhật Bản và Tây Đức. Địa vị kinh tế, tài chính của Mĩ trên trường quốc tế rõ ràng đã suy giảm đi nhiều. 

Để đối phó lại tỉnh hình khủng hoảng kinh tế, các Tổng thống Mĩ: Pho (Ford), Cato (Carter) trong nhiệm kỉ của họ đã thực hiện những biện pháp cải cách nhưng đều không đi đến kết quả. Nam 1980, Rigân lên cầm quyền đề ra “Chương trình phục hồi sức mạnh kinh tế của Mi”, bao gồm: + Cải tổ cơ cấu kinh tế; + Cải cách tài chính và thuế khoả; + Ổn định hoà tiền tệ; + Củng cố vị trí kinh tế trên trường quốc tế. 

Rigan đã huy động hầu hết các nhà kinh tế học lỗi lạc của Mĩ cùng tham gia thảo luận và xây dựng chương trình này. Các nhà kinh tế Mĩ phê phản học thuyết Kên (Keynes) đã quá lỗi thời, ngăn cản kinh tế Mĩ phát triển (Kên là nhà kinh tế học người Anh, để ra học thuyết kinh tế của mình vào thời gian cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 với lập luận rằng nhà nước phải can thiệp mạnh mẽ vào việc điều hành kinh tế quốc gia, phải kiếm công an việc làm cho người dân, phải tung ra khối lượng tiền tệ nhiều, mạnh đủ cho dân chúng chi tiêu v.v.. như thế sẽ giải quyết được khủng hoảng kinh tế và đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu, đẩy mạnh sản xuất xã hội). Từ năm 1946, giới cầm quyền Mi đã áp dụng học thuyết Kên trong việc hoạch định các chính sách kinh tế của nhà nước Mĩ cho đến năm 1980. Các nhà kinh tế học Mĩ còn đưa ra các học thuyết mới để xây dựng chương trình này: chủ nghĩa “trọng cung”, chủ nghĩa “tiền tệ” và cũng còn giữ lại những điều hợp lí của học thuyết Kên. Trong hai nhiệm kì làm tổng thống, Rigan đã thực hiện thành công chương trình do ông để ra và nền kinh tế Mĩ đã thoát khỏi cơn khủng hoảng kể từ năm 1982. Đến thời kì Tổng thống Busd, trong hai năm đầu cầm quyền, ông vẫn tiếp tục thực hiện chương trình này một cách thuận lợi. Nhưng đến năm 1990-1991, dn tiến hành cuộc chiến tranh vùng Vịnh phải chi tiêu quân sự quá nhiều. và trong một số chính sách kinh tế Buan cùng buông lỏng không kiến quyết, nên đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì suy thoái mới và ông đã bị thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ nam 1992. 

Bản Ciinton (Đảng Dân chủ) lên cầm quyền năm 1993 đã quan tâm giải quyết ‘Chính sách đối nội” (tức chính sách kinh tế của nước Mĩ. Trong nhiệm kì cầm quyền của ông, kinh tế Mĩ đã có sự tăng trưởng trên một số lĩnh vực, như giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội Ủy tế). nhằm nâng cao địa vị kinh tế Mĩ trên trường quốc tế. 

Tom lại. Rigân và Busy đã có công làm cho nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế gay go nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy vậy, kinh tế Mĩ vẫn phát triển ở tốc độ trung bình so với Nhật Bản và Tây Âu, địa vị kinh tế của Mi vẫn theo chiều hướng giảm sút trên trường quốc tế. 

Từ đỉnh cao những năm 1945 – 1950, khi nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới, đến cuối những năm 80 chỉ còn khoảng 23%. Xét về tổng sản phẩm quốc dân (GNP), Mi vẫn đứng đầu thế giới, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Mĩ lại đứng sau một số nước. Thụy Sĩ, Nhật Bản, Luxembua, Phần Lan. Na Uy. 

Từ chỗ là chủ nợ lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mi đã trở thành con nợ lớn nhất trong những nam 80. Nợ nước ngoài năm 1986 là 236,5 tỉ đôla. Tổng số nợ của nhà nước năm 1989 lên tới 285,4 tỉ đôla, đối với lãi suất phải trả là 240,8 tỉ đôla. Ngược lại, Nhật Bản đã trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới ở mức 180,4 tỉ đôla năm 1986. 

Về cơ cấu kinh tế, các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ngày càng giữ vị trí thứ yếu trong nên kinh tế Mĩ. Năm 1988, nông nghiệp, làm nghiệp, ngư nghiệp gặp lại chỉ chiếm 4,2% thu nhập quốc dân; năm 1989 còn 23%, năm 1991 là 2%. Tuy vậy, nông nghiệp của Mĩ vẫn đứng hàng đầu thế giới về trình độ cơ giới hoá cao và việc áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật về sinh học và giống 

Đến năm 1988, Mĩ vẫn chiếm phần chủ yếu trong thị trường thế giới về máy thông tin, máy tính cỡ lớn: Mã chiếm 65%, Nhật – 26%, Tây Âu-9% về máy tính cá nhân: Mĩ – 64%, Nhật – 16%, Tây Âu – 12%. Tuy nhiên Mĩ đang bị Nhật Bản, các nước NIC cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực này. Về tỉ lệ xuất khẩu các mặt hàng kĩ thuật cao như: máy bay, hoá chất công nghiệp, hoá chất nông nghiệp, động cơ, thiết bị văn phòng và vi tính, Mĩ vẫn đứng đầu thế giới, tuy nhiên tỉ lệ này đã giảm sút, từ chỗ chiếm 27% thị trường thế giới (năm 1970), xuống còn 21% (năm 1986). 

Tóm lại, từ những năm 70 đến nay mặc dù vẫn giữ vị trí đứng đầu thế giới tư bản nhưng nền kinh tế Mĩ đang dẫn đi xuống. Về cơ cấu kinh tế, Mĩ đang gặp một số vấn đề khá nghiêm trọng như: khả năng cạnh tranh của các ngành chế tạo giảm đi, thâm hụt ngân sách, nợ nhà nước cùng như nợ nước ngoài ngày càng lớn… đòi hỏi phải cố gắng giải quyết để kinh tế Mĩ có thể lấy lại sức mạnh của mình. 

2. Tỉnh hình chính trị và chính sách đối ngoại 

Sau khi Nichxơn bị buộc phải từ chức năm 1974, phó Tổng thống Mĩ Giêrôn Pho (Gerald Ford) lên cầm quyền. Tháng 11-1976, trong cuộc bầu cử Tổng thống, Gimmi Catd (Jimmy Carter) thuộc Đảng Dân chủ đã trùng cử. Nhưng chính sách đối ngoại của G. Pho và G. Catơ về căn bản vẫn chỉ là sự chuyển tiếp chính sách đối ngoại của Nichxơn. 

Trong cuộc bầu cử tháng 11-1980, Ronan Rigan (Ronald Reagan, người của Đảng Cộng hoà) đã trúng cử Tổng thống. Rigân lên cầm quyền trong bối cảnh Mĩ liên tiếp gặp phải những thất bại nặng nề: ở Việt Nam (1975), ở Iran (1979) và địa vị của Mĩ bị giảm sút ở nhiều khu vực trên thế giới. Để đối phó lại, Rigần ra sức thực hiện việc chạy đua vũ trang nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với Liên Xô. Tháng 11-1983, Rigân hạ lệnh đưa các tên lửa tầm trung đến đặt ở Tây Đức, Bỉ, Hà Lan và các nước châu Âu khác. Ngày 23-3-1983, Rigân lại để ra một kế hoạch quân sự mang tên “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí 26 tỉ đôla trong 5 năm. Ngoài ra, Rigần còn tiến hành các chiến dịch xâm lược (như ở Grenada năm 1983, Libi năm 1986…) và cung cấp vũ khí cho quân nổi loạn ở Apganixtan. 

Có thể nói “học thuyết Rigān” là “học thuyết chạy đua vũ trang, khỏi phục lại vị trí đứng đầu quân sự trên toàn thế giới. Học thuyết này đã làm cho trong suốt nhiệm kì đầu của Tổng thống Rigin (1980 – 1984), cuộc đối đầu Xô – Mĩ thêm căng thẳng và tình hình thế giới thêm phức tạp. 

Nhưng từ nửa sau những năm 80, đặc biệt từ khi Goocbachóp lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô – Mi đã thực sự chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”. Để giải quyết các vấn đề tranh chấp, Liên Xô và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Rigan và Goocbachốp, qua đó nhiều văn kiện về hợp tác Xô – Mi đã được kí kết, trong đó quan trọng nhất là việc kí kết hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu năm 1987 (gọi tắt là INF, chiếm khoảng 3% kho vũ khí hạt nhân của mỗi nước). 

Năm 1988, Busd, người của Đảng Cộng hoà, trúng cử Tổng thống. Cuối năm 1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa Busd và Goocbachóp trên đảo Manta, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40 năm giữa hai nước này. 

Trong thời kì “hậu chiến tranh lạnh” (1989 – 1995), giới cầm quyền Mỹ – qua hai đời tổng thống Busơ và Bin Clinton – vẫn tiếp tục thực hiện “Chiến lược toàn cầu” nhằm thống trị thế giới. Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu” từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề . Nhưng mặt khác, Mĩ cũng thực hiện được một số mưu đồ của họ, mà tiêu biểu là góp phần quan trọng trong việc thúc đầy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. 

Trong nhiệm kì đầu gần 4 năm qua, mặc dù bị ràng buộc bởi địa vị thiểu số ở cả hai viện trong Quốc hội qua bầu cử năm 1994, nhưng chính phủ Bin Clinton đã làm được một số việc đáng kể: tang trưởng kinh tế đạt mức trung bình 2,5% một năm và đang có chiều hướng tăng lên (cao hơn ở mức trung bình của 25 nam qua); giảm thâm hụt ngân sách 290 tỉ USD xuống còn 121 tỉ USD một năm; tạo ra được 10,5 triệu việc làm so với 1,7 triệu trong nhiệm kì Tổng thống Busơ; thu nhập thực tế bình quân đầu người sau khi tính thuế tăng 6% (thời ông Busơ chỉ tăng 2,5%). Về xã hội. chính quyền Clinton đã tập trung cố gắng vào cải thiện các vấn đề xã hội cấp bách của nước Mĩ và được dư luận Mĩ đánh giá cao. Clinton đã kí dự luật về nâng mức lương tối thiểu, về cải cách phúc lợi và y tế. Về đối ngoại, chính quyền Clinton đã cố gắng tạo ra một số kết quả đáng kể: vấn đề Haiti, vấn đề Nam Tư cũ, giải pháp hoà bình ở Trung Đông… Tuy vậy, nhiều vụ bê bối, tham nhũng, bạo lực ở Mĩ vẫn tiếp tục xảy ra. 

Ngày 5-11-1996, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ, Bin Clinton lại trúng cử, tiếp tục cầm quyền một nhiệm kỉ nữa.