Nhật Bản từ 1973 đến 1995

1. Kinh tế, khoa học – kĩ thuật Nhật Bản từ 1973 đến 1995 

Cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973 là đòn chí mạng giảng vào nền kinh tế Nhật Bản, vì ở thời điểm đó, nước này phải nhập khẩu 90% nhu cầu năng lượng. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ làm nổi rõ sự khó khan của nền kinh tế Nhật Bản vốn dựa chủ yếu vào dầu mỏ nhập khẩu làm nguồn cung cấp năng lượng Khủng hoảng kinh tế 1974 – 1975 không đơn giản là cuộc suy thoái kéo dài suốt thập niên 70 và đầu thập niên 80, mà còn là cuộc khủng hoàng cơ cấu của chủ nghĩa tư bản ở Nhật: sản xuất trong nước bị đình đốn, năng suất lao động giảm sút mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm tài chính 1974 (từ tháng 4-1974 đến tháng 3-1975) đã giảm tới 0,2% và đất nước rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn nhất, kể từ những năm đầu sau chiến tranh. Từ năm 1973 đến năm 1975, ước tính 1/3 thiết bị máy móc ngừng hoạt động Các ngành công nghiệp truyền thống (công nghiệp nặng, hoá chất, sắt, thép, đóng tầu, công nghiệp gỗ, công nghiệp dệt….) lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài, mấy nam sau vẫn không hồi phục lại được mức trước khủng hoảng. 

Trước tình hình đó, từ năm 1975 chính phủ Nhật Bản đưa ra hàng loạt các biện pháp để phục hồi kinh tế, như: nâng lãi suất, giảm đầu tư công cộng: giải quyết đồng thời cả lạm phát và phát triển sản xuất trên cơ SỞ thực hiện việc chuyển cơ cấu công nghiệp từ phát triển các ngành cần nhiều nguyên liệu sang các ngành tốn ít nguyên liệu và đòi hỏi chất xâm nhiều hơn. Chính sách bảo tồn và tiết kiệm năng lượng cùng với những cố gắng tạo ra các nguồn năng lượng mới có thể tái tạo được, đã góp phần đáng kể vào việc phục hồi kinh tế Nhật Bản. Bên cạnh đó, chính phủ cũng có những chính sách khuyến khích tang thị trường trong nước, tìm thị trường mới ở nước ngoài và tăng xuất khẩu sang các nước nhằm thu được nhiều lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ. 

Để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, Nhật Bản đã chế tạo được những loại động cơ, thiết bị điện dùng hết sức tiết kiệm năng lượng, và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng này, như máy lạnh dung tích 260 lít, tiêu dùng điện mỗi tháng giảm từ 76,6 kw (1973) xuống còn 26 kw (1967). Nhà nước còn khuyến khích nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới. Từ 1976 đến 1985, nhà nước đã tài trợ 61,1 tỉ yên cho chương trình nghiên cứu năng lượng mang tên “Ánh sáng Mặt Trời (tăng cường sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế dầu mỏ). Nhờ vậy, nhập khẩu dầu mỏ từ 1973 đến 1984 đã giảm 34,2%. Điều này giải thích vì sao nền kinh tế Nhật Bản đã không bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai (1979 – 1981). 

Từ nửa sau những năm 70, quá trình “dịch vụ hoà nền kinh tế cũng được đẩy mạnh ở Nhật Bản. Sự tăng tỉ trọng các loại hình dịch vụ, như dịch vụ cho thuê, tin học, chuyển giao công nghệ tư vấn, cung cấp chuyện già… đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. 

Để chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, Nhật Bản đã chi phi cho việc nghiên cứu khoa học chế tạo và thí nghiệm vượt Pháp, Anh; từ giữa những năm 70, vượt CHLB Đức, đứng thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ). 

Mặt khác, Nhật Bản đã kịp thời điều chỉnh cơ cấu công nghiệp từ các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng (thép, hoá chất…), sang các ngành công nghiệp trí tuệ (vi tính, điện tử..) và các ngành dịch vụ, kĩ thuật cao; cắt giảm các ngành công nghiệp không còn sức cạnh tranh quốc tế (công nghiệp than, hoá dấu, phân bón, dệt, giống….) mở rộng và tăng cường các ngành công nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh mới đầy hứa hẹn (vật liệu mới, thông tin, máy tính kĩ thuật, điện tử, bán dẫn, sinh học, hoá chất cao cap…). 

Nhờ chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và đón đầu những lĩnh vực công nghiệp mới, bước sang thập niên 80, đặc biệt vào nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã đạt được tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai trên thế giới về kinh tế (sau Mi). Năm 1987, lần đầu tiên tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Nhật Bản đã vượt Mỹ. Năm 1988, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Nhật là 27000 đôla, của Mĩ là 22000 đôla (năm 1968, con số này của Nhật chỉ bằng 30% của Mĩ, sau 20 năm đã bàng 120% của Mỹ 

Trong sản xuất, Nhật Bản đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp đóng tàu, luyện thép, ôtô, ti vi mẫu, chất bán dẫn điện tử tiêu dùng, người máy… và hiện đang tranh chấp vị trí hàng đầu với Mĩ trong các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao như tia lade, khai thác vũ trụ, khai thác đại dương, công nghệ sinh học v.v… 

Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản trở thành “siêu cường tài chính số 1” thế giới. Nhật Bản đã thay thế Cộng hòa liên bang Đức, trở thành nước có dự trữ vàng và ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp 3 lần của Mỹ và 1,5 lần của CHLB Đức. 

Tính đến tháng 6 – 1988, tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản chiếm 36% toàn thế giới, trong khi đó Mĩ chỉ có 14%.

Theo số liệu thống kê năm 1986, trong số 500 ngân hàng lớn nhất thế giới. Nhật Bản có 98 ngân hàng với tổng số vốn là 3,95 nghìn tỉ đôla, Mĩ có 115 ngân hàng với số vốn dự trữ 1,51 nghìn tỉ đôla. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, chiến lược chủ yếu của Nhật Bản trong hoàn cảnh này là chuyển sang sản xuất ở nước ngoài, mua phụ tùng sản xuất từ nước ngoài đầu tư trực tiếp ở nước ngoài, nhất là ở các nước đang phát triển, và như thế Nhật Bản có thể tập trung vào các linh vực công nghiệp mới có kĩ thuật cao, đủ sức cạnh tranh với các nước khác. 

Những nỗ lực này đã đầy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản lên tới 10,2 tỉ đôla trong năm tài chính 1984, tăng 25% so với năm trước, đưa Nhật Bản trở thành nước đứng đầu thế giới về mặt này. Từ đó, đầu tư trực tiếp tiếp tục tăng nhanh, và năm tài chính 1989 đạt 67,6 tỉ đôla, gấp hơn 6 lần lượng đầu tư của 5 năm trước. Sang năm tài chính 1990, đầu tư nước ngoài của Nhật Bản giảm một phần do nền kinh tế thế giới bị suy thoái, tuy vậy nước Nhật vẫn duy trì được mức cao (56,9 tỉ đô la). 

Bên cạnh đó, nền kinh tế Nhật Bản cũng bộc lộ những mặt hạn chế và nhược điểm : 

– Sự mất cân đối trong nền kinh tế (giữa công nghiệp và nông nghiệp); sự tập trung vốn và nhân lực vào ba trung tâm công nghiệp lớn: Tôkiô, Osaka,Nagsia với số dân trên 60 triệu (trên 1,25% diện tích cả nước), tạo nên một nước Nhật hiện đại và nước Nhật lạc hậu đối lập nhau. Đồng thời, cũng phải kể đến những tồn tại xã hội như vấn đề “lão hoá” dân số Nhật Bản (số người già càng đông, đến đầu năm 1988, trong số 123 triệu dân có tới 40,7 triệu người từ 45 tuổi trở lên, trong nông nghiệp còn khoảng 19,2 triệu lao động mà tuổi phần lớn trên 65), vấn đề quá chênh lệch giữa người giấu và người nghèo, sự ủn tắc giao thông phải nhiều năm mới giải quyết được…. 

– Những khó khăn về năng lượng, nguyên liệu và lương thực (hầu hết phải nhập từ nước ngoài). 

– Sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ và Tây Âu và sự vươn lên của các nước công nghiệp mới (NICs) cũng là một thách thức đối với Nhật Bản. 

Về khoa học, Nhật Bản đã và đang thực hiện các dự án khoa học – kĩ thuật với quy mô lớn trong các lĩnh vực: năng lượng hạt nhân, công suất lắp đặt của các nhà máy điện hạt nhân dự kiến sẽ đạt 50 triệu kilôoát, bằng 22% tổng công suất điện lắp cả nước vào năm 2000, và đạt 72 triệu kilôoát – bằng 27% vào năm 2010. Những lĩnh vực phát triển các nguồn năng lượng mới khác gồm việc hoá lỏng và hoá khí than đá, nhiệt điện và pin Mặt Trời cũng đang được theo đuổi. Các kĩ thuật tiết kiệm năng lượng cũng đang được tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghiệp vũ trụ (đến tháng 4-1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh nhằm phục vụ cho việc theo dõi thời tiết, thông tin, phát thanh, quan sát trái đất). Nhật Bản còn hợp tác với Liên Xô và Mĩ trong việc đưa người vào vũ trụ, tiến hành triển khai chương trình đưa tàu con thoi của chính mình lên quỹ đạo vào đầu thế kỉ XXI. 

2. Tình hình chính trị từ 1973 đến 1995 và chính sách đối ngoại của Nhật Bản 

Trong những thập niên 70 và 80, Đảng Dân chủ tự do (LPD) tiếp tục cấm quyền ở Nhật Bản. Đảng này đã đưa ra những chiến lược kinh tế năng động để phát triển đất nước (“chiến lược 5 năm tự túc kinh tế”, “chiến lược khoa học – kĩ thuật”, “ngoại giao kinh tế”…, đem lại những thành tựu kinh tế rực rỡ cho Nhật Bản. Nhưng mặt khác, trong giới lãnh đạo Nhật Bản cũng liên tiếp xảy ra những vụ bê bối, tham nhũng, tranh giành quyền lực, gây nên cục diện không ổn định trong nên chính trị Nhật Bản.

Vụ tai tiếng đầu tiên của Đảng Dân chủ tự do (LPD) xảy ra chung quanh hợp đồng mua máy bay của công ti Lôchit (Loc Kheed) năm 1974 đã làm K. Tanaka mất chức thủ tướng nội các. Sau đó Thủ tướng Miki đã phải đưa ra khẩu hiệu “làm trong sạch chính phủ”. Những năm tiếp theo, hàng chục vụ bê bối “tày trời” đã xảy ra trong giới lãnh đạo Nhật Bản, thậm chí Chủ tịch Đảng LPD – Kanemaru đã phải ra hầu toà vì tội trốn thuế Ở Nhật Bản đã tồn tại “Tam giác tham nhũng” là các công ti nạn quan liêu và quan chức chính phủ 

Tháng 8-1993, sau bốn thập niên cầm quyền lãnh đạo Nhật Bản, Đảng Dân chủ tự do đã phải nhường quyền lãnh đạo cho lực lượng đối lập. Chính phủ mới được thành lập là Chính phủ liên hiệp của 7 đảng phái khác nhau ở Nhật. Tiếp theo đó là tình trạng bất ổn định chính trị kéo dài ở Nhật Bản. 

Cuối tháng 9-1996, Thủ tướng Nhật Bản Ryutarô Hagimoto giải tán Quốc hội và quyết định tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 20-10-1996. Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Nhật Bản (kể từ cuộc bầu cử tháng 7-1993), trong đó Đảng Dân chủ tự do (LPD) bị thất bại sau 38 năm nắm quyền liên tục. 

Ngoài ra, từ đầu những năm 90 trở lại đây, tình hình xã hội Nhật Bản luôn không ổn định: trận động đất ở Kobe năm1994 đã gây thiệt hại nặng né vé người, của cải và nhà cửa; vụ đánh bom hơi độc của giáo phải “Aum” ở nhà ga xe điện ngầm vào tháng 3-1995 ở Tôkiô làm 11 người chết và gần 5.000 người bị thương; vụ sát hại hai viên cảnh sát ở Tôkiô; nạn thất nghiệp gia tăng; chính trường luôn không ổn định; v.v… 

Tất cả những tình hình này đang làm cho nhân dân Nhật Bản hết sức lo lắng cho tương lai của đất nước mình. 

Về đối ngoại, ngày 18–8–1977, Thủ tướng Phucuđa đã trình bày tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN (ở Manila) chính sách đối ngoại của Nhật Bản, về sau gọi là “Học thuyết Phucuda”. 

Đây có thể xem là một cố gắng của Nhật Bản để làm rõ vai trò của mình ở Đông Nam Á. Nội dung học thuyết này gồm có 3 điểm: 

Thứ nhất. Nhật Bản là một dân tộc muốn duy trì hoà bình, phản đối vai trò của lực lượng quân sự, và trên cơ sở đó, Nhật Bản chủ trương đóng góp sức lực vì hoà bình và thịnh vượng của Đông Nam Á, cũng như cộng đồng thế giới. 

Thứ hai, vì Nhật Bản là một người bạn chân thành của tất cả các nước. của khu vực Đông Nam Á nên nước Nhật sẽ làm hết sức mình để củng có mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Nhật Bản củng cố mối quan hệ với các nước trong phạm vi rộng lớn bao gồm không chỉ lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn cả lĩnh vực văn hoá xã hội. 

Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một người bạn hàng bình đẳng của ASEAN và của các nước thành viên của khối này và sẽ hợp tác tích cực với các nước này để củng cố tình đoàn kết và niềm tin của mình. Đồng thời, cùng với các dân tộc tiến bộ khác ở ngoài khu vực, trong khi hưởng tới việc thúc đẩy quan hệ hiểu biết lẫn nhau với các dân tộc Đông Dương. Nhật Bản sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng hoả hình và thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á. 

Ngoài ra, Thủ tướng Phucuđa còn hứa cho 5 nước thành viên ASEAN vay một khoản đồng yên tương đương 1 tỉ đôla Mỹ để xây dựng 5 để án công nghiệp lớn. Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến lúc này (năm 1977), đây là lần đầu tiên mà chính phủ Nhật Bản công khai đưa ra một học thuyết đối ngoại rõ ràng, cụ thể. 

Năm 1985, Thủ tướng Narasông tuyên bố “đưa quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN chuyển sang kỉ nguyên mới”, kèm theo lời hứa viện trợ 200 tỉ yên cho các nước này. 

Năm 1991, Thủ tướng Kaiphu đã phát biểu trong chuyến thăm chính thức các nước ASEAN và nhấn mạnh rằng: Nhật Bản cam kết không trở thành cường quốc quân sự; Nhật Bản sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề chính trị, kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương than gia giải quyết vấn đề Campuchia, Triều Tiên; tăng cường hợp tác khu vực thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ, tăng thêm chương trình viện trợ chính thức (ODA) và đóng vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước ASEAN với các nước Đông Dương 

Lời tuyên bố này (được gọi là “Học thuyết Kaiphu”) đã làm sống lại học thuyết Phucuđa trong tình hình mới (mà thực chất là biểu tượng của học thuyết Phucuda trong tỉnh hình của thập niên 90). Nội dung của học thuyết này chứng tỏ Nhật Bản đã để ra một hướng chiến lược mới trong khi tỉnh hình thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển. 

Gần đây, trong chuyến thăm các nước ASEAN, ngày 14-1-1997, Thủ tưởng Hasimôtô (Ryutaro Hasimôtô) đưa ra một tuyên bố ở Manila (Philippin) về chính sách đổi ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN hướng tới thế kỉ XXI, thường được gọi là “Học thuyết Hasinôto”. Nội dung gồm 3 điểm chính: 

– Tăng cường hơn nữa quan hệ Nhật – ASEAN. Tiến hành các cuộc trao đổi định kì cấp cao Nhật – ASEAN. 

– Đánh giá cao vai trò ASEAN và việc mở rộng ASEAN ra 10 nước Đông Nam Á. Hi vọng sẽ tiếp tục” mở cửa” với thế giới, hướng ra toàn cáu. 

– Bày tỏ quyết tâm của Nhật Bản trong việc chuyển mối quan hệ Nhật – ASEAN: từ chỗ lấy quan hệ hợp tác kinh tế (ODA) làm trung tâm chuyển sang các lĩnh vực chính trị, an ninh, văn hoá, phúc lợi xã hội và các văn để toàn cầu. Khuyến khích đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN. 

Như thế, trong 20 năm qua, Nhật Bản đã có một chính sách quan tâm liên tục đối với Đông Nam Á, mong muốn sẽ lấy Đông Nam Á làm căn cứ, tổ chức một khu vực ảnh hưởng kinh tế Đông Á và khu vực ảnh hưởng đồng Yên làm nòng cốt để giành vị trí ưu thế với các nước lớn khác tại châu Á – Thái Bình Dương.